Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công
Thứ năm, 07/11/2018 | 15:30
Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?
...Chí nhấn mạnh rằng Pháp Luân Công không phải là một tôn giáo, nhưng việc liên tục trích dẫn và giải thích sai lạc liên quan đến các thuật ngữ Phật giáo của hắn thực sự là hành động sử dụng trái phép đạo Phật nhằm thu hút lôi kéo thêm thành viên.
Lý Hồng Chí nói, "Chúng tôi đang tập luyện Đại Pháp của Phật gia, do đó đây là Phật Pháp". Điều này đã dẫn tới hiểu lầm nghiêm trọng đối với nhiều người vì họ nghĩ rằng Pháp Luân Công là Phật giáo. Trong bài phát biểu của mình, Lý Hồng Chí thường cố ý sử dụng hai thuật ngữ Phật giáo, Phật gia để gây nhầm lẫn cho nhiều người. Lý Hồng Chí thường nhấn mạnh rằng Pháp Luân Công là "Phật gia" nhưng chưa bao giờ đưa ra lời giải thích rõ ràng về các thuật ngữ mà hắn sử dụng, dẫn đến tạo ra một nghịch lý.
Một điều quan trọng khác trong việc tu luyện Pháp Luân Công là thuật ngữ “bánh xe luân chuyển theo chiều “lên - xuống” được Lý Hồng Chí sử dụng. Bánh xe được thiết kế có năm biểu tượng VẠN. Trong Phật giáo biểu tượng VẠN tượng trưng cho số 10.000, yếu tố vô hạn, được tiết lộ trong lời dạy của Đức Phật. Bánh xe với tám lan là biểu tượng của Bát Chánh Đạo, nhưng Lý Hồng Chí đã sử dụng sai thuật ngữ và giải thích ban đầu của Phật giáo bằng cách nói rằng bánh xe Pháp có thể chạy được trong cơ thể con người trong suốt quá trình tu luyện. Lý Hồng Chí cũng tuyên bố rằng: "Tôi, với vô số Pháp thân (Pháp thân là thuật ngữ Phật giáo), có thể dùng sức mạnh siêu nhiên tạo ra những phép màu kỳ lạ để bảo vệ bạn khỏi nguy hiểm." Lý Hồng Chí đã bịa ra rất nhiều câu chuyện để biện hộ cho câu nói này.
Phật giáo nói về Nghiệp quả, "Gieo nhân nào, thì gặt quả đó". Tuy nhiên, Lý Hồng Chí lại tuyên bố rằng: “với tư cách là Sư phụ, hắn có năng lực siêu nhiên loại trừ Nghiệp của học viên”, điều này rõ ràng là bóp méo định nghĩa và bản chất trong Phật giáo. Hắn thuyết phục mọi người tránh dùng thuốc khi họ bị bệnh (chi tiết trong cuốn" Chuyển Pháp Luân"). Một báo cáo chính thức cho thấy có hơn 1.000 người đã chết vì niềm tin mù quáng vào Pháp Luân Công và để lại nhiều bệnh tật không được điều trị.
Chí nói: "Tôi không phải là một người theo đạo Phật", nhưng Lý Hồng Chí lại mặc áo cà sa của nhà sư ngồi trên bệ hoa sen với vầng hào quang được bôi sơn trên đó, gợi nhắc đến một trong những bức hình giả tạo rực rỡ của giáo chủ Sung Ji-li, bản sao của Lý Hồng Chí ở Đài Loan. Vì Lý Hồng Chí đã liên tục tuyên bố hắn không phải là Phật tử, vậy tại sao hắn lại ngụy trang bằng cách như vậy? Mặc dù Lý Hồng Chí cho rằng Pháp Luân Công không phải là tôn giáo nhưng các học viên ở Singapore lại coi Pháp Luân Công là một nhóm thuộc Phật Giáo và đã yêu cầu đăng ký nó dưới tên "Hiệp hội Phật giáo Pháp Luân Công". Một vị lãnh đạo Phật giáo ở Mã Lai nói: "Một tổ chức tuyên bố là không tôn giáo thì không nên đăng ký như một tôn giáo."
Chí công khai phỉ báng hạ thấp Phật giáo và các tôn giáo khác. Hắc được trích dẫn nói là "Trường Thiền sẽ có kết thúc chết chóc", và “Pháp mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng từ 2500 năm trước là dành cho những người có đầu óc yếu đuối từ tầng lớp thấp nhất trong thời xã hội nguyên thuỷ". Các bài báo của Lý Hồng Chí có đầy những những nhận xét ngớ ngẩn và vô căn cứ, chẳng hạn như "Sự giác ngộ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dưới cây Bồ Đề vẫn không làm cho ông ấy là một Như Lai (đức Thế Tôn) vào thời điểm đó. Trong 49 năm hoằng truyền pháp, ông ta liên tục cố gắng nâng cao bản thân. Mỗi lẫn khi ông ta đạt tới trình độ cao hơn, ông ta lại phủ nhận những lời dạy trước của mình. Cuối cùng, ông ta đã thú nhận mình chưa bao giờ giảng pháp và vẫn chưa tìm được chân lý và pháp của vũ trụ".
Chí đã khuyên can mọi người tránh nương tựa vào Tam Bảo. Ngụy trang với vỏ bọc Phật giáo, Pháp Luân Công đã không quảng bá các bài tập khí công như nó đã làm lúc ban đầu. Nó cũng đã vay mượn giáo lý của Lão giáo. Pháp Luân Công đã khai thác Phật giáo để dụ dỗ lôi kéo người theo.
Chân dung "KẺ LỪA ĐẢO" Lý Hồng Chí
Từ đầu Pháp Luân Công đã ủng hộ việc quản lý dễ dàng. Một trong những niềm tin của nó là "quản lý theo kiểu không phải là một khối kinh tế hay là tổ chức hành chính". Sau đó, nó xóa bỏ niềm tin này và gia sức phấn đấu để đăng ký trên toàn thế giới. Từ khi Pháp Luân Công bị nghi ngờ là đã phá hoại Phật giáo chính thống bằng cách lạm dụng các thuật ngữ Phật giáo, tượng phật, và các biểu tượng của Phật giáo để truyền bá các mục đích của chính nó, do vậy đã gây nên những cuộc phản đối từ cộng đồng Phật giáo, mong muốn ngăn chặn sự vi phạm của Pháp Luân Công đối với đạo Phật chính thống.
Tháng 03/2001, cộng đồng Phật giáo ở Malaysia đã nhất trí lên tiếng phản đối việc Pháp Luân Công cố gắng đệ đơn đăng ký Bộ Nội vụ. Việc cộng đồng Phật giáo phản đối nỗ lực đăng ký của Pháp Luân Công đã nhận được sự ủng hộ nhất trí của tất cả các ban ngành liên quan.
Một số người đặt câu hỏi liệu Pháp Luân Công có thể tìm kiếm đăng ký dưới tên khác, hay vẫn còn sử dụng cái tên Pháp Luân (bánh xe Pháp) và chỉ tập trung vào các bài tập về Khí công và không tuyên truyền những điều nghịch lý xuyên tạc Phật giáo. Cảm giác là cho dù tên nào được đặt ra đi chăng nữa, ví dụ bánh xe hoặc bất cứ điều gì khác, thì không ai có thể đảm bảo rằng nó sẽ ngừng phá hoại Phật giáo.
Một số phật tử được khẳng định nên cố gắng giao tiếp hơn là xung đột với Pháp Luân Công. Thực tế, cộng đồng Phật giáo thường không gây mâu thuẫn với người khác. Ngay cả trong Ngày lễ Phật thành Đạo, việc cúng dường cho các nhà sư cũng bị chế giễu như là cúng cho "khỉ". Cộng đồng Phật giáo đã giữ bình tĩnh và cố gắng giải quyết thông qua trao đổi hơn là chiến đấu với người quấy rối. Tuy nhiên việc đối thoại không ngụ ý rằng người ta không thể diễn đạt khác quan điểm, hoặc không thể có quan điểm riêng của mình. Sự rộng lượng không thể hiện quan điểm đúng đắn của một người có thể được bỏ đi để mà chấp nhận sai lầm và cái ác.
Một số lạm dụng quyền tự do nhân quyền để bào chữa cho Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?
Những phật tử đứng ra để ngăn chặn ai đó phỉ báng Phật giáo thì lại bị kết án không tôn trọng tự do ngôn luận. Thật là một sự nhầm lẫn về Chánh và Tà. Tự do ngôn luận của ai nên được tôn trọng, của kẻ phỉ báng hay của nạn nhân đấu tranh để ngăn chặn các cuộc khẩu chiến?
Một số người mà quan tâm đến tự do thành lập hiệp hội, đề nghị chấp nhận việc đăng ký của Pháp Luân Công. Như vậy sẽ có căn cứ để trừng phạt nó một khi nó vi phạm pháp luật của quốc gia hoặc giáo pháp của Phật giáo. Quan điểm này bỏ qua sự thật về việc Pháp Luân Công liên tục phá hoại và xâm phạm Phật giáo. Tại sao Phật giáo chính thống lại không thể sử dụng luật cấm Pháp Luân Công thay vì thuyết phục về mặt đạo đức? Khi một sản phẩm giả mạo xuất hiện trên thị trường, tại sao nhà sản xuất thực sự không thể yêu cầu các nhà chức trách dẹp bỏ nó, thay vì hướng dẫn người tiêu dùng làm thế nào để phân biệt hàng chính hãng với hàng giả?
Trong lĩnh vực thương mại, nếu một nhà chế tạo bị phát hiện giả mạo thương hiệu hoặc mô tả của một sản phẩm khác, họ sẽ được gắn nhãn là một doanh nhân không trung thực và lừa đảo. Nhà sản xuất đích thực chắc chắn sẽ chỉ ra những sai sót trong sản phẩm bắt chước và hướng dẫn người tiêu dùng làm thế nào để phân biệt hàng chính hãng với hàng giả và cũng yêu cầu chính phủ dẹp bỏ nó. Liệu có thể yêu cầu chủ sở hữu thương hiệu "tôn trọng tự do", "tôn trọng nhân quyền", "cởi mở" và không có bất kỳ biện pháp pháp lý nào để cho hàng giả mạo lan tràn trên thị trường?
Hiện tại, các cộng đồng Phật giáo ở Malaysia, một mặt, kêu gọi các nhà chức trách từ chối việc đăng ký của Pháp Luân Công, mặt khác, để tiến hành giáo dục về Phật giáo. Ví dụ, cộng đồng Phật giáo Malaysia đã tổ chức một cuộc hội thảo chung về chủ đề "Pháp Luân Công & Khí Công & Tôn giáo Tà ác” để trực tiếp giáo dục con người. Trên thực tế, phản đối việc đệ đơn đăng ký của Pháp Luân Công là một sứ mệnh giáo dục, không chỉ thúc đẩy khả năng nhận thức cái tốt từ cái tà ác của con người, mà còn để phát triển lòng dũng cảm của họ để tố cáo sức mạnh và ảnh hưởng đồi bại xấu xa.
* Viết bởi J.F Hong, Malaysia (Xuất bản lần đầu trong Tiếng nói Phật giáo, Hội Truyền giáo Phật Giáo).
Hoàng Lan dịch (Theo: https://dhammacitta.org/forum/index.php?topic=3190.0)
Hoàng Lan
Bookmarks