Đã gọi là ...Sấm...thì thường mang tính chất tiên đoán, mà TV thì không phải nhà tiên tri, do vậy, không thể giải thích cho bạn hiểu về ý nghĩa thật sự của 2 câu sấm đó.
Tuy nhiên, dựa vào chữ mà giải thích theo nghĩa đen thì có thể tạm diễn nghĩa như vầy:
1/ Phá điền thiên tử giáng trần:
Thiên tử là vua
Giáng trần là xuống trần, hạ sanh, ra đời
Phần này thì có lẽ bạn cũng đã hiểu. Riêng 2 chữ Phá điền thì hơi phiền một chút, vì ta không có bản chữ Hán/Nôm để truy nghĩa gốc. Do vậy, có thể viết là Phá điền, mà cũng có thể viết là Phá Điền, hoặc đơn giản chỉ là ...phá điền.
- Phá điền ...thì có nghĩa là ruộng (đất) Phá. Địa danh đó có chữ Phá đứng đầu.
- Phá Điền ...thì là tên 1 địa danh nào đó. (lưu ý TV viết hoa cả 2 chữ)
- phá điền ...thì có nghĩa là khẩn hoang, khai ruộng, thậm chí cũng có thể là ...phá bỏ ruộng đất như bây giờ người ta lấy ruộng đất làm khu công nghiệp vậy.
Như vậy, ta có thể tạm hiểu theo 2 hướng, một là theo địa danh, một là theo sự kiện.
Theo địa danh thì có nghĩa là ....Vua sẽ ra đời ở vùng đất có tên là Phá Điền hoặc Phá ...gì đó (tạm vậy).
Theo sự kiện thì ...Vua (người đứng đầu quốc gia) sẽ ra đời sau khi ruộng đất bị phá bỏ để chuyển sang mục đích sử dụng khác.
Lưu ý là theo cá nhân TV nghĩ thì khi ông Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng hai chữ ...Thiên Tử....như vậy thì ông ta muốn đề cập tới một vị minh quân. Nên thời nào nước nhà cũng có người đứng đầu, nhưng chỉ khi có những sự kiện trên xảy ra thì mới có người hiền năng ra đời để cai quản đất nước.
2/ Dũng sĩ nhược hải, mưu thần như lâm:
Dũng sĩ là hàm ý nói về quan võ.
Mưu thần là hàm ý nói đến quan văn.
Nên câu này đại khái có nghĩa là có rất nhiều quan văn võ ra giúp sức cho ông Thiên Tử kia. (Nhiều như cây trong rừng, như nước đại dương) Điều này càng khẳng định giả thuyết ...Thiên Tử là Minh Quân mà TV đề cập ở trên. Vì chỉ có Minh Chủ ra đời thì mới có nhiều hiền tài ra phò trợ.
Vài hàng tạm vậy, nếu có gì khác mong các bạn khác bổ khuyết cho.
...Thân ái,
-Thiên Vương-
Bookmarks