Chuyện cây xanh ở Hà Nội trước và sau năm 75


  • LSVNQA



Năm 1873, kể từ khi bắt đầu chiếm đóng Hà Nội, người Pháp không ngừng đô thị hoá thành phố nhỏ bé xứ An Nam này. Họ rất chú trọng đến cây xanh đô thị. Ngoài việc giữ lại và phát triển vườn cây cổ thụ trong Bách Thảo, người Pháp trồng cây cối trên các đường phố theo hàng lối, loại cây rất quy củ, các vườn hoa cũng được trồng mới rất nhiều.

Trường Trung Học Bảo Hộ gần Hồ Tây, hồi xưa quen gọi là trường Bưởi, sau này là trường Chu Văn An. Nằm tại làng Bưởi, trên đường Route du Village du Papier nay là đường Thụy Khuê.Các kiến trúc sư từ nước Pháp đến Đông Dương với nhiều ý tưởng canh tân và chọn Hà Nội là mảnh đất thực nghiệm “Thành phố – vườn cây” của mình. Từ năm 1884, Hà Nội đã có những bản thiết kế đường phố đầu tiên do các kỹ sư Pháp lập ra nhằm thay đổi diện mạo của kinh thành hoang phế phương Đông sau những biến cố lịch sử, vốn chỉ còn lại làng quê với nhiều ngôi nhà mái tranh và đường đất.Cây đầu tiên được trồng theo chỉ dẫn tại Hà Nội là cây phượng vĩ trên phố Tràng Tiền – Hàng Khay, đồng thời với việc làm vỉa hè và xây nhà gạch theo quy hoạch. Loại cây này có nhiều muỗi và ve sầu kêu đinh tai vào mùa hè nên đã sớm bị thay thế.


Bốt Hàng Đậu.Để tìm kiếm các loại cây, hoa trồng trong đô thị thích hợp hơn, năm 1888, người Pháp lập “Jardin d’essal” (Vườn thí nghiệm thực vật) rộng 33ha, ta thường gọi là vườn Bách Thảo. Vườn chia thành hai khu: khu cao (bên đường Hoàng Hoa Thám) là vườn cây, nuôi thú là nơi đi dạo, giải trí… Khu thấp (bên đường Thụy Khuê) làm vườn ươm – có tên là Laforge, ươm các giống cây bản địa, giống nhập từ Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu.Năm 1897, Hà Nội có văn bản xóa bỏ nhà lá quanh các phố quanh Hồ Gươm, phải xây nhà gạch thẳng hàng, có rãnh thoát nước…Năm 1902, thành phố treo biển tên phố, đánh số nhà.Năm 1903, thành phố quy định cây xanh chỉ trồng trên các phố có vỉa hè rộng hơn 3 mét trở lên và phải tuân theo tiêu chí: có bóng mát, bảo đảm mỹ quan, không có nhựa và khí độc hại, không đổ trước các trận bão vừa phải… Phạt tiền người nào phá hoại cây trên phố và phải trồng lại đúng giống cây đó.


Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse hay còn được gọi là Nhà thờ Lớn Hà Nội.Ở các phố lớn, thành phố lát vỉa hè và trồng cây lấy bóng mát. Những hàng cây đại diện cho mỗi con phố. Lò Đúc chót vót sao đen; Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, Trần Phú xanh rì lá sấu, xuân tới chồi xanh bật lên nõn nà cả một dãy phố; Lý Thường Kiệt mỗi khi thu đến thì cả phố vàng rực lá cây cơm nguội; Hoàng Diệu là ba hàng xà cừ um tùm bóng mát… Trưa hè nắng như trút lửa, nhưng đi dưới những tán cây ấy, ai cũng thấy mát mẻ, dễ chịu.Xà cừ có nguồn gốc ở châu Phi, được người Pháp đưa về trồng ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 để làm cây bóng mát đường phố. Mặc dù cây xà cừ lớn nhất nằm ở Sài Gòn nhưng Sài Gòn không có loại cây này nhiều bằng Hà Nội. Ở Hà Nội hầu như đi đâu cũng gặp cây xà cừ. Những cây xà cừ cả trăm năm tuổi, cao to và vỏ cây vân vi như ốc xà cừ không lẫn vào đâu được.



Phủ toàn quyền Đông Dương (có tên tiếng Pháp là Gouvernement Général de L’Indochine) chụp năm 1910 do kiến trúc sư Ch. Lichtenfelder thiết kế và được xây dựng trong những năm 1901-1906 với quy mô hoành tráng, uy nghiêm và quyền lực. Có nguồn cho biết người phụ trách xây dựng là Auguste Henri Vildieu, toàn quyền Paul Doumer đặt hàng, người Pháp vẫn giữ lại các cây xoài gần đó.Vào những năm 1925-1935, Hà Nội là một trong 3 thành phố đẹp nhất châu Á thời đó (Hà Nội, Tokyo và Thượng Hải)… Đó là một Hà Nội được xây dựng theo chỉ đạo của những nhà quy hoạch tài hoa bậc nhất đến từ nước Pháp – họ kế thừa những thành tựu rực rỡ canh tân đô thị Paris nửa cuối thế kỷ 19 do Georges Eugene Haussmann khởi xướng, cộng sự của ông là kỹ sư cấp và thoát nước; thiết kế cảnh quan; và nhà làm vườn phụ trách về cây xanh. Họ là những nhà chuyên môn hàng đầu của thời đại ấy và lưu danh đến tận bây giờ.

Cây đường phố ở Hà Nội được trồng theo các giai đoạn:

1 – Giai đoạn trước 1954: Thời Pháp trồng cây to bóng mát, lâu năm như sao, nhội, sấu, xà cừ. người Pháp quy hoạch phố xá thẳng rộng, vỉa hè lớn, nhà cửa lùi vào, để có diện tích trống cho cây phát triển.

2 – Giai đoạn sau 1954: Sang thời đầu 1975, ý tưởng trồng toàn cây hoa, chủ yếu là tầm trung, như bằng lăng, phượng, muồng, móng bò v.v. một phần vì cho rằng hoa làm tăng độ rực rỡ của đô thị, phần nữa cũng vì những cây này tầm trung, phù hợp hơn với những đường nhỏ hơn, vỉa hè hẹp hơn.

3 – Giai đoan thập kỷ 1990: Thời bỏ bao cấp, dự án đô thị mọc ra khắp nơi, chỉ cốt trồng làm sao phủ xanh càng nhanh càng tốt, phổ biến là các loài ít giá trị, cắm cành cũng sống, lớn nhanh như vông, bông gòn, trứng cá, dâu da xoan. Những cây này chỉ trong vòng 3-4 năm là tốt um, nhưng sau đó thì sẽ có vấn đề như gỗ nhỏ, rễ nông, dễ gãy đổ khi gặp mưa gió, cây có quả gây mất vệ sinh môi trường, có nhiều sâu róm, cong xấu, chiều cao thấp che khuất tầm nhìn gây mất mỹ quan đô thị và an toàn giao thông.

4 – Giai đoạn gần đây: Chậm lại một phần do tốc độ đô thị hóa hơi chững lại, phần thì nhìn thấy hậu quả của việc trồng cây ăn sổi. Mới đây nhất là các dự án “Thay thế cây xanh” tai tiếng…


Đại lộ Francis Garnier nay là phố Đinh Tiên Hoàng.Thông tin thêm: Đến năm 2006, cây xanh 9 quận nội thành có 0,9m2/người, riêng Đống Đa chưa tới 0,05m2/người. Chỉ bằng 1/10 hay 1/20, 1/30 những thành phố khác (Tokyo: 7,5m2, London 26,9m2; Berlin 27,4m2; New York 29,3m2; Moscow 24m2)Đăng lại từ bài viết “Cây xanh Hà Nội”

Có chỉnh sửa và bổ sung ảnh minh họa cùng chú thích

Theo Facebook Lịch sử Việt Nam qua ảnh
Độc giả quan tâm về hình ảnh lịch sử mời ghé thăm