Trích từ bài của Newfarmmer viết lúc 09:20 ngày 19/03/2007:
--------------------------------------------------------------------------------


Bác giải thích hộ từ LỤC XÌ với. Từ này được cụ Vũ Trọng Phụng dùng trong tác phẩm của mình.
課俼坦奛干蔅桙,客牤紅蜫餒屯,邅籑箕 瀋瀋層珕,為埃泤孕朱戼餒尼. . .





--------------------------------------------------------------------------------

Trong khi chưa có ai giải thích dùm bạn, TV mạo muội giải thích hai chữ Lục Xì này nhé!

Lục Xì hay đúng hơn là Lục Xi, là phiên âm của tiếng Anh "Look-see".

Về nguồn gốc thì vào năm 1902, người Pháp cho xây Trường Y Hà Nội (tiền thân của trường Đại Học Y Hà Nội ngày nay), do Bác Sĩ Yersin làm hiệu trưởng. Toàn Quyền Đông Dương Paul Doumer ký quyết định ngày 8/1/1902.

Trường Y này có mở một bệnh viện khám bệnh và cấp phát thuốc cho dân, gọi là bệnh viện thực hành. Vì dùng làm nơi thực tập cho các bác sĩ và y sinh.

Đến năm 1904 bệnh viện thực hành này mới chính thức được tách riêng và xây dựng tại nơi khác gọi là Nhà Thương Bản Xứ. Năm 1906 thì đổi tên thành Nhà Thương Bảo Hộ. Bệnh Viện Yersin (1943). Bệnh Viện Phủ Doãn (1954). Bệnh Viện Hữu Nghị VN - CHDC Đức (1958 - 1991). Và bây giờ là Bệnh Viện Việt Đức.

Chính vì không có tên chính thức cho bệnh viện thực hành khi mới thành lập (1902), nên người dân gọi là nhà Lục-Xi hay Lục-Xì, tức là Look-see, phòng khám bệnh.

Vì thực tế bệnh viện thực hành khám bệnh tình dục cho gái ăn sương và khách làng chơi rất nhiều, nên hai chữ Lục-Xì trở nên phổ thông và được dùng như động từ có nghĩa là ...khám bệnh phong tình. Như câu: "Mỗi tuần phải đi lục xì một lần."

Ngày trước người ta muốn làm gái mại dâm phải có giấy khám bệnh của nhà Lục Xì mới được hành nghề. Cô nào không có giấy coi như là bất hợp pháp.

Vậy là xong chuyện Lục Xì. Nhưng tại sao thời Pháp mà lại dùng theo tiếng Anh?

Thật ra tuy là thời Pháp, nhưng dân ta giao du với Hoa Kiều từ lâu đời. Và Look-see là một loại Anh ngữ của dân Tàu thường dùng chứ không phải là Anh ngữ chính thống. Loại Anh ngữ này người ta gọi là Pidgin English, hay Chinglish (Chinese + English). Đó là loại tiếng Anh được nói như kiểu tiếng Tàu.

look-see
(看(look) 見(see), meaning "to see, to perceive")

Long time no see ((很(very) 久(long time) 不(not) 見(see), meaning "haven''t seen [you] in a long time")

Và thời đó thường dân không nhiều người biết chữ. Có lẽ vì vậy nên thấy người Hoa gọi thế nào, dân mình gọi thế ấy. (Cũng cần nói thêm rằng Bác Sĩ Yersin trước khi chính thức làm hiệu trưởng trường Y này đã từng sang Hồng Kông để nghiên cứu bệnh dịch. Và đã tìm ra vi trùng bệnh dịch hạch là Yersinia pestis.)

Huống chi cái nghề ..."thanh lâu" này thì các cô vốn học từ bên Tàu mà! Do vậy, đa số cũng đều do các tay Hoa Kiều dẫn dắt, mối lái. Vì vậy, việc kêu nhà thương là nhà lục xì như họ cũng là điều dễ hiểu.

Có lẽ vì vậy mà ngày nay ta thường gọi đi ...khám bệnh là đi ...xem bệnh cũng nên.

...Thân ái,
-Thiên Vương-