kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Câu đối của thí sinh bướng bỉnh

  1. #1

    Mặc định Câu đối của thí sinh bướng bỉnh

    Vào khoảng cuối đời Lê, có Nguyễn Hòe, một học sinh rất sắc sảo (không rõ lai lịch ra sao) đi thi hương. Quan chủ khảo năm ấy cũng tên là Hòe, vì thế khi xướng quyển người ta kiêng tên quan phải đọc chệch là Nguyễn Huề. Nguyễn Hòe biết thừa nhưng cố tình không chịu vào. Người xướng quyển xướng đi xướng lại mấy lần, mọi người đã vào hết, riêng Hòe vẫn còn đeo ống quyển đứng yên. Cuối cùng, người xướng quyển chõ loa vào Hòe mà hỏi họ tên. Hòe liền gào to: "Tôi là thằng Hòe"
    Người xướng vặn:
    - Sao gọi mãi không vào?
    Hòe đáp cứng cỏi:
    - Chỉ thấy gọi thằng Huề chứ có thấy gọi thằng Hòe đâu?
    Sau người xướng phải xướng to đúng tên Hòe, bấy giờ Hòe mới chịu vào.
    Thấy thí sinh bé oắt mà ương ngạnh, quan chủ khảo sai giữ Hòe lại để hỏi vặn nghĩa lý văn chương. Hỏi đến đâu nhất nhất Hòe đều đối đáp trôi chảy đến đấy, quan liền ra một câu đối:


    Lạn tương như, tư mã twng như, danh tương như nhưng thực bất tương như


    Có ý lên giọng kẻ cả rằng hai đằng cùng tên Hòe, nhưng một đằng quan một đằng học trò, so bì với nhau sao được.
    Hòe liền đối lại:


    Ngụy Vô Kỵ, Trưởng tôn Vô Kỵ, bỉ vô kỵ, ngã diệc vô Kỵ

    (Ngụy Vô Kỵ: người thời Chiến quốc. Trưởng tôn Vô Kỵ: người thời Đường, Kỵ còn có nghĩa là kiêng dè).
    Nghĩa là: Ngụy Vô Kỵ, Trưởng tôn Vô Kỵ, ngươi không sợ thì ta cũng không sợ.
    Quan chủ khảo thấy đối xược, căm lắm nhưng cũng phải phục tài, vì chữ Tương như trong câu vừa là tên người, mà lại vừa có nghĩa là "như nhau", được Hòe đối rất chọi với chữ Vô Kỵ: cũng vừa là tên người, lại vừa có nghĩa là "không sợ".
    Sau đó quan ra một câu khác có ý khuyên răn:


    Xỉ tính cương, thiệt tính nhu, cương tính bất như nhu tính cửụ

    Nghĩa là: Răng tính rắn, lưỡi tính mềm, tính rắn sao bằng tính mềm bền lâu.
    Nhưng Hòe nào chịu, đối lại ngay rằng:


    Mi sinh tiền, tu sinh hậu, tiền sinh bất nhược hậu sinh trường.

    Nghĩa là: Lông mày sinh trước, râu sinh sau, sinh trước chẳng bằng sinh sau dài.
    Ngụ ý bảo quan chủ khảo tuy đẻ trước, nhưng dại thì sao bằng đẻ sau mà khôn.
    Đến đây, quan chủ khảo biết Hòe là tay thông minh mà bướng bỉnh, không còn dám vặn vẹo gì nữạ
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  2. #2

    Mặc định Làm thơ khất nợ

    Lúc thiếu thời, Nguyễn Công Trứ đã từng được người đời liệt vào hàng các tay đổ bác có tiếng. Ông vớ của thiên hạ cũng đã lắm, mà thua thiệt nợ nần người ta thì cũng nhiều.
    Một lần đi đánh tổ tôm bị thua rồi mang nợ. Chủ nợ là một ông già, đến đòi năm lần bảy lượt mà Nguyễn Công Trứ cũng vẫn không có tiền giả.
    Sau ông lão đòi rát quá, Nguyễn Công Trứ đành phải đi lục lọi rương hòm xem có gì đáng giá để đem cầm đợ mà lấy tiền trang trải. Nhưng khốn thay, lục mãi mà vẫn chẳng khui ra được gì ngoài mấy quyển sách nát. Túng thế, Nguyễn Công Trứ mới đọc liều cho ông già một bài thơ để xin khất nợ. Thơ rằng:


    Thân "bát văn" tôi đã xác vờ.
    Trong nhà còn biết "bán chi" giờ?
    Của trời cũng muốn "không thang" bắc,
    Lộc thánh còn mong "lục sách" chờ.
    Thiên tử "nhất văn" rồi chẳng thiếu.
    Nhân sinh "tam vạn" hãy còn thừa.
    Đã không "nhất sách" kêu chi nữa?
    "Ông lão" tha cho cũng được nhờ! (1)


    Ông lão rắp tâm đòi cho bằng được, thấy Nguyễn Công Trứ giở thơ ra đã có ý bực. Nhưng lần lần nghe qua cả bài thấy thơ hay mà khéo quá; câu nào cũng có tên một quân bài tổ tôm, mà đồng thời lại nói lên được cái cảnh học trò kiết không tiền...
    Vì thế ông lão nghĩ thương tình và mến tài, bằng lòng cho Nguyễn Công Trứ khất nợ.

    ----------------------

    (1) Chỗ tài tình của bài thơ là ở chỗ Nguyễn Công Trứ khéo vận dụng những tên quân bài tổ tôm (như: bát văn, bán chi, không thang, lục sách, nhất văn, tam vạn, nhất sách, ông lão) vào bài thơ, nhưng đồng thời những danh từ ấy vẫn có nghĩa thông thường.
    - Bát văn: tên quân bài có vẽ một thân hình lươn khươn, yếu ớt, tượng trưng hài hước một anh học trò; vì vậy thân bát văn là nói bóng thân học trò.
    - Bán chi: tên quân bài, và nghĩa thứ hai là bán cái gì bây giờ?
    - Không thang: tên quân bài, nghĩa khác là không thang để bắc lên trời.
    - Lục sách: tên quân bài, nghĩa thứ hai là lục tìm trong đống sách vở.
    - Nhất văn: tên quân bài, nghĩa khác là thoắt nghe (đây lấy trong câu: "Nhất văn thiên tử chiếu, tứ hải trạng nguyên tâm". Nghĩa là: Vừa nghe chiếu vua mở khoa thi, bốn biển đã nức lòng muốn chiếm trạng nguyên.
    - Câu này còn có ý bảo: nay mai tôi đỗ đạt rồi chẳng thiếu gì tiền.
    - Tam vạn: tên quân bài, nghĩa nữa là ba vạn ngày, tức suýt soát một đời người.
    - Nhất sách: tên quân bài, nghĩa thứ hai là một mưu kế.
    - Ông lão: tên quân bài, nghĩ khác chỉ ông lão chủ nợ.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi 470525 Xem Bài Gởi
    Vào khoảng cuối đời Lê, có Nguyễn Hòe, một học sinh rất sắc sảo (không rõ lai lịch ra sao) đi thi hương. Quan chủ khảo năm ấy cũng tên là Hòe, vì thế khi xướng quyển người ta kiêng tên quan phải đọc chệch là Nguyễn Huề. Nguyễn Hòe biết thừa nhưng cố tình không chịu vào. Người xướng quyển xướng đi xướng lại mấy lần, mọi người đã vào hết, riêng Hòe vẫn còn đeo ống quyển đứng yên. Cuối cùng, người xướng quyển chõ loa vào Hòe mà hỏi họ tên. Hòe liền gào to: "Tôi là thằng Hòe"
    Người xướng vặn:
    - Sao gọi mãi không vào?
    Hòe đáp cứng cỏi:
    - Chỉ thấy gọi thằng Huề chứ có thấy gọi thằng Hòe đâu?
    Sau người xướng phải xướng to đúng tên Hòe, bấy giờ Hòe mới chịu vào.
    Thấy thí sinh bé oắt mà ương ngạnh, quan chủ khảo sai giữ Hòe lại để hỏi vặn nghĩa lý văn chương. Hỏi đến đâu nhất nhất Hòe đều đối đáp trôi chảy đến đấy, quan liền ra một câu đối:


    Lạn tương như, tư mã twng như, danh tương như nhưng thực bất tương như


    Có ý lên giọng kẻ cả rằng hai đằng cùng tên Hòe, nhưng một đằng quan một đằng học trò, so bì với nhau sao được.
    Hòe liền đối lại:


    Ngụy Vô Kỵ, Trưởng tôn Vô Kỵ, bỉ vô kỵ, ngã diệc vô Kỵ

    (Ngụy Vô Kỵ: người thời Chiến quốc. Trưởng tôn Vô Kỵ: người thời Đường, Kỵ còn có nghĩa là kiêng dè).
    Nghĩa là: Ngụy Vô Kỵ, Trưởng tôn Vô Kỵ, ngươi không sợ thì ta cũng không sợ.
    Quan chủ khảo thấy đối xược, căm lắm nhưng cũng phải phục tài, vì chữ Tương như trong câu vừa là tên người, mà lại vừa có nghĩa là "như nhau", được Hòe đối rất chọi với chữ Vô Kỵ: cũng vừa là tên người, lại vừa có nghĩa là "không sợ".
    Sau đó quan ra một câu khác có ý khuyên răn:


    Xỉ tính cương, thiệt tính nhu, cương tính bất như nhu tính cửụ

    Nghĩa là: Răng tính rắn, lưỡi tính mềm, tính rắn sao bằng tính mềm bền lâu.
    Nhưng Hòe nào chịu, đối lại ngay rằng:


    Mi sinh tiền, tu sinh hậu, tiền sinh bất nhược hậu sinh trường.

    Nghĩa là: Lông mày sinh trước, râu sinh sau, sinh trước chẳng bằng sinh sau dài.
    Ngụ ý bảo quan chủ khảo tuy đẻ trước, nhưng dại thì sao bằng đẻ sau mà khôn.
    Đến đây, quan chủ khảo biết Hòe là tay thông minh mà bướng bỉnh, không còn dám vặn vẹo gì nữạ
    Thí sinh đó là Nguyễn Thượng Hiền mà. Lai lịch rất rõ ràng :hee_hee:

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Công Ty Dọn Vệ Sinh
    By DuongTieuMy in forum Hỏi-Đáp, Tư Vấn
    Trả lời: 14
    Bài mới gởi: 18-04-2012, 09:18 PM
  2. Cháu bé này có sinh phạm giờ kim sà?
    By ngoc_hoa in forum Tử Vi
    Trả lời: 34
    Bài mới gởi: 05-04-2011, 12:09 PM
  3. Bé gái sơ sinh sống lại sau 5 giờ đông lạnh
    By dragonle in forum Sưu Tập Khác...
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 20-08-2008, 09:49 AM
  4. Lịch Sử Lễ Sinh Nhật.
    By Thanhbinh123 in forum Văn Hóa - Phong Tục - Lễ Hội
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 28-07-2008, 07:41 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •