Bạn biết gì về 4 Vương cung thánh đường tại Việt Nam

16/04/2019 03:26 PM | THỜI SỰ

Nhà thờ Đức Bà Paris là một Vương cung thánh đường. Vậy Vương cung thánh đường là gì? Ở Việt Nam có những Vương cung thánh đường nào?



Nhà thờ Đức Bà Paris là biểu tượng suốt 850 năm qua của người dân nước Pháp, cũng như những người Công giáo toàn thế giới.
Đám cháy lớn hôm 15/4 khiến toàn bộ mái vòm Nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy rụi khiến nhiều người bất ngờ, sốc nặng. Bởi, đây không chỉ là ngôi Giáo đường lịch sử, đó còn là một Vương cung thánh đường.
Vậy Vương cung thánh đường là gì? Ở Việt Nam có những Vương cung thánh đường nào? Infonet sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi thú vị này!


Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cũng là một Vương cung thánh đường.


Theo thống kê chưa đầy đủ của Giáo hội Công giáo Việt Nam, tại Việt Nam hiện nay có hơn 6.000 cơ sở thờ tự Công giáo, trong đó có 5.456 nhà thờ. Và trong số ấy, chỉ có 4 nhà thờ được gọi là Vương cung thánh đường.

Vương cung thánh đường là một danh hiệu tôn vinh đặc biệt mà Giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa xét theo tính cách cổ kính, tầm quan trọng trong lịch sử và ý nghĩa tâm linh đối với Giáo hội Công giáo Rôma.
Phần lớn vương cung thánh đường là nhà thờ chính tòa, nhưng không phải nhà thờ chính tòa nào cũng là vương cung thánh đường.

Về mặt kiến trúc, hầu hết các vương cung thánh đường thường mang hình cây thập giá (tượng trưng cho Chúa Giêsu) tạo thành ba gian chính: gian hành lang, gian giáo dân và gian cung thánh.
Bên trong vương cung thánh đường có lưu giữ hài cốt các vị tử đạo, thánh nhân, các nhân vật quan trọng hoặc các tác phẩm nghệ thuật Công giáo có giá trị lớn. Hiện nay, Giáo hội Công giáo chia thành hai loại vương cung thánh đường là:

Đại vương cung thánh đường (Major Basilica)-danh hiệu dành cho 4vương cung thánh đường nổi tiếng trực thuộc phủ Giáo hoàng bao gồm Tổng lãnh vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô (là một nhà thờ chính tòa).

Trong khi Vương cung thánh đường Thánh Phêrô (cũng là một nhà thờ), Vương cung thánh đường Đức Bà Cả (là một đền thờ) và Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành (là một thánh địa).

Duy nhất Nhà thờ Thánh Gioan Latêranô có danh hiệu "Tổng lãnh vương cung thánh đường" (tiếng Latinh: Archibasilica), là nhà thờ cấp cao nhất của Giáo hội và được xem là nhà thờ mẹ của tất cả các nhà thờ trên toàn thế giới.







Tiểu vương cung thánh đường (Minor Basilica): danh hiệu dành cho bất kỳ ngôi thánh đường hay thánh địa quan trọng nào khác tại Rôma hay khắp nơi trên thế giới, do chính giáo hoàng ban tặng.
Khi một nhà thờ đã được nâng lên danh hiệu tiểu vương cung thánh đường thì được Tòa Thánh trao cho hai biểu trưng của giáo hoàng: một là cái chuông (tintinnabulum) dùng để báo tin khi giáo hoàng hay người thay mặt giáo hoàng đến, hai là cái dù bằng lụa có hai màu vàng, đỏ (conopaeum) dùng để che cho giáo hoàng.

*Riêng tại Việt Nam, có 4 vương cung thánh đường gồm:

1.Vương cung thánh đường Sở Kiện


Vương cung thánh đường Sở Kiện hay nhà thờ Kẻ Sở tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.


Đây là một tiểu vương cung thánh đường mới được sắc phong năm 2010.
2.Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Phú Nhai



Nhà thờ Phú Nhai là Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Phú Nhai.


Nhà thờ này thuộc Giáo phận Bùi Chu, xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, Nam Định.
3.Vương cung thánh đường La Vang




Nhà thờ La Vang nằm ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Nhà thờ được tôn phong là vương cung thánh đường năm 1961.
4.Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn