Vì sao khi con người vừa mất, người thân tuyệt đối không được chạm vào cơ thể họ
Đăng lúc: 19.06.2017 15:30
Ảnh mang tính minh họa - Nguồn: Internet
Bởi theo quan niệm người xưa, nếu người trong gia đình vừa mất, người thân chạm vào sẽ khiến hồn họ quyến luyến không muốn rời xa.
Theo quan niệm của người xưa, sau 8 đến 16 giờ kể từ thời điểm chết, linh hồn một người sẽ dần dần rời khỏi cơ thể. Cảm giác của họ lúc này như lột da, phi thường thống khổ. Chỉ cần chạm một chút nhẹ thôi cũng đau như ngàn dao xẻ thịt, sinh ra tức giận (oán khí). Thậm chí, khi đã tắc thở nhưng linh hồn vẫn chưa rời đi, nghĩa là dù thể thể xác đã lạnh nhưng thần thức vẫn còn trong thân ngủ ấm trong vòng 8 tiếng. Nếu như những ai oán, khóc thương sẽ khiến họ quyến luyến, day dứt không muốn rời xa.
Xưa kia chư vị Đại Đức Tổ Sư có dạy chúng ta khi giúp các vị liên hữu trợ niệm vãng sanh điều đặc biệt phải chú ý không được chạm vào người của họ, không chỉ là không được chạm vào cơ thể mà ngay cả giường chiếu của họ cũng không được đụng vào, vì lúc này họ có đau khổ, khi họ đau khổ họ sẽ sanh tâm sân hận, sanh tâm sân hận sẽ gây bất lợi cho họ.
Con người sau khi chết, cơ thể sẽ trở nên rất lạnh. Và trong khoảng thời gian này, người thân thường làm các thủ tục thay quần áo, trang điểm, khâm liệm…Trong thời gian từ 8 đến 16 tiếng, có người phải mất tới 18 tiếng linh hồn mới rời khỏi cơ thể, nếu biết trước được điều này, người thân mới có thể chạm vào cơ thể họ để giúp họ ra đi thanh thản.
Sau khoảng thời gian kiêng kỵ trên và có thể coi là "an toàn" thì người thân có thể chạm vào một số nơi để phán đoán người chết đã "đi đâu": Nếu thấy có hơi ấm ở lòng bàn chân: địa ngục; hơi ấm ở đầu gối: thành động vật; ngực ấm: chuyển sinh thành người, lông mày ấm: được lên Trời; ở bụng: thành ma (đa số những người sau khi chết thường có hơi ấm ở bụng). Đây là năm cõi bao gồm Atula nữa là sáu ngã luân hồi, theo quan niệm của đạo Phật.
Nếu may mắn được chuyển sinh đến Tây phương thế giới cực lạc: Cơ thể mềm như bông, đỉnh đầu phát nhiệt, sắc mặt hồng hào, phát ra đàn hương.
Ngoài cách chạm vào cơ thể này thì cách họ mất, thanh thản hay “dữ” cũng là cách để phán đoán.
Người nhà thành tâm hướng Phật thì trong lúc niệm Phật tuyệt đối không được phát ra tiếng khóc vì nó có thể đem lại sự thống khổ, lưu luyến khiến người nhà không thể thảnh thơi ra đi và chuyển sinh được.
Vì thương xót người thân ra đi, mà ôm khóc nỉ non, di chuyển họ tới nhiều nơi, thậm chí là tắm hay thay quần áo khi cơ thể chưa lạnh là hoàn toàn không nên. Cũng không nên tiêm thuốc chống phân hủy, hay đưa hỏa táng sau 2 -3 ngày bởi linh hồn của họ vẫn còn cảm giác với cơ thể. Đó thực sự là những điều người chết cảm thấy ‘ngược đãi’ khi lúc chết đi.
Ngoài ra, khi nhập liệm, những người thân cần phải tạm thời kìm nén tránh để nước mắt rơi vào cơ thể người mất. Chính vì thế mà ở một số gia đình, người thân không để vợ/ chồng/ con cái của người đã khuất nhập liệm vì người thân cận dễ rơi nước mắt làm bắn vào cơ thể người đã khuất.
Ngoài ra, lúc người thân mất, người nhà phải dán tất cả những đồ dùng như tivi, cửa kiếng… có gương phản chiếu. Bởi vì theo quan niệm người xưa, ngay khi mất đi, người đã mất sẽ vẫn còn đi lại trong ngôi nhà của mình, đối với người sống, tức là chúng ta còn mang xác thân vật lý nên khi ta nhìn vào trong gương thì sẽ thấy hình ảnh của mình, còn đối với người đã mất thì họ không mang xác thân vật lý nên nếu họ nhìn vào gương họ sẽ không thấy hình ảnh của họ, như vậy họ dễ thất kinh hồn vía mà khó siêu thoát. Vì vậy, người sống thường hay tránh cho họ không thấy điều đó nên phải dán giấy ở những đồ dùng có gương phản chiếu là vậy.
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, mong rằng khi biết được những điều này mọi người sẽ ghi nhớ và tránh những điều câm kị trên, để người chết được thảnh thơi về cõi vĩnh hằng.
Minh An (Tổng hợp)
Bookmarks