Học viết chữ Trung Quốc làm đau đầu khá nhiều học viên của Trung tâm tiếng trung, thực ra chữ Trung quốc khá khó vì nhiều nét, nhiều chữ phải nhớ quá. Có thể nói học viết chữ Hán là cả một kỳ công mà đòi hỏi ở người học tiếng trung sự kiên trì và bền bỉ. Các bộ thủ trong chữ Hán cũng có thể được coi như những chữ cái tượng hình, tuy nhiên khi ghép chúng lại với nhau thì hàng chục ngàn từ đã ra đời (Khoảng 60000 từ-theo từ điển Trung-Việt của NXB KHXH năm 1992), một con số khủng so với các thứ tiếng trên thế giới. Theo kinh nghiệm của mình:
– Sau khi đã học quy tắc viết, bắt đầu học ghép nét.
– Khi bắt đầu Luyện viết tiếng trung đôi lúc tay viết mà miệng cũng méo xệch để gò cho các nét nằm gọn trong một ô vuông, gò cho các nét viết được cân đối, lại còn không được thừa thiếu một nét chấm nét phẩy nào nữa. Một ngày viết đúng và nhớ được khoảng 5 chữ đã thấy…mình phục mình quá rồi!
– Khi đã thuộc và viết được vài chữ, tự nhiên, cảm tình đối với việc học chữ Hán đã có phần tăng lên, rồi khi viết được nhiều chữ hơn, biết được nhiều từ hơn, nhìn xung quanh, chỗ nào cũng thấy bóng dáng của những đồ vật bằng tiếng Hán.
– Mẹo nhỏ cho bạn, vừa nhớ được chữ viết, vừa nhớ được từ mới, đó là dùng các miếng giấy note, loại nhỏ thôi, dán lên những đồ vật mình đã được học và viết lên giấy từ mới đó, cách này trông nhà cửa hơi lộn xộng một chút, nhưng nếu dán một cách có thẩm mỹ thì trông cũng hay hay, mà lại một công mấy việc: nhớ từ, nhớ chữ!
– Ngoài tập viết những từ trong bài học ra, mọi người nên chuẩn bị một chiếc bảng hoặc xấp giấy nháp, nhìn thấy chữ mới nào, không cần biết chữ đó đọc là gì, có ý nghĩa gì, cố gắng ghi nhớ xem nó gồm có những bộ thủ nào, rồi tập viết lại lên bảng, lên giấy. Mỗi chữ mới, nếu đã tra được phiên âm, thì miệng đọc tay viết từ 5-7 lần. nếu là từ mới trong giáo trình thì cũng làm như vậy.
Chữ Hán cũng khá kỳ lạ, có những chữ phức tạp thì nhìn một lần là nhớ cách viết, nhưng cũng có những chữ độ khó chỉ ở mức thường thường, vậy mà mãi không nhớ được, với những chữ như thế, tốt nhất là nên nhớ theo từ hoặc cụm từ.Thông thường, học chữ Hán trong giáo trình đều là chữ giản thể, tuy nhiên khi vào công việc, có khi lại gặp chữ phồn thể, lại đau đầu! Kinh nghiệm học chữ phồn thể nè:
1. So sánh giữa hai thể loại chữ, những chữ có cùng âm đọc và có một phần của chữ giống nhau, thì trong chữ phồn thể cũng như vậy.
Ví dụ:
Giản thể: 几 =〉 phồn thể: 幾
机 => 機
叽 => 嘰
讥 => 譏
玑 => 璣
Vì thế khi bạn đã biết một chữ ở dạng phồn thể thì sẽ dễ dàng đoán được những chữ có bộ tương tự.
2. Có những chữ giản thể là một phần tách ra từ chữ phồn thể.
Ví dụ: 制 =〉製
布 =〉佈
条 =〉條
虽 =>雖
3. Khi gặp văn bản hoặc tài liệu bằng chữ phồn thể, trước hết hãy đọc cả câu, đoán xem đó là chữ gì rồi tra từ điển tiếng trung.
Thật ra chữ phồn thể không nhiều, nếu có cơ hội tiếp xúc liên tục thì sẽ học được nhanh thôi, nhưng cho dù là chữ phồn thể hay giản thể thì cứ chăm tra từ điển và tập viết thì sẽ nhớ được mặt chữ. Trong từ điển, chữ phồn thể thường đặt trong ngoặc đơn ngay bên cạnh, có những
chữ lại có đến vài cách viết chữ phồn thể khác nhau nữa. Với loại chữ này thi chỉ có cách ghi nhớ thui.
– Cuối cùng bạn cố gắng lúc nào rảnh rỗi thì vớ lấy cái bút, rồi viết những chữ mà mình vẫn nhớ, hoặc chép lại một đoạn văn, một đoạn báo hoặc chỉ là mấy dòng chữ trên một chiếc nhãn nào đó cho đỡ quên, đỡ phí cái công mỏi tay tập viết từ những ngày đầu mới học.
Sau những kinh nghiệm mình chia sẻ…hy vọng bạn học tiếng hoa tiến bộ hơn
Bookmarks