kết quả từ 1 tới 20 trên 62

Ðề tài: Thủ Dâm ...

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #20
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,224

    Mặc định

    Đứng trên lập trường của mỗi người mà có những lập luận riêng, nên cũng không thể nói người này đúng hoàn toàn, hay người kia sai hoàn toàn.

    SMC hiểu thế này, và SMC hy vọng sẽ giải nghi cho bạn @Thiên Việt "cái ý" mà bạn @hoasenngancanh và bạn @THICHTHIENTAM09 trao đổi với bạn để chúng ta không phải vì hơn thua trong lời nói để sinh tâm sân giận mà tất cả vì lợi ích trong tu học cho mọi người hữu duyên, mong các ĐH tác ý chân chánh và góp ý nếu SMC trao đổi có điều gì chưa đúng...

    Chúng ta có thể tự kiểm chứng kết quả quá trình tu học của mình chính xác nhất chứ không phải một ai khác - có chăng người duy nhất đánh giá được chính xác đó là đức Chánh Biến Tri. Khi một người có tu tập, có sự tinh tấn, có sự tiến bộ thì tất cả các ham muốn sẽ giảm dần, tất nhiên là bao gồm cả các ham muốn "bản năng" như thủ dâm mà chúng ta đang đề cập ở đây. Vì những vị này có một sự tinh tấn, một sự học hỏi thiết tha và đúng đường lối nên họ thấy được sự sinh diệt, thấy được vị ngọt và sự nguy hiểm của các pháp. Vì thấy được sự vô thường, biến diệt của các Pháp như vậy, nên họ không còn chấp trước một việc gì ở đời. Người như vậy, được gọi là Minh - tức là đã thấy được bản chất của các pháp "như nó là".

    Ngược lại, vì vô minh nên sinh ra ái dục. Không rõ biết (như thật biết) sự sinh diệt, vị ngọt và sự nguy hiểm của các Pháp nên cứ lẩn quẩn trong vòng luân hồi sanh tử. Vì vô minh, nên muốn diệt ái dục, mà cái "muốn diệt ái dục" ấy khởi lên trong vô minh, thì đó cũng là một dạng khác của "ái dục" khởi lên. Tức là trong vô minh, mà mình muốn minh, muốn diệt ái dục... thì cái muốn ấy lại chính là ái dục!

    Cũng tương tự như thế, nhiều người cố tu "gắt củ kiệu" vì sợ khổ, vì mong muốn giải thoát, muốn được lạc... nhưng sự thật đó chính là "ham muốn", là ái dục dưới một hình thức khác, đó cũng chỉ là vô minh ái dục mà thôi! Ngay chỗ này là chỗ cần lưu ý!

    => Cho nên rất dễ nhầm lẫn trong sự phân biệt như thế nên có sự tranh luận qua lại. Bạn @Thiên Việt đúng với trường hợp trong "văn nói", tức là trong trao đổi thường ngày. Còn bạn @hoasen... thì nói trên phương diện hành pháp.

    Nói rõ ràng hơn, đối với "sự khuyên người" thì nói theo cách của bạn @Thiên Việt là đúng. Nhưng... trong pháp hành, nếu không nhận ra chỗ này, thì chúng ta sẽ dậm chân tại chỗ trong tu học. Đối với người tu học, và theo cách nói của bạn @Thiên Việt, thì chúng ta chỉ biết khái niệm (và bị giới luật ràng buộc) và nói rằng: Thủ dâm là xấu. Rồi chúng ta từ bỏ nó (từ bỏ thủ dâm) theo cái kiểu như "lấy tấm vải đậy lên đống rác". Tạm thời, lúc đó ta không biết đến nó, nhưng rồi nó sẽ xuất hiện vào ngày mai, ngày mốt hay ở một trường hợp nào khác. Tức là: nó tới - chúng ta đẩy ra, nó tới - chúng ta đẩy ra... (ở bước này chỉ là nhận thức, hoặc chỉ là một khái niệm xấu tồn tại mà thôi)

    Còn ở những lời dạy của đức Phật (và theo cách nói của @hoasen...): chúng ta khởi lên mong muốn thủ dâm, cứ để cho nó khởi, cứ để cho nó "cứng"...v..v... rồi dùng trí mà quán xét sự vô thường, vị ngọt của ái dục này, sự nguy hại của chúng... Tức là đối diện với nó. Chẳng may, lần này ta không vượt qua được, nhưng với sự nổ lực tu tập cũng như khả năng quán xét (Thiền) của ta mà càng ngày ta sẽ càng giảm nó đi và cuối cùng là không còn ưu thích. Khi này, ta nói, ta đã giải thoát khỏi thủ dâm. Đấy là như vậy!!! (ở bước này, kinh điển gọi là Tuệ tri)

    SMC rất tâm đắc đoạn ví dụ như sau của Thế Tôn trong kinh Tương Ưng (phẩm Tương Ưng Tâm) thế này: Đức Thế Tôn lấy ví dụ một con bò trắng và một con bò đen bị cột lại với nhau bằng một cái đay hay một sợi dây. Con bò trắng nghĩ con bò đen là trói buộc của nó, ngược lại, con bò đen cho rằng con bò trắng là trói buộc của nó. Và Thế Tôn giảng dạy: "Con bò trắng không phải là trói buộc (kiết sử) của con bò đen, và con bò đen cũng không phải là trói buộc (kiết sử) của con bò trắng, mà chính là sợi dây, cái đay trói buộc chúng.

    Rồi Đức Tôn Sư kết luận: Cũng như thế, con mắt không phải là trói buộc của sắc trần. Sắc trần cũng không phải là trói buộc của con mắt. Chính cái tham dục nào khởi lên thì đó chính là trói buộc (kiết sử).... tương tự với nhỉ-tỷ-thiệt-thân-ý và thanh-hương-vị-xúc-pháp! (hết bài pháp).


    Nghĩa là: Con mắt nhìn thấy bông hoa. Thì con mắt không phải là trói buộc (kiết sử) của bông hoa, và bông hoa cũng chẳng phải là trói buộc (kiết sử) của con mắt. Mà khi con mắt nhìn thấy bông hoa, tâm chúng ta khởi lên tham muốn nào, thì chính tham muốn ấy là trói buộc của tâm ta. Và ta cần giải thoát khỏi cái trói buộc ấy.



    ======> Kết luận chung:

    Ở mỗi chúng ta, ban đầu nhờ sự hấp dẫn của vị ngọt khiến chúng ta đi tìm cầu để đạt được, nhưng khi thủ đắc được lại thấy ra rằng có sinh thì có diệt và cuối cùng khám phá được mặt nguy hại của nó nên không bị nó trói buộc nữa, đó là giác ngộ giải thoát. Cho nên, có người nói: "Diệt khổ là làm cho Khổ không còn nữa, làm cho Khổ biến mất tiu"... là một cái hiểu chưa thấu đáo.

    Do vậy, giác ngộ là thấy ra hai mặt của cuộc sống (vị ngọt và sự nguy hại) chứ không phải bỏ mặt này lấy mặt kia như chúng ta thường nghĩ. Cho nên tất cả những gì đức Phật muốn truyền dạy là bằng mọi ví dụ, mọi cách để chúng sinh thấy ra sự sinh, sự diệt, vị ngọt, sự nguy hại và xuất ly đối với các pháp. Sống chung với nó mà không bị nó trói buộc, chứ không phải làm cho nó "biến mất đi" như không hề tồn tại.

    => Đó là con đường trung đạo mà Đức Thế Tôn đã giảng dạy, chúng vượt thoát ra ngoài hai thái cực CÓ và KHÔNG mà con người chúng ta hay vướng phải. Do không nắm rõ chỗ này, nên người ngoại đạo thường chỉ trích đạo Phật tu để trở thành vô tri, vô giác, không cảm xúc... nhưng sự thật thì đạo Phật siêu việt hơn cái ý nghĩ ấy.

    Và để mà thấy được hai mặt như vầy, thì phải dùng TUỆ mà quán chiếu chứ cũng không phải theo cái kiểu tu Tiên của Trung Quốc là:"mình nghĩ nó không tồn tại, thì nó không tồn tại" - đây là TƯỞNG chứ không phải là TUỆ (kinh điển gọi là Tưởng tri). Và con đường để có tuệ thì không con đường nào khác ngoài con đường Thánh Đạo Tám Ngành: Chánh Kiến - Chánh Tư Duy - Chánh Ngữ - Chánh Nghiệp - Chánh Mạng - Chánh Tinh Tấn - Chánh Niệm - Chánh Định, hay gọi cách khác là tu GIỚI - ĐỊNH - TUỆ qua quá trình học - hành - thành!

    Chúc an lạc. Mong hoan hỷ.

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

    Last edited by smc; 15-12-2016 at 12:43 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •