QUAN-NIỆM SỰ HIỆN-HỮU CỦA THƯỢNG-ĐẾ
THEO CAO-ĐÀI GIÁO


Trong Tam-kỳ Phổ-độ đại đa số giáo-chúng Cao-Đài cũng có một niềm-tin về Thượng-Đế, giống như của tín-đồ các tôn-giáo nêu trên… Vì đây là một niềm-tin phổ-quát lưu-truyền qua lâu đời, nó đã trở thành một niềm tin vĩ-đại … Nhưng ngày nay Đức Chí-Tôn đã khải-thị cho chúng ta một học-thuyết nhất-nguyên đó là:

“Thầy tức là các Con, Các Con tức là Thầy,” (TNHT / Q1/ trang 8).

Theo khải-thị nầy thì chúng ta phải hiểu rằng: Thượng-Đế và Vũ-trụ cùngï Vạn-hữu chúng-sanh là “Một”, nghĩa là Thượng-Đế và Chúng-sanh không phải là hai thực-tại riêng-biệt. Học-thuyết nầy đã được Thượng-Đế khải-thị trong triết-học Vedanta tối cổ của Ấn-độ vào Nhứt-kỳ Phổ-độ, nhưng đã thất chơn-truyền, nay chỉ còn những bậc có tuệ-giác trong một số tôn-giáo hiểu được mà thôi. Đây là một học-thuyết thượng-thừa, đối với giáo-chúng trình-độ trung-bình rất khó lãnh-hội.

Như vậy trong Tam-kỳ Phổ-độ ngày nay, chúng ta có thể hiểu rằng Đấng Thượng-Đế của cỏi Trời, cũng là Thượng-Đế trong thiên-nhiên, và Đấng Thượng-Đế trong Thiên-nhiên cũng chính là Thượng-Đế trong con người. Theo học-thuyết nầy thì vũ-trụ thiên-nhiên và chúng-sanh đều là “Hiện thân của Thượng-Đế”. Nói tóm lại ngay cả côn-trùng thảo-mộc hễ cái gì có “Sự Sống” là có Thượng-Đế trong đó. Điều nầy trong Tam-kỳ Phổ-độ Đức Chí-Tôn cũng đã dạy rằng:

Chi chi hữu sanh cũng do bởi chơn-linh Thầy mà ra, hễ có sống ắt có Thầy. Thầy là cha của sự sống … Cái sống của chúng-sanh, Thầy phân-phát khắp càn-khôn thế-giới… ” TNHT / Q2 / Tr. 62.

Ngay khoa-học cũng đã chứng-minh rằng những giọt nguyên-sinh-chất (Protoplasma) trong suốt, gần như vô-hình, mắt ta không thể nhìn thấy, mà nó di-động nhờ hấp-thu sinh-khí thái-dương. Chính cái tế-bào đơn-độc nầy chứa mầm sống của muôn loài, là cội-nguồn của sự sống theo khoa-học thực-nghiệm. Tự nó không có thể tạo ra sự sống được, vậy thì sự sống từ đâu mà đến ? Như vậy “Sự sống” nầy chắc-chắn là do bởi Thượng-Đế, và chắc-chắn là có Ngài ẩn-tàng trong đó.

Điều nầy trong những kinh Upanisads tối cổ của Ấn-độ cũng đã đề cập đến:

Tất cả những gì tồn-tại trong vũ-trụ nầy đều được Thượng-Đế bảo-bọc”.

Đây chính là tư-tưởng đại-đồng thật-sự và rốt-ráo nhất, mà Thượng-Đế đã khải-thị cho loài người. Nên vì thế chúng ta phải bảo-tồn vạn-linh cùng với Thượng-Đế, bằng con mắt nhìn thấy Thượng-Đế một cách thật-sự trong mọi sự sống, hễ cái gì có sự sống là có Ngài. Chính Thượng-Đế ở trong từng cánh hoa, trong từng đứa trẻ sơ sinh, trong người vợ, trong người chồng, chính Ngài hiện-hữu trong người thiện và trong kẻ ác, Ngài ở trong người tội-lỗi và trong kẻ phạm tội, trong sự sống và sự chết… đó là sự tồn-tại của “chân-ngã” .

Toàn thể vũ-trụ nầy là một “Tồn-tại” thuần-nhứt về mọi phương-diện vật-chất, tinh-thần, đạo-đức và tâm-linh, chúng ta đang nhìn thấy cái Tồn-tại nầy trong nhiều hình-thức khác nhau, đó là một Linh-hồn đôc-nhứt vô-nhị trong vũ-trụ, đó chính là Thượng-Đế đang tồn-tại thường-xuyên trong vạn-hữu. Nếu Thượng-Đế không tồn-tại trong vạn-hữu ngay trong hiện-tại, thì không bao-giờ Ngài tồn-tại trên trời cao, trong quá-khứ và cũng sẽ không bao-giờ Ngài tồn-tại trong tương-lai.

Lời khải-thị của Đức Chí-Tôn, đã cho chúng ta thấy rằng từ lâu con người ngay cả những bậc triết-nhân, sau khi luống công tìm kiếm Thượng-Đế bên ngoài bản-thân, đã hoàn-tất vòng tròn và trở lại ngay điểm khởi-hành của mình - linh-hồn con người, và đã nhận rằng Đấng Thượng-Đế mà con người đã đi tìm khắp các núi-đồi thung-lũng, tìm kiếm trong mỗi giòng nước, trong mỗi đền-thờ, và trên tận trời xanh… Đấng Thượng-Đế mà con người tưởng-tượng như là Đấng đang ngồi trên thiên-đường mà ngự trị thế-gian, chính là “Chân-ngã” nên con người bấy giờ có thể nói tôi là“Ngài” và Ngài là “Tôi”. Đúng như lời Đức Chí-Tôn khải-thị:

“ Thầy tức là các con, Các con tức là Thầy”.


Khi quan-niệm trong mỗi con người có một Đấng Thượng-Đế hoàn-hảo như vậy, thì làm sao con người có thể lầm-lạc như cái tôi “phàm ngã” được. Khi con người đã thấy họ là một với Đấng Thượng-Đế của vũ-trụ, thì mọi thứ ngăn-cách sẽ không còn nữa, khi mà tất-cả nam nữ, thần thánh, cây cỏ, muôn thú và toàn thể vũ-trụ đã dung-hoà trong “thuần nhất”. Thì làm gì còn có sợ-hải, ganh ghét, vì con người có bao giờ phải sợ chính mình không ? Chừng đó mọi khổ-đau, mọi tư-tưởng xấu-xa sẽ tan-biến, và con người không có thể có những tư-tưởng xấu-xa với người khác, bởi vì chính “Tôi” là tồn-tại duy-nhưt của vũ-trụ. Cái gì tôi làm cho người khác cũng là làm cho chính tôi.

Học-thuyết nhất-nguyên mà Thượng-Đế đã khải-thị cho loài người rằng “Thầy tức là các con, các Con tức là Thầy” đã rao giảng cho mọi người những nội-dung sau đây:

- Khi hiểu rằng Con người là một với Thượng-Đế, và với tư-cách đó thì mọi linh-hồn hiện-hữu là linh-hồn của bạn, và mọi thể-xác hiện-hữu là thể xác của bạn, và nếu khi bạn làm tổn-thương bất cứ người nào khác, là bạn tự làm tổn-thương lấy mình; khi thương-yêu bất cứ người nào, tức là mình tự thương-yêu chính mình vậy. Khi mà luồng thù-hận được tung ra ngoài, dù nó làm tổn-thương ai đi nữa, thì nó cũng vẫn làm tổn-thương người trước nhất chính là bạn.

- Khi anh đã nhìn thấy Thượng-Đế tính trong vợ anh, con anh, bạn-hửu của anh, và những người sống trong cộâng-đồng với anh, và khi anh đã nhìn nhận họ là Thượng-Đế, thì làm sao anh có thể bỏ-bê, tệ-bạc, phân-biệt đối-xử với họ được. Vì con người là Đấùng Vô-biên, nhưng sở-dĩ có như vậy tại vì con người chưa ý-thức được điều đó, nhưng con người đang trên đường phấùn-đấu đạt đến ý-thức đó, và khi họ ý-thức trọn vẹn về Đấng Vô-biên nầy hiện-hữu ngay trong họ, con người cũng sẽ đi đến sự hoàn-mỹ và hoàn toàn tự-do.

- Một người có đức-tin sơ-cơ, mới bắt đầu tin vào Thường-Đế, người đó tin rằng mỗi một lần nguyện-cầu đã được một Đấng nào đó đáp-ứng, nhưng chính ra con người đã tự đáp-ứng sự nguyện-cầu của mình, mà mình không biết, những người nầy có thể nói “Lạy Chúa, con là một kẻ tội-lỗi khốn-nạn” nhưng ai sẽ giúp họ, mà chính con người là sự trợ-giúp của chính mình. Vì Con người với Thượng-Đế của vũ-tru là Mộtï, thì sự trợ-giúp trước nhất phải chính từ bản-thân con người. Cũng như con tằm đã xây cái kén quanh mình nó, thì ai sẽ cứu nó? Mà chính nó phải tự bức-phá cái kén, mà bay ra ngoài làm một con bướm tốt đẹp, như một linh-hồn tự-do, chỉ lúc đó con người mới thấy được chân-lý.

Khi con người hiểu và phấn-đấu đạt được như vậy, họ sẽ luôn luôn tự nhũ với bản-thân: “Tôi là Ngài” đó là những từ-ngữ sẽ xua tan những bạc-nhược còn trong tinh-thần của mình, những từ-ngữ nầy hiển-lộ một nghị-lực khủng-khiếp đã có sẵn trong con người, cái năng-lực vô-biên đó đang ngủ trong tâm-linh mỗi con người. Theo Yoga thượng-thừa, thì đây là lúc luồng Hoả-xà (Kundalini) nằm cuộn khúc trong đốt sống vùng eo lưng, gần huyệt mạng-môn-hoả của khoa châm-cứu học, chính là điểm linh-quang của Thượng-Đế ban cho con người, hay nói một cách khác là Thượng-Đế đang ẩn tàng trong con người, đã được sự giác-ngộ lay tỉnh và trường lên đến tận đỉnh đầu, nên khi đó con người sẽ đạt được những quyền năng siêu-phàm.

- Khi một con người đạt đến trình-độ cao nhứt là nhận chân được Thượng-Đế tính ngay trong chính mình, thì khi đó họ không còn phân-biệt chủng-tộc, màu da sắc tóc, giai-cấp, tín-ngưỡng tôn-giáo, không còn phân-biệt giới-tính, trọng nam khinh nữ, không còn kỳ-thị thân-sơ, không còn thị-phi ân-oán, hoặc bất-cứ một phân-biệt nào giữa ta và ngươi … vượt qua tất-cả để đoàn-kết tương-thân, là lúc họ đã nhận thấy con người thật nằm ngay bên trong con người.

Nói chung đối với vấn-đề tín-ngưỡng Thượng-Đế, bất kỳ dưới hình-thức nào, từ đơn-giản như trong nhân-gian, hay có một hệ-thống triết-học phong-phú như trong các tôn-giáo. Dù tin Thượng-Đế là một Đấng tối cao ở một thế giới xa-xăm nào đó, hay tin rằng Thượng-Đế luôn hiện-hữu trong tâm-khảm mỗi người. Cho đến những người không tin có Thượng-Đế nhưng vẫn còn tin-tưởng vào lương-tâm của mình. Dù không tôn-thờ Thượng-Đế, mà biết sùng-bái tổ-tiên, hiếu-kính cha mẹ, thương-yêu mọi người. Đối với tất-cả niềm-tin nầy cũng đều chánh-tín và hữu-ích cả, vì theo chơn-truyền của Tam-kỳ Phổ-độ thì họ cũng đã tin vào Thượng-Đế, bởi Thượng-Đế hiện-hữu trong tất cả. Khi con người có tin-tưởng thì mới biết thành-kính và thương-yêu, mà khi đã thành-kính thương-yêu, thì mới biết giữ mọi hành-tàng của mình trong sạch, để khỏi bị lương-tâm cắn-rứt tức là bị Thượng-Đế trừng-phạt, và từ đó chúng ta sẽ có một mẫu-số chung, đó là sự thanh-bình an-lạc cho mọi người. Nói cho cùng thì tất-cả mọi cố gắng của các tôn-giáo, cũng chỉ nhắm mục-đích hướng-thiện để con người có được sự an-lạc cho bản-thân, an-lạc cho gia-đình, bình-an cho xã-hội, thanh-bình cho thế-gian mà thôi.

Chúng ta chỉ sợ cho những hạng người không tin-tưởng gì cả, đã không tin-tưởng ở Thượng-Đế mà cũng không kể đến sự hiện-hữu của lương-tâm, thì đó mới chính là những kẻ không những gây tai-họa cho bản- thân, mà còn gây tai-hoạ cho gia-đình, cho đất nước và cho cả xã-hội loài người nữa.

Vì những lý-do nêu trên, nên tất-cả niềm-tin vào Thượng-Đế đang tồn-tại, có từng thứ bậc là điều cần-thiết, chúng ta hãy để cho mỗi người được tự-do theo đuổi quan-điểm của mình, đừng làm tổn-thương, đừng phủ-nhận niềm tin của ai hết, bạn hãy chấp-nhận quan-điểm của mỗi người từ vị-trí của họ, đừng đả-kích, phá-hoại hay làm thương-tổn đến niềm-tin về “Đấng Đã Tạo-Lập Nên Vũ-trụ” của họ, và nếu có thể bạn hãy giúp họ một tay để nâng quan-điểm của họ lên một vị-trí cao hơn. Tất-cả lâu ngày chầy tháng, sau cùng họ cũng sẽ đi đến chân-lý nhất-nguyên tuyệt-đối là “Thượng-Đế Vũ-trụ và Vạn-hữu chúng sanh là Một”. Tức là Thượng-Đế cũng là Tạo-vât, và Tạo-vật cũng là Thượng-Đế.

Vì những lý-do nêu trên mà người tín-đồ đồ Cao-đài-giáo tuân-thủ quy-giới của Tam-giáo, vâng theo lời dạy của các vì Giáo-chủ. Vì tất-cả đều phát-xuất từ một chân-lý tối-thượng, đó là Thượng-Đế, một Đấng hiện-hữu ở khắp mọi nơi.


Kết luận