Xin hỏi bộ Upanishads (Áo nghĩ thư trong kinh Vệ đà) đã từng được dịch ra tiếng Việt và xuất bản chưa? Tôi có tìm được bộ tiếng Anh nhưng ngôn ngữ tôn giáo rất khó dịch nên muốn tham khảo bộ tiếng Việt.
Xin hỏi bộ Upanishads (Áo nghĩ thư trong kinh Vệ đà) đã từng được dịch ra tiếng Việt và xuất bản chưa? Tôi có tìm được bộ tiếng Anh nhưng ngôn ngữ tôn giáo rất khó dịch nên muốn tham khảo bộ tiếng Việt.
0_
Tie^.n tay ba'c bu*'t mo^.t hai ka^u trong A'o Nghi~a Thu* gia?ng em nghe vo*'i. Ko' ma kho^ng chi.u se? chia la` xa^'uxi'xa na('m -d.o
Link đây thưa cụ: http://www.sacred-texts.com/hin/sbe01/index.htm
Cái này là do gooogle ra nên không gọi là chia sẻ. Đọc còn chưa hiểu nên không "gia?ng" được.
0_
Kảm ơn bác đã cho đường dẫn. Em chỉ mới mò vào chtrang đầu ma hai kon mắt đã hoa cả nên, kứ như hoa đóm giũa hư không vậy , đúng nà "ảo hoá"
Dịch một đoạn, bà con thử coi cho vui. Những từ vựng Sanskrit có ai biết xin chỉ cho tui nhé.
KHÂNDOGYA-UPANISHAD.
PRAPÂTHAKA 1
KHANDA 1
1. Người hãy quán âm tiết Om, gọi là udgitha, để udgitha được hát lên, khởi đầu với OM.
Lý đầy đủ của Om, tuy thế, là như vầy:
2. Tinh chất sự sống là đất, tinh chất của đất là nước, cây cỏ nhờ nước, người nhờ cây cỏ, tinh hoa của người là lời nói, tinh hoa của lời nói là Rig Veda, tinh hoa của Rig Veda là Sama Veda, tinh hoa của Sama Veda là udgita (tức là Om).
3. Udgita đó (Om) là tột cùng của mọi tinh hoa, là cao nhất, xứng đáng ở vị trí cao nhất, tầng thứ tám.
4. Vậy còn Rik là gì? Saman là gì? Udgita là gì? Đây là câu hỏi.
5. Rik, thực vậy, là lời nói, Saman là hơi thở, Udgita là chủng tự Om. Vậy nên nói và thở, hay Rik và Saman, tạo thành một cặp.
6. Và cặp đó hiệp lại trong âm Om. Như khi hai người đến với nhau, họ bù đắp những ham muốn của nhau.
7. Vậy nên ai biết đến điều này, quán trên âm tiết Om, sẽ là kẻ bù đắp những ham muốn.
8. Âm đó là âm tiết của sự chấp nhận, bất cứ khi nào ta chấp nhận điều gì, ta nói Om - được. Chấp nhận là hài lòng. Vậy nên ai biết đến điều này, quán trên âm tiết Om, sẽ là kẻ thoả mãn những ham muốn.
9. Bởi âm tiết đó mà ba hiểu biết (sự hiến thân Soma, là nền tảng của ba kinh Vệ Đà) được khởi. Khi tu sĩ Adhvaryu ra lệnh, ông nói Om. Khi tu sĩ Hotri kể chuyện, ông nói Om. Khi tu sĩ Udgatri hát, ông nói Om, thảy đều để ngợi ca âm tiết này. Ba hiểu biết (sự hiến thân) khởi lên nhờ sự vĩ đại của thanh âm này (những hơi thở sống), và bởi sự thiết yếu của nó (sự dâng hiến)
10. Bởi thế nó sẽ theo cả hai, kẻ biết lẫn kẻ không biết nó (về cái nghĩa thực của âm tiết Om), và kẻ không biết cũng sẽ thực hiện sự hiến thân. Nhưng không xảy ra giống như vậy với hiểu biết và sự vô tri. Sự hiến thân mà một người làm với hiểu biết, tin tưởng thì Upanishad mạnh mẽ hơn.
Như vậy là toàn bộ lý giải cho âm tiết Om.
Nguyên bản tiếng Anh
KHÂNDOGYA-UPANISHAD.
FIRST PRAPÂTHAKA.
FIRST KHANDA 1.
1. LET a man meditate on the syllable 2 Om, called the udgîtha; for the udgîtha (a portion of the Sâma-veda) is sung, beginning with Om.
The full account, however, of Om is this:--
2. The essence 3 of all beings is the earth, the essence of the earth is water, the essence of water
p. 2
the plants, the essence of plants man, the essence of man speech, the essence of speech the Rig-veda, the essence of the Rig-veda the Sâma-veda 1, the essence of the Sâma-veda the udgîtha (which is Om).
3. That udgîtha (Om) is the best of all essences, the highest, deserving the highest place 2, the eighth.
4. What then is the Rik? What is the Sâman? What is the udgîtha? 'This is the question.
5. The Rik indeed is speech, Sâman is breath, the udgîtha is the syllable Om. Now speech and breath, or Rik and Sâman, form one couple.
6. And that couple is joined together in the syllable Om. When two people come together, they fulfil each other's desire.
7. Thus he who knowing this, meditates on the syllable (Om), the udgîtha, becomes indeed a fulfiller of desires.
8. That syllable is a syllable of permission, for whenever we permit anything, we say Om, yes. Now permission is gratification. He who knowing this meditates on the syllable (Om), the udgîtha, becomes indeed a gratifier of desires.
9. By that syllable does the threefold knowledge (the sacrifice, more particularly the Soma-sacrifice, as founded on the three Vedas) proceed. When the Adhvaryu priest gives an order, he says Om. When the Hotri priest recites, he says Om. When the Udgâtri priest sings, he says Om,
p. 3
[paragraph continues] --all for the glory of that syllable. The threefold knowledge (the sacrifice) proceeds by the greatness of that syllable (the vital breaths), and by its essence (the oblations) 1.
10. Now therefore it would seem to follow, that both he who knows this (the true meaning of the syllable Om), and he who does not, perform the same sacrifice 2. But this is not so, for knowledge and ignorance are different. The sacrifice which a man performs with knowledge, faith, and the Upanishad 3 is more powerful. This is the full account of the syllable Om.
Footnotes
1:1 The Khândogya-upanishad begins with recommending meditation on the syllable Om, a sacred syllable that had to be pronounced at the beginning of each Veda and of every recitation of Vedic hymns. As connected with the Sâma-veda, that syllable Om is called udgîtha. Its more usual name is pranava. The object of the Upanishad is to explain the various meanings which the syllable Om may assume in the mind of a devotee, some of them being extremely artificial and senseless, till at last the highest meaning of Om is reached, viz. Brahman, the intelligent cause of the universe.
1:2 Akshara means both syllable and the imperishable, i.e. Brahman.
1:3 Essence, rasa, is explained in different ways, as origin, support, end, cause, and effect. Rasa means originally the sap of trees. That sap may be conceived either as the essence extracted from the tree, or as what gives vigour and life to a tree. In the former case it might be transferred to the conception of effect, in the latter to that of cause. In our sentence it has sometimes the one, sometimes the other meaning. Earth is the support of all beings, water pervades the earth, plants arise from water, man lives by plants, speech is the best part of man, the Rig-veda the best part of speech, the Sâma-veda the best extract from the Rik, udgîtha, or the syllable Om, the crown of the Sâma-veda.
2:1 Because most of the hymns of the Sâma-veda are taken from the Rig-veda.
2:2 Parârdhya is here derived from para, highest, and ardha, place. The eighth means the eighth or East in the series of essences.
3:1 These are allusions to sacrificial technicalities, all intended to show the importance of the syllable Om, partly as a mere word, used at the sacrifices, partly as the mysterious name of the Highest Self. As every priest at the Soma-sacrifices, in which three classes of priests are always engaged, has to begin his part of the ceremonial with Om, therefore the whole sacrifice is said to be dependent on the syllable Om, and to be for the glory of that syllable, as an emblem of the Highest Self, a knowledge of whom is the indirect result of all sacrifices. The greatness of the syllable Om is explained by the vital breaths of the priest, the sacrificer, and his wife; its essence by rice, corn, &c., which constitute the oblations. Why breath and food are due to the syllable Om is explained by the sacrifice, which is dependent on that syllable, ascending to the sun, the sun sending rain, rain producing food, and food producing breath and life.
3:2 He who simply pronounces the syllable Om as part of his recitation at a sacrifice, and he who knows the hidden meaning of that syllable, both may perform the same sacrifice. But that performed by the latter is more powerful, because knowledge is better than ignorance. This is, as usual, explained by some comparisons. It is true that both he who knows the quality of the harîtakî and he who does not, are purged alike if they take it. But on the other hand, if a jeweller and a mere clod sell a precious stone, the knowledge of the former bears better fruit than the ignorance of the latter.
3:3 Upanishad is here explained by yoga, and yoga by devatâdivishayam upâsanam, meditation directed to certain deities, More p. 4 likely, however, it refers to this very upanishad, i.e. to the udgîthavidyâ, the doctrine of the secret meaning of Om, as here explained.
[Nguồn http://www.sacred-texts.com/hin/sbe0...022.htm#fn_75]
0_
Đoạn tiếp nè:
KHANDA 2
1. Khi các Thần và Quỷ đánh nhau, ở hai mặt của loài người, các Thần dùng âm udgitha (Om), cho rằng có thể nhờ nó đánh bại lũ Quỷ.
2. Họ quán udgitha (Om) bằng hơi thở ở mũi (hương thơm). Nhưng lũ Quỷ đã thọc tội lỗi vào trong đó. Cho nên khi ta ngửi bằng hơi thở, trong mũi có cả mùi dễ chịu và khó chịu. Bởi hơi thở đã bị quỷ thọc.
3. Rồi họ quán udgita bằng lời nói. Nhưng lũ Quỷ đã thọc tội lỗi vào đó. Cho nên ta nói cả lời thực và dối trá. Bởi lời nói đã bị quỷ thọc.
4. Rồi họ quán udgitha bằng sự nhìn. Nhưng lũ Quỷ đã thọc tội lỗi vào đó. Cho nên ta nhìn thấy cả cái xấu và cái đẹp. Bởi cái nhìn đã bị quỷ thọc.
5. Rồi họ quán udgitha bằng sự nghe. Nhưng lũ Quỷ đã thọc tội lỗi vào đó. Cho nên ta nghe thấy cả điều đáng nghe và không đáng nghe. Bởi sự nghe đã bị quỷ thọc.
6. Rồi họ quán udgitha bằng ý nghĩ. Nhưng lũ Quỷ đã thọc tội lỗi vào đó. Cho nên ta tiếp thu cả cái đáng và không đáng tiếp thu. Bởi ý nghĩ đã bị quỷ thọc.
7. Rồi hơi thở được đặt trong miệng (asanya). Họ quán udgitha bằng hơi thở đó. Khi Quỷ chui vào đó, chúng bị nát vụn như cục đất mà chọi vào đá cứng.
8. Bởi đất bị vỡ vụn khi chọi vào đá cứng, kẻ nào mong điều ác đến với người biết điều này, hoặc kẻ nào muốn hành hạ người này, kẻ đó sẽ bị vỡ vụn. Bởi người này là đá cứng.
9. Nhờ Nó (hơi thở trong miệng) người đó phân biệt được mùi tốt xấu, bởi Nó đã không còn tội lỗi. Những thứ ta ăn và uống cùng Nó trợ giúp cho những hơi thở sống khác. Đến lúc lâm tử, người không còn tìm được Nó nữa (trong miệng, nơi tiếp nhận ăn uống và sự sống), và ra đi. Người há miệng (lúc chết) như mong được ăn.
10. Các thần Arigira quán udgitha bằng nó, và con người giữ nó để là Arigira.
11. Brihaspati quán udgita bằng nó, và con người giữ nó để là Brihaspati. Bởi lời nói là Brihati và Nó là chúa tể (pati) của lời nói.
12. Ayasya quán udgitha bằng nó, và con người giữ nó để là Ayasya, bởi nó đến (ayati) từ miệng (asya)
13. Vaka Dalbhya biết nó. Ngài đã là ca sĩ (udgatri) của những người hiến thân Naimishya, và bằng việc hát ngài đã giành được cho họ những điều họ nguyện cầu.
14. Kẻ biết điều này, và quán âm Om (udgitha bất diệt) bằng hơi thở của sự sống trong miệng, sẽ đạt được mọi nguyện ước bởi sự hát. Chẳng có sự quán udgitha liên hệ với thân thể (phàm tục).
nguyên văn bản tiếng Anh:
SECOND KHANDA
1. When the Devas and Asuras 2 struggled together, both of the race of Pragâpati, the Devas took the udgîtha 3 (Om), thinking they would vanquish the Asuras with it.
2. They meditated on the udgîtha 3 (Om) as the breath (scent) in the nose 4, but the Asuras pierced it (the breath) with evil. Therefore we smell by the breath in the nose both what is good-smelling and what is bad-smelling. For the breath was pierced by evil.
3. Then they meditated on the udgîtha (Om) as speech, but the Asuras pierced it with evil. Therefore we speak both truth and falsehood. For speech is pierced by evil.
4. Then they meditated on the udgîtha (Om) as the eye, but the Asuras pierced it with evil. Therefore
p. 5
we see both what is sightly and unsightly. For the eye is pierced by evil.
5. Then they meditated on the udgîtha (Om) as the ear, but the Asuras pierced it with evil. Therefore we hear both what should be heard and what should not be heard. For the car is pierced by evil.
6. Then they meditated on the udgîtha (Om) as the mind, but the Asuras pierced it with evil. Therefore we conceive both what should be conceived and what should not be conceived. For the mind is pierced by evil.
7. Then comes this breath (of life) in the mouth 1. They meditated on the udgîtha (Om) as that breath. When the Asuras came to it, they were scattered, as (a ball of earth) would be scattered when hitting a solid stone.
8. Thus, as a ball of earth is scattered when hitting on a solid stone, will he be scattered who wishes evil to one who knows this, or who persecutes him; for he is a solid stone.
9. By it (the breath in the mouth) he distinguishes neither what is good nor what is bad-smelling, for that breath is free from evil. What we eat and drink with it supports the other vital breaths (i. e. the senses, such as smell, &c.) When at the time of death he 2 does not find that breath (in the
p. 6
mouth, through which he eats and drinks and lives), then he departs. He opens the mouth at the time of death (as if wishing to eat).
10. Aṅgiras 1 meditated on the udgîtha (Om) as that breath, and people hold it to be Aṅgiras, i. e. the essence of the members (angânâm rasah);
11. Therefore Brihaspati meditated on udgîtha (Om) as that breath, and people hold it to be Brihaspati, for speech is brihatî, and he (that breath) is the lord (pati) of speech;
12. Therefore Ayâsya meditated on the udgîtha (Om) as that breath, and people hold it to be Ayâsya, because it comes (ayati) from the mouth (âsya);
13. Therefore Vaka Dâlbhya knew it. He was the Udgâtri (singer) of the Naimishîya-sacrificers, and by singing he obtained for them their wishes.
14. He who knows this, and meditates on the syllable Om (the imperishable udgîtha) as the breath of life in the mouth, he obtains all wishes by singing. So much for the udgîtha (Om) as meditated on with reference to the body 2.
Footnotes
4:1 A very similar story is told in the Brihad-âranyaka I, 1, 3, 1. But though the coincidences between the two are considerable, amounting sometimes to verbal identity, the purport of the two seems to be different. See Vedânta-sûtra III, 3, 6.
4:2 Devas and Asuras, gods and demons, are here explained by the commentator as the good and evil inclinations of man; Pragâpati as man in general.
4:3 Udgîtha stands, according to the commentator, for the sacrificial act to be performed by the Udgâtri, the Sâma-veda priest, with the udgîtha hymns; and as these sacrificial acts always form part of the Gyotishtoma &c., these great Soma-sacrifices are really intended. In the second place, however, the commentator takes udgîtha in the sense of Udgâtri, the performer of the udgîtha, which is or was by the Devas thought to be the breath in the nose. I have preferred to take udgîtha in the sense of Om, and all that is implied by it.
4:4 They asked that breath should recite the udgîtha. Comm.
5:1 Mukhya prâna is used in two senses, the principal or vital breath, also called sreshtha, and the breath in the mouth, also called âsanya.
5:2 According to the commentator, the assemblage of the other vital breaths or senses is here meant. They depart when the breath of the mouth, sometimes called sarvambhari, all-supporting, does no longer, by eating and drinking, support them.
6:1 The paragraphs from 10 to 14 are differently explained by Indian commentators. By treating the nominatives aṅgirâs, brihaspatis, and ayâsyas (here the printed text reads ayâsyam) as accusatives, or by admitting the omission of an iti after them, they connect paragraphs 9, 10, and 11 with paragraph 12, and thus gain the meaning that Vaka Dâlbhya meditated on the breath in the mouth as Aṅgiras, Brihaspati, and Ayâsya, instead of those saints having themselves thus meditated; and that he, knowing the secret names and qualities of the breath, obtained, when acting as Udgâtri priest, the wishes of those for whom he sacrificed. Tena is difficult to explain, unless we take it in the sense of tenânusishtah, taught by him.
6:2 Adhyâtma means with reference to the body, not with reference to the self or the soul. Having explained the symbolical p. 7 meaning of Om as applied to the body and its organs of sense, he now explains its symbolical meaning adhidaivatam, i.e. as applied to divine beings.
0_
Thế ma bảo " đọc còn chưa hiểu.." . Xấu nhá . Thôi máng tiếp đi ,em cho bác huề
Tiếp đoạn 3 nè. Khó hiểu vì không bít đủ bộ veda và các khái niệm chuyên môn của nó. Dù sao cũng xem xem 'ngoại đạo' nó là cái gì
KHANDA THỨ 3
1. Giờ hãy theo sự thiền quán udgitha liên hệ với thánh thần. Người hãy quán udgitha bằng vị đã gửi hơi ấm (mặt trời). Khi mặt trời mọc, nó hát cho lợi ích của mọi tạo vật. Khi mặt trời mọc, nó xoá tan sự sợ hãi bóng tối. Kẻ nào biết điều này sẽ tiêu diệt được sự sợ hãi bóng tối.
2. Đây (hơi thở trong miệng) và đó (mặt trời) giống nhau. Đây nóng và đó nóng. Đây được gọi là âm thanh (svara), và đó được gọi là tiếng vọng (pratyasvara). Cho nên, người hãy quán udgitha bằng đây và đó.
3. Rồi người hãy quán udgitha bằng vyana. Khi ta hít vào, đó là prana, hơi thở vào. Khi ta thở ra, đó là apana, hơi thở ra. Sự kết hợp của prana và apana là vyana, hơi thở đàng sau hay sự cầm giữ hơi thở. Vyana đó là sự nói. Thế nên khi ta thốt ra lời nói, ta không hít vào cũng không thở ra.
4. Sự nói là Rik, khi một người xướng lên một Rik, người đó không hít vào, cũng không thở ra.
5. Rik là Saman, bởi vậy khi một người xướng lên một Saman, người đó không hít vào, cũng không thở ra.
6. Và những công việc đòi hỏi sức mạnh khác, ví như tạo ra lửa từ cọ xát, chạy đua, kéo cây cung cứng, đều được làm khi không hít vào, không thở ra. Vậy nên, người hãy quán udgitha bằng vyana.
7. Người hãy quán các âm tiết của từ ‘udgitha’. Ut là hơi thở (prana), vì rằng nhờ có thở mà con người lớn lên (uttishthati). Gi là nói, vì rằng những lời nói được gọi là girah. Tha là thức ăn, vì rằng nhờ thức ăn mà tất cả tồn tại (shita).
8. Ut là thiên đường, gi là bầu trời, tha là mặt đất. Ut là mặt trời, gi là không khí, tha là lửa. Ut là Sama-veda, gi là Yagur-veda, tha là Rig-veda.
9. Lời nói tạo ra sữa, cái sữa của bản thân lời nói, với kẻ theo đó mà biết quán những âm tiết của từ udgitha, kẻ đó trở nên giàu có về lương thực và biết ăn.
10. Giờ hãy theo sự hành trì của người nguyện cầu. Hãy theo đó mà quán các Upasarana, những đối tượng cần tiếp cận bằng thiền quán. Hãy để người đó nhanh chóng quán chiếu lên Saman mà anh ta sắp ca ngợi.
11. Hãy để người đó nhanh chóng quán chiếu lên Rik mà Saman đó hiện lên, lên nhà thơ (Rishi) kẻ đã được thấy và sáng tác ra nó, lên cái đối tượng (devata) mà anh ta sắp ca ngợi;
12. Trên nhịp thơ mà anh ta sắp ca, trên giai điệu mà anh ta sắp ca cho mình;
13. Trên phần thế giới mà anh ta sắp ca ngợi. Và cuối cùng, tiến tới bản thân người đó (tên, gia đình) bằng thiền quán, hãy để anh ta hát bài ca tụng phản ánh sự khát khao của bản thân, và tránh mọi lỗi phát âm. Sự khao khát đó sẽ được nhanh chóng thực hiện, bởi đó là lợi ích của việc anh ta trao lời hát nguyện, phải, bởi đó anh ta đã trao lời hát nguyện.
0_
Hay quạ xá. Em cũng mù tịt, nhưng nôn nao muốn được xem thêm nắm. Hay bác cứ phò quơ ( forward) một phát đến đoạn nào có thuyết về tính "không hai " (Advaita) giũa bản thể tuyệt đối (Ultimate reality- Brahman) và "tự ngã" ( Self- Atman) đoục không ạ
Cứ tà tà cho đủ bộ, lão đẹp dai ạ. Nếu cái diễn đàn này còn ậm oẹ sống được thêm vài tháng, chắc tôi với lão soạn xong bộ sách này, trưng ra nhờ các học giả phân tích. Cái này có tí chất thơ, tiếc rằng qua hai lần dịch thì gần như chẳng còn gì, chỉ hơi hơi mường tượng ra người ta truyền thụ cho nhau theo kiểu câu hát có vần và nhịp. Phép tu từ duy nhất còn sót lại là phép láy, điệp ngữ.
KHANDA THỨ TƯ
1. Người hãy quán âm tiết Om để udgitha đó được hát với khởi đầu Om. Và đây là đầy đủ lý giải về Om.
2. Các thần, do nỗi sợ cái chết, đã bước vào (sự thực hành hiến tế) ngưỡng cửa của trí tuệ (ba kinh Vệ Đà). Họ ẩn trú vào vần điệu thánh ca. Bởi họ ẩn trú (khad) trong thánh ca nên thánh ca được gọi là khanda.
3. Rồi, như người đánh cá thấy cá trong nước, cái chết theo dõi các thần trong nghi lễ Rik, Yagu và Saman. Và các thần biết điều này, họ hiện lên từ các nghi lễ Rik, Yagu và Saman, và đi vào Svara, tức là Om (họ thiền quán âm Om)
4. Khi một người làm chủ được Rig-veda, anh ta nói to Om, cũng làm vậy, khi anh ta làm chủ được Saman và Yagu. Svara này là (âm thanh) bất diệt, sự bất tử, vô uý. Bởi các thần đã ở trong đó, họ trở nên bất tử, vô uý.
5. Kẻ nào biết điều này, tán thán (pranauti) âm đó, cũng sẽ đi vào âm thanh bất diệt, Svara, sự bất tử, vô uý, đi vào đó, trở nên bất tử, vì các thần là bất tử.
KHANDA THỨ 5
1. Udgitha (người theo Saman-veda) là pranava (người theo Rig-veda), prana là udgitha. Và do udgitha là mặt trời, nên pranava cũng vậy, bởi Người (mặt trời) đi vang tiếng Om.
2. “Người, đấng ta ngợi ca, do thế, con trai duy nhất của ta”, lời Kaushitaki nói với con mình, “con hãy chú tâm vào những tia sáng của Người, rồi con sẽ có nhiều con cháu”. Đó là những liên hệ với thánh thần.
3. Giờ liên hệ đến thân người. Người hãy thiền quán udgitha bằng hơi thở trong miệng để nó phát thành âm Om. Hơi thở lớn gọi là Om, sẽ cho phép năm giác quan hoạt động, giống như mặt trời, khi nói Om, đã làm cho mọi chúng sinh hoạt động.
4. “Người, đấng ta ngợi ca, do thế con trai duy nhất của ta”, lời Kaushitaki nói với con mình, “do thế con phải hát ngợi ca hơi thở đó làm nhiều lần, nếu con muốn có nhiều con cháu.”
5. Kẻ nào biết rằng udgitha là pranava và pranava cũng là udgitha, sẽ sửa chữa được mọi lỗi lầm từ chỗ ngồi của tu sĩ Hotri, nhận phép của tu sĩ Udgatri mà thực hành udgitha, phải, mà thực hành udgitha.
0_
Thế mà bảo " không giảng được..." . Thế bác cứ thong thả vậy Thật ra em rất mến nét "thơ" trong các bản dịch của bác. Nếu vào thấy quẹp ùn tắc (busy) ,hoặc đèn đóm tắt tối thui đen xì xì ( server unavailable) thì ta tiếp tục bên thegioitamlinh.ace.st cũng tiện. Đã vén cho nhau xem thì cho đến chót bác nhá. Em dã tậu sẵn tài khoản đàng nớ rồi đấy bác
[Tiếp]
'Khanda', như đã giải thích trong phần trước, nghĩa là những vần điệu nơi các thần an trú, nên có thể hiểu là thánh ca hoặc thần khúc, tạm dịch là 'khúc ca' cho dễ nghe. Upanishad không có tí nghĩa nào là Áo nghĩa thư, chẳng qua ai đó đặt tên cho oai vậy thôi. Đọc đến đây thì thấy nó giản dị và thân tình đúng như nghĩa gốc của nó: upa=ngồi bên, nishad=lắng nghe, upa+nishad = hãy ngồi xuống, (tui kể cho) mà nghe.
KHÚC CA THỨ SÁU
1. Rik (veda) là mặt đất, Saman (veda) là lửa. Lửa này dựa vào đất kia. Cho nên Saman được ca rằng nghỉ yên trong Rik. Sa là đất, ama là lửa, và từ đó tạo nên Sama.
2. Rik là trời, Saman là không khí. Không khí này dựa vào trời kia. Cho nên Saman được ca rằng nghỉ yên trong Rik. Sa là trời, ama là không khí, và từ đó tạo nên Sama.
3. Rik là thiên đường, Saman là mặt trời. Mặt trời này nghỉ yên trong thiên đường kia. Cho nên Sama được ca rằng nghỉ yên trong Rik. Sa là thiên đường, ama là mặt trời, và từ đó tạo nên Sama.
4. Rik là những vì sao, Saman là trăng. Trăng này nghỉ yên giữa những sao kia. Cho nên Saman được ca rằng nghỉ yên trong Rik. Sa là sao, ama là trăng, và từ đó tạo nên Sama.
5. Rik là ánh sáng trắng của mặt trời, Saman là ánh xanh sâu thẳm trong bóng tối của mặt trời (cái bóng tối mà chỉ những kẻ biết quán sát thấy được). Bóng tối này nghỉ yên trong ánh sáng kia. Cho nên Saman được ca rằng nghỉ yên trong Rik.
6. Sa là ánh sáng trắng của mặt trời, ama là ánh xanh thẳm sâu trong bóng tối, và từ đó tạo thành Sama. Kìa, con người vàng (sáng chói) kia, Người được trông thấy bên trong mặt trời, với râu và tóc vàng ròng, vàng ròng đến tận đầu móng tay chân,
7. Mắt Người tựa như hoa sen xanh, tên người là Ut, vì người lớn lên (udita) từ trên mọi tội lỗi. Và người cũng biết điều này, lớn lên từ trên mọi tội lỗi.
8. Rik và Saman là những khớp xương của Người, và vì thế Người chính là udgitha. Và vì thế, kẻ nào biết ca tụng Người (Ut) được gọi là Ud-garti (xướng ca). Người (con người vàng tên gọi Ut) là chúa tể của mọi thế giới phía sau mặt trời, và của mọi lời nguyện của mọi thánh thần cư trú trên những thế giới đó. Đó là những gì liên hệ tới thánh thần.
0_
Em cũng được nghe kháo rằng, "Upanishad" là kết hợp từ ba từ nguyên với ý nghĩa "ngồi xuống bên (chân) Thầy" để được lặng nghe những lời giảng dạy ( chân lí?). "Lời giảng" ở đây có thể đến từ một người thứ hai , nhưng quan chtrọng hơn hết nó đến từ sự nhận biết của chính ta (khi tâm không bị kon ma ngũ uẩn quấy phá làm cho dấy khởi vọng động chăng?).
Và rằng, vì ngôn ngữ trong Upanishads đầy ắp những ẩn dụ sâu xa, khó hiểu nên Upanishads thường được gọi là " Áo nghĩa thư" : kinh thư với ý nghĩa uyên áo. Phải thế không la`o .
Tiếp đi bác tnkhong ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
Đây là một vài bài Rig Veda:
http://www.youtube.com/watch?v=oQfJ2tOmuBs&feature=fvw
http://www.youtube.com/watch?v=7hgku...eature=related
http://www.youtube.com/watch?v=-yS-J...eature=related
Dịch tiếp Upanishad
KHÚC CA THỨ BẢY
1. Giờ liên hệ đến thân người. Rik là lời nói, Saman là hơi thở (bằng mũi). Hơi thở này nghỉ trong lời nói kia. Cho nên Saman được ca rằng nghỉ yên trong Rik. Sa là nói, ama là thở, từ đó tạo thành Sama.
2. Rik là mắt, Saman là bóng dáng. Bóng dáng này nghỉ trong mắt kia. Cho nên Saman được ca rằng nghỉ yên trong Rik. Sa là mắt, aman là bóng dáng, từ đó tạo thành Sama.
3. Rik là tai. Saman là ý. Ý này nghỉ trong tai kia. Cho nên Saman được ca rằng nghỉ yên trong Rik. Sa là tai, ama là ý, từ đó tạo thành Sama.
4. Rik là ánh sáng trắng của mắt, Saman là màu xanh thẫm trong vùng tối. Vùng tối ngày nghỉ trong ánh sáng kia. Cho nên Saman được ca rằng nghỉ yên trong Rik. Sa là mắt, ama là màu xanh thẫm, từ đó tạo thành Sama.
5. Kìa, cái người được thấy ngự ở trong mắt, đó là Rik, đó là Saman, Uktha, Yagus, Brahman. Sự cấu dạng của người trong mắt đó hoàn toàn giống với người trong mặt trời. Khớp xương của người này (Rik và Saman) cũng là khớp xương của người kia, cái tên của người này (Ut) cũng là cái tên của người kia.
6. Người là chúa tể của những thế giới phía dưới ánh mắt, và của mọi ước nguyện loài người. Vậu nên tất cả những ai ca về vina (đàn lia), ca về Người, từ Người họ sẽ có được sự sung túc.
7. Kẻ nào biết rằng hễ hát một Saman là hát cho cả hai thân (adhidaivata và adhyatma - người trong mặt trời và người trong mắt, bởi cả hai là Một), kẻ đó sẽ đi qua cái Một, phải, đi qua những thế giới dưới ánh mặt trời, và đạt được những nguyện ước của thánh thần.
8. Và kẻ đó cũng đi qua những thế giới dưới ánh mắt, mà đạt được những nguyện ước của con người. Cho nên một tu sĩ Udgatri mà hiểu điều này thì sẽ nói với những tín đồ mà ông ta có bổn phận như sau:
9. “Con ước gì nào, ta sẽ giành cho bằng những bài ca của ta?” Bởi ông ta biết rằng ca một Saman có thể đạt được nhiều nguyện ước, phải, qua những bài ca của ông ta.
0_
KHÚC CA THỨ TÁM
1. Một thuở có ba người nọ thấu hiểu udgitha là Silaka Salavatya, Kakiayana Dalbhya và Pravahana Gaivali. Họ bảo nhau: “Chúng ta đều thấu hiểu udgitha, vậy hãy tranh luận về udgitha”.
2. Họ đồng ý với nhau và ngồi xuống. Pravahana Gaivali nói: “Thưa quý vị, xin hai người tranh luận trước, bởi tôi mong được nghe điều mà hai Brahmana sẽ nói”.
3. Thế là Silaka Salavaytya nói với Kakitayana Dalbhya:
“Xin hỏi ngài.”
“Được,” người kia đáp.
4. “Đâu là khởi nguyên của Saman?”
“Âm thanh.” (svara)
“Đâu là khởi nguyên của âm thanh?”
“Hơi thở.”
“Đâu là khởi nguyên của hơi thở?”
“Thức ăn.”
“Đâu là khởi nguyên của thức ăn?”
“Nước.”
5. “Đâu là khởi nguyên của nước?”
“Thượng giới.”
“Còn đâu là khởi nguyên của Thượng giới?”
Người kia đáp rằng:
“Chẳng ai có thể mang Saman lên quá cõi của svarga (thiên đường). Chúng ta định vị Saman trong cõi của svarga, và Saman được tán tụng ngang với svarga.”
6. Rồi Silaka Salavatya nói với Kaikitayana Dalbhya rằng: “Ồ Dalbhya, Saman của ngài không được tạo dựng vững vàng. Và nếu có gì đáng nói thì đó là: cái đầu của ngài sẽ sụp đổ, chắc chắn thế, sụp đổ ngay giờ đây.”
7. “Được thôi, vậy xin nghe ngài giảng giải.” Dalbhya đáp.
“Ta biết nó, Silaka Salavatya nói, khởi nguyên của thượng giới. Đó là hạ giới.”
“Đâu là khởi nguyên của hạ giới?”
“Chẳng ai có thể mang Saman ra khỏi cõi này vì nó bình lặng. Chúng ta định vị Saman trên cõi này vì nó bình lặng, và Saman được tán tụng bởi sự bình lặng.”
8. Rồi Pravahana Gaivali nói với Silaka Salavatya: “Saman của ngài, Ồ Salavatya, có kết thúc. Và nếu có gì đáng nói thì đó là: cái đầu của ngài sẽ sụp đổ, chắc chắn thế, sụp đổ ngay tại đây.”
“Được thôi, vậy xin nghe ngài giảng giải.” Salavatya nói.
“Ta biết nó,” Gavali nói.
0_
KHÚC CA THỨ CHÍN
1. “Khởi nguyên của thế giới này, đó là không trung. Bởi mọi tạo vật lớn lên từ không trung và trở về với không trung. Không trung già hơn tất thảy, là nơi yên nghỉ của tất thảy.”
2. Nó chính là udgitha (Om=Brahman), vĩ đại hơn sự vĩ đại (parovariyas), và không có tận cùng.
Kẻ nào biết điều này mà thiền quán udgitha, cái vĩ đại tột cúng, sẽ đạt tới cái vĩ đại tột cùng, sẽ chinh phục các thế giới vĩ đại tột cùng.
3. Atadhanvan Saunaka, khi giảng udgitha này cho Udara-sandilya, đã nói “Một khi chúng trong gia tộc con hiểu udgitha này, cuộc đời của họ trên cõi này sẽ là vĩ đại tột cùng.”
4. “Và cũng sẽ là thế với trạng thái của họ ở thế giới bên kia”. Cho nên bất kỳ ai hiểu udgitha này mà quán về nó, kẻ đó sẽ có cuộc đời vĩ đại tột cùng ở thế giới này và thế giới bên kia, phải, ở cả thế giới bên kia.
0_
KHÚC CA THỨ MƯỜI
1. Sau khi lũ Kuru bị tiêu diệt bởi trận mưa đá, Ushati Kakrayana sống như một người ăn mày bên người vợ đồng trinh của ông tại Ibhyagrama.
2. Thấy một ông chủ đang ăn đậu, ông đến xin. Người chủ nói: “hết rồi, chỉ trừ những hạt rơi vãi quanh đây.”
3. Ushati nói: “Cho tôi ăn những hạt đó”. Người chủ cho phép, và nói: “Có cả đồ uống thừa đấy.” Ushati đáp: “Uống đồ thừa của người khác không được sạch sẽ”.
4. Người chủ nói: “Những hạt đậu kia không phải đồ thừa và không sạch sẽ sao?”
“Không phải vậy, nếu không ăn chúng thì tôi không thể sống, còn đồ uống thì chỉ là để đỡ thoả thèm mà thôi.”
5. Ăn xong, Ushati đưa những hạt đậu thừa cho vợ. Nhưng người vợ đã ăn rồi nên nhận lấy và cất đi.
6. Sớm hôm sau thức giậy, Ushati nói với vợ: “Alas, nếu nếu chỉ đi xin ăn, ta sẽ luôn nghèo khó. Quốc vương ở đây sắp làm một lễ tế, ông ta sẽ chọn ta làm chủ mọi nghi lễ.”
7. Người vợ nói với ông: “Đây, ăn đậu của ông đi.” Ăn xong, ông tới chỗ đang làm lễ tế.
8. Ông đến và ngồi bên dàn nhạc của thày xướng ca (udgatri), người sắp hát lễ và nói với thày chủ tế (prastotri):
9. “Này ngài chủ tế, nếu ngài không biết gì về vị thần của bản thánh ca (prastava) mà lại đi hát nó, cái đầu của ngài sẽ sụp xuống.”
10. Cũng với cung cách đó, ông nói với thày xướng ca: “Này ngài xướng ca, nếu ngài không biết gì về vị thần của lời ca (udgitha) mà lại đi hát nó, cái đầu của ngài sẽ sụp xuống.”
11. Cũng với cung cách đó, ông nói với thày Pratihartri: “Này Pratihartri, nếu ngài không biết gì về vị thần của câu ca pratihara mà lại đi hát nó, cái đầu của ngài sẽ sụp xuống.”
Nghe vậy, thảy đều ngừng lại, và ngồi xuống im lặng.
0_
KHÚC CA THỨ MƯỜI MỘT
1. Thấy vậy, người dâng lễ hỏi: “Xin cho tôi biết Ngài là ai?”. Ông đáp: “Ta là Ushati Kakrayana.”
2. Người kia nói: “Tôi đã đi tìm ngài để chủ trì mọi lễ tế này mà không thấy nên tôi mới chọn những người khác.”
3. “Giờ thì khác, xin ngài hãy nhận làm chủ cho.”
Ushati nói: “Được, vậy hãy để những kẻ kia, dưới sự điều hành của ta, thực hiện các bài thánh ca. Có điều là, những của cải ông cho họ bao nhiêu thì cũng phải cho ta bấy nhiêu.”
Người dâng lễ bằng lòng.
4. Rồi, thày chủ tế cũ tiến đến và hỏi: “Thưa ngài, ngài đã nói ‘nếu thày chủ tế không biết gì về vị thần của bài thánh ca mà hát nó, cái đầu của ông sẽ rụng xuống.’ Vậy đó là vị thần nào?”
5. Ông đáp: “Hơi thở (prana). Bởi tất cả chúng sinh đều hoà trộn trong một hơi thở, và từ hơi thở họ lớn lên. Đó là vị thần của bài ca prastava. Không biết vị thần đó mà hát bài ca đó, đầu ngươi sẽ rụng xuống, nếu ta không kịp cảnh báo.”
6. Rồi thày xướng ca tiến đến và hỏi: “Thưa ngài, ngài đã nói ‘nếu thày xướng ca không biết gì về vị thần của câu ca mà hát nó, cái đầu của ông sẽ rụng xuống.’ Vậy đó là vị thần nào?”
7. Ông đáp “Mặt trời (aditya). Bởi tất cả chúng sinh tôn thờ mặt trời. Đó là vị thần của câu ca. Không biết vị thần đó mà hát câu ca đó, đầu ngươi sẽ rụng xuống, nếu ta không kịp cảnh báo.”
8. Rồi thày Pratihartri tiến đến và hỏi: “Thưa ngài, ngài đã nói ‘nếu thày Pratihartri không biết gì về vị thần của Pratihartri mà hát nó, cái đầu của ông sẽ rụng xuống.’ Vậy đó là vị thần nào?”
9. Ông đáp “Thức ăn (anna). Bởi tất cả chúng sinh nhờ thức ăn mà sống. Đó là vị thần của pratihara. Không biết vị thần đó mà hát câu ca đó, đầu ngươi sẽ rụng xuống, nếu ta không kịp cảnh báo.”
0_
KHÚC CA THỨ 13
1. Âm tiết Hau là thế giới này (trái đất), âm tiết Hai là khong khí, âm tiết Iha là thân thể, âm tiết I là lửa (agni).
2. Âm tiết U là mựt trời. Âm tiết E là sự khẩn cầu (nahava), âm tiết Auhoi là những vị thần Visve, âm tiết Hiri là Pragapati, âm thanh (svara) là hơi thở (prana), âm tiết Ya là thức ăn, âm tiết Vag là Virag.
3. Âm stobha thứ mười ba, viz, cái không phân biệt với Huri, là sự bất khả tri (Brahman tối cao).
4. Lời nói tạo ra sữa, sữa của lời nói của những người hiểu mật thuyết uyên áo của những bài Saman. Những người luôn đầy đủ lương thực và biết ăn lương thực đó, phải, được ăn lương thực đó.
BÀI CA THỨ 2
KHÚC CA THỨ 1
1. Thiền quán toàn bộ Saman là điều tốt, và con người, khi thấy cái gì tốt thì gọi đó là Saman, khi thấy cái không tốt, đó không phải Saman.
2. Cho nên nói, ai tiến vào bản thân với Saman là kẻ đang trở thành (chính mình), ai tiến vào bản thân không với Saman là đang không trở thành.
3. Người ta cũng nói, đây thực sự là Saman cho chúng tôi khi có sự tốt, đây không thực sự là Saman cho chúng tôi khi có sự không tốt.
4. Kẻ nào hiểu điều này mà thiền quán Saman sẽ gặp điều tốt, tuỳ thuộc vào đó mọi phẩm chất tốt sẽ đến rất nhanh, phải, chúng sẽ thành thuộc tính của kẻ đó.
KHÚC CA THỨ 2
1. Hãy thiền quán năm mặt của Saman với năm cõi giới. Hirikara là mặt đất, prastava là lửa, udgitha là bầu trời, pratihara là mặt trời, nidhana là thiên đàng, theo chiều tiến.
2. Theo chiều lui, hirikara là thiên đàng, prastava là mặt trời, udgitha là bầu trời, pratihara là lửa, nidhana là mặt đất.
3. Các cõi đi theo chiều tiến hày lùi tuỳ thuộc người hiểu và thiền quán Saman với các cõi đó.
KHÚC CA THỨ 3
1. Hãy thiền quán năm mặt của Saman với mưa. Hirikara là gió, prastava là mây đến, udgitha là mưa, pratihara là sấm chớp.
2. Nidhana là tạnh. Sẽ có mưa cho kẻ đó, kẻ đó mang mưa đến cho những người khác để họ biết mà thiền quán năm mặt của Saman với mưa.
KHÚC CA THỨ 4
1. Hãy thiền quán năm mặt của Saman với mọi thứ nước. Khi mây tụ, đó là hirikara, khi mưa đó là prastava, mưa đàng đông là udgitha, mưa đàng tây là pratihara, biển là nidhana.
2. Người đó sẽ không bị chết trong nước, trái lại, người sẽ không bao giờ thiếu nước, đó là phần thưởng cho kẻ biết quán Saman với mọi loại nước.
KHÚC CA THỨ 5
1. Hãy quán năm mặt của Saman với các mùa. Hirikara là mùa xuân, prastava là mùa hạ, udgitha là mùa mưa, pratihara là mùa thu, nidhana là mùa đông.
2. Các mùa sẽ thuộc về ngươi, vả lại, người sẽ luôn an lạc trong các mùa, cho kẻ biết quán Saman với các mùa.
0_
There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)
Bookmarks