kết quả từ 1 tới 20 trên 34

Ðề tài: KỶ NIỆM 40 NĂM CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI 17-2-1979 VIỆT - TRUNG

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #31

    Mặc định

    Cuộc chiến tháng 2/1979: Giai đoạn đấu tranh và đàm phán 1979-1988

    (Bình luận quân sự) - Sau năm 1979, Trung Quốc đã đình chỉ cuộc đàm phán về biên giới, đồng thời ráo riết thực hiện âm mưu xâm chiếm Trường Sa, nhằm độc chiếm Biển Đông.

    Việc Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ biên giới làm cho người dân Việt Nam phải tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho đến năm 1988, chiến sự lên đến đỉnh điểm là các năm 1984-1985.Chiến sự diễn ở ở hàng loạt các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (nay là Hà Giang và Tuyên Quang, chủ yếu diễn ra ở Hà Giang) và Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai và Yên Bái, chỉ diễn ra ở Lào Cai), mặt trận ác liệt nhất là ở Lạng Sơn và Hà Tuyên.

    Kể từ năm 1979, có ít nhất sáu đợt giao tranh lớn diễn ra tại một số điểm trên biên giới Việt-Trung, là các đợt tháng 6 và 10/1980; tháng 5/1981; tháng 4/1983; tháng 4/1984; tháng 6/1985 và đợt từ tháng 10/1986 đến 1/1987.

    Tất cả các cuộc giao tranh trên đều do Trung Quốc khiêu khích hay gây hấn trước, nhằm phục vụ cho các mục tiêu chính trị của họ.Trong thập niên 1980, ước tính hai bên đã huy động hàng trăm nghìn quân ở khu vực biên giới giữa hai nước.Mặt trận Vị Xuyên là mặt trận diễn ra các cuộc chạm trán ác liệt nhất.

    Tại mặt trận này có gồm nhiều đơn vị quân của cả hai phía luân phiên tham chiến.
    Theo thống kê chưa đầy đủ, 7 sư đoàn (313, 314, 325, 328, 354, 356 và 411) và 1 trung đoàn (Trung đoàn 266-Sư đoàn 341) của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã từng tham chiến tại mặt trận này trong khoảng giữa những năm 1980.



    Sau cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc tháng 2/1979, chiến sự ở biên giới phía Bắc vẫn tiếp diễn đến năm 1988




    Về phía Trung Quốc, nhiều Tập đoàn quân thuộc 7 Đại quân khu cũng được luân chuyển đến biên giới phía nam (tức biên giới phía bắc của Việt Nam) để huấn luyện thực chiến, theo chủ trương của Đặng Tiểu Bình.
    Từ năm 1984 đến 1989, ít nhất 14 Tập đoàn quân Trung Quốc đã thay nhau tham chiến tại khu vực này (gồm các Tập đoàn quân 1, 12, 13, 14, 16, 20, 23, 26, 27, 38, 41, 42, 47 và 67); trong đó, tập đoàn quân 13 và 14 là chủ công của Đại quân khu Thành Đô, còn tập đoàn quân 41 và 42 là nòng cốt của Đại quân khu Quảng Châu.Bên cạnh sử dụng quân chính quy, Trung Quốc còn trang bị và huấn luyện các nhóm vũ trang người thiểu số (đặc biệt là người H'Mông) chống lại Việt Nam và Lào. Từ năm 1985 trở đi, sự hỗ trợ của Bắc Kinh đối với các lực lượng này mới giảm dần, khi chính phủ Lào khởi động tiến trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

    Trung Quốc nuôi dã tâm chiếm Trường Sa, độc chiếm Biển Đông

    Việc trong vòng đàm phán thứ nhất Trung Quốc đặt điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải từ bỏ chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bộc lộ rõ dã tâm xâm lược cả trên bộ lẫn trên biển của nhà cầm quyền Bắc Kinh.Song song với những luận điệu như vậy, chính quyền Bắc Kinh cũng chủ động tiến hành các hoạt động gây rối trên biển, đồng thời ráo riết thực hiện công tác chuẩn bị để sử dụng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Trường Sa, nhằm thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông.

    Ngày 23/7/1979, Tổng cục Hàng không dân dụng Trung Quốc công bố một thông cáo quy định “bốn vùng nguy hiểm” ở khu vực đảo Hải Nam, trong đó có vùng trời của quần đảo Hoàng Sa và buộc máy bay dân dụng của các nước phải bay qua đây vào những giờ do nước này quy định.Ngày 1/9/1979, Bắc Kinh lại công bố bản quy định giành cho máy bay dân dụng nước ngoài, khi bay vào không phận của Trung Quốc, bao gồm cả không phận quần đảo Hoàng Sa.Ngoài ra, Bắc Kinh còn tăng cường xây dựng trái phép các cảng, sân bay và các công trình phòng thủ ở quần đảo Hoàng Sa.

    Nhiều tàu ngư lôi và hàng trăm tàu cá Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ (đỉnh điểm là năm 1981).
    Mục đích của những hành động này của nhà cầm quyền Bắc Kinh là nhằm đánh lừa dư luận, khiến cộng đồng quốc tế lầm tưởng Trung Quốc có chủ quyền đối với vùng biển mà họ đã tuyên bố, che giấu sự yếu thế về các cứ liệu lịch sử và chứng cứ hiện thực về chủ quyền pháp lý.

    Về mặt quân sự, vào cuối năm 1979, Trung Quốc thành lập Binh chủng Hải quân đánh bộ (PLANMC), trực thuộc Quân chủng hải quân (PLAN), sau đó, thành lập lữ đoàn tác chiến đánh chiếm đảo và đổ bộ lên đất liền đầu tiên là Lữ 1 Hải quân đánh bộ vào tháng 5/1980.Song song với đó, Bộ quốc phòng nước này cũng bắt đầu triển khai các máy bay ném bom H-6 của lực lượng Không quân Hải quân Trung Quốc thực hiện cuộc tuần tra trái phép trên không đầu tiên ở quần đảo Trường Sa, vào tháng 1/1980.

    Đồng thời, Bộ quốc phòng Trung Quốc còn di chuyển trụ sở Bộ Tư lệnh Hạm đội Nam Hải từ Quảng Châu xuống Trạm Giang và biên chế cho hạm đội này những trang bị hiện đại nhất để xây dựng, mở rộng hàng loạt các cảng quân sự, tăng cường các tàu chiến hiện đại mang tên lửa.Năm 1982, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Trung Quốc Dương Đắc Chí (nguyên là tư lệnh cánh quân Vân Nam, xâm lược Việt Nam năm 1979) đã đến thăm trái phép quần đảo Hoàng Sa.Những hành động này của Trung Quốc đã cho thấy, Bắc Kinh đang thực hiện chiến lược “leo thang căng thẳng từ từ trên Biển Đông”, “thường xuyên hóa” sự hiện diện quân sự trên Biển Đông, từng bước thực hiện chiến lược xâm chiếm Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Bối cảnh Biển Đông trước thềm chiến dịch CQ-88

    Từ năm 1986, tình hình khu vực biển quần đảo Trường Sa có những diễn biến mới cực kỳ phức tạp, do một số quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.


    Bắt đầu từ cuối tháng 12/1986, Trung Quốc cho máy bay và tàu thuyền có cả tàu chiến hoạt động trinh sát, thăm dò từ khu vực đảo Song Tử Tây đến khu vực đảo Thuyền Chài.

    Cùng lúc đó, Philippines cũng đẩy mạnh việc vận chuyển xây dựng công trình trên các đảo của họ đóng giữ trái phép là đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta, Panata, hay còn gọi là Lamkiam Cay (còn có tên khác là Cồn San hô Lan Can/cồn An Nhơn).Cũng trong tháng này, ở phía nam Trường Sa, Malaysia cũng bí mật đưa lực lượng ra chiếm đóng bãi đá Kỳ Vân và đến tháng 1/1987, Malaysia chiếm đóng thêm bãi đá Kiêu Ngựa, làm cho tình hình tranh chấp đảo ở Biển Đông trở nên vô cùng căng thẳng.

    Tàu Hải Dương 4 của Trung Quốc đã thăm dò luồng lạch ở quần đảo Trường Sa vào cuối năm 1987Ngày 15/4/1987, Trung Quốc cáo buộc quân đội Việt Nam chiếm đóng đảo đá Ba Tiêu thuộc quần đảo Trường Sa, nhằm “chiếm hữu thềm lục địa gần đó và mở đường cho việc khai thác dầu trong tương lai”. Bắc Kinh đòi Việt Nam phải rút khỏi Ba Tiêu và 9 hòn đảo khác và tuyên bố “bảo lưu quyền thu hồi các đảo này vào một thời điểm thích hợp”.Đây là những tuyên bố hết sức phi lý bởi Việt Nam có quyền củng cố các đảo và khai thác tài nguyên tại các khu vực biển thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của mình.

    Từ ngày 15/5 đến ngày 6/6/1987, hải quân Trung Quốc tổ chức một cuộc diễn tập lớn và triển khai các cuộc nghiên cứu hải dương học trá hình ở khu vực quần đảo Trường Sa nhằm thăm dò luồng lạch để chuẩn bị cho hành động xâm lược các đảo của Việt Nam ở khu vực quần đảo này.

    Giữa tháng 10, tháng 11/1987, Trung Quốc lại tiếp tục đưa tàu nghiên cứu Hải Dương 4 và một số tàu chiến đi qua các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa Đông, Trưởng Sa, Song Tử Tây; có lúc các tàu này vào sát đảo của ta khoảng 1 hải lý.Ta nhận định hoạt động diễn tập quân sự bất thường và triển khai các cuộc nghiên cứu hải dương học trá hình ở khu vực quần đảo Trường Sa của Trung Quốc là nhằm mục đích thăm dò luồng lạch, và luyện tập phương án chuẩn bị cho hành động xâm lược các đảo, đá trên biển Đông.

    Ta nhận định “có khả năng Trung Quốc sẽ dùng lực lượng hải quân chiếm đóng thêm một số đảo khác”; do đó, Việt Nam sẽ phải nhanh chóng đưa lực lượng công binh ra các đảo để chốt giữ.

    Đầu năm 1988, ở vùng biển phía Bắc, Trung Quốc triển khai thêm khu vực khai thác dầu khí, tăng cường tàu cá vào quấy nhiễu ở vịnh Bắc Bộ, sử dụng không quân và hải quân gây hấn, chủ động khiêu khích ở Hoàng Sa, gây nên tình hình căng thẳng ở khu vực này, để căng kéo lực lượng của ta trên khắp các vùng biển, nhằm rảnh tay chiếm đoạt các đảo ở Trường Sa.Trước bối cảnh tình hình Trường Sa đột nhiên trở nên căng thẳng, ngày 9/1/1988, Đảng ủy Quân chủng Hải quân họp nhận định: Trung Quốc sẽ tiến hành các hoạt động quân sự tranh chấp chủ quyền hải đảo, chiếm một số bãi san hô nổi hoặc chìm khi nước lên, xen kẽ với các đảo của ta.

    Trong khi đó, các nước khác có thể nhân cơ hội này chiếm đóng một số đảo nằm giữa Kỳ Vân và Ri-gân. Tham vọng của các nước này đang trở thành nguy cơ trực tiếp đe dọa Việt Nam và các nước trong khu vực, thậm chí có thể xảy ra xung đột quân sự trên biển.


    Đây là những bối cảnh trước khi Việt Nam hoạch định chiến dịch “Chủ quyền 88” (CQ-88) nhằm xây dựng các công trình thể hiện chủ quyền ở các đảo lúc đó chưa có người kiểm soát, ngăn cản Trung Quốc mở rộng phạm vi chiếm đóng trái phép các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

    (Còn nữa)

    • Thiên Nam
    Last edited by Bin571; 23-03-2019 at 11:31 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Vai trò của Hiệp ước Xô–Trung với cuộc chiến 1979
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 19-02-2017, 03:24 PM
  2. Trả lời: 36
    Bài mới gởi: 28-02-2016, 01:38 PM
  3. TẬP HỢP NHỮNG THÔNG TIN, BÀI VIẾT VỀ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979
    By Yeu Viet Bai Trung in forum Chuyện thời sự, xã hội
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 16-05-2014, 04:39 AM
  4. [ebook]Sau 30 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979
    By TuanBinh7069 in forum Các thành viên tặng sách
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 04-03-2014, 10:45 AM
  5. Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 dưới góc nhìn quốc tế
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 23-08-2011, 02:33 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •