Cuộc chiến hồi sinh cho dân tộc Khmer
Quan tâm[COLOR=#FFFFFF !important]0
06/01/2019 08:51 GMT+7[/COLOR]
- Các lãnh đạo Campuchia khẳng định, quân đội nhân dân Việt Nam đã giải phóng đất nước họ khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.
Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia đập tan chế độ diệt chủng (7/01/1979) đang diễn ra. Tuần Việt Nam ôn lại những đau thương mà nhân dân Campuchia đã trải qua và đóng góp xương máu của quân đội và nhân dân Việt Nam đưa đất nước láng giềng khỏi chế độ diệt chủng.
Chính các vị lãnh đạo tiền nhiệm và đương nhiệm của Campuchia đều khẳng định, quân đội nhân dân Việt Nam là những người giải phóng đất nước họ khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.
Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam của quân và dân Việt Nam không chỉ có ý nghĩa là một cuộc chiến tranh vệ quốc, mà đó còn là một sự giúp đỡ quốc tế và tình anh em vô cùng cao cả, khi cứu hàng triệu người dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.
Sự ghê rợn của chế độ diệt chủng Pol Pot đã được Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia, Chủ tịch danh dự Đảng CPP Heng Samrin, khẳng định: "Chế độ diệt chủng Pol Pot là chế độ tàn bạo chưa từng có trên thế giới". Ngài Heng Samrin từng giữ đến chức tư lệnh sư đoàn trong quân đội của Pol Pot trước khi đảo chính bất thành vì nhận ra bản chất tàn bạo đó của chúng, và chạy thoát sang Việt Nam để cùng những người cùng chí hướng tìm cách tiêu diệt chế độ diệt chủng, cứu nhân dân Campuchia.
Các thống kê sau này ghi nhận con số khủng khiếp: Quân Pol Pot đã sát hại gần 3 triệu người Campuchia, trong đó có đến một nửa chết vì bị hành quyết, và số còn lại vì đói khát và bệnh tật.
Chính cố quốc vương Campuchia Norodom Shihanouk (1922-2012), trong cuốn hồi ký viết bằng tiếng Pháp "Người tù của Khmer Đỏ", đã viết về thảm cảnh của đồng bào ông dưới chế độ Pol Pot: “Nhiều đồng bào của tôi chạy trốn sang Pháp viết thư kể chuyện cho tôi rõ, Khmer Đỏ đã lần lượt thanh toán những người thuộc phe cánh của Lon Nol và của cả Sihanouk. Ngay đến dân chúng Campuchia, những người chờ đón Khmer Đỏ tiến vào như những người giải phóng cho họ, cũng bị đuổi khỏi thành phố, hàng ngàn người chết gục trên các nẻo đường".
Quốc vương cmô tả việc Angkar (tổ chức của Khmer Đỏ) đã bắt người dân sau khi ra khỏi thành phố làm nô lệ khổ sai như thế nào: “Những “nô lệ” lao động trên công trường này được điều động từ các nơi xa tới. Phần lớn đều là thanh niên, thiếu niên, cả nam lẫn nữ. Theo lệnh Angkar, họ phải đảm đương những công việc nặng nhọc nhất “bởi vì họ trẻ và khỏe,” và phải liên tục lao động từ công trường này đến công trường khác không được nghỉ".
Ông ghê rợn viết lại lời kể của bà Bua Tan, em họ của Thái hậu, mẹ ông, người đã bị Khmer Đỏ đưa đi lao động tại một công xã và ông đã phải tìm rất nhiều cách để đưa bà về bên Thái hậu: "Một mụ đàn bà trong công xã khoe đã giết được vô khối tên phản cách mạng bằng cách đập gậy vào đầu cho đến chết”.
Cố quốc vương tả lại cho nhân dân thế giới cái cách mà chế độ Pol Pot tàn sát trẻ em: “Nhiều trẻ nhỏ đã bị giết chỉ vì đi lạc. Những hình phạt đối với trẻ em phạm mỗi ở mức “trung bình” chưa tới tội tử hình cũng cực kỳ độc ác, tức là bắt nhịn ăn, bắt phơi nắng hàng giờ không cho uống nước vụt bằng roi, đánh bằng gậy".
Còn nhà báo nổi tiếng người Australia Wilfred Burchett (1911-1983) người đặc biệt gắn bó với chiến trường khu vực Đông Nam Á và Đông Dương, trong cuốn sách "Tam giác Trung Quốc - Campuchia - Việt Nam" cũng đã phải đau xót viết về cảnh tình của người dân Campuchia dưới chế độ Pol Pot: "Trừ dăm ba người buông mình theo bọn cầm đầu Khơme Đỏ, còn tất thảy những người mà tôi biết trong suốt một phần tư thế kỷ quan hệ thường xuyên với nước Campuchia đều đã bị giết.
Burchett đánh giá: "Mọi tội ác của bọn Quốc xã đều được Khơme Đỏ lặp lại và lặp lại "có sáng tạo", phát minh thêm nhiều cái mới. Hitler, Goering, Goebbels và những tên Quốc xã khác đều là những tên quỷ sứ, hiện thân của những gì được coi là tột cùng của "cái ác" trong thời đại chúng ta. Thế nhưng, tội ác của chúng vẫn chưa thấm tháp vào đâu nếu đem so với những tội ác của Khơme Đỏ do bọn Pol Pot, Ieng Sary, Khieu Samphan cầm đầu".
"Hitler đã cố tiêu diệt người Do Thái, người Slaver, người Digan và những người "không thuộc giống Aryan" khác", Burchett phân tích tiếp. "Còn Pol Pot thì quyết tâm tiêu diệt không chỉ người Việt, người Hoa, người Chăm theo đạo Hồi và các nhóm người thiểu số khác mà cả những người thuộc giống Khmer của chính bản thân hắn nữa. Hitler bắt người từ Pháp, Ba Lan và các nước khác về làm nô lệ và buộc họ làm việc đến chết trong các trại lao động. Còn ban lãnh đạo Khơme Đỏ thì lại biến cả đất nước của họ thành một trại tập trung khổng lồ".
Người dân Campuchia lúc đó tay không còn tấc sắt, chỉ còn biết trông chờ trời, Phật cứu giúp. Quốc vương Shihanouk đã viết, ông trông chờ vào quân đội Việt Nam. Khi nghe tin về việc xảy ra xung đột giữa quân đội Pol Pot và quân đội nhân dân Việt Nam, ông cho rằng "tin xấu đó... tức là tin tốt lành".
Quốc vương Shihanouk bình luận: "Cả hai chế độ của Lon Nol và của Pol Pot đều là kẻ thù của chúng tôi, cả hai đều phạm một sai lầm tai hại đối với bọn chúng, đồng thời cũng mang lại tai hoạ cho Campuchia. Đó là, khiêu khích liên tục nước Việt Nam láng giềng của chúng tôi và dại dột tiến công những người Việt Nam".
(còn nữa)
Lê Tiên Long
Bookmarks