Việt Nam chính thức xác nhận đặt mua hệ thống TLPK tối tân SPYDER
Bạch Dương | 20/10/2015 20:30
Trong bài viết "Xây dựng lực lượng phòng không - không quân hiện đại, bảo vệ vững chắc bầu trời" đăng trên báo Quân đội nhân dân, Trung tướng Lê Huy Vịnh, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đã cung cấp thông tin về việc Việt Nam đặt mua hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến SPYDER.
- Xây dựng lực lượng phòng không - không quân hiện đại, bảo vệ vững chắc bầu trờiBài viết của Trung tướng Lê Huy Vịnh nêu rõ:"Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân chủng PK-KQ hiện đại, những năm qua, quân chủng đã tích cực triển khai nhiều dự án nhằm cải tiến, nâng cao tuổi thọ và tính năng của các loại VKTBKT.Đồng thời, từng bước đầu tư mua sắm các loại VKTBKT mới, hiện đại như tổ hợp ra-đa cảnh giới ELM-2288/ER, đài ra-đa cảnh giới 36D6, ra-đa thụ động Kolchuga;Tên lửa SPYDER, S-300PMU1, S-125-2TM; máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2, Casa-295; hệ thống quản lý tình báo tự động VQ 98-01, VQ-1M, VQ-2...; phối hợp với Tập đoàn Viễn thông quân đội nghiên cứu, sản xuất ra-đa RV-D1, VRS-S, VRS-W..."
Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER-MR
Việc SPYDER được liệt kê bên cạnh các loại vũ khí, khí tài hiện đại có trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam cho thấy chúng ta đã chính thức xác nhận việc đặt mua hệ thống tên lửa phòng không tối tân này.Đây là bước đi hợp lý sau các khâu chuẩn bị như cử cán bộ đi học tập nâng cao trình độ tiếng Anh hay xây dựng sẵn trận địa để sẵn sàng tiếp nhận khí tài mới.Mặc dù chưa rõ phiên bản SPYDER Việt Nam lựa chọn là biến thể tầm ngắn SPYDER-SR hay tầm trung SPYDER-MR, nhưng tổ hợp này là sự bổ sung cần thiết cho S-300PMU1, S-125-2TM và từng bước thay thế các hệ thống Strela-10 hay S-75M đã lạc hậu.
SPYDER (Surface-to-air PYthon and DERby) là một hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn và tầm trung tiên tiến do Công ty Thiết bị quốc phòng Rafael của Israel nghiên cứu và phát triển.Hệ thống được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu đường không như máy bay, tên lửa hành trình, UAV... trong mọi thời gian và điều kiện thời tiết.SPYDER có khả năng phản ứng rất nhanh trước các mối đe dọa, toàn bộ các thành phần của hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải Tatra có tính việt dã cao do Cộng hòa Czech sản xuất.Hệ thống SPYDER hiện có 2 biến thể là tầm ngắn SPYDER-SR và tầm trung SPYDER-MR, sử dụng 2 loại tên lửa đánh chặn Python-5 và Derby cũng do Công ty Rafale chế tạo.
Tên lửa đánh chặn Python-5 (trên) và Derby (dưới)
Python-5 là loại tên lửa không đối không tầm ngắn có chế độ đặc biệt "Lock on after launch - Khóa mục tiêu sau khi phóng" thông qua 1 camera hồng ngoại kết hợp với 1 cảm biến quang điện tích hợp vào đầu dò, đây là cấu hình chưa từng có ở các loại tên lửa khác.Khi phóng từ trên không, Python-5 có tầm bắn 20 km, tốc độ Mach 4 và mang theo đầu đạn nặng 11 kg.Trong khi đó Derby (hay còn được gọi là Alto) là loại tên lửa không đối không tầm trung được thiết kế để không chiến ngoài tầm nhìn.Về cơ bản thì Derby chính là tên lửa Python-4 mở rộng với đầu dò radar chủ động. Khi phóng từ trên không Derby có tầm bắn 50 km, tốc độ Mach 4 và mang theo đầu đạn nặng 23 kg.
Đối với phiên bản SPYDER-SR, tên lửa được phóng đi từ bệ phóng nghiêng với tầm bắn tối đa 15 km, tối thiểu 1 km, độ cao tấn công mục tiêu từ 20 m đến 9 km.Radar dẫn đường cho hệ thống SPYDER-SR là Elta EL/M 2106 ATAR 3D.
Còn với phiên bản SPYDER-MR, tên lửa được gắn thêm bộ phận khởi tốc ở đuôi và phóng đi từ bệ phóng thẳng đứng với tầm bắn tối đa 35 km và trần bay diệt mục tiêu là 16 km.Ngoài ra hệ thống SPYDER-MR còn được trang bị radar IAI/Elta EL/M-2084 thế hệ mới có tính năng cao hơn Elta EL/M 2106.
Thành phần của một tổ hợp SPYDER tiêu chuẩn gồm có 1 xe chỉ huy và điều khiển, 6 xe mang phóng tự hành với tổng số 24 đạn tên lửa, 1 xe tiếp đạn trang bị cần cẩu và 1 xe đảm bảo kỹ thuật.theo Trí Thức Trẻ
Bookmarks