Trang 1 trong 7 1234567 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 121

Ðề tài: Tâm vốn thanh tịnh hay không thanh tịnh

  1. #1

    Mặc định Tâm vốn thanh tịnh hay không thanh tịnh

    Salad tìm hiểu nhiều về các tài liệu nói về thiền tông trên mạng internet, gặp được một tư tưởng thế này , chẳng biết đúng hay sai, chẳng biết có thật vậy hay không ? nay đem ra để chư huynh cùng nhau suy xét
    "Hỏi: Có nơi nói rằng Tâm vốn sẵn thanh tịnh, chỉ vì vọng khởi làm che lấp chân tính. Nếu chúng ta biết gạn lọc vọng trần thì Tâm lại thanh tịnh như xưa. Đúng chăng?

    Đáp: Nếu trước kia Tâm vốn sẵn thanh tịnh, rồi bị trần lao che lấp thì cái Tâm thanh tịnh đó không đủ sức tự giữ lấy mình. Nếu nó đủ sức tự giữ lấy mình thì đâu có bị trần lao khởi lên che lấp! Bây giờ chúng ta có khổ công tu hành để tìm lại cái Tâm đó thì ngày nào đó nó cũng bị trần lao che lấp lại. Thế nên cái thuyết nói Tâm vốn thanh tịnh cần được xét lại."
    kính xin quý Thầy, quý Sư cô tổ chức cầu siêu cho cụ bà Trần Thị Xuân hưởng dương 87t để thể hiện sự bác ái, từ bi vô lượng của Phật giáo

  2. #2

    Mặc định

    Nếu vậy tu học làm gì ?
    Câu này thoạt đầu nghe dường như đúng - nhưng thực ra đã sai từ nhận thức cơ bản rồi - Muốn biết điều này xin xem bộ Lăng Già Tâm Ấn.
    Nhưng trao đổi cần thực tâm thực học chứ đừng lý thuyết làm tăng trưởng ngã mạn chẳng được ích lợi gì.

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nhoc_salad Xem Bài Gởi
    Salad tìm hiểu nhiều về các tài liệu nói về thiền tông trên mạng internet, gặp được một tư tưởng thế này , chẳng biết đúng hay sai, chẳng biết có thật vậy hay không ? nay đem ra để chư huynh cùng nhau suy xét
    "Hỏi: Có nơi nói rằng Tâm vốn sẵn thanh tịnh, chỉ vì vọng khởi làm che lấp chân tính. Nếu chúng ta biết gạn lọc vọng trần thì Tâm lại thanh tịnh như xưa. Đúng chăng?

    Đáp: Nếu trước kia Tâm vốn sẵn thanh tịnh, rồi bị trần lao che lấp thì cái Tâm thanh tịnh đó không đủ sức tự giữ lấy mình. Nếu nó đủ sức tự giữ lấy mình thì đâu có bị trần lao khởi lên che lấp! Bây giờ chúng ta có khổ công tu hành để tìm lại cái Tâm đó thì ngày nào đó nó cũng bị trần lao che lấp lại. Thế nên cái thuyết nói Tâm vốn thanh tịnh cần được xét lại."
    Tâm ở đây theo mình là tâm đạo hay nói theo từ bây giờ là các qui luật. Còn với mỗi người ở thế giới này phải học hỏi phải tu luyện để từ phàm tâm trở về được cái hằng tâm đó. Nó đòi hỏi rất tinh tấn và trí tuệ đó.
    VÔ VI LÀ HỌC NƠI TẤT CẢ VÀ HÒA NƠI TẤT CẢ

  4. #4

    Mặc định

    Thế nhưng có người hỏi :
    Tâm ở đâu?
    Khi ta làm việc gì hay một hành động gì, đó là do tâm ta khởi lên Ý và khiến THÂN ta phải HÀNH.
    Khi bạn niệm Phật là TÂM bạn đang niệm đó, các vọng tâm lần lần do thức sẽ mang đến, vậy thì chánh niệm của bạn hiện giờ là gì? - là bạn đang niệm phật.
    Tâm của người tu đúng đắn , họ rất dễ gần và từ bi, bình đẳng, họ không xem họ cao hơn ai, con chó họ cũng thương như con gián....huống chi con người....không phân biệt giàu nghèo sang hèn....tâm họ luôn mong hạnh phúc cho người khác.
    Tâm vốn thanh tịnh, nhưng vì sự sống đã trải qua, các điều học hỏi ở đời thường các cách xử thế đã thêm vào các định kiến do các thức, các sách vỡ đã đọc qua , các kiến thức đã có được, dần dần tâm thanh tịnh teo nhỏ lại, nhường chổ cho cái phàm tâm để hòng đối nhân thế ...
    Người tu chơn chánh là biết làm cho cái tâm của mình lớn mạnh lên, tu tập được cách nhiếp ngoại cảnh , ngoại vi qua TÁNH mà không qua THỨC , lúc đó TÂM sẽ không còn rung động đời thường.Muốn vậy hành giả cần phải XẢ BỎ CHẤP TRƯỚC, PHÁ CHẤP LÀ PHÁ MÊ LẦM LÀ PHÁ VÔ MINH

    Xem tam độc THAM SÂN SI như là cái áo mà người đời xã hội đã cho ta mang vào, phải dụng tâm và pháp hành để cởi bỏ nó ra , càng bỏ nhiều lớp áo thì ta sẽ thấy càng mát mẻ, vì khi mới sinh ai cũng hai bàn tay trắng mà! Từ đó phiền não dần xa, niết bàn dần lô.
    Cái gì giúp giảm TÂM THAM đây ?
    - BỐ THÍ
    Cái gì giúp giảm TÂM SÂN đây ?
    - THIỆN NGHIỆP, SỨC KHỎE , HỶ XẢ, PHÁ CHẤP
    Cái gì giúp giảm TÂM SI đây ?
    - Vạn vật vô thường huyễn ảo .
    Như vậy :

    Thị Tâm tác Phật là đây

    Nam Mô Công đức lâm Bồ Tát
    Um Ami Dewa Hrih
    Last edited by Vân Quang; 21-11-2009 at 11:51 AM.

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  5. #5

    Mặc định

    nếu Salad nhớ ko lầm thì trong 1 bài kệ rất nổi tiếng của Lục tổ... Ngài đã nêu lên sự thanh tịnh hằng hữu của tâm...
    kính xin quý Thầy, quý Sư cô tổ chức cầu siêu cho cụ bà Trần Thị Xuân hưởng dương 87t để thể hiện sự bác ái, từ bi vô lượng của Phật giáo

  6. #6

    Mặc định

    -hihi tâm mà nó xuất hiện ỡ trần gian này ,đều là tâm lộn xộn tâm bắt ỗn.,tâm nặng nề..nên mới rớt xuống đầu ông địa này..còm tâm thanh nhẹ nhàn như bong bóng bay vòng vòng chơi đâu có chạm đất trần gian được..trừ khi bị xì khí đá mới té xuống trần thôi..nên lầm lẫn tâm tịnh với kg,..hèhe//có tranh mới có lý...thú
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

  7. #7

    Mặc định

    Quý đạo hữu thân mến ! không có gì phải bối rối nhe, vấn đề này giải quyết một cách nhẹ nhàng nhe. Chỉ là nhầm lẫn vậy thôi.

    Nay kính một câu chuyện dài thảnh thơi thơi thảnh rồi hẵn đọc cho vui
    .



    Hồi xửa hồi xưa, bên xứ Trung Hoa, , đến hẹn lại lên, triền miên bất tận, triều đình thối nát, chư hầu khắp nơi nỗi lên xưng hùng tranh bá, chiến tranh loạn lạc, máu đổ đầu rơi, mùa màng thất bát, bệnh dịch hoành hành, nỗi khổ can qua cộng với bao nỗi khổ khác khiến dân chúng phải sống cảnh lầm than, phải chịu nhiều nỗi thống khổ tận xương tủy, nhiều cảnh đời sống dở chết dở….

    Khổ quá sá khổ, nên tâm lý nhiều người luôn bất an, luôn cầu trời khấn Phật, cầu xin gia tiên, thần thánh phù hộ độ trì, họ luôn phải khẩn cầu, bất cứ vị thần nào miễn sao tai qua nạn khỏi, sống đời bình an, thoát cảnh cơ hàn, bệnh dịch, chết chóc, mà mọi người đâu hay rằng mình có sẵn hạt giống Phật, không biết, không tự tin mình sẽ làm được như Phật đã từng, đó là mình có thể tự mình thoát khổ, những tưởng rằng Phật cũng như bao vị thần tiên khác, chắc là ghê gớm lắm, làm được những chuyện siêu phàm nhập thánh ban phước giáng họa….ôi chao !

    Đức Sakyamuny, cũng mang thân người, cũng tóc đen máu đỏ, cũng áo vải chân không như bao nhiêu người khác, ngài rất bình thường, nhưng lại làm được những chuyện hết sức phi thường , tâm Ngài thì đố ai đo lường, từ bi vô lượng, thanh tịnh vô biên không biết đâu mà lần, vô chấp, vô trước, vô thủ, vô xả, vô nhiễm, vô đủ thứ vô…bao la rộng lớn!

    Mượn hư không để ví như tâm Ngài, mượn rỗng rang thanh tịnh để trỏ tâm Ngài, mượn chân như bao la vô tận dung chứa đầy khắp để nói tâm ngài ….

    Chỉ thẳng tâm Người không vòng vo tam quốc là vì vậy!

    Tức tâm tức Phật ngoài tâm này ra không còn tâm nào khác là vì vậy!

    Tín Tâm Minh là vì vậy.

    HÃY MẠNH DẠN TIN TƯỞNG ĐI ! PHẬT ĐÃ DẠY RỒI, PHẬT LÀ CHÚNG SINH ĐÃ THÀNH ,

    CHÚNG SINH LÀ PHẬT SẼ THÀNH !

    HÃY LÀM THEO ĐÚNG PHÁP MÀ NGƯỜI ĐÃ DẠY.

    NHẤT ĐỊNH MỌI NGƯỜI SẼ THOÁT KHỎI MỌI KHỔ ÁCH !

    Ôi chao khổ lắm nói mãi !

    Cùng với nhiều phương thuốc khác nữa được bào chế !

    Hầu giúp mọi người thoát khỏi cảnh khổ .

    Đó là chuyện hồi xưa ở bên xứ Trung Hoa, được minh họa như sau :

    “Khi Ngài lầm lũi gánh củi từ rừng về, chạy gạo hàng ngày để nuôi Mẹ. Bụng thì đói, bó củi thì quá nặng so với thân hình bé nhỏ của Ngài. Sức nặng của bó củi chắc có lẽ cũng chưa nặng bằng cái nặng của cảnh nghèo đói, cộng thêm cái cảnh mẹ già bệnh nặng cần tiền để mua thuốc, và cái tủi nhục của cảnh thất học của một loại người miền Nam, mang tiếng là mọi rợ, nặn đầu, nặn óc không ra một chữ...Ruột thì rối như tơ vò, không biết lần này với bó củi nhỏ bé này mình đổi được bao nhiêu xu đây! Nợ nần thì réo gọi...không biết lần này mình sẽ ăn nói ra sao khi họ đến nhà chửi mắng, đòi nợ...Không phải là Ngài yếu hèn gì cho cam, nhưng mỗi khi kiệt sức dưới sức nặng của cảnh khổ nhục, trong hơi thở hổn hển, mỗi lần Ngài nghỉ mệt giữa cái dốc này thì nước mắt cứ tự động trào ra...
    Và ngay lúc đó có người ê a đọc câu: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm!” Ngài liền thấy nhẹ hẳn người: cảnh nghèo, sự thất học, gánh nặng của bó củi, tất cả vẫn còn đó. Nhưng tâm trí của Ngài đã có lối thoát: Tất cả chỉ là hiện tượng có rồi mất, đầy rồi vơi, ướt rồi khô, tối rồi sáng...Mắc mớ gì mà mình phải mệt nhọc với nó chớ...Cuộc đời là như thế! Không phải giàu, không phải vừa đủ ăn, không phải nghèo mà có thể đem lại hạnh phúc! Chỉ có cái không sanh tâm trước ngoại cảnh, không bi thảm hoá thêm trong nội tâm: Đó là chân hạnh phúc!!!” ( đoạn này copy dê bên trang HSTD – thank chú HL).


    Hồi nãy hồi nay tại xứ Việt nam, đến hẹn lại lên, triền miên bất tận, Sài gòn đất chật người đông, lô cốt đầy đường, nhưng mưa thì vẫn cứ ngập, eo xèo bát nháo, danh lợi lợi danh, u mê đầy khắp…. tội nghiệp đám nhỏ , ngày lễ thầy cô, rủ rê ra đường, chỉ thấy niềm vui chứ không đe họa hoạng, trên thì như nhện giăng tơ, dưới đầy bụi khói ô nhiễm, đường xá thì như …

    Thôi mệt quá không kể nữa !

    Chắc chắn một điều là tâm rỗng rang thanh tịnh là chỉ tâm Phật.

    - Suy luận trên của ai kia là đúng nếu chấp cứng một điều chân như chân tính tâm thanh tịnh là kết quả sẵn có, ụa hồi đó mình khôn sau bây giờ mình ngu dữ vầy nè ? thôi hổng thèm tu theo kiểu này nữa đâu!

    - Tất nhiên LÀ SAI vì tâm thanh tịnh phải tu ghê lắm mới đạt được, phật tánh, chân như chỉ là cơ sở hay cửa vào Phật đạo mà thôi, hạt giống thì ai cũng có sẵn nhưng phải gia công, tưới nước chăm bón, từng ngày, từng giờ mới lớn lên được, mới đạt được chút thanh tịnh tâm, mới thoát kiếp luân hồi . Thử hỏi có còn quay lại ngu ngơ khờ khạo nữa không ?

    “Tèo ơi dậy đi con sáng rồi còn phải đi học nữa chứ !
    Nghe tiếng mẹ gọi, cu tèo nhà ta bàng hoàng chợt tỉnh.”

  8. #8

    Mặc định



    Đường đến trường
    Mênh mông nước
    Khẳng khái vô tư tèo đen bước.

    Đồ xếp lại
    Cất trong tặp
    Nở nụ cười tươi vui đến trường.

  9. #9

    Mặc định

    -hihi..muôn loài vạn vật đều có tâm ..vậy thữ hõi trái đất này có ấy tâm!..tâm chuyễn biến cũa nó ra sao nhĩ..ta sống đứng ỡ trên nó mà kg biết nguy hiễm lắm!..hê hê tâ cũa ông địa..ayza
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

  10. #10

    Mặc định

    Tâm sanh tâm diệt vậy! Hư không hư không tạng bồ tát!

  11. #11

    Mặc định

    - Người đến đây tìm ta có việc gì ?
    - Thưa. tâm con không an, xin Thầy an tâm cho con
    - Tâm nhà ngươi đâu ? Mang ra ta an cho
    ....
    - Thưa Thầy. Con không biết ạh
    - Haha... vậy là Thầy an tâm cho con rồi...
    Nếu biết quay lại, quán chiếu vào những lăng xăng, loạn động. Chúng sẽ mất đi, giống như ánh sáng rọi vào bóng đêm... Vậy bóng tối và bóng đêm cái nào hằng hữu ?
    kính xin quý Thầy, quý Sư cô tổ chức cầu siêu cho cụ bà Trần Thị Xuân hưởng dương 87t để thể hiện sự bác ái, từ bi vô lượng của Phật giáo

  12. #12

    Mặc định

    =muốn biết tâm ỡ đâu ?tâm là gì/ hê hê quá dễ..chĩ cần cột cục đá 50 kí vào người rồi nhẫy
    xuống sông là biết ngay..
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

  13. #13

    Mặc định

    Hư không vốn thanh tịnh hay không thanh tịnh?

  14. #14

    Mặc định

    tịnh hay ko tịnh do cái quan sát của từng người ,ví dụ trên d đ này ai cũng có ăn một đòn chung ,nhưng mỗi người có một cảm giác khác nhau ,người cho là an ủi ,người cho là sỉ nhục ,người cho là đau đớn ,còn mình cho là bài học đáng quý ,tịnh hay ko tịnh tự tâm động hay ko động vậy thôi

  15. #15

    Mặc định

    Bát Nhã nói Không vì nó do nhân duyên sinh nên không chủ thể. Cho nên chữ Không trong kinh Bát Nhã còn gọi là tánh Không. Hệ thống Bát Nhã gọi đó là tự tánh Không. Tức là không có chủ thể, không tự tánh nhưng sự vật vẫn có giả tướng của nó khi đủ duyên tụ hội.tánh Không là thực thể không của các pháp.Chúng ta thử nghiệm lại thân mình có phải là tạm bợ hay không? Nếu thân chắc chắn chân thật thì không bao giờ hoại. Vì do duyên hợp nên thiếu duyên thì nó sanh ra bệnh tật rồi đi đến bại hoại.Vì vậy đức Phật nói thân này vô ngã. Vì vô ngã nên không chủ thể, bởi không chủ thể nên tùy duyên mà thành, tùy duyên mà hoại, không phải lúc nào cũng nguyên vẹn. Đó là ý nghĩa cụ thể của đạo Phật.
    Tác hữu trần sa hữu
    Vi không nhất thiết không
    Hữu không như thủy nguyệt
    Vật trước hữu không không.

    Tạm dịch:
    Có thì muôn sự có
    Không thì tất cả không
    Có không trăng đáy nước
    Đừng mắc có không không.

  16. #16

    Mặc định

    đúng rồi... vượt qua giữa cái có và cái không.... ấy là pháp Bất Nhị... con đường Trung đạo mà phải thế chăng ?
    kính xin quý Thầy, quý Sư cô tổ chức cầu siêu cho cụ bà Trần Thị Xuân hưởng dương 87t để thể hiện sự bác ái, từ bi vô lượng của Phật giáo

  17. #17

    Mặc định

    Không thấy tâm đâu cả. Vậy là thanh tịnh hay không thanh tịnh?
    VẠN PHÁP TÙY DUYÊN SANH.

  18. #18

    Mặc định

    Tùy nhân duyên!

  19. #19

    Mặc định

    Toàn là cao nhân ... mạc nhân học hỏi thêm rất nhiều ...cám ơn nhiều lắm ...

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dieungoc2552 Xem Bài Gởi
    Tác hữu trần sa hữu
    Vi không nhất thiết không
    Hữu không như thủy nguyệt
    Vật trước hữu không không.
    Không hiểu lắm nhưng thấy hay. Hôm nào PM cho lão mấy bài kệ như trên nữa nhé. Lão cảm ơn trước.
    VẠN PHÁP TÙY DUYÊN SANH.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Cần mua 01 thanh kiếm cũ
    By hailangtu79 in forum Nơi Rao vặt, Trao đổi, Hiến tặng ...
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 30-04-2010, 10:54 AM
  2. Đạo Thanh Hải là gì?
    By habinguyen in forum Mật Tông
    Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 31-12-2008, 11:41 AM
  3. đại Lễ ở Chùa Tam Thanh
    By lien hoa dieu hy in forum Đạo Phật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 04-02-2008, 11:35 PM
  4. “Dòng suối thanh xuân”
    By Cherish in forum Cộng đồng Mạng XH,Trò chuyện vui, Spam, Xả stress
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 31-01-2008, 11:49 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •