Như bài trước đã nói, bản thân mỗi người hoặc chơn linh vốn dĩ trong sáng, quang minh, chỉ vì ở chỗ có bụi, nên bị dính bụi, nhưng đó chỉ là bên ngoài.Cũng chính vì dính bụi cho nên người cảm thấy bực bội, phiền não...những cảm xúc đó thì do bụi mà nên còn bản thân thì ko, nhớ điều quan trọng này.
Người đạt pháp, thường cân bằng, hay như trong trường hợp này chính là đang hút bụi, và tiêu hoá nó đi, kẻ bình thường thì chỉ tạo ra bụi, chưa kể bụi bên ngoài bám vào thân nữa, ôi thôi!
Hành động cân bằng đó, nó tạo ra công đức, là vì sao?
Là vì đời, là bụi, còn từ văn vẻ hoa mỹ như phật nói khách, trần j đó thấy mệt, thích dùng từ bụi.
Là vì cấu tạo là bụi đất, rồi hoàn lại bụi đất, cho nên những ai thanh lọc đc bụi đất ra tinh hoa, thì là có công đó vậy, đó gọi là công trình.
Công trình thanh lọc biến bụi đất thành tinh hoa kết quả thì đó là công quả.
Trong đó, hành động thanh lọc đó đc mô tả, diễn giải hoặc trực tiếp, gián tiếp, hoặc phô bày hay thầm lặng...thì đó gọi là công ngôn.
Một ngày, một người tạo ra biết bao nhiêu là công,trình, ngôn.Và đi theo với nó, chính là nhân quả và nghiệp lực kéo theo.
Ví như chạy xe máy, khi ta chạy xe, là tại vì ta di chuyển, là ta đi, là vì mục đích của ta, mà tạo ra khói độc, rủi lỡ có người hít vào bị bịnh, là có phải đã tạo ra nghiệp lực hay ko, chưa kể kẻ bị ngộ hại đó còn có gia đình, lại kéo theo hệ lụy....
Đấy, bụi đấy, chỉ là một hành động vô thức, đấy chỉ là một cá nhân, nếu cả địa cầu này thì sao? Lại thêm hành ý, tức hành động bằng ý niệm nghĩ trong đầu thì thế nào? Thì tạo ra biết bao nhiu bụi.
Tự tạo ra ko chịu lọc bỏ bớt đi hay chôn lấp cho phân hủy, mà cứ tạo ra miết, bảo sao ko dơ, bảo sao ko phiền, ko bực...
Bởi thế cho nên chỉ cần mỗi một cá nhân biết tu tỉnh, tức là biết mình tạo ra bụi bẩn, thì tự bản thân lọc đi, hay nói đúng hơn tự mình làm sạch, tự vệ sinh, tự tắm rửa cho mình, hay nói tóm lại là tự khoẻ mạnh, ko bịnh tật thì xã hội, hay nói đúng hơn là đời sẽ bớt bụi bẩn nhìu lắm.
Là vì tự bản thân bớt bụi bẩn, hoặc luôn sạch, hoặc mỗi khi dính bụi thì tự động tắm rửa làm sạch thì đi kèm với nó là nhân quả nghiệp lực kéo theo sẽ đi theo chiều hướng tốt, gọi là hướng thượng, mà hướng thượng thì tức là vươn lên trên bụi bặm, hoặc vươn lên thoát đời trần tục, cũng tức là đắc đạo đó vậy.
Đời quá nhìu bụi, bụi về thể xác lẫn tâm tánh, cho nên dù lọc loại nào thì cũng tốt cả, đều hữu ích.
Ta nói thật, tôn giáo là nơi hút bụi tâm hồn. Các tín đồ thường xuyên gởi bụi cho giáo chủ tôn giáo đó nhờ vị ấy rửa sạch cho mình, nghĩ lại coi đúng ko?
Cũng chỉ là quét bụi trừ bẩn thôi mà tạo ra bao nhiu là kinh sách, phương tiện, nói đi nói lại cũng chỉ là dạy cách loại trừ bụi bẩn mà vươn lên thoát trần đó thôi.
Tùy cách lọc, tùy sức lọc, tùy người lọc mà đi kèm theo đó mà chia ra pháp môn, quả vị, pháp danh ....
Địa ngục hay thiên đường cũng chỉ cách nhau một lớp bụi, mỏng hay dày thì tùy bản thân mỗi người có ý thức và thấy đc hay không.
Bookmarks