kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: TẦM ĐẠO và ĐẠO SƯ. Krischnamurtie

  1. #1

    Mặc định TẦM ĐẠO và ĐẠO SƯ. Krischnamurtie

    TẦM ĐẠO và ĐẠO SƯ

    Trong công cuộc tầm đạo, làm sao tôi có thể biết rằng đây là đạo, là thực tại, là chân lý tuyệt đối ? Làm sao tôi có thể biết được ? Tôi có thể nói rằng :" Đây là thực tại", được chăng? Cho nên, tại sao tôi phải đi kiếm tìm ? Vậy thì, cái gì khiến cho tôi đi tìm ? Cái gì khiến cho người ta đi tìm đạo là câu hỏi còn chủ yếu hơn là chính sự kiếm tìm và tuyên bố :"Đây là thực tại, là chân lý, là đạo". Nếu tôi nói: "Đây là chân lý, đây là đạo", thì tôi đã phải biết về nó từ trước rồi. Nếu tôi đã biết nó từ trước rồi, thì nó lại chẳng phải là chân lý tuyệt đối, là đạo, mà chỉ là một mớ lý thuyết đã chết cứng, từ trong quá khứ xuất hiện để mà nói rằng đó là chân lý, là đạo, là thực tại. Cái vật đã chết cứng đó không thể nói với tôi về chân lý, về đạo, về thực tại.

    Như vậy, tại sao tôi tầm đạo? Bởi vì, từ trong nội tâm sâu thẳm, tôi không an vui, từ trong nội tâm sâu thẳm, tôi thấy băn khoăn, bối rối, có một nỗi buồn mênh mông từ đáy lòng và tôi muốn tìm lối để thoát ra.

    Ngài tới như một vị đạo sư, một người giác ngộ, hay là như một giáo sư, và nói: " Coi này, đây là con đường để giải thoát." Lý do căn bản của sự tầm đạo của tôi là để giải thoát khỏi những nỗi thống khổ kể trên này và tôi thừa nhận rằng tôi có thể đạt được điều đó, và sự giác ngộ ở ngay đó, hoặc ngay trong nội tâm tôi. Vậy thì, tôi có thể thoát được những nỗi niềm buồn khổ kể trên chăng?

    Tôi sẽ không thể thoát được nếu như tôi chỉ tìm cách tránh né nó, đè nén nó xuống, hoặc bỏ chạy. Nó vẫn còn đó! Dù tôi có đi tới đâu, nó vẫn còn đó. Cho nên, điều tôi phải làm là hãy tìm hiểu coi tại sao những nỗi buồn kể trên có thể hiện hữu, tại sao tôi lại cảm thấy đau khổ. Chuyện đó có phải là sự tìm kiếm không? Không! Khi tôi muốn tìm lý do tại sao tôi đau khổ, đó không phải là sự tầm đạo, cũng không được gọi là "một sự tìm kiếm" nữa, mà nó chỉ như khi tôi đến gặp vị y sĩ và nói rằng tôi bị đau bụng, ông ta bảo rằng tôi đã ăn uống bậy bạ. Như vậy, tôi phải chấm dứt sự ăn đồ bậy bạ.

    Nếu nguyên nhân của những bất hạnh đến với tôi là do từ tôi, không phải từ môi trường sống của tôi, thì chính tôi phải tự tìm lấy lối thoát.

    Ngài có thể, trên cương vị đạo sư, chỉ cho tôi rằng đó là cái cửa để đi ra. Nhưng ngay sau khi ngài chỉ rồi thì công việc của ngài đã xong. Từ đó, chính tôi phải hành động, chính tôi phải tự tìm ra rằng tôi sẽ phải làm gì, tôi sẽ sống ra sao, sẽ suy nghĩ như thế nào, sẽ cảm nhận cuộc đời như thế nào để có thể không còn thấy đau khổ nữa.

    (Trích The Awakening of Intelligence)
    Vì lêu lổng mười năm trời mờ mộng
    Ôm tình già quên bẳng tuổi hoàng hôn .(TS)

  2. #2

    Mặc định Lắng nghe nội tâm bạn


    KRISHNAMURTI
    Chuyển Ngữ: Dannyviet



    Hỏi :

    Trong lúc ngồi tại đây nghe ông nói thì có vẻ như là tôi hiểu, nhưng khi ra khỏi đây, tôi lại chẳng còn hiểu gì cả, dù rằng tôi đã cố áp dụng theo những lời ông nói.

    Krishnamurti :

    . . . Bạn hãy lắng nghe từ tâm bạn, chứ đừng nghe theo lời diễn giả. Nếu bạn nghe theo diễn giả thì hắn ta sẽ trở thành kẻ lãnh đạo của bạn, sẽ trở thành đường lối để bạn hiểu biết -- điều đó quả là khiếp hãi, ghê tởm, bởi vì như vậy là bạn đã thiết lập một đẳng cấp của thẩm quyền. Cho nên công việc của bạn tại đây là hãy lắng nghe từ chính tâm bạn. Bạn đang nhìn vào hình ảnh mà diễn giả vẽ lên, đó là hình ảnh của chính bạn chứ không phải là hình ảnh của diễn giả. Nếu bạn đã hiểu rõ rằng bạn đang nhìn vào chính bạn, vậy thì bạn có thể nói, " À há, tôi thấy rõ chính tôi, tôi không cần làm gì khác về "cái tôi" đó nữa" -- thế thì kể như là xong chuyện. Nhưng nếu bạn nói, "Tôi thấy rõ chính tôi, và phải có sự thay đổi," và bạn bắt đầu giải quyết theo với sự hiểu biết của chính bạn -- điều đó hoàn toàn khác hẳn vớisự áp dụng những điều diễn giả nói. . . Nếu trong khi diễn giả nói mà bạn cũng nghe cả tiếng nội tâm bạn thì ngoài sự nghe đó ra còn có sự trong sáng, còn có sự nhậy cảm; ngoài sự nghe đó tâm trí trở nên lành mạnh, vững vàng.

    Không nhắm mắt tuân theo, không chống đối, tâm hồn trở nên sống động, mẫn cảm -- và chỉ có lớp người như thế mới có thể tạo dựng một thế hệ mới, một thế giới mới.
    -
    Collected Works of J. Krishnamurti, Vol. XV, p. 239
    Danny Việt dịch

    Khi lắng nghe tâm được buông xả

    Có người đang nói và bạn lắng nghe. Chính cái hành động lắng nghe đó làm cho tâm bạn được buông xả. Khi bạn thấy một sự vật, ngay chính nhận thức của nhìn giải tỏa bạn khỏi sự vật. Chính sự nghe, chính sự nhìn vào thực thể tự nó có hiệu quả phi thường không cần đến sự cố gắng của suy nghĩ .

    . . . Chúng ta thử xét một chuyện -- thí dụ tham vọng. Chúng ta đã biết quá rõ về tham vọng, nó làm chuyện gì, hậu quả ra sao rồi. Một lòng dạ đầy tham vọng thì không bao giờ biết đến cái gì là cảm thông, thương xót, yêu đương. Một tâm hồn đầy tham vọng là một tâm hồn tàn nhẫn -- hoặc thuộc về tinh thần, hay là đối với ngoại cảnh, hoặc trong nội tâm. Chúng ta đã nghe nói như vậy. Nghe như vậy, cho nên ngày nay, khi nghe nói về tham vọng, chúng ta diễn dịch thành: "Làm sao mà tôi có thể sống trong cái thế giới này, cái thế giới đã được xây dựng bởi tham vọng." Như thế là bạn đã không nghe. Bạn đã trả lời ngay, bạn đã phản ứng với lời phát biểu, với sự kiện, cho nên bạn đã không nhìn rõ được chính sự kiện. Bạn chỉ diễn dịch sự kiện hoặc đề ra một ý kiến về sự kiện, hoặc đáp ứng sự kiện; cho nên bạn đã không thấy rõ sự kiện. . . .
    Nếu người ta chịu lắng nghe -- chỉ lắng nghe trong cung cách không có bất cứ sự đánh giá, nhận xét, phản ứng, ý kiến nào -- khi đó chắc chắn là thực tế sẽ nẩy sinh ra năng lực để xua tan, xóa bỏ, quét sạch cái ý nghĩ về tham vọng vốn gây nên mâu thuẫn . . .

    Chú ý mà không chống đối

    Bạn hẳn đã biết khoảng không là gì. Trong phòng này có khoảng không. Khoảng cách từ đây tới quán trọ của bạn, từ cây cầu tới nhà bạn, từ bờ sông bên này tới bờ bên kia -- tất cả đều là khoảng không. Bây giờ tôi xin hỏi rằng có khoảng không nào trong tâm bạn không? Hay là nó quá chật cứng đến nỗi không còn lấy một khe hở? Nếu tâm bạn có khoảng trống, thì trong khoảng trống đó có sự an tịnh -- và vì có sự an tịnh đó mà mọi thứ khác có thể xen vào được, nhờ thế bạn có thể lắng nghe, bạn có thể chú ý mà không có sự phản kháng. Do đó, sự có khoảng trống trong tâm là rất cần thiết. Nếu tâm bạn không quá đầy ắp, không bị bận rộn suy nghĩ liên lục, thì nó có thể lắng nghe tiếng chó sủa, tiếng đoàn xe lửa chạy qua cầu từ xa, đồng thời cũng nhận thức được rõ ràng điều một người đang nói tại đây. Tâm trí khi đó hoàn toàn sống động, nên không bị mất tác dụng.

    Chú ý mà không cố gắng

    Có sự chú ý mà tâm không bị cuốn hút vào chăng?

    Có sự chú ý mà không tập trung vào một đối tượng chăng?

    Có sự chú ý mà không có bất cứ loại động lực, ảnh hưởng, hoặc ép buộc nào chăng?
    Cái tâm có thể hoàn toàn chú ý mà không có một cảm giác bị ngăn cản nào chăng?
    Chắc chắn là nó làm được, và đó chính là tình trạng chú tâm độc nhất, ngoài ra chỉ là sự nuông chiều hoặc mánh lới của cái tâm. Nếu bạn có thể hoàn toàn chú tâm mà không bị lôi cuốn vào cái gì, không có cảm giác bị ngăn cản nào, bạn sẽ biết thế nào là thiền định, bởi vì trong sự chú tâm đó, không có cố gắng, không có phân chia, không có nỗ lực, không có tìm tòi kết quả.
    Tóm lại, thiền định là một quá trình khai phóng tâm linh ra khỏi sự ràng buộc của mọi loại hệ thống, và là sự chú tâm mà không bị lôi cuốn hoặc cố gắng để tập trung tư tưởng.

    Krishnamurti -- The Book of Life
    Vì lêu lổng mười năm trời mờ mộng
    Ôm tình già quên bẳng tuổi hoàng hôn .(TS)

  3. #3

    Mặc định Sợ hãi chết

    Chết phải là cái gì đó lạ thường, giống như sống. Đau khổ, phiền muộn, buồn bã, vui vẻ, những ý tưởng vô lý, sở hữu, ganh ghét, thương yêu, sự hành hạ dày vò của cô độc – tất cả việc đó là sống. Và muốn hiểu rõ chết, chúng ta phải hiểu rõ tổng thể của sống, không chỉ nhận một mảnh của nó rồi sống cùng mảnh đó, như hầu hết chúng ta đều làm. Ngay lúc hiểu rõ sống có hiểu rõ chết, bởi vì sống và chết không tách lìa.
    London
    12 tháng sáu 1962

    Trên mặt đất đỏ sậm trước ngôi nhà có vô số hoa loa kèn với nhụy vàng. Chúng có những cánh lớn màu hoa cà và một mùi hương thoang thoảng. Chúng sẽ trải ra trong suốt ban ngày, nhưng vào ban đêm chúng che kín mặt đất đỏ sậm. Dây của hoa bò lan tràn cứng cáp với những chiếc lá răng cưa lấp lánh trong ánh ban mai. Vài đứa trẻ vô ý chà đạp những bông hoa, và một người đàn ông vội vã chun vào chiếc xe hơi của ông ấy chẳng bao giờ thèm bận tâm liếc nhìn chúng. Một người qua đường hái một bông hoa, ngửi nó, và mang nó theo, để vất đi chốc lát sau. Một phụ nữ chắc là người giúp việc ra khỏi nhà, hái một bông hoa, và cắm nó trong mái tóc của cô ấy. Những bông hoa đó đẹp làm sao, và chúng cũng đang héo tàn mau lẹ làm sao dưới ánh mặt trời!

    “Tôi luôn luôn bị ám ảnh bởi một loại sợ hãi nào đó. Khi còn là một đứa trẻ tôi rất nhút nhát, thẹn thùng, và nhạy cảm, và bây giờ tôi sợ hãi cả tuổi già lẫn chết. Tôi biết tất cả chúng ta đều phải chết, nhưng dường như chẳng lý luận nào làm vơi bớt đi sợ hãi này. Tôi đã gia nhập tổ chức nghiên cứu ngoại cảm (the Psychical Research Society), đã tham dự vài buổi cầu đồng, và đã đọc sách của những vị thầy vĩ đại giải thích chết như thế nào; nhưng sợ hãi về nó vẫn còn đó. Thậm chí tôi đã thử qua sự phân tích tâm lý, nhưng việc đó cũng chẳng giúp ích gì cả. Sợ hãi này đã trở thành một vấn đề nặng nề cho tôi; tôi thức giấc nửa đêm bởi những giấc mơ kinh hoàng, và tất cả chúng trong cách này hay cách khác đều liên quan đến chết. Tôi sợ hãi lạ lùng về bạo lực và chết. Chiến tranh là một ác mộng liên tục của tôi, và lúc này tôi thực sự rất bứt rứt. Nó không phải là một loạn thần kinh, nhưng tôi có thể hiểu rằng nó có lẽ trở thành một căn bệnh như thế. Tôi đã làm mọi việc có thể được để kiểm soát sợ hãi này; tôi đã cố gắng chạy trốn nó, nhưng khi chấm dứt sự chạy trốn của tôi tôi đã không thể tống khứ nó đi được. Tôi đã theo dõi vài bài giảng khá ngô nghê về chủ đề tái sanh, và trong chừng mực nào đó đã tìm hiểu triết lý của Phật giáo và Ấn độ giáo trình bày về nó. Nhưng tất cả việc này đã không giải đáp thỏa mãn, ít nhất đối với tôi. Tôi không phải sợ hãi hời hợt, nhưng có một sợ hãi về nó rất sâu thẳm.”
    J. KRISHNAMURTI
    BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT (ON LIVING and DYING)
    Lời dịch: Ông Không 2009
    Last edited by Chanhuyen; 17-07-2009 at 03:22 AM.
    Vì lêu lổng mười năm trời mờ mộng
    Ôm tình già quên bẳng tuổi hoàng hôn .(TS)

  4. #4

    Mặc định

    Cứ tìm các pháp vô thường...mà để hữu thường, mãi mãi không bao giờ thường. Điên đảo mộng tưởng=> cứu cánh=> niết bàn.

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Chanhuyen Xem Bài Gởi
    TẦM ĐẠO và ĐẠO SƯ

    Trong công cuộc tầm đạo, làm sao tôi có thể biết rằng đây là đạo, là thực tại, là chân lý tuyệt đối ? Làm sao tôi có thể biết được ? Tôi có thể nói rằng :" Đây là thực tại", được chăng? Cho nên, tại sao tôi phải đi kiếm tìm ? Vậy thì, cái gì khiến cho tôi đi tìm ? Cái gì khiến cho người ta đi tìm đạo là câu hỏi còn chủ yếu hơn là chính sự kiếm tìm và tuyên bố :"Đây là thực tại, là chân lý, là đạo". Nếu tôi nói: "Đây là chân lý, đây là đạo", thì tôi đã phải biết về nó từ trước rồi. Nếu tôi đã biết nó từ trước rồi, thì nó lại chẳng phải là chân lý tuyệt đối, là đạo, mà chỉ là một mớ lý thuyết đã chết cứng, từ trong quá khứ xuất hiện để mà nói rằng đó là chân lý, là đạo, là thực tại. Cái vật đã chết cứng đó không thể nói với tôi về chân lý, về đạo, về thực tại.

    Như vậy, tại sao tôi tầm đạo? Bởi vì, từ trong nội tâm sâu thẳm, tôi không an vui, từ trong nội tâm sâu thẳm, tôi thấy băn khoăn, bối rối, có một nỗi buồn mênh mông từ đáy lòng và tôi muốn tìm lối để thoát ra.

    Ngài tới như một vị đạo sư, một người giác ngộ, hay là như một giáo sư, và nói: " Coi này, đây là con đường để giải thoát." Lý do căn bản của sự tầm đạo của tôi là để giải thoát khỏi những nỗi thống khổ kể trên này và tôi thừa nhận rằng tôi có thể đạt được điều đó, và sự giác ngộ ở ngay đó, hoặc ngay trong nội tâm tôi. Vậy thì, tôi có thể thoát được những nỗi niềm buồn khổ kể trên chăng?

    Tôi sẽ không thể thoát được nếu như tôi chỉ tìm cách tránh né nó, đè nén nó xuống, hoặc bỏ chạy. Nó vẫn còn đó! Dù tôi có đi tới đâu, nó vẫn còn đó. Cho nên, điều tôi phải làm là hãy tìm hiểu coi tại sao những nỗi buồn kể trên có thể hiện hữu, tại sao tôi lại cảm thấy đau khổ. Chuyện đó có phải là sự tìm kiếm không? Không! Khi tôi muốn tìm lý do tại sao tôi đau khổ, đó không phải là sự tầm đạo, cũng không được gọi là "một sự tìm kiếm" nữa, mà nó chỉ như khi tôi đến gặp vị y sĩ và nói rằng tôi bị đau bụng, ông ta bảo rằng tôi đã ăn uống bậy bạ. Như vậy, tôi phải chấm dứt sự ăn đồ bậy bạ.

    Nếu nguyên nhân của những bất hạnh đến với tôi là do từ tôi, không phải từ môi trường sống của tôi, thì chính tôi phải tự tìm lấy lối thoát.

    Ngài có thể, trên cương vị đạo sư, chỉ cho tôi rằng đó là cái cửa để đi ra. Nhưng ngay sau khi ngài chỉ rồi thì công việc của ngài đã xong. Từ đó, chính tôi phải hành động, chính tôi phải tự tìm ra rằng tôi sẽ phải làm gì, tôi sẽ sống ra sao, sẽ suy nghĩ như thế nào, sẽ cảm nhận cuộc đời như thế nào để có thể không còn thấy đau khổ nữa.

    (Trích The Awakening of Intelligence)
    híhi..cái gì mà con người phãi nô lệ nó thì tìm cách đừng lệ thuộc nó nữa..hê hê kg gì quí hơn độc lập tự do mà..phãi ung dung tự tại kg..hê hê chân lý tuyệt đối
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •