-Chúng ta không phủ nhận giá trị của PG Phát Triển (PGPT) theo kiểu "ăn cháo đá bát", mà nên có cái nhìn nhận khách quan hơn. Nhờ có PG PT mà giáo pháp được gìn giữ và lưu truyền. Do sự phát triển ấy, để có thể tồn tại, PG phải "uyển chuyển" để hòa nhập với văn hóa bản xứ nơi giáo pháp được truyền đến. Vấn đề ở chỗ: người dạy đạo không chỉ ra rõ chỗ nào là "vay mượn", chỗ nào là "cốt yếu". Vấn đề này thì tùy duyên vậy! Đức Phật ngày xưa cũng có độ hết chúng sanh ở Ấn Độ đâu !
- Với những hành giả (có học - có hành) một cách trật tự, chỉ cần đọc trọn vẹn hai bộ kinh: Trường Bộ và Trung Bộ là hành giả đã có thể "trạch pháp", có thể có được pháp nhãn để biết được con đường mình cần phải đi.
Rõ ràng, chữ viết được lưu truyền 2000 năm cũng phải có dị biệt. Chỉ cần thừa hay thiếu một vài nét nó cũng đã khác nhau. Chưa kể, cùng 1 chữ nhưng lại nằm trong ngữ cảnh khác nhau thì chúng cũng không phải là giống nhau. Do vậy, ngoài việc lấy kinh sách chữ Việt làm nguồn, hành giả cần một số nguồn tin cậy, rồi so sánh với những bản kinh ngoại ngữ (Anh, Hoa, Pali...) và đưa ra nhận định chung.
Sư Thông Lạc học và hành theo giáo pháp Nguyên Thủy nên nói nhiều sẽ đụng chạm đến PG Phát Triển, sự đấu đá này xảy ra 2000 năm nay chứ không phải mới bây giờ. Và rõ ràng lịch sử cũng ghi lại là tại sao có kỳ kết tập kinh điển lần đầu tiên của các vị Thánh A La Hán.
Chính vì vậy, SMC tha thiết mong mỏi những học trò ở Tu viện Chơn Như (và những vị khác) hãy lược bỏ từ "A La Hán" khi nói về Sư Thông Lạc. SMC tất nhiên không có ý phủ nhận việc đắc đạo và đắc quả của Sư, nhưng vì sự đấu đá giữa PG NT và PG PT đã có từ lâu nên "phong hiệu" mà đệ tử gán cho Thầy mình sẽ có ảnh hưởng lớn đến hình ảnh cũng như công sức hoằng pháp của Thầy. Chúng ta chỉ cần gọi là Sư Thông Lạc, hay Thầy Thích Thông Lạc là đủ.
Đức Phật Gotama trước khi tịch diệt cũng không hề giao phó cho riêng 1 vị nào để lãnh đạo Tăng đoàn. Ngài nói: hãy lấy GIÁO PHÁP làm Thầy, tự mình làm hòn đảo, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa 1 ai khác, 1 nơi nào khác, ngoài chính ta.
===> Tóm lại, tu tập cần có một vị Sư Phụ giúp đỡ. Nhưng cũng không phải răm rắp nghe theo vị ấy, mà nên học tập tinh thần của bài kinh Kalama: không vội đồng tình, không vội bác bỏ, đem đối chiếu với KINH và LUẬT. Phù hợp thì đón nhận, hành trì; không phù hợp thì từ bỏ.
Giới Luật còn, là đạo Phật còn. Nơi nào có Pháp (giáo lý Tứ Thánh Đế), nơi ấy có Phật, có Tăng.
Kính tưởng Đức Thế Tôn Gotama - vị Phật có thật trong lịch sử loài người.
Bookmarks