>>> HẦU ĐỒNG, THANH ĐỒNG, SAI TRÁI VÀ BỊ HÀNH <<<
... Tại sao đa số người hầu đồng đều bị sai trái và thường bị hành.
... Định nghĩa thanh đồng là gì.
... Có 4 độ tuổi khác nhau.
1: Từ 3 đến 5 tuổi gọi là Tiểu Đồng
2: Từ 6 đến 9 tuổi gọi là Nhi Đồng.
3: Từ 10 đến 15 tuổi gọi là Niên Đồng
4: Từ 16 tuổi cho đến 21 tuổi gọi là Thanh đồng. Trường hợp người nào phụng sự việc chăm lo đèn nhang cúng lễ ở Đình, Đền, Phủ đến cuối đời mà ko lập gia đình lấy vợ lấy chồng thì vẫn gọi là Thanh Đồng. Người nào ko theo học được, ko thích hợp, hay lấy vợ, lấy chồng thì phải làm lễ trao trả lại danh đồng và ko còn dc gọi là Thanh đồng nữa.
5: Từ 40 tuổi trở ra gọi là Cam Tứ Nguyện tức là Cựu Đồng.
... Tại sao từ 40 tuổi trở ra gọi là Cựu Đồng (thời nay gọi là đồng cựu). Xưa người ta gọi là Cam Tứ Nguyện. Cam tức là cam tâm. Tứ là 40 tuổi. Nguyện tức là thề nguyện. Cam Tứ Nguyện tức là cam tâm tình nguyện phụng sự việc thờ cúng đến cuối đời, tức là đến khi chết vẫn một lòng phụng sự việc thờ cúng.
... Tại sao gọi người phụng sự việc cúng lễ là Thanh Đồng... Là vì họ tâm trong sáng... Thân thể chưa trải qua chuyện tình duyên, quan hệ ân ái nam nữ.
... Ngày xưa tùy vào buổi cúng lễ mà họ lựa chọn độ tuổi của Tiểu, Nhi, Niên, Thanh Đồng. Mỗi đồng đều được lựa chọn ngay từ nhỏ và được cho ăn học về lễ nghĩa giáo điều tại nơi gọi là: Trường Đồng. Trải qua thi cử, xét duyệt mới được lựa chọn thành người phụng sự cúng lễ... gọi chung là đồng nam và đồng nữ.
... Ngày xưa đồng nữ thì giữ trọng trách múa, hát, đàn nhạc. Đồng nam thì bưng, bê, vác đồ vật tế lễ, cúng lễ. Tùy theo từng buổi lễ mà đồng nam hay đồng nữ được lựa chọn múa hát. Mọi sự đều được chỉ bảo sắp đặt, sắp xếp, hướng dẫn của ban chủ tọa hội đồng chủ lễ, khóa lễ, buổi lễ.
... Ngày xưa ko có tục lệ dâng và hóa mã như bây giờ. Vào ngày lễ chính yếu thì mới dâng khăn mũ quần áo được thêu tỉ mỉ chi tiết và dâng để luôn tại Đình, Đền, Phủ. Khi đó mọi đồng sẽ mặc quần áo theo từng buổi lễ khóa lễ khác nhau.
... Mọi buổi lễ khóa lễ mục đích chỉ để tôn vinh và tưởng nhớ tới những vị quân, quan, tướng, những người có công với đất nước và con người. Họ lập Đình, Đền, Phủ để thờ những vị đó là như vậy.
... TẠI SAO NGÀY NAY THỜ SAI VÀ KO ĐÚNG
1: Là vì... Ngày nay những người hầu đồng đã ko còn mang danh nghĩa là một Thanh Đồng đúng nghĩa nữa.
... Thứ nhất: Tâm thân ko trong sáng vì đã trải qua chuyện trai gái nam nữ yêu đương, lấy vợ lấy chồng sinh con đẻ cái.
... Thứ hai: Ngày nay họ ko được học bài bản về giáo lý, điều sự, văn tự, cúng lễ.
... Thứ ba: Ngày nay trong lời ăn tiếng nói họ ko biết lễ nghĩa, quy củ, phép tắc.
... Chính vì sự mai một và thời thế mà ngày nay việc cúng lễ dần sai lệch và ko còn giống như ngày xưa.
>>> Ngày nay thanh đồng gì ăn tục nói phét, nói dối nói điêu, thề thốt, nguyền rủa, chửi bậy như hát hay. Tâm thân trong sáng gì khi trải đời nam nữ luyến ái...nếu ko nói quan hệ bồ bịch trai gái, trai với trai, gái với gái, ruợu chè, cờ bạc, nghiện hút. Tâm và thân đã ko còn trong sáng thì ko thể gọi là Thanh Đồng. Ngày xưa người nào phạm vào những điều phạm trong lời ăn tiếng nói, phá luật đồng là quan hệ luyến ái nam nữ thì sẽ bị tước danh thanh đồng ngay.
... Ngày nay nhiều người hầu, từ đồng lớn tới đồng bé, từ đồng thầy cho tới người mới ra đồng hầu đồng mặc nhiên tự nhận mình là thanh đồng mà bản thân ko biết, ko hiểu thanh đồng là gì. Thật xấu hổ khi khấn: đệ tử thanh đồng tên là... Khẩu thì ăn nói nặng nghiệp, thân thì bất tịnh như thế mà cứ khấn cứ kêu đệ tử thanh đồng như đúng rồi.
... Ngày xưa lễ hội tưởng nhớ (nay gọi là hầu đồng) tới những vị có công với đất nước và con người như quân, quan, tướng họ làm lễ, múa, hát, đàn, ca ở ngoài sân của Đình, Đền, Phủ, và chánh điện là nơi bày dâng đỗ lễ. Thanh đồng nam hay nữ tùy từng lễ tưởng nhớ những vị quân, quan, tướng đó mà thay đổi thanh đồng nam và nữ. Mỗi một vị lại một thanh đồng nam hay nữ thay đổi hóa trang đóng vai. Ca hát múa cũng vậy. Phải áp dụng đúng với quê quán nơi sinh của những vị đó.
... Ngày nay múa hát đàn ca ngay tại ban chánh điện, cung cấm. Nhảy, múa, tung tiền ném tiền, hô hoán láo loạn mất đi cả sự tôn nghiêm uy kính. Rồi còn đóng kịch, giả vờ các quân, quan, tướng giáng bóng nhập về. Rồi còn hầu dâng và đội đàn nhạc ca hát. Người hầu ban phát tiền, tiền nhiều thì nâng khăn, sửa mũ quần áo chỉnh tề, suôn sẻ, đẹp đẽ, đàn nhạc hát rõ ràng, rành mạch. Tiền ko ban phát, thì từ hầu dâng tới đội đàn nhạc là y như rằng, quần áo mũ vấn trên người xô xệch, đàn hát linh tinh lủng củng câu nọ xọ câu kia. Hát ko đúng với nơi sinh quê quán của những vị quân, quan, tướng đó.
... Ngày nay đi hầu thân thể ko còn gọi đúng nghĩa là thanh đồng. Đã thế khi đi hầu đồng, nhiều người còn nói tục chửi bậy, quan hệ ân ái bất chính, từ chủ nhang đồng đền cho tới thành đồng, hầu dâng, hát văn, cho tới cả những người đi dự hầu. Có người tới ngày hầu họ còn ngủ với trai, ngủ với gái (kể cả trai ngủ với trai, gái ngủ với gái), đồng thầy ngủ với con nhang đệ tử, ngủ với hầu dâng, ngủ với hát văn, ngủ với người đi dự hầu, hay ngủ với bồ bịch của họ ngay tại nhà, hay tại đền phủ... đêm tối hôm trước hay trước khi hầu một vài tiếng, có người quan hệ ân ái ngủ với trai bao, gái gọi ngay tại đền phủ (bất luận đền đó của địa phương hay của tư nhân) xong tấm thân ô uế thế cũng vác mặt lên hầu, hầu dâng, hát văn.
... Ngày xưa mỗi một thanh đồng nam hay nữ mỗi người chỉ được phép hóa thân thành những vị quân, quan, tướng một lần (có nhiều đồng nam và nữ thay phiên nhau để hoàn thành khóa lễ) trong một buổi lễ.
... Ngày nay họ kiêm hết luôn. Một mình chiến tuốt. Một mình hóa thân hết các vị nọ vị kia. Bất luận là nam hay nữ.
... Ngày xưa để được là một thanh đồng, họ phải học từ nhỏ như đã nói ở trên.
... Ngày nay thích là hầu thôi. Đi xem hay được các đồng thầy phán là có căn là ra hầu, đi hầu. Bị dọa, bị lừa gạt, bị dụ dẫm nên đi hầu. Trong khi sai từ đồng thầy tới người mới. Sai từ trên xuống dưới. Và cái sai đó cứ truyền từ người này sang người khác. Năm này sang năm khác. Thế là thành một hệ lụy sai trái.