kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Ninh-mã phái

  1. #1

    Mặc định Ninh-mã phái

    Ninh-mã phái (zh. 寧瑪派, bo. nyingmapa cũng được gọi là Cựu phái vì được sáng lập từ lần đầu Phật giáo truyền qua Tây Tạng, hoặc Hồng giáo vì các tu sĩ phái này thường mang y phục màu hồng (hoặc mũ màu hồng), là một trong bốn tông phái chính của Phật giáo Tây Tạng. Tông này thống nhất truyền thống của Đại sư Liên Hoa Sinh (sa. padmasambhava) và các cao tăng Tì-ma-la-mật-đa (hoặc Tịnh Hữu, sa. vimalamitra), Biến Chiếu (sa. vairocana) từ Ấn Độ truyền qua trong thế kỉ thứ 8. Từ thế kỉ 15 trở đi, giáo lí của tông này được xắp xếp theo hệ thống nhưng không được thu nhận vào Đại tạng (Cam-châu-nhĩ/Đan-châu-nhĩ) của Tây Tạng. Giáo pháp này lấy Đại cứu cánh (bo. dzogchen) làm cơ sở và dựa trên luận giải của Long-thanh-ba (zh. 龍清巴, bo. klong chen pa
    Phái Ninh-mã nguyên thuỷ gồm có cả tăng sĩ lẫn cư sĩ và giữ được truyền thống của mình qua thời kì Phật giáo bị Lãng-đạt-ma (bo. glang dar ma bức hại (836-842). Qua thế kỉ thứ 11, phái này bắt đầu phát triển và trong nội bộ chia làm ba dòng chính: dòng "lịch sử", dòng "trực tiếp" và dòng "kiến chứng".
    1. Dòng lịch sử hay tuyên giáo (bo. bka' ma dựa trên hiển giáo xuất phát từ Phổ Hiền, trong đó có các giáo pháp quan trọng của Ba thừa chỉ được tìm thấy trong dòng Ninh-mã như Ma-ha-du-già (sa. mahāyoga), A-nậu-du-già (sa. anuyoga) và A-tì-du-già (sa. atiyoga).
    2. Dòng trực tiếp hay Bí lục (bo. gter ma ) dựa trên các bí lục do Liên Hoa Sinh truyền lại. Ví dụ như Tử thư (bo. bardo thodol) là một tác phẩm bí lục.
    3. Dòng kiến chứng (bo. dag snang) dựa trên sự tiếp xúc trực tiếp với Báo thân của các vị Đạo sư (đã nhập diệt) trong lúc nhập định, theo lời khai thị của các vị đó để tuyên giáo các giáo pháp cụ thể trong những thời kì nhất định. Qua cách truyền giáo này mà Long-thanh-ba được xem là trực tiếp nhận những lời khai thị của Liên Hoa Sinh.

    ( theo Wikipedia. )

    Saigon42
    Gia Đình Vô Hình

  2. #2

    Mặc định

    Tông phái Tây Tạng
    Các tông phái Phật Giáo Tây Tạng có rất nhiều, nhưng tựu chung không ngoài bốn phái chính: Nyingmapa, Kagyupa, Sakyapa, và Guélugpa.

    1. Nyingmapa.

    "Nyingma " có nghĩa là cổ, cũ; "pa" nghĩa là người theo phái. Nyingmapa được dịch là phái Cổ Mật. Khoảng thế kỷ thứ 8, vua Tây Tạng Trisong Détsen để ý đến Ðạo Phật nên đã mời hai vị Sư Ấn là Shantaraksita và Padmasambhava sang truyền giáo. Ðặc biệt trong hai vị thì Padmasambhava (Liên Hoa Sinh) nổi tiếng là bậc đại học giả của phái "Kim Cang Thừa" (Vajrayana) Ấn Ðộ. Theo lời truyền tụng, chính vị Sư này đã dùng thần thông và bùa phép để hàng phục ma quái và bọn phù thủy bản xứ (thuộc Ðạo Bön), từ đó vua và toàn dân đều quy phục theo Phật Giáo. Dân Tây Tạng gọi ngài là Guru Rinpoché (vị Ðạo Sư quý báu), và thờ ngài là Sơ Tổ của phái Nyingmapa.

    Kể từ thế kỷ thứ 11, danh từ Nyingmapa (Cổ Mật) mới được áp dụng để phân biệt các trường phái mới xuất hiện sau thời kỳ pháp nạn dưới triều vua Langdarma. Nhà vua này nghe lời dèm pha của Ðạo Bön, ra lệnh tiêu diệt Phật Giáo, phá chùa, giết Tăng. Hơn hai năm sau, có một vị Sư tên Palgyi Dorjé lẻn vào cung ám sát vua rồi trốn đi mất. Nhờ đó Phật Giáo không bị tiêu diệt hoàn toàn.

    Những người tu theo phái này không bắt buộc phải xuất gia cạo tóc, phần đông là cư sĩ, có gia đình vợ con. Cha làm trụ trì, khi chết truyền lại cho con, nếu không có con thì truyền lại cho đệ tử. Việc truyền thừa không được hệ thống hoá một cách rõ ràng. Do đó, những vị nào tu hành đạo cao đức trọng thì được xem hoặc tôn lên làm trưởng giáo phái.
    Cách đây mấy năm vị trưởng giáo phái là Dujom Rinpoché rồi đến Dilgo Khyentsé Rinpoché. Hiện nay ở Âu Mỹ có hai vị Lama nổi tiếng thuộc phái này đang hoằng pháp đó là Tarthang Tulku Rinpoché và Sogyal Rinpoché.

    Về pháp tu, tinh túy của phái này là Dzogchen (Maha Ati) dịch là Ðại Thành Tựu. Giáo lý của Dzogchen, theo tôi thấy, có rất nhiều nét giống Thiền Tông Trung Hoa.

    Nguồn : http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-daogi/daogi-2.htm

    phapvan
    Gia Đình Vô Hình

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •