Chương 2: Thay Lời Tựa - Cô Ba Cháo Gà Du Địa Ngục
Học cổ rằng:
"Lênh đênh qua cửa thần phù,
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm".
Thế mà chẳng biết nổi lên đâu? Chìm xuống đâu? Khéo tu những gì? Vụng tu ra sao?
Đến Biên Hòa ghé nhà thờ Thủ Huồn thấy khói hương mờ loãng, bàn, lư, đèn, nến cũ kỹ, ra ngoài hiên nghe ông lão kể chuyện Thủ Huồn: "Làm giàu thất đức, chiêm bao xuống địa ngục thấy gông to, tỉnh giấc rất sợ hãi, biết ăn năn tu phước, sau xuống địa ngục thấy gông đã tiêu mất". Như vậy vụng tu là kẻ lầm lạc, tạo tội lỗi, chìm tức là chìm xuống địa ngục.
Nghiệm kim rằng: "Ở Vòng Nhỏ Mỹ Tho, có Cô Ba cháo gà chết đi, thần hồn xuống địa ngục, tỉnh giậy sợ hãi, lo tu hành và khuyên người đời hướng thiện. Học cổ nghiệm kim đều nhận có địa ngục.
Địa ngục, âm phủ, danh từ này không phải xuất xứ ở tôn giáo, mặc dù tôn giáo nào cũng nhìn nhận có địa ngục, âm phủ. Nguyên do ảnh hưởng tương đối, với sự nhận xét của con người, cho nên có danh từ này là sự thật có. Như ngước lên người ta thấy cao xanh, thanh bạch, nhìn xuống thấy hỗn loạn ô trược. Do đó người ta đã có một khái niệm rõ rệt về âm dương, hay Thiên đường Địa ngục.
Lão giáo cho rằng: "Khinh quang thăng thượng, trông ám trầm hạ, tức âm dương lưỡng nghi". Thế thì Dương thượng là Trời, đạo Gia Tô gọi là Thiên Đàng, Nho gọi là Trời "Thiên".
Đạo Phật nói: Ba cõi: Dục giới, sắc giới, vô sắc giới, cộng chung có hai mươi tám cõi Trời. Đạo Bà la môn gọi là Phạm Thiên...
Dựa theo thuyết ức đoán của số ít người nông cạn nói rằng: "Địa ngục hay âm phủ là ở dưới đất, thế mà khoa học đã khoan sâu xuống đất sao không đụng nóc nhà Diêm Chúa?" Chớ họ đâu có biết chữ Địa có nghĩa là Địa phương, chữ ngục là đen tối, âm phủ cũng là đen tối, nghĩa là một phương nào đen tối, đầy hỗn lọan, ô trược, khổ não, nói đó là Địa ngục.
Thuyết Địa Ngục Của Đạo Lão: Đạo Lão đã ám chỉ Địa ngục: Nhìn thấy cảnh giả tạm vô thường của Trần gian, cảnh khổ Địa ngục, nên chán nản thế sự phù ba mà lo tu tỉnh ưu thăng, sợ trầm, nên trong Đạo Đức kinh có ghi: "Theo cách tự nhiên thanh tĩnh, không cần phải làm gì, nghĩa là muôn việc cứ phó mặc tự nhiên, không cần phải lo lắng nghĩ ngợi, mới hưởng được sự khoái lạc tiêu diêu".
Thuyết Địa Ngục Của Nho Giáo: Theo vua Phục hy (2852-2737) đã tìm ra âm dương, Thiên đàng Địa ngục: Một đêm phò vua nằm mộng, thấy con Long mã lội qua sông Hoàng Hà chở trên lưng một hà đồ có những chấm đen chấm trắng, tương đối thành hai hình, lưỡng nghi: đen là âm, trắng là dương. Do đó mà phân tách được Thiên Đàng và Địa ngục.
&
Thuyết Địa Ngục Của Phật Giáo Hòa Hảo: Quyển Giáo lý, trang 138 có câu.
"Cho Dương trần rõ luật Thiên Công,
có địa ngục Thiên Đàng hay chăng?".
Thuyết Địa Ngục Của Cao Đài Giáo: Trong bài sám hối có câu.
"Hình bào lạt cột đồng vòi vọi
Đốt lửa hồng ánh chói sáng lòa
Trói người vào đó xát chà
Vì chưng hung bạo đốt nhà bắt săn".
Hay câu:
"Cầu Nại hà bắt giăng sông lờn
Tội nhơn qua ốc rởn cùng mình
Sụp chơn ván lại gập ghình
Nhào đầu xuống đó cua kình rỉa thây"
Thuyết Địa Ngục Của Thiên Chúa Giáo: Người trong đạo Thiên Chúa nói riêng tất cả mọi người nói chung, dường như ai cũng thuộc lòng câu: "Ai làm lành tin theo Chúa được lên Thiên đàng, ai làm ác phải bị phạt nơi hỏa ngục".
Thuyết Địa Ngục Của Hồi Giáo: "Tất cả bảy Trời và bảy Đất, bảy lớp lồng lớp nọ lên lớp kia thành bảy tầng và ở trên là một đại dương ánh sáng, rồi đến nhiều miền khí nhẹ trước khi đến Thiên đường, có bảy khu riêng biệt, dưới đất ta ở là địa ngục, và có tất cả là sáu Địa ngục, trời đất đã được Allah làm nên trong sáu ngày.
Thuyết Địa Ngục Của Đạo Phật: Theo Duy thức luận: "Nhất thiết do tâm, vạn pháp duy thức", Thiên đường Địa ngục đều do tâm tạo, cho đến siêu lên giải thoát thành Phật cũng do tâm, những hiện cảnh đã thấy đây là Địa ngục Thiên đàng nơi xa xôi thanh bạch, mờ ám kia cũng do tâm tạo ra cả.
&
Theo nguyên nhân luận: Trong một thế giới, ở giữa có núi Tu Di, bề cao 84.000 do tuần, bề sâu 84.000 do tuần, vòng quanh có 7 dòng biển thương thủy. Phía Bắc có quả đất gọi là Bắc cu lô châu, phía Nam là Nam thiện bộ châu, tức quả đất ta ở, Đông có Đông thắng thần châu, Tây có Tây ngưu hóa châu. Vòng ngoài là hàm hải, ngoài nửa là 71 vòng núi Thiết vi bao bọc bên ngoài, ở dưới đáy núi Thiết vi là Địa ngục rất rộng lớn, ở đây chỉ lược nói.
&
Tóm lại: Các Tôn giáo đều nhận quả quyết rằng: "Có Địa Ngục", người ngoài Tôn giáo kém lòng tin cũng phải nhận có Địa ngục như: Hiện cảnh nơi các khám đường, những người có bổn phận điều tra giám sát hiện nay, họ đâu có thù oán gì mà cứ tra tấn tội nhân, cũng như quỷ sứ hiện tại há thù hiềm gì với vong giả mà cứ cưa xẻ đánh đập như vậy, đó là oan gia thù đối nhiều kiếp, nên tạo ra cảnh khám đường cũng như Địa ngục, nên Nho có câu: Dương gian âm phủ đồng nhất lý.
&
Thích Nử Huệ Hiền, tục danh Cô Ba cháo gà đã thật chứng kiến về việc âm phủ rõ ràng, cho nên sợ hãi, từ đó tu hành quyết lo dứt sạch nghiệp chướng oan Thiên, đã tự lợi bao nỡ điềm nhiên chẳng vì tha lợi, nên cô đã đem việc này nhắc nhở cho người đời sớm mau thức tỉnh, kẻo để đến lúc ăn năn rất muộn.
Vì có người nghe, thấy biết những việc kể về âm phủ đúng chứng bịnh của mình, nhưng cũng cứ chạy theo danh lợi mà làm càng nói bướng, cho rằng: "Thuyết của Cô Ba Cháo Gà là mị ngữ tà đạo".
&
Thưa quý vị, mị ngữ tà đạo là gì? Theo tôi thì: "Lời nói nhắc nhở khuyên người tu thiện dứt dữ, không phải là mị, thuyết Địa ngục từ người đời cho đến Tôn giáo đều nhìn nhận không phải là ma".
Vì tự lợi, lợi tha nên không nề lời phê phán, tôi lược ký thuyết Địa ngục do Cô Ba Cháo Gà kể lại để cống hiến cho quý vị sớm suy xét tu hành, hầu mong khỏi tội lỗi đọa lạc.
Thích Nhựt Long cẩn chí
Bookmarks