kết quả từ 1 tới 10 trên 10

Ðề tài: Tính Minh Triết Việt Trong Chuyện Tấm Cám

  1. #1
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    21

    Mặc định Tính Minh Triết Việt Trong Chuyện Tấm Cám

    TÍNH MINH TRIẾT VIỆT TRONG CHUYỆN TẤM CÁM



    SỰ KIỆN VÀ VẤN ĐỀ

    Chuyện Tấm Cám là một câu chuyện nổi tiếng trong văn hoá dân gian Việt Nam, vốn được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Chuyện Tấm Cám có kết cấu rất hoàn chỉnh và mang một nội dung sâu sắc với nhiều tình tiết phức tạp. Những dị bản của loại chuyện như thế này có nhiều ở những nền văn hoá lâu đời của nhân loại. Thí dụ như truyện Lọ Lem.,,,, Riêng truyện Tấm Cám có nhiều tình huống và chi tiết mang hình tượng văn hoá đặc thù của người Lạc Việt, như: Trầu cau, chiếc rìu, nằm võng....Điều này chứng tỏ nó thuộc loại văn chương bác học và bị khuyết danh vì những thăng trầm lịch sử, chứ không phải là loại văn học bình dân và được sáng tạo và phát triển bởi quần chúng.
    Sự tồn tại của truyện Tấm Cảm trải qua bao thăng trầm của lịch sử Việt, đã chứng tỏ một sức sống mãnh liệt từ ngay trong nội dung câu truyện. Sức sống ấy nằm ngoài tầm mơ ước của những nhà văn gạo cội của thế giới, ước mơ cho đứa con tinh thần của mình.

    Nhưng ngày nay, đang xuất hiện một xu hướng khá mạnh mẽ nhằm phủ nhận những giá trị văn hoá truyền thống Việt, kể cả trong và ngoài nước. Ngoài cái xương sống của truyền thống văn hoá sử - Từ gần 5000 năm văn hiến, bị gọi là chứng minh “khoa học” xuống còn 2500 năm lịch sử và sự khởi nguồn của dân tộc Việt - Thời Hùng Vương - chỉ là một liên minh 15 bộ lạc với những người dân ở trần đóng khố tồn tại ở khỏang 300 năm từ thế ký thứ VII trước CN - thì những câu chuyện nổi tiếng trong văn hoá dân gian Việt cũng bị xuyên tạc và hạ thấp giá trị nội dung theo cách hiểu truyền thống. Chuyện Thạch Sanh thì được họ coi là có nguồn gốc Khơ Me, Chuyện Trương Chi thì bị coi là cuộc tình giả tạo thương vay khóc mướn của Mỵ Nương. Tất nhiên, Tấm Cám cũng trong tầm ngắm của xu hướng phủ nhận giá trị văn hoá Việt. Có thể nói rằng: Cả một trào lưu phủ nhận giá trị văn hoá truyền thống Việt cả trong lẫn ngoài nước. Điều này được chính họ thừa nhận khi phát biếu công khai rằng: Quan niệm lịch sử mới phủ nhận những giá trị văn hoá sử Việt được “Hầu hết những nhà khoa học trong nước và công đồng khoa học thế giới thừa nhận” (*).

    Truyện Tấm Cám nổi tiếng trong văn hoá dân gian Việt là cũng một trong những đối tượng của họ.

    Họ phân tích và chứng minh rằng: Chuyện Tấm Cám là câu chuyện man rợ. Sự tàn ác và vô nhân của mẹ con nhà Cám, sự bạc nhược, thụ động của cô Tấm. Đến khi Tấm thành đạt do may mắn lại có hành động trả thù dã man: Luộc chín người em làm mắm, gửi cho mẹ kế.

    Tôi nghe một người kể về một sinh viên ngoại quốc học về văn hoá Việt đã chất vấn giáo sư Việt Nam về nội dung truyện Tấm Cám như trên. Vị giáo sư này đã không trả lời được, (Theo câu chuyện kể thì là một sinh viên một nước Đông Á).

    Ngay bây giờ, những người bạn của tôi đang xem blog này có thể kiểm chứng qua thông tin dưới đây từ web vietnamnet.net.

    Trích:

    Sách "mầm non" hủy hoại thế giới tuổi thơ?
    Thứ bảy, 29/12/2007, 16:14 GMT+7
    Nếu tìm vào thế giới của một đứa trẻ Mỹ chắc chắn bạn sẽ không thể không gặp chuột Mickey, vịt Donald, nàng tiên cá hay ông già Noel… Tương tự như vậy, tìm vào ký ức tuổi thơ của bất cứ người Việt Nam nào, chắc chắn sẽ có cô Tấm, mụ dì ghẻ, ông Bụt…

    Thế nhưng đã không ít lần các bậc phụ huynh lâm vào sự bối rối khó xử khi bị trẻ “vặn” lại: Tại sao cô Tấm hiền lành lại giết cô Cám, và còn băm xác Cám làm mắm rồi gửi cho mẹ Cám ăn?









    Sách trẻ em được bán tại các hiệu sách và trường mầm non

    Những thắc mắc tưởng chừng “vu vơ” nhưng khiến các bậc cha mẹ, thầy cô đau đầu. Phải giải thích làm sao với những tâm hồn thơ trẻ về cách “hành xử” của cô Tấm trong khi hàng ngày chúng ta vẫn dạy các em phải hiền ngoan, phải vâng lời, phải vị tha, phải… đủ thứ!

    Hết trích

    http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/vanhoa/178784/

    Tôi xin trả lời bài viết này: Chính một số đám người lớn dốt nát bây giờ đã dạy cho trẻ con theo cách hiểu của họ vê truyện Tấm Cám - một truyên thuyết đã thuộc về văn hóa truyền thống Việt. Từ ngàn xưa cho đến tuổi thơ của chúng tôi đã đi qua với câu chuyện Tấm Cám. Trong tuổi thơ chúng tôi không nhìn thấy sự "man rợ" của cô Tấm, mà chỉ nhìn thấy kẻ xấu bị trừng phạt xứng đáng với tộic ác của nó. Bởi vì cha mẹ chúng tôi và tổ tiên của người Việt khi lưu truyền câu truyên này trong văn hóa Việt, đã không dạy chúng tôi như vậy. Nhưng chỉ kể từ khi cả một hệ thống văn hóa lịch sử truyền thống Việt bị một bọn dốt nát hủy hoai với sự bóp méo nội dung. Trẻ thơ mới phải tập phủ nhận những giá trị văn hóa Việt. Mượn vỏ bọc một bài viết về giáo dục trẻ em, tác giả này trên Vietnamnet.net đã bị ảnh hưởng, hay không quên góp phần phủ nhận những giá trị văn hóa Việt.

    Nếu cứ chẻ hoe từng sự kiện như cách phân tích và chứng minh ở trên, thì dễ làm cho người có kiến thức trung bình tưởng rằng: Đây là một phát hiện sâu sắc và ủng hộ cách nhìn méo mó trên cho một tác phẩm văn hoá dân gian lâu đời của dân tộc Việt.

    Nhưng không lẽ – qua bao thăng trầm của lịch sử - cả một dân tộc trân trọng lưu truyền một câu chuyện dân gian lại không có nổi một cảm quan nhậy bén về nội dung câu truyện đó sao? Bởi vậy, tôi viết bài này thể hiện một cái nhìn của tôi về câu truyện Tấm Cám nhằm khẳng định giá trị nhân bản và tính minh triết sâu sắc của nền văn hoá truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến.


    CÂU CHUYỆN TẤM CÁM VÀ TÍNH MINH TRIẾT VIỆT DỊCH

    Có thể nói hầu hết những người ở thế hệ chúng tôi đều đã qua thời thơ ấu trong không gian của truyền thống văn hoá Việt do thế hệ trước truyền lại. Đó chính là những chiếc bánh chưng, bánh dầy, những bức tranh dân gian đầy màu sắc sinh động, các trò chơi trẻ em như “Ô ăn quan”, “Chi chi chành chành”…hoặc những câu chuyện đượm màu huyền thoại như: "Thạch Sanh", "Trương Chi – Mỵ Nương”…..v.v….Tất cả hầu như đều mang một ý nghĩa minh triết Việt. Chuyện Tấm Cám cũng là một câu chuyện như vậy. Với tâm hồn trong sạch của tuổi thơ, chúng tôi cảm nhận được ở chuyện Tấm Cám về cái thiện đã thắng cái ác và kẻ ác phải trả giá cho việc làm của họ. Câu chuyện Tấm Cám không chỉ mang một triết lý nhân sinh về tính nhân quả gần gũi với giáo lý Phật giáo, mà còn chưa đựng trong đó cả một giá trị minh triết Đông phương. Đó chính là sự minh triết Việt Dịch.


    Có thể khẳng định rằng: Hầu hết những di sản văn hoá phi vật thể Việt để lại cho hậu thế đều mang tính minh triết rất sâu sắc. Mỗi câu ca dao tục ngữ đều là một châm ngôn về con người và cuộc sống, về cách xử thế hàng ngày, hoặc đó là những lời khuyên khôn ngoan về các tri thức thiên nhiên xã hội và con người. Trong những di sản văn hoá độc đáo ấy, chúng ta nếu chịu suy nghĩ và tìm tòi, còn thấy cả những chìa khoá giải mã những bí ẩn của giá trị Đông phương. Đây là điều mà tôi đã nhiều lần trình bày trên diễn đàn tuvilyso.com và vietlyso.com. Những nội dung của các câu chuyện này đều có một mục đích thống nhất và trùng khớp về những giá trị bí ẩn của văn minh Đông phương, chứ không phải là những hiện tượng riêng lẻ, ngẫu nhiên trùng lặp. Câu chuyện “Con Tấm. Con Cám” của dân tộc Việt, ngoài những giá trị về tính minh triết và nhân văn Đông phương, còn là giá trị khám phá sự bí ẩn của Đông phương của Việt Dịch. Chính vì nội dung rất sâu sắc và tính minh triết của câu truyện này, đã khiến cho tác phẩm có một sức sống vượt thời gian và không gian trải hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử Việt. Một thời gian mà tất cả các tác giả của nhân loại hiện đại, không một ai dám mơ ước cho những tác phẩm vĩ đại của họ.


    Mở đầu câu truyện, chúng ta thấy cảnh ngộ của Tấm thật là bi đát: Cha mẹ mất sớm và ở với dì ghẻ.

    Đây là những mâu thuẫn đầu tiên của con người, trong mối quan hệ xã hội. Mâu thuẫn này không mang nặng tính ý thức hệ, như sau này khi xã hội loài người phát triển. Đối tượng chính trong câu truyện này là bà mẹ Cám và Tấm, cô Cám chỉ là một cái cớ để câu truyện diễn tiến.

    Sự tồn tại của ba nhân vật nữ chính và sự bị đát của cô Tấm cho thấy một hoàn cảnh thuần Âm, được biểu tượng bằng ba người đàn bà trong gia đình. Đó chính là tượng của quẻ Thuần Khôn



    và địa vị của cô Tấm, trưởng nữ, tượng của quẻ Tốn



    Mâu thuẫn xã hội là một thực tại và nó phát triển theo quá trính phát triển của lịch sử nhân loại. Mâu thuẫn đầu tiên và sơ khai nhất chính là mối quan hệ gia đình. Hoàn cảnh của cô Tấm trong câu chuyện là một ví dụ. Nếu câu chuyện giải quyết theo hướng người mẹ kế của cô Tấm có ý thức nhân đạo, nuôi cô Tấm như con đẻ của mình. Như vậy, sẽ có Dương (Ý thức thuộc Dương) trong Âm (Ba người đàn bà) thì Âm Dương đã cân bằng và câu chuyện bi thương này diễn biến theo chiều hướng khác. Nhưng bà mẹ của Cám lại sống theo bản năng của người đàn bà trong mối quan hệ giữa con mình và con không do mình đẻ ra. Trong giai đoạn đầu, tính thuần Âm chỉ đạo toàn bộ sự diễn tiến và phát triển của câu truyện. Âm càng phát thì mâu thuẫn ngày càng tăng. Chuyện bắt đầu chỉ là con tép, rồi lên con cá. Sau đó, khi mối quan hệ xã hội ngày càng phát triển trong lịch sử tiến hoá của loài người thì nhu cầu về ăn mặc cũng phát triển. Phần Dương trong một hoàn cảnh thuần Âm này chỉ là mơ ước của Tấm với hình tượng ông Bụt hiện lên mỗi khi hoạn nạn.
    Với những người nghiên cứu về Kinh Dịch, chúng ta đều biết rằng:
    Trong một quẻ 6 hào thì quái Thượng, phía trên là Dương, quái Hạ, phía dưới là Âm. Qua ba giai đoạn gian truân trong gia đình và phát triển từ thấp đến cao, chính là ba hào Âm của quái Hạ:
    Ba sự kiện đó là giỏ tép bị tráo, cá bống bị giết và sự đau khổ của Tấm khi phải nhặt thóc một cách vô vọng cho ước mơ của mình. Đây chính là hình tượng ba hào Âm cuối của quẻ thuần Khôn.
    Trong giai đoạn này, Đến Hào hai – Hào Lục nhị là Hào Âm chính vị theo lý Dịch - hình tượng của con cá bống mỗi khi Tấm cho ăn, có một câu ca kỳ lạ:

    Bống bống bang bang
    Bống ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta.
    Chớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà người.

    Câu ca nổi tiếng này được các bà mẹ Việt truyền từ đời này sang đời khác – qua bao thăng trầm của giống nòi – khi kể lại câu truyện cho đứa con thơ dại. Mỗi khi đọc bài ca này, mắt mẹ lại ánh lên nhìn vào mặt con, như muốn truyền cảm tình yêu mái ấm gia đình mà mẹ là người chở che, bao bọc.

    Cũng như chuyện thằng Bờm, sự quay cuồng bão tố của không. thời gian lịch sử không làm thay đổi một chữ. Ở đây, trong bài ca này của cô Tấm, cũng không hề bị sửa chữa bởi một ý thức hàn lâm ngớ ngẩn. Tại sao thể nhỉ? Ông cha ta dùng ngoa ngữ chăng? Cơm của Tấm cũng là cơm lại là cơm của con nhà nghèo, làm sao gọi là cơm vàng cơm bạc được?

    Phải chăng đây chính là hình tượng, nhắc nhở hậu thế đừng vội quay lưng với những di sản của ông cha. Mà trong đó, ẩn chứa những giá trị vô giá không thể so sánh với những giá trị vật chất tầm thường.

    Khi Tấm cưỡi ngựa hồng, mặc áo đẹp, đội nón quai thao, mang hài đi dự lễ hội, thoả mãn ước mơ của mình thì câu chuyện bước sang một cấu trúc khác. Mâu thuẫn của mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình, đã chuyển sang mâu thuẫn trong quan hệ xã hội: Mâu thuẫn về danh vọng và quyền lực.

    Tấm đang ở trong hào Lục tứ của quẻ thuần Khôn thuộc Âm.
    Xã hội loài người liên tục phát triển thì mâu thuẫn xã hội tiếp tục phát triển với những hình thái mới của nó. Qua giai đoạn thuần Âm của ba hào của quái Khôn hạ, mâu thuẫn xã hội chuyển sang một hình thái mới là Dương trong Âm của 3 hào trong quái Khôn thượng của quẻ Thuần khôn. Diễn biến của câu truyên từ lúc này về sau không có hình ảnh của ông Bụt (Tính Dương trong quái Hạ thuần Âm).

    Trong hào lục tứ chính vị, Tấm được tấn phong hoàng hậu chỉ dưới hào Cửu Ngũ là hào của vua. Nếu như lúc Tấm trở về làng, mẹ con nhà Cám phục tùng hoàng hậu, giữ đạo quần thần. Tức là có ý thức trong mối quan hệ xã hội (Thuộc Dương) thì câu truyện có thể chấm dứt ở đây. Và đây cũng là kết thúc của một câu chuyện dị bản tương tự của văn hoá cổ Châu Âu trong câu chuyện Lọ Lem. Nhưng nền văn minh cổ của người Việt đã tiếp tục câu chuyện sâu sắc hơn nhiều, theo đúng tinh thần của Dịch học: Quẻ thuần Khôn chưa đi hết 6 hào của nó và mâu thuẫn xã hội tiếp tục phát triển. Tấm bị mẹ con nhà Cám lừa giết chết, khi đang trèo lên cây cau và biến thành con chim vàng anh. Đây là lần biến hoá thứ nhất của hào Lục Tứ. Sự tranh chấp quyền lực - mâu thuẫn trong quan hệ xã hội - vẫn tiếp tục xảy ra và Âm vẫn thắng Dương: Con chim vàng anh hoá thân của Tấm bị giết. Đến đây sự kiện chuyển sang hào lục ngũ: Linh hồn của Tấm biến thành cây xoan tiếp tục oán than. Cám tiếp tục truy sát, chặt cây làm khung cửi . Sự kiện tột cùng của hào Thượng lục trong quẻ thuần Khôn và cũng là lúc Âm đạt đến đỉnh cao nhất: Tấm trở thành cái khung cửi và là một công cụ của Cám.


    Chúng ta cũng nhận thấy rằng: Trong giai đoạn sau được diễn tả thông qua 3 hào thượng của quẻ Thuần Khôn - từ lục tứ đến thượng lục - không có hình ảnh của Bụt trong câu chuyện. Linh hồn của Tấm - thuộc Dương trong Âm (Hồn người chết) - trực tiếp tham gia diễn biến câu truyện, thay thế cho hình tượng ông Bụt.

    Nhiềư nhà phê bình văn học đã cho rằng: Đây là hình ảnh chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Nhưng vớin cách nhìn của tôi thì đây chính là sự minh hoạ đặc sắc cho tính vi diệu của Dịch học, có sự tương đồng với Phật Pháp. Để chứng tỏ điều này, chúng ta có thể xem lại bản văn sau đây trong Kinh Dịch:

    Hệ Từ thượng truyện. Chương V. Tiết 2 viết:

    Ngẩng lên xem thiên văn, cúi xuống xét địa lý, cho nên biết cái cớ của sáng tối. Quay về nguyên thuỷ của vạn vật, theo dõi đến cuối cùng, nên biết được bài học về sống chết . Tinh khí hợp lại sinh ra vạn vật . Hồn thoát ra tạo nên biến hoá, nên biết được tình trạng của quỉ thần.
    Như vậy, qua đoạn trích dẫn trên “Hồn thoát ra ngoài tạo nên biến hoá”, cho thấy tinh thần của Dịch rất gần gũi với giáo pháp của Phật về sự luân hồi. Bởi vậy nên có sự ngộ nhận chuyện Tấm Cám có ảnh hưởng của Phật giáo. Điều này cũng giống như sự tích Chử Đồng Tử hoặc sự tích Cây Nêu, đều có hình ảnh của Đức Phật. Nhưng hình tượng cây Nêu là một giá trị văn hoá phi vật thể thuần Việt: Chỉ có ở văn hoá Việt Nam mới có cây Nêu. Còn những quốc gia ảnh hưởng Phật pháp khác, không có hình tượng này. Điều này cho thấy hình tượng cây nêu là một sản phẩm văn hoá thuần Việt và không có nguồn gốc từ Phật giáo. Nhưng chính tính gần gũi của tư tưởng Dịch học và Phật pháp, nên sự tích cây Nêu đã dùng hình ảnh chiếc áo cà sa của Đức Phật phủ lên cây nên. Đây là một biểu tượng sự che chở của Phật Pháp cho những giá trị văn hoá Việt trong sự bi tráng của lịch sử giống nòi, vì tình gần gũi của những giá trị minh triết trong văn hoá truyền thống Việt với Phật pháp.

    Quay trở lại với nội dung câu chuyện Tấm cám, chúng ta thấy rằng: Mâu thuẫn đã lên đến tột đỉnh trong quan hệ xã hội của con người. Đó là mâu thuẫn ở đỉnh cao của quyền lực: Tấm và Cám trong sự tranh giành địa vị Hoàng Hậu. Âm tính đã phát triển đến hào Thượng Lục trong quẻ thuần Khôn. Vì tính thuần Âm nên mâu thuẫn không được giải quyết. Linh hồn của Tấm vẫn khắc khoải với sự đau khổ, oan trái của mình. Nhưng về Lý Dịch thì sự việc phải chuyển hoá. Chiếc khung cửi bị Cám đốt hoá thành tro đã chuyển hoá câu chuyển sang một hoàn cảnh mới: Nhất Dương sinh, theo nguyên lý cực Âm sinh Dương của Dịch. Quả Thị là một biểu tượng tuyệt vời trong trường hợp này. Đây là một loại quả (Trái cây) chỉ dùng trong việc thờ cúng của văn hoá truyền thống Việt. Quả thị chỉ có mùi hương (Mùi vị thuộc Dương – hình thể thuộc Âm) và không ăn được.

    Thị ơi! Thị à!

    Thị rụng bị bà.

    Bà để bà ngửi, chứ bà không ăn!

    Các bà mẹ Việt Nam kể lại câu chuyện này, cũng có bà bảo rằng:

    Chính vì vậy mà quả thị từ đó về sau không ăn được.

    Linh hồn của Tấm nấp trong quả thị và phục sinh từ quả thị. Đây là hình tượng của quẻ Phục. Nhất Dương sinh



    Chúng ta cũng sẽ tìm thấy hình tượng của quẻ này trên bãi đá cổ Sapa (Xin xem bài: LẠC THU CHU DỊCH TRÊN BÃI ĐÁ CỔ SAPA. Văn hiến Lạc Việt. vietlyso.com).

    Tấm đã sống lại và ở với bà lão. Như vậy, khi linh hồn cô Tấm nằm trong quả thị và hàng ngày bước ra giúp dọn việc nhà thì câu chuyện đã đang ở trong hào Nhất Dương sơ Cửu của quẻ Phục.

    Khi bà lão rình phát hiện được Tấm và xé bỏ quả thị đi thì cô Tấm hoàn Dương. Cô Tấm sống với bà lão, chính là hào 2 Cửu nhị của quẻ Lâm và câu chuyện đang diễn biến trong nội hàm của nó. Ngôi Dương của hào cửu nhị không đắc chính. Tấm còn đang chịu cảnh đất khách quê người.
    Câu chuyện tiếp diễn khi nhà vua tình cờ vi hành qua hàng nước của bà lão. Một tình tiết rất độc đáo ở giai đoạn này và có lẽ cũng là lời giáo huấn của tiền nhân, chính là hình ành của miếng trầu têm cánh phượng.

    Trầu cau là một giá trị đặc thù của văn hoá Việt. Trầu têm cánh phượng chính là hình tượng của một giá trị cao nhất của nền văn hoá đó. Và chỉ có cô Tấm mới thực hiện được điều này. Toàn bộ đoạn này, cha ông ta đã gửi gấm lại cho đời sau một thông điệp:

    Chính những giá trị văn hoá Việt là tiền đề cho sức sống và sự phát triển của dân tộc Việt.

    Nhờ miếng trầu têm cánh phượng, nhà vua đã đưa cô Tấm trở về hoàng cung và là chính cung hoàng hậu. Câu chuyện đang ở hào Cửu Tam. Dương đắc ngôi dương. Nhưng đến đây nếu chúng ta vội cho rằng: 3 hào Âm của quẻ Thuần khôn đã biến thành ba hào Dương là tượng của quẻ Địa Thiên Thái thì thật sai lầm.

    Sự phủ nhận một giá trị văn hiến Việt trong câu truyện Tấm Cám và là nguyên nhân để Thiên Sứ tôi viết tiểu luận này, chính là ở đoạn cuối của câu chuyện. Đây chưa phải là quẻ Địa Thiên Thái.



    Về tượng quái thì quẻ Khôn trong Địa thiên thái và trong quẻ thuần Khôn đều giống nhau. Nhưng là những người đã tìm hiểu về Dịch thì chúng ta sẽ thấy rằng:

    Ý nghĩa của cùng một quái nhưng ở hai quẻ khác nhau sẽ khác nhau.


    Quái thượng Khôn trong quẻ Thuần Khôn và quái thượng Khôn trong quẻ Địa thiên thái, mặc dù giống về hình tương nhưng không thể cùng một nội dung. Sự tuần hoàn của tạo hoá khiến mỗi quẻ ở vị trí khác nhau trong vòng tuần hoàn vô tận, sẽ không giống nhau dù giống tượng. Điều này giải thích là số Tử Vi trùng dữ kiện 60 năm trước và 60 năm sau, dù giống hệt nhau nhưng không thể giống nhau . Sao Thiên Mã 100 năm trước là con ngựa, nhưng 100 năm sau là xe hơi. Người sinh cùng ngày giờ tháng năm , nhưng ở hai hoa giáp khác nhau sẽ có độ số khác nhau….Bởi vậy, quái Khôn trong quẻ Thuần Khôn tượng là bà mẹ của Cám, nhưng quái khôn trong quẻ Địa thiên Thái thì lại khác hẳn về tính chất. Đó chính là sự chuyển hoá tính chất khi những sự kiện diễn biến liên tục ở đoạn cuối. Cám chết vì tham vọng vô độ. Cô ta không từ một cách nào dể đạt mục đích. Lòng tham đã dẫn đến sự ngu xuẩn, thể hiện bằng hành động tự dội nước sôi vào mình. Bà mẹ Cám ăn thịt con mà không biết. Đây là một hình tượng rất ấn tượng vì tính khủng khiếp của nó. Nhưng về tính minh triết của hình tượng này lại cho thấy: Chính bà mẹ Cám đã giết dần con mình khi xui con lao vào tội ác. Bà mẹ Cám đã ăn thịt chính con bà từ lâu. Đến khi thấy hậu quả của tội ác chính bà thì bà ta cũng chết. Bởi vậy, chính hình ảnh ấn tượng này lại là sự cảnh tỉnh cho lòng tham của con người làm ảnh hưởng đến thế hệ sau.
    Khi bà mẹ Cám – tượng cho quái Khôn trong quẻ thuần Khôn chết và Tấm - trưởng nữ, tượng quái Tốn – chính thức thay thế trong vị trí hoàng hậu làm Mẫu nghi thiên hạ - Một nội dung khác của quái Khôn để cuộc đời mở ra với quẻ Địa thiên thái. Và cũng chính hình tượng này lại cho thấy vị trí của Tốn (Trưởng Nữ - Tấm) phải thay thế cho quái Khôn – Mẹ Cám trong Việt Dịch với Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ.

    HÌNH MINH HỌA HẬU THIÊN LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ

    Được phục hồi từ những di sản văn hóa truyền thống Việt

    & HẬU THIÊN VĂN VƯƠNG PHỐI LẠC THƯ

    Theo cổ thư chữ Hán



    Câu chuyện Tấm Cám với cái nhìn chủ quan của tôi thì đây chính là nội dung sâu sắc đầy tình minh triết của văn hiến Lạc Việt. Nếu trong quí vị và anh chị em quan tâm đến tiểu luận này, có người cũng thích xem các loại truyện cổ tích của các dân tộc trên thế giới, hẳn cũng biết có nhiều chuyên mang nhiều tình tiết giống chuyện Tấm Cám của Việt Nam. Thí dụ như: Tình tiết phục sinh từ quả thị trong Tấm Cám thì trong “Già Thu gặp tiên”, “Tú Uyên Giáng Kiều”….hoặc một số truyện trong 1001 đêm lẻ. Chuyện “Nàng Bạch Tuyết và bẩy chú lùn” cũng có nhiều nét tương đồng với chuyện Tấm Cám. Nhưng có thể nói, chỉ có truyện Tấm Cám của Việt Nam mới có nhiều tình tiết trong một mạch truyện xuyên suốt, mang tính minh triết thông qua những hình tượng của nó, hơn hẳn những chuyện dị bản của những nền văn hoá khác.

    Do đó, nếu chỉ với cái nhìn thông thường thì cũng thật là bất công khi những kẻ ác như mẹ con nhà Cám không bị trừng trị. Trong truyện Thạch Sanh, chàng Thạch Sanh cũng tha chết cho mẹ con Lý Thông đấy chứ! Nhưng cũng sẽ không thể gợi lên một ước mơ công lý, nếu những nhân vật này không bị sét đánh chết.

    Câu truyện Tấm Cám đã sống với nền văn hoá dân tộc Việt trải hàng thiên niên kỷ, còn chưa đựng nhiều nội dung sâu sắc thuộc về nền minh triết Lạc Việt. Nhưng do khả năng của tôi chỉ có hạn nên không phân tích được hết ý.
    Hy vọng các bậc cao nhân sẽ tiếp tục khám phá và tìm ra những gía trị đích thực của nó.

    Chân thành cảm ơn sự quan tâm của các bạn.

    Thiên Sứ
    Last edited by dienbatn; 17-03-2008 at 06:51 AM.

  2. #2

    Mặc định

    Cam on hoc gia Thien Su rat nhieu.
    Dung vay, khi con nho, doc truyen tam Cam, toi rat hai long voi ket thuc cua cau chuyen. Lon len mot chut, toi duoc cac thay co giang rang, day la ket thuc co HAU. Con bay gio toi khong biet nguoi ta dinh lam gi voi "nhung phat hien moi" do.
    Tận nhân lực, Tri thiên mạng

  3. #3

    Mặc định

    Một bài phân tích quá hay.Mong bác tiếp tục:023:
    2 điều căn bản để thành công:
    1.Đã hứa điều gì thì cố mà làm cho được.
    2.Điều này quan trọng hơn điều 1: ĐỪNG BAO GIỜ HỨA

  4. #4

    Mặc định

    Cuối cùng là tôi vẫn chưa biết sẽ trả lời cho con cháu mình như thế nào khi chúng hỏi: Tại sao cô Tấm hiền lành lại giết cô Cám, và còn băm xác Cám làm mắm rồi gửi cho mẹ Cám ăn?

    Và tôi vẫn phân vân không biết có nên kể cho con cháu mình nghe nguyên văn câu chuyện Tấm Cám với kết thúc có "hậu" như vậy không?

  5. #5

    Mặc định

    Cần phân tích được tại sao một dân tộc văn hiến, nhân nghĩa lâu đời như Việt Nam lại lưu truyền một câu chuyện trả thù tàn nhẫn vô lương như vậy?. Dù giải thích cách nào thì cũng không phủ nhận được chuyện này.

  6. #6
    minhbanking
    Guest

    Mặc định

    Hehe,theo tôi thì chuyện Cô Tấm trả thù ko ghê tay cho thấy truyện cổ tích của chúng ta Cổ nhưng rất là Súc Tích,nó có giá trị rất lớn về mặt xã hội đó. Trong một con người đc cho là lương thiện vẫn có cái Ác trong tâm của họ.Có điều ở đây cái Ác chỉ bộc lộ khi kết cục có hậu xảy ra cũng như khi cô Tấm có điều kiện thuận lợi nhất để trả nợ sòng phẳng. Theo tôi câu truyện còn muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng:người lương thiện quá thì sẽ rất khó sống,phải có một chút độc địa của kẻ quân tử thì mới có thể trụ đc khi xung quanh là cả bầy lang sói!Câu truyện này ko đơn giản đâu!

  7. #7

    Mặc định

    Có một dị bản Tấm Cám đã kể khác phần kết thúc. Theo bản này, Cám bị Tấm dội nước sôi cho chết rồi muối mắm gửi biếu dì ghẻ. Mụ dì ghẻ ăn đến tận đáy vại, phát hiện ra đầu lâu con mới biết sự tình, sợ quá lăn đùng ra chết.
    Đây là kết thúc nguyên bản. Người đời sau (chắc là cùng thời hiện đại với chúng ta) cho rằng kết thúc như vậy ghê rợn quá, làm tổn hại đến hình ảnh đẹp đẽ của cô Tấm nên kể theo những kết thúc khác mà một trong số đó được sách giáo khoa Ngữ văn 10 sử dụng.

    Vậy thực sự, kết thúc "muối mắm" có đáng loại bỏ không ?

    Chúng ta nhớ lại quãng đời đầy đau khổ của Tấm khi phải sống trong sự cay độc, nghiệt ngã của mẹ con mụ dì ghẻ độc ác. Mẹ Tấm mất sớm, Tấm cần sự ân cần chăm sóc, xoa dịu nỗi đau bao nhiêu. Nhưng mẹ con Cám đã chà đạp, hành hạ Tấm chẳng khác gì một kẻ nô lệ trong chính tổ ấm của mình. Rồi khi Tấm được làm hoàng hậu, mẹ con Cám đem lòng ghen ghét, bày mưu giết hại, đưa Cám vào cung thay chị làm hoàng hậu. Chúng ta thử nghĩ xem còn sự độc ác nào, sự tàn nhẫn nào hơn thế nữa ? Có người mẹ nào nỡ giết chết con chồng nhất là trong ngày giỗ bố. Có người em nào lại đang tâm tìm mọi cách để cướp giật hạnh phúc của chị mình ?

    Sự thực Tấm đã chết, nhưng theo mơ ước của nhân dân ta cái thiện không bao giờ bị tiêu diệt, ở hiền sẽ gặp lành nên cô Tấm đã làm những cuộc hóa thân nhờ phép nhiệm mầu. Tấm lần lượt biến thành chim vàng anh, thành cây xoan đào, thành khung cửi, thành cây thị. Cái thiện, nhười lành phải hó thân nhiều lần vì cái ác luôn rình rập gieo tai họa. Mẹ con Cám giết Tấm về thể xác lần thứ nhất, bây giờ còn độc ác hơn nữa, tàn bạo hơn nữa. Tìm mọi cách để giết linh hồn Tấm. Chúng đã làm thịt chim, đẵn cây xoan đào, đốt khung cửi... Chúng không muốn nhìn thấy sự có mặt Tấm trên đời dù là trong “oan hồn”. Rõ ràng chúng không chỉ giết Tấm một lần mà giết Tấm nhiều lần. Chắc chắn nếu Tấm còn sống thì chúng lại tiếp tục hành hạ Tấm, tiêu diệt sự sống của nàng. Bởi vậy trong đấu tranh giành quyền sống cho mình, Tấm không còn con đườc nào khác là giết chúng.

    Trong hành động trả thù này, ta vẫn thấy một cô Tấm rất đẹp, cô không còn khóc lóc, yếu đuối như trước. Cô trở nên kiên quyết và gan dạ lạ thường. Cô nhận ra rằng : mẹ con nhà Cám vẫn vậy vẫn ganh ghét, đố kị với cô. Cám muốn đẹp và lòng tham ngông cuồng, đen tối đã giết nó. Còn Tấm, cô xử sự rất thông minh, rất tỉnh táo. Cô giết Cám nhưng không thể gọi cách giết ấy là dã man bởi “ở ác gặp ác”, kẻ “gieo gió” ắt sẽ phải "gặt bão”. Tấm phải tự tay trả thù, như vậy mới đáng với những gì mẹ con Cám đã gây ra cho cô. Cũng cần phải trừng trị rất mạnh bạo, chỉ một lần thôi “triệt hẳn”.

    Cám và mụ dì ghẻ là những kẻ vô nhân tính, mất hết tình đồng loại. Có giết theo cách của Tấm, “cái ác” của chúng mới không thể sống lại để tác yêu tác quái trên cuộc đời này. Thử hỏi chỉ bị “trời” phạt, sai thiên lôi đánh chết như với Lí Thông, trong trường hợp này có nhẹ quá không ? Đã đảm bảo cái vạn ác loại này chết vĩnh viễn chưa ? Tại sao lại cứ mượn trời, mượn tay người trả mối hận thù của mình như trong những truyện dân gian cùng loại trước đó hay như các bản kể khác của truyện Tấm Cám ? Một khi qua cái kết thúc "muối mắm" này, nhân dân muốn trực tiếp trừng phạt bằng hình phạt tương xứng với tội ác, tương xứng với kẻ ác, trừng phạt cho cái ác phải “táng đởm kinh hồn”. Băm vằm thành trăm mảnh "muối mắm" để cái ác không còn con đường quay trở lại chả lẽ lại bị chê trách sao ?

    Như vậy kết thúc "muối mắm" của nguyên bản Tấm Cám, không chỉ thể hiện sự thật "lòng căm thù của dân gian" đã lên đến tột đỉnh, ý nguyện tiêu diệt cái ác đã vượt qua chữ nhân bình thường để thẳng tay trừng phạt mà còn mang tính biểu tượng "răn đe kẻ ác", "không cho cái ác trở lại". Kết thúc như thế là quyết liệt chiến đấu tính về nội dung ; là nghệ thuật hóa cao cường. Kết thúc ấy đẩy ý nghĩa của thiên cổ tích quen thuộc này lên một tầm cao mới.

    Mặt khác, thực tế lịch sử cho thấy trên thế giới không phải chỉ có một cách xử tội chết. Ngày xưa có cách “tùng xẻo” hay “tứ mã phân thây” thật ghê gớm. Cách xử tội chết của Tấm cũng chỉ là “hình bóng” của lịch sử mà thôi. Đem quan niệm hiện đại để phê phán, rồi thay bằng một kết thúc theo ý mình há chẳng không nên sao ?

    Bởi thế "Con mắt tinh tường nhân dân" chỉ thấy hình ảnh một cô Tấm hiền lành, cao đẹp. "Tấm lòng cương trực nhân dân" hả hê với cách trả thù của Tấm. Cho nên nhiều nơi trên miền Bắc nước ta, cô Tấm hoá thành Phật, là Phật, là hoá thân của Nguyên phi Ỷ Lan đức độ, tài năng, công minh, chính trực, dịu hiền được nhân dân thờ cúng.

    Em hoàn toàn đồng ý với cách trừng trị thẳng tay của Tấm mặc dù ai đó cho là “tàn bạo” và bỏ phiếu cho kết thúc "muối mắm" của truyện. Hình ảnh cô Tấm mãi mãi là hình ảnh đẹp trong em.

    Nguồn: Lưu Đức Hạnh, Sách Những bài văn chọn lọc lớp 10

  8. #8

    Mặc định

    III. Sự Thật?

    3.1. Dì ghẻ con chồng hay chị em sinh đôi?

    Có lẽ ít người phát hiện ra điều này. Nhưng có ít nhất 2 kiểu OP cơ bản khác nhau, dẫn tới 2 cái ending cơ bản cũng khác nhau tương ứng.

    Thường nhắc đến Tấm Cám hay Tro Bếp, ta thường nghĩ đến 1 câu chuyện về xung độ “ dì ghẻ - con chồng”, nhưng thực tế không phải như vậy. Tấm Cám có đến 2 motip cơ bản là motip “ Tấm – Cám là chị em cùng cha khác mẹ” và “ Tấm – Cám là chị em ruột sinh đôi.”, một motip khá thịnh hành ở Đông Nam Á. Điều này nghe tưởng như đùa nhưng thực sự số bản theo motip “ chị em sinh đôi” là rất lớn. Theo thống kê, ít nhất nó bao gồm:

    chiếm tới 2 trong tổng số 3 bản Chăm thu thập được.
    các bản Campuchia
    Bản Tấm Cám VN ( bản của Landes và bản của Jeanneau)
    Các bản của dân tộc ít người trong phạm vi VN.

    *. Nếu theo motip “ dì ghẻ con chồng” thì diễn biến câu chuyện thường là:
    - 1 thế lực siêu nhiên bảo Tro Bếp nuôi cái gì đó ( ăn được), 90% “cái gì đó” là người thân cô ta đầu thai.
    - “cái gì đó” ấy sẽ bị ăn, Tro Bếp sẽ sử dụng những phần còn lại để có đồ đi dự hội và gặp gỡ “người ấy”.
    - “Người ấy” đi tìm Tro Bếp, nhận ra cô nhờ chiếc giày chỉ vừa với đôi chân nhỏ.
    - Tro Bếp sau khi làm vợ 1 thời gian, trở về nhà, bị mẹ con dì ghẻ giết và đánh tráo.
    - Tro Bếp tái sinh liên tục.
    - Tro Bếp và người ấy gặp lại nhau.
    Ending:
    - Mẹ con dì ghẻ bị tiêu tùng, bởi những thế lực khác nhau tùy theo phiên bản mỗi nước.

    *. Nếu theo motip “ chị em sinh đôi” thì câu chuyện sẽ thu hẹp về phạm vi gia đình và mâu thuẫn 2 chị em hơn, cụ thể:
    - Tấm – Cám được mẹ/cha dặn đi bắt cá, người bắt nhiều sẽ được xem là chị ( và Tấm bị Cám tráo giỏ.).
    - 1 thế lực siêu nhiên bảo Tro Bếp nuôi cái gì đó ( ăn được), 90% “cái gì đó” không có can hệ máu mủ gì với người thân đã chết cả ( vì bà mẹ vẫn còn sống sờ sờ kia). “ Cái gì đó” đơn giản chỉ dùng để làm bạn và để lấy áo quần dạ hội.
    - “cái gì đó” ấy sẽ bị ăn, Tro Bếp sẽ sử dụng những phần còn lại để có đồ đi dự hội và gặp gỡ “người ấy”.
    - “Người ấy” đi tìm Tro Bếp, nhận ra cô nhờ chiếc giày chỉ vừa với đôi chân nhỏ.
    - Tro Bếp sau khi làm vợ 1 thời gian, trở về nhà, bị mẹ và em ruột giết chết và đánh tráo, thường là theo lối giội nước sôi rồi băm xác đem giấu. Do là chị em sinh đôi nên người em giả dạng rất dễ dàng.
    - Tro Bếp tái sinh liên tục.
    - Tro Bếp và người ấy gặp lại nhau.
    Ending:
    - Cám bị ưu tiên chết, cái chết nhấn mạnh vào vấn đề “ Cám cố gắng giống chị để tiếp tục đánh tráo”. Bà mẹ ruột thì tùy, thường là chẳng nghe đá động gì cả. Lý do đơn giản vì motip này đã hoàn toàn thiên về xung đột chị em.


    Như ta thấy, 2 chuỗi motip này dẫn tới 2 cái ending thuộc loại “ liếc thì có vẻ giống nhưng xem kỹ mới thấy khác.”. Thường ở motip “ dì ghẻ con chồng”, nó mang ý nghĩa “ tòa án, trừng trị” nơi 1 ai đó ( tuyệt đối không phải Tấm) sẽ đứng ra phân xử Cám và làm mắm cô ta gửi mẹ sau khi sự thật phơi bày. Còn nếu theo motip “chị em sinh đôi” thì ending theo hướng nhấn mạnh vào vấn đề “ Cám cố đánh tráo lần thứ 3” vốn đã xảy ra suốt mạch truyện.

    Để hiểu rõ hơn, tôi nêu ra list các ending:

    - Tày: Tua Gia Tua Nhi ( Mẹ vua sai Tua Gia khoan về nhà mà giả làm người bán bánh. Hoàng Hậu Tua Nhi ko nhận ra, hỏi cô bán bánh làm sao mà trắng đẹp thế, cô trả lời nhờ tắm nước sôi. Hoàng hậu hí hửng làm ngay, chết.)
    - Ý( đảo Sicile): Cenerentola ( vua giết và làm mắm cô con gái, gửi mụ dì ghẻ. Khi mụ ăn, con mèo nói: “ cho tôi chút gì tôi khóc giúp cho”. Mụ đuổi mèo đi. Sau mụ phát hiện ra sự thật, chết. Mèo lại kêu “ mụ không cho tôi gì cả, tôi chẳng khóc giúp đâu.”)
    - Campuchia: Neang Kantoc ( Hoàng hậu giả Neang Chong Angkaat chạy vào rừng, mất hút vĩnh viễn ko ai còn nhìn thấy. ---- > làm điểm tâm cho cọp beo. Cha thì bị cá sấu lôi đi)
    - Myanma: Bé (Hoàng hậu giả đòi đem gươm thần phân xử. Gươm thần giết người, vua làm mắm biếu dì ghẻ)
    - Xre: Gơ Liu ( Gơ Lat bị hoàng tử lệnh làm mắm)
    - Hre: Ú (. Cao bị chồng Ú giết làm đồ ăn, cha mẹ bị ong đốt chết)
    - Thái: Ý Ưởi ( Nghe Ý Ưởi nói trắng nhờ tắm nước sôi, Ý Nọong nấu nước sôi, nằm vào máng bảo Ý Ưởi giội hộ.)

    Còn nhiều, nhiều, nhiều nữa. Nhưng tôi đá ra chỉ nhiêu đây thôi. Tóm lại là như thế này:
    - Theo phiên bản “ dì ghẻ” thì không thể có đoạn bắt tép nhưng thường lại thêm vào chi tiết con vật nuôi của Tấm là cha/mẹ hóa thân. Còn đoạn kết luôn là Hoàng hậu giả bị vạch mặt và bị chủ yếu là chồng của Tro Bếp biến thành mắm cá ( quái quỷ gì mà dân xưa ghiền mắm cá thế ko biết, tận đến cả Châu Âu như Ý cũng mắm cá) hoặc “nhẹ nhàng” hơn là bị thần thánh ( thánh kiếm, thần linh) hay động vật ăn thịt “thưởng thức” ( như bản Campuchia một người chạy vào rừng chơi với beo, 1 người chơi với cá sấu).

    - Theo phiên bản “ sinh đôi” thì câu chuyện nghiêng về xung đột chị em và nhấn mạnh sự giống nhau của 2 người. Bắt buộc phải có vụ bắt tép để phân xử ai chị ai em. Chi tiết “con cá là cha mẹ” bị loại bỏ. Tấm phải chết vì nước sôi. Cái chết của Cám liên quan đến chủ đề “ sự đánh tráo” nhiều hơn. Do Tấm sau khi trở về đã trắng hơn trước, Cám cấp tốc tìm cách trắng như Tấm để nhanh chóng giết người và tráo đổi lần nữa. Tấm thật thà giải thích nguyên nhân mình trắng ( Bởi thế nên đoạn giữa của motip “sinh đôi”, Tấm bị giết hầu như phải vì bị giội nước sôi hoặc là bị chặt cau rồi rớt vào hố nước sôi,… bắt buộc phải có nước sôi). Cám hý hửng làm theo ( hài hước hơn là Cám rủ Tấm cùng đi … tắm trắng, nấu nước, rồi bảo Tấm giội phụ, Tấm thật thà giội giúp, ai ngờ… như bản của Thái.)

    Nhưng vấn đề ở đây là ending theo phương pháp “trừng phạt” cho cả mẹ con Cám lại có thể áp dụng luôn cho cả motip “ chị em sinh đôi” miễn là cho Tấm đứng ngoài. Sự lộn xộn đến từ chỗ này.

    3.2. Lịch sử bản Tấm Cám mà ta biết.

    Thực tế cái gọi là “ truyện cổ tích Tấm Cám” mà ta vẫn thường nghe hiện nay không phải là bản Tấm Cám gốc mà là bản … viết của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan. Ông đã dựa vào các mẫu truyện Tấm Cám mà Landes, Leclere, … đã thu thập hồi cuối thế kỷ 19. Mà bản có nội dung gần với bản Tấm cám ta biết nhất là bản tìm thấy năm 1886 của G.Jeanneau. Cụ Vũ đã dựa vào những bản tìm thấy năm 1886 này, thêm mắm bỏ muối 1 ít, thế là viết ra câu chuyện “Tấm Cám revenge độc nhất vô nhị trong lịch sử Tro Bếp, phiên bản cổ tích duy nhất có sự phát triển tích cách nhân vật” ( tự hào đi).

    Cụ thể bản Tấm Cám 1886 chung quy là thế này:
    - Tấm – Cám là chị em sinh đôi
    - 2 người đi bắt tép để được xét ai là chị, ai là em
    - Tấm bị giội nước sôi hoặc bị chặt cau rơi vào hố nước sôi
    - Tấm tái sinh nhiều lần rồi gặp được vua.


    - Tấm trở về, trắng đẹp hơn xưa. Cám muốn đánh tráo tiếp bèn hỏi “ Chị ơi, sao chị trắng thế?”. Tấm trả lời “ ngày xưa chị bị em giội nước sôi nên trắng”. Cám nghe theo đi làm ngay. Tiêu Tùng.
    - Tấm làm mắm Cám gửi dì ghẻ.
    Còn bản của Vũ Ngọc Phan là thế này:
    - Tấm – Cám là chị em cùng cha khác mẹ
    - 2 người đi bắt tép để … giành yếm
    - Tấm bị chặt cau chết, chẳng có nước sôi nước lạnh gì cả, chỉ có ao hay giếng mà thôi.
    - Tấm tái sinh nhiều lần, gặp lại vua.


    - Tấm trở về, trắng đẹp hơn xưa. Cám thấy Tấm trắng đẹp quá nên ghen ghét, bèn hỏi “ Chị ơi, sao chị trắng thế?”. Tấm trả lời “ muốn trắng thì để chị giúp cho”. Cám nghe theo đi làm ngay. Tấm bảo Cám đào cái hố rồi chui xuống, Tấm kêu quân đổ nước sôi xuống. Cám tiêu tùng.
    - Tấm làm mắm Cám gửi dì ghẻ.
    Như ta thấy, bản tìm được năm 1886 đã có dấu hiệu chắp ghép và phi lý ở đoạn ending. Cụ thể là lẽ ra chỉ dừng ở đoạn Cám làm theo, chết, thì nó lại phang tiếp thêm đoạn Tấm làm mắm Cám. Từ cái ending “ bắt chước thất bại” phổ thông của motip “ chị em sinh đôi”, Ko biết vô tình hay cố ý, G. Jeanneau đã thêm vào đoạn “ Tấm mắm cám gửi dì ghẻ”, trong khi đáng ra có chi tiết này thì ko thể có chi tiết kia và ngược lại ( và người làm mắm cám theo đúng logic phải là 1 ai đó ngoài Tấm). Đó là theo tư duy logic cổ truyền cổ motip Tấm Cám.

    Cụ Vũ Ngọc Phan có lẽ cũng đã nhìn thấy điều kỳ cục này nên đã cố sức sửa, mà càng sửa càng… bậy. Cụ thể cụ đổi Tấm Cám từ chị em sinh đôi sang dì ghẻ con chồng. Đã thế, cụ sửa luộn vụi bắt cá phân định chị em thành “giành yếm”, biến chi tiết đó thành thừa thãi. Vụ chặt cau thì cụ bỏ luôn nước sôi. Dẫn đến hệ quả tất yếu là khi Cám hỏi “ sao giờ chị trắng” thì Tấm làm sao nói “ tại hồi đó em giội nước sôi chị” cho được ( vì có bị giội đâu mà nói)? Thế là cụ “ đâm lao thì phóng theo lao”, sửa luôn lời nói của Tấm thành 1 câu lừa gạt “ muốn trắng thì để chị giúp cho” và thế là cụ đã đạt tới mục đích hàn gắn những chi tiết có vấn đề ở ending thành ending trả thù độc nhất vô nhị ( chưa tính ba cái câu mắm muối của cụ: “ lấy tranh chồng chị”, “ lấy chồng tao “ … gì gì ấy nhé). Và con cháu cụ cho nến nay được thỏa thuê mà bình luận cái sự ác độc của Tấm 1 cách phí thời gian mà chẳng hiểu gì.

    3.3. Những trục trặc của bản Tấm Cám hiện đại của Vũ Ngọc Phan:

    Chúng ta lưu ý 1 điều thuộc về căn bản của truyện cổ tích: đó là nhân vật không bao giờ có sự phát triển tính cách. Như Thạch Sanh, dù bị đúng 1 kẻ lừa nhiều lần vẫn tin sái cổ kẻ đó. Những truyện “ Ăn Khế trả vàng” cũng thể hiện người em như 1 kẻ ngốc, thật thà kể cho anh chuyện con quạ, thật thà đổi nhà, trong khi tên baka nhất cũng sẽ tự hiểu tên anh tự dưng ôm cả nhà cửa ra đổi là vì lý do gì. Đây là cái đặc trưng cơ bản trong tính cách nhân vật, mà nhiều người thời nay đọc thường gọi là “nhân vật hiền lành, thụ động, thật thà,…ngu ngu.”. Kỳ thực, nói các nhân vật “ngu ngu” thôi thì chưa đúng, ta phải bảo rằng họ chỉ là cái máy không hề có suy nghĩ thì đúng hơn. Cũng bởi chỉ là cái máy phát thanh gượng ép của tác giả dân gian cách đây 1000 năm nên mỗi nhân vật chỉ luôn đóng chết 1 nhân cách. Thạch Sanh thật thà, nghe lời thì sẽ luôn nghe lời, dù là 2 lần bị dụ đi gặp chằn và đại bàng. Cũng tương tự, Tấm dẫu bị bạc đãi thế nào thì vẫn tin sái cổ khi nghe em/ mẹ chặt cây câu mà lại nói mình đuổi …kiến. Nếu kể ra thì ko biết bao giờ mới xong. Một điều nữa là tính cách nhân vật luôn được trình bày ngay ở đầu câu chuyện. VD như trong “ ăn khế trả vàng” nói thẳng ngay: Người anh tham lam, người em thật thà. Và tính cách nhân vật cứ đóng chết như thế cho đến khi kết thúc.

    --- > vậy, nếu nhân vật cổ tích mang cái đặc trưng cơ bản là “ tính cách mỗi người đóng chết theo lời giới thiệu ban đầu” thì sao cái gọi là “ Truyện cổ tích Tấm Cám” ( thực tế là truyện … hiện đại Tấm Cám. Tác giả: Vũ Ngọc Phan.) mà ta biết lại xuất hiện chi tiết mô tả Tấm gian hùng, Tào Tháo ở đoạn cuối, khi mà ngay từ đầu truyện đã quy ước đóng chết rằng “ Cám lười biếng, tham lam, độc ác, Tấm hiền hậu, thật thà, đảm đang.”??? 1 nhân vật bị đóng chết nhân cách là “hiền” thì tuyệt đối chỉ có thể cam chịu, cố sống rồi chờ ai đó giúp đỡ, hơi hơi chủ động hơn là mong đối thủ chết 1 cách vô tình. Chúng ta ngày nay đọc vào có thể bảo Tấm – Cám của Thái ( 2 người rủ nhau đi tắm trắng, Tấm thật lòng kể nguyên nhân mình trắng, thực lòng giúp Cám trắng đẹp, ai ngờ Cám chết ấy.) hay Thạch sanh của ta là đạo đức giả lộ liễu. Ờ, há 1 người bị người kia giết nhiều lần vậy mà có thể thật thà giúp đỡ người đó? Ờ, há Thạch Sanh ko cách gì mà ko biết Lý Thông là kẻ hại mình? Há ảnh ko hề biết chuyện ông trời – cha ảnh, sẽ sét đánh mẹ con anh Lý khi họ về? … Nếu xét theo 1 tác phẩm hiện đại, cái điều nghi vấn đó là chính xác. Nhưng xét theo tư duy logic của truyện cổ 1000 năm trước, điều các vị đang suy nghĩ đây mới là … phi logic. Thạch Sanh hiền, người em hiền, Tấm hiền, … thì cứ đóng chết như thế, sao sao thây kệ, có hợp logic thực tế không cũng mặc. Đơn giản đến cực kỳ.

    Nhưng đáng tiếc, khi chế biến Tấm Cám, cụ Vũ Ngọc Phan ko hề để ý chi tiết “luật tâm lý” tối quan trọng này của cổ tích. Thế nên cụ đã nhìn cái bản bị chắp ghép ending 1 cách vô tình hay cố ý của G.Jeanneau thành 1 bản bị lỗi, nhưng là bị lỗi do “ chưa thể hiện rõ cái kết trả thù” chứ ko phải là cái mâu thuẫn tâm lý ko thể xảy ra của Tấm trong đoạn kết, TỨC LÀ NHÌN THEO CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI, CHO RẰNG TRUYỆN MIÊU TẢ CHƯA SÁT SỰ TRẢ THÙ. Thế nên cụ mới thêm mắm bớt muối, biến cả chị em sinh đôi thành cùng mẹ khác cha, tạo ra cái bản mà ta biết. Và chỉ ở 1 bản Tấm Cám duy nhất của Vũ Ngọc Phan này, người ta mới có thể phăng ra cái gọi là “ logic phát triển tính cách nhân vật Tấm” ( Hoàng Tiến Tựu), thậm chí… thơ văn hơn là “ từ 1 cô gái hiền lành nhân hậu trở thành 1 cô gái có tinh thần…đấu tranh” ( Phạm Xuân Nguyên”, hoặc là giàu tính triết học như trong bài viết “ Bàn về cách ứng xử của truyện cổ tích Tấm Cám “ đăng trên tạp chí văn hóa dân gian số 4 năm 1996, tác giả Bùi Văn Tiếng dựa vào:

    “ tôi cứ bị ám ảnh bởi ý kiến của L.Tonstoi: 1 trong những lầm lẫn vĩ đại nhất khi xét đoán con người là chúng ta hay gọi và xác định… người này tốt, người kia ác,… trong khi con người là tất cả…”

    rồi cứ thế phăng tá lả thành:

    “ đây là chỗ thiếu nhân văn nhất nhưng lại là chỗ nhân văn hơn cả trong cách ứng xử nghệ thuật của tác giả Tấm Cám. Thì ra 1 người dịu dàng như Tấm cũng có thể trở thành độc ác, vì thế, muốn tự hoàn thiện mình, con người phải hết sức cảnh giác trước nguy cơ tha hóa….Phải chăng đó là bức thông điệp mà người nghệ sĩ dân gian xưa, thông qua cách ứng xử nghệ thuật độc đáo của Tấm Cám, muốn gửi đến thế hệ mai sau?” ( ặc, trí tưởng tượng bay xa ko cần cả sữa Pristi)

    3.4. Trục trặc trong bản Tấm Cám 1886 của G.Jeanneau:

    Như trên vừa trình bày, Tấm cám mà ta biết thực ra là bản viết của tác giả “độc đáo, nhân văn hơn cả” Vũ Ngọc Phan đã chỉnh sửa ( và vô tình làm nó tệ thêm) dựa trên phiên bản Tấm Cám cuối thế kỷ 19 do G.Jeanneau thu thập. Tất cả căn nguyên đến chỉ từ cái đoạn “ Tấm thật thà hướng dẫn, Cám tự làm” rồi bị thêm vào khúc sau “ Tấm làm mắm Cám” với 2 tính cách Tấm trái ngược hoàn toàn mà chỉ cách nhau có vài câu. Vì sao bản 1886 lại có sự chắp ghép 2 ending thế này?

    - trong quá trình nghiên cứu, đối chiếu 2 bản của người Choang ở Quảng Tây và bản người Tày ở VN, người ta xác định rằng: “ 2 bản này vốn cùng 1 gốc.”. Lam Hồng Ân nhận xét: “ Bản Ta Gia – Ta Luân của người Choang rất có thể là bản biến dị của truyện nàng Diệp Hạn của TQ.”. Qua sự công bố này, ta có thể khẳng định 1 sự giao thoa tình tiết truyện lẫn nhau 1 cách vô tình trong các dân tộc sống gần nhau. Bản 1886 tìm thấy ở Mỹ Tho, 1 vùng đất Nam Bộ với đầy dân di cư từ các tộc khác nhau như Chăm, Việt, Cam,… mà mỗi dân tộc lại mang theo mình dăm bảy truyện Tấm Cám. Đặt những thứ na ná ấy ở gần nhau thì thế tất yếu là rồi những chi tiết của chúng sẽ bị trộn lẫn vào nhau lúc nào ko biết, tạo ra hiện tượng 1 câu chuyện với “ râu ông nọ cắm cằm bà kia” mà ta thấy. Xét ra, Tấm cám của Cam – Việt – Chăm giống nhau 1 cách kỳ lạ chi tiết “ chị em sinh đôi”, “ Tấm bị giội nước”,… điều này càng củng cố suy luận trên, chỉ khác Ending 1 chút là bị 1 thế lực ko phải Tấm giết hại, hay là đi tắm trắng với nhau vô tình chết mà thôi . Và ta nên nhớ, cho đến bản 1886, sự “ trộn lẫn” này ở bản VN chỉ mới là thêm cái câu “ Tấm lấy xác cám làm mắm gửi dì ghẻ” ráp thêm vào đoạn trước “ Tấm và Cám cùng nhau đi tắm trắng, Cám nhờ Tấm giội hộ, Tấm thật thà giúp,…”, chứ chưa bị trộn lẫn lộn xộn đến mức ráp cả 2 motip “ dì ghẻ” và “ chị em sinh đôi” vào 1 như Vũ Ngọc Phan đã làm.

    - Tại sao lại là nước sôi? Kha khá số bản Tấm Cám đi theo hướng Cám bắt chước giội nước sôi rồi chết này, thậm chí có bản như Myanma, Cám chẳng hề nghe Tấm nói mà chỉ là nghe theo 1 bà hàng nước bá vơ nào đó rồi làm theo và chết. Những bản khác thì Cám và Tấm rủ nhau đi tắm trắng, hoặc Cám nghe Tấm kể rồi tự tắm 1 mình. Câu hỏi đặt ra là “ ai lại có thể nghĩ ra chuyện 1 người hý hửng tin vào chiêu tắm trắng bằng nước sôi?”. Câu hỏi này tưởng khó trả lời, ai ngờ thật dễ: Đơn giản vì đã có 1 thời nhân loại chứ chẳng chỉ Đông Nam Á có 1 niềm tin thần bí vào chiêu hồi sinh nhờ than và nước nóng. Ở New Ghine, Victoria, Melanedi,… vẫn còn lưu lại tàn tích niềm tin “ chết vì nước sôi rồi tái sinh” này. Ở 1 số vùng, người tham dự lễ phải nằm xuống để người ta rắc than hồng nóng lên, hoặc bò qua 1 ngôi nhà dài hẹp đang có người tưới nước sôi từ trên xuống. Medea lừng danh Fate/Stay night, trong truyền thuyết cũng từng hồi sinh 1 con dê bằng cách băm vằm nó rồi ném vào nồi nước sôi. Như vậy, chi tiết Cám tin tưởng rồi bắt chước đi tắm trắng bằng nước sôi, hay chuyện Tấm may mắn ngã vào hố nước sôi hay bị giết bằng nước sôi mà hồi sinh là 1 niềm tin cổ đại, vô cùng logic đối với người xưa. ( Còn ai ngày nay muốn thử xem có hồi sinh thật không thì… mời.)
    - Tại sao lại là làm mắm và mẹ ăn con? Nếu vừa trên tôi đã giải thích nền tảng cảm hứng của cái ending “ chị em sinh đôi, Cám bắt chước tắm nước sôi và chết” thì chi tiết “ Cám bị vua/thần/ kiếm làm mắm và mẹ Cám ăn nhầm” bên mô tip dì ghẻ con chồng lại chịu ảnh hưởng từ 1 motip truyện cổ tích khác cực kỳ na ná. Đó là motip phù thủy ăn nhầm thịt con cũng nổi tiếng ko kém mà ta hay nghe nhất là “ Căn nhà bánh ngọt”, “ Chú Bé Tí Hon”. Hãy để ý kỹ, trong những truyện kiểu “ nhà bánh ngọt” cũng có đề cập tới vấn đề cha mẹ trong gia đình. “ Dù ghẻ ôm đứa con riêng của chồng vào bỏ trong rừng.”, đó là cái mở đầu của những truyện kiểu này. Vô tình, nó hao hao cái OP “dì ghẻ” của motip Tro Bếp. Như trên đã nói, trong thế giới cổ tích, những thứ hao hao nhau thì rất dễ bị trộn vào nhau. Còn ở đây, loại motip câu chuyện “ mụ phù thủy ăn nhầm thịt con” và motip Tấm Cám “ dì ghẻ con chồng với cái ending mẹ ăn nhầm con” lại giống nhau đến kỳ lạ. Ta điểm sơ:

    Tấm Cám “ dì ghẻ”:
    - Ý( đảo Sicile): Cenerentola ( vua giết và làm mắm cô con gái, gửi mụ dì ghẻ. Khi mụ ăn, con mèo nói: “ cho tôi chút gì tôi khóc giúp cho”. Mụ đuổi mèo đi. Sau khi ăn gần hết mắm, mụ phát hiện ra sự thật, chết. Mèo lại kêu “ mụ không cho tôi gì cả, tôi chẳng khóc giúp đâu.”)
    - VN ( Vũ Ngọc Phan): “ Tấm ( đáng lẽ là ai đó ngoài Tấm) làm mắm gửi mụ dì ghẻ. Khi mụ ăn, con quạ đậu gần đó kêu “ ngon ngỏn ngòn ngon, mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng”. Mụ nổi giận đuổi quạ đi. Sau khi ăn gần hết mắm, mụ phát hiện sự thật, chết.

    Mụ phù thủy ăn thịt nhầm con:
    - Chú bé tí hon ( Pháp): vợ chồng nghèo bỏ rơi 7 đứa con trong rừng. Chúng lạc vào nhà mụ yêu tinh có 7 đứa con gái đều ăn thịt người. Tí hon là em út trong 7 đứa con bị bỏ rơi, thông minh nhất, đã lừa tráo 7 cái mũ của 7 anh em lên đầu 7 đứa con gái đang ngủ rồi cùng nhau bỏ trốn. Trong đêm tối, mụ dì ghẻ giết nhầm những đứa con mình mà không biết.
    - truyện của người Berberes ( Châu Phi): 1 đứa trẻ bị mụ chằn bắt ăn thịt, bị đứa trẻ lừa giết con gái mụ thay thế. Mụ ăn thịt con mà ko biết. Khi ăn, một con mèo bảo “ Thịt ấy có mùi sữa bà đấy!”. Mụ nổi giận đánh đuổi con mèo.
    -truyện cổ Bắc Âu ghi 1 câu chuyện tương tự: 1 đứa trẻ bị mụ phù thủy bắt được, đã giết tráo đứa con gái mụ để thay thế. Mụ phù thủy không biết, cứ đinh ninh múc súp bày cho cả nhà ăn, cho con mèo một phần. Mèo nói: “ Nhổ đị, mẹ chồng ăn thịt nàng dâu.”
    ….

    Như trên, ta đã thấy sự tương đồng giữa motip truyện “ mụ phù thủy ăn nhầm con” và những bản Tấm Cám thuộc motip “ dì ghẻ con chồng”. Sự khác nhau giữa cái OP và Ending hầu như ko lớn. Chỉ là ở Tấm Cám “ dì ghẻ con chồng”, thường là 1 ai đó trừ nhân vật chính đứng ra làm việc đó, trong khi trong “ mụ phù thủy ăn nhầm con” thường đó là chính nhân vật chính.

    Sự khác biệt ko lớn này đã bắt đầu gây ra hệ quả hòa trộn vào nhau. Bằng chứng qua không ít phiên bản đã thể hiện sự giao thoa vô tình giữa 2 motip vốn dễ bị xem là na ná nhau này khi mẹ con Cám được mô tả là “ mụ yêu tinh mê hoặc cha Tấm, chuyên ăn thịt người”/ “mụ vợ kế là phù thủy ăn thịt người” ( VD như truyện Ú Thêm của Thái) hay tương tự với truyện của người Iceland. Rõ ràng nhất của chi tiết giao thoa này là câu chuyện nổi tiếng Bạch Tuyết với motip giống như nằm giữa “ Tấm Cám: dì ghẻ con chồng” và “ mụ phù thủy ăn nhầm con”. Chính sự na ná này cuối cùng đã khiến Vũ Ngọc Phan vô tình mắm muối thêm cho bản Tấm Cám 1886 của G.Jeanneau theo hướng motip truyện “ mụ phù thủy ăn nhầm con”, khi ông chuyển luôn nhiệm vụ làm mắm biếu dì ghẻ thẳng cho nhân vật chính. Thậm chí vụ con quạ kêu rồi bị đuổi đánh cũng na ná đến trùng khớp những cái ending “ phù thủy ăn con”.

    - Mâu thuẫn chủ đạo của Tấm Cám, chị em hay dì ghẻ con chồng ? Thật thảm hại là 90% người được hỏi sẽ trả lời là “dì ghẻ” nhưng thực tế là ko phải vậy. Trừ đi số lượng những bản khá lớn theo motip “ chị em sinh đôi” thì những bản theo motip “dì ghẻ” cũng đều nên lên sự chủ động rất nhiều của Cám. Cám bảo mẹ ngăn Tấm đi hội, Cám bảo mẹ cấm Tấm thử giày, Cám bảo mẹ chặt cau giết Tấm, Cám làm thịt chim, chặt xoan, đốt khung cửi. Thậm chí nhiều ending theo motip dì ghẻ ghi sự ngoan cố đến mức liều chết của Cám lên đến cực điểm. VD bản của Myanma, Hoàng hậu giả vẫn ngoan cố phủ nhận tội ác, đòi mang cả kiếm thần ra xử và chỉ bị giết khi kiếm thần tự phóng tới băm Cám ra như bùn. Như vậy, Đặc điểm cơ bản của Tấm Cám là mâu thuẫn chị em, trong khi đặc điểm của “ Mụ phù thủy ăn nhầm con” thường mâu thuẫn phải là “ mụ dì ghẻ/ phù thủy – đứa con sắp bị ăn thịt.”.
    Link: http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=10029

  9. #9

    Mặc định Giải mã truyện Tấm Cám.

    Trong Dịch có nói đến sự "vật cùng tắc phản" cho nên trước khi có quẻ Thiên Phong Cấu với một hào Âm ở sơ hào so ra với 5 hào Dương ở bên trên thì đã có quẻ Thuần Kiền.
    Cũng như khi quẻ Cấu, Độn, Bĩ, Quán, Bác lần lượt từng hào Âm tiến lên đến cực điểm là quẻ Thuần Khôn thì sau đó sẽ bắt đầu với quẻ Địa Lôi Phục với một hào Dương ở sơ hào so ra với 5 hào Âm ở bên trên.
    Thế rồi, khi quẻ Phục, Lâm, Thái, Đại Tráng, Quải lần lượt từng hào Dương tiến lên đến cực điểm lại là quẻ Thuần Kiền mà cứ vậy luân lưu theo quy luật tất yếu "vật cùng tắc phản" trong Dịch nói riêng và đạo học Đông Phương nói chung.

    Do đó, nếu câu truyện Tấm Cám được quan sát dưới góc nhìn chuyển dịch của Kinh Dịch thông qua trình tự sau đây, ta sẽ nhìn thấy ít nhiều sự tương đồng khá thú vị:


    0|1|2|3|4|5|6|
    --------------
    1|1|1|1|1|1|0|
    1|1|1|1|1|0|0|
    1|1|1|1|0|0|0|
    1|1|1|0|0|0|0|
    1|1|0|0|0|0|0|
    1|0|0|0|0|0|0|

    Ghi chú: 1 - là hào Dương; 0 - là hào Âm

    Ví dụ: 00-06 gồm có 2 phần

    00 là số thứ tự và
    06 là vị trí hào trong quẻ đó


    00-06. Kiền - Kháng long hữu hối
    01-01. Cấu - Hệ vu kim nị, trinh cát; hữu du vãng, kiến hung; luy thỉ phu trịch trục
    02-02. Độn - Chấp chi dụng hoàng ngưu chi cách, mạc chi thăng thoát
    03-03. Bĩ - Bao tu
    04-04. Quán - Quan quốc chi quang, lợi dụng tân vu vương
    05-05. Bác - Quán ngư, dĩ cung nhân sủng, vô bất lợi
    06-06. Khôn - Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng

    0|0|0|0|1|1|1|
    6|7|8|9|0|1|2|
    --------------
    0|0|0|0|0|0|1|
    0|0|0|0|0|1|1|
    0|0|0|0|1|1|1|
    0|0|0|1|1|1|1|
    0|0|1|1|1|1|1|
    0|1|1|1|1|1|1|

    07-01. Phục - Bất viễn phục, vô kỳ hối, nguyên cát
    08-02. Lâm - Hàm lâm cát, vô bất lợi
    09-03. Thái - Vô bình bất bí, vô vãng bất phục, gian trinh vô cữu, vật tuất, kỳ phu vu thực hữu phúc
    10-04. Đại Tráng - Trinh cát, hối vong; phiên quyết bất luy; tráng vu đại dư chi phúc
    11-05. Quải - Nghiện lục, quyết quyết, trung hành vô cữu
    12-06. Kiền - Kháng long hữu hối

    Bây giờ, ta đi sâu vào phần diễn tiến của các hào và quẻ song song với diễn biến của câu truyện Tấm Cám.

    Khi mà 00-06 là quẻ Thuần Kiền với hào 6 đã đi đến cực điểm của nó là "Kháng long hữu hối" vì khi ở ngôi cao, cực điểm mà không biết khiêm nhường, tự răn giới cho đúng tư cách thì có điều hối hận như Dì ghẻ của Tấm. Truyện kể:

    Ngày xưa, nhà kia có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị là Tấm, em là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, ít năm sau thì cha Tấm cũng qua đời. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám.
    Có nghĩa là, lúc bấy giờ Mẹ kế của Tấm (dì ghẻ) đang ở ngôi vị cao nhất khi mà Ba và Mẹ của Tấm tất cả đều đã qua đời - lý ra, thì Mẹ kế này nếu như biết yêu thương con chồng như con mình thì đã không có sự tích Tấm Cám để về sau Mẹ kế của Tấm đã phải hối không kịp.

    Sự diễn biến sau đây là bắt đầu sự xuống dốc suy đồi của đạo đức mà hiện tượng hào Âm của quẻ Thiên Phong Cấu 01-01 ở sơ hào đang bắt đầu len lõi hoen ố vào tính thiện của chánh đạo bằng "Hệ vu kim nị, trinh cát; hữu du vãng, kiến hung; luy thỉ phu trịch trục." Ý của hào này là nên chặn cái không đạo đức (sơ hào Âm) lại bằng cái hãm xe băng kim khí (nghĩa là phải bằng sự cứng rắn) thì đạo chánh mới tốt; nhưng ta thấy, Cám đã lừa đảo Tấm bằng cách dụ Tấm đi tắm gội để trút hết tép của Tấm vào giỏ mình. Một hành vi thiếu đạo đức và không có giới răn cứng rắn với một việc xấu mới đầu nhỏ như thế thì những việc bất thiện về sau hẳn càng nhiều như ý hào khuyến cáo tiếp: nếu để cho nó (hào 1 - âm) tiến lên thì xấu; Con heo ấy tuy gầy yếu, nhưng quyết chắc có ngày nó sẽ nhảy nót lung tung.

    Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ sai đi bắt tép, đứa nào bắt được nhiều thì được thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi để bắt. Còn Cám do được mẹ nuông chiều, ham chơi nên chẳng bắt được. Cuối buổi, thấy giỏ Tấm nhiều tép, Cám nghĩ kế rồi nói:

    "Chị Tấm ơi chị Tấm
    Đầu chị lấm
    Chị hụp cho sâu
    Kẻo về mẹ mắng!"
    Tấm nghe lời em, xuống ao tắm gội. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà.
    Tất nhiên, khi sự bất thiện đã bắt đầu và không có giới răn kiềm hảm cứng rắn thì tật xấu khác càng phát triển theo càng lúc càng tồi tệ hơn:

    Lên bờ, thấy giỏ trống không, Tấm ôm mặt khóc nức nở. Bụt hiện lên hỏi, Tấm liền kể hết sự tình. Bụt bảo lấy con cá bống còn sót trong giỏ về nuôi dưới giếng, mỗi khi cho ăn thì gọi:

    "Bống bống bang bang
    Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
    Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.
    "

    Tấm về làm theo lời Bụt dạy. Từ ngày đó, mẹ Cám thấy Tấm hay dành một bát cơm mang ra giếng sau khi ăn, liền sinh nghi sai Cám đi rình. Biết được sự thật, hôm sau mẹ Cám bảo Tấm đi chăn trâu nơi xa, ở nhà mẹ con Cám bắt cá bống của Tấm lên ăn.

    Về nhà thấy không còn cá bống, Tấm lại khóc. Bụt hiện lên, Tấm kể lại đầu đuôi. Bụt bảo lấy[[[ xương cá bống]] bỏ vào bốn cái lọ rồi đem chôn dưới bốn chân giường Tấm nằm. Tấm nghe lời Bụt dạy làm ngay.
    Ở đây, chúng ta thấy 02-02 của quẻ Thiên Sơn Độn với hào nhị là Âm - "Chấp chi dụng hoàng ngưu chi cách, mạc chi thăng thoát." Nghĩa là dùng da con bò vàng để buộc giữ lấy" - giữ lấy cái gì? Giữ lấy cái đức chính trong cái thời mà tiểu nhân đắc chí, quân tử phải đi Độn, thoái ẩn để cố thủ lấy chí hướng thì còn ai cởi thoát nổi. Tiểu nhân là Mẹ con của Cám đã ra tay điều Tấm đi chăn trâu nơi xa, và Tấm đã an thường thủ phận (sai đi đâu, thì đi đó) với sự việc cho ứng nghiệm với thời tiểu nhân đắc chí. Nói cho cùng, đây là thời mà Tấm không thể làm gì khác hơn và Tấm cố thủ bổn phận và nghe theo lời Bụt dạy đem xương cá bống bỏ trong lọ đem chôn (giấu, độn) ở dưới 4 chân giường của Tấm nằm.

    Tiểu nhân đương lúc thịnh, nên sau quẻ Độn thì đến quẻ 03-03 Thiên Địa Bĩ vẫn là thời bế tắc của người quân tử với hào 3 là Âm "Bao tu" - bọc chứa sự hổ thẹn. Không giữ được chánh đạo, tiểu nhân càng bọc chứa mưu tính đều cong queo càn bậy và không chừa cách gì thật đáng hổ thẹn vậy. Hào 3 Âm này không trung không chính, là kẻ đứng đầu bọn tiểu nhân (vì ở trên cùng của nội quái Khôn) cho nên xấu tệ:

    Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Hai mẹ con Cám cũng đi dự. Tấm muốn đi dự hội nhưng bị mẹ Cám trộn một đấu gạo với một đấu thóc bắt ở nhà nhặt cho xong, vả lại không có quần áo đẹp để đi.
    Tưởng chừng như "Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí" là may phước khó khi lặp lại hai lần nhưng họa tai thì ít khi chỉ có xảy ra lần một; thế nhưng, do cố thủ được chí hướng làm lành và an thủ bổn phận từ hào 2 của quẻ Độn mà giờ đây quả lành khởi trổ:

    Tấm buồn mà khóc. Bụt tiếp tục hiện lên giúp Tấm. Bụt gọi một đàn chim sẻ xuống nhặt thóc cho Tấm trong nháy mắt, rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ ngày trước chôn ở dưới bốn chân giường lên. Tấm đào lên thì thấy bốn cái lọ chứa đầy quần áo đẹp, một đôi hài thêu kim tuyến óng ánh, lại có một con ngựa đầy đủ yên cương. Tấm thay quần áo rồi cưỡi ngựa đi. Lúc này, trông Tấm vô cùng xinh đẹp.

    Lúc qua cầu, Tấm vô ý làm rơi mất một chiếc hài xuống nước. Một lát, đoàn hộ tống nhà vua đi dự hội nhặt được chiếc hài ấy. Vua ngắm chiếc hài rồi ra lệnh: "Hễ đàn bà con gái nào dự hội ướm vừa chiếc hài này thì vua sẽ cưới làm vợ." Ai cũng tranh nhau ướm thử nhưng không vừa. Mẹ con Cám cũng vậy. Đến lượt Tấm ướm thử thì vừa như in. Nhà vua cho đem kiệu rước Tấm về cung làm vợ mình trước con mắt hằn học của mẹ con Cám.
    Tấm đã được đàn chim nhặt thóc giúp, có quần áo đẹp để mặc, xe sang để đi dự hội và có cơ hội rớt hài, thử hài để được Vua rước về làm vợ. Đây là chúng ta thấy quẻ 04-04 Phong Địa Quán ở hào 4 là Âm - "Quan quốc chi quang, lợi dụng tân vu vương." Nghĩa là, xem (quán) cái quang vinh của quốc gia mà lợi dụng địa vị thân cận với vua. Tấm đã làm được điều này, thân cận được Vua ở hào 4 gần hào 5 là ngôi Cửu Ngũ. Sự việc thân cận nhà Vua của quẻ đã ứng lên trên Tấm, nhưng sự diễn biến của những điều bất thiện (Âm) vẫn tiếp tục tăng tốc theo sự hằn học của Mẹ con Cám:

    Ngày giỗ cha, Tấm về ăn giỗ. Dì ghẻ bảo Tấm trèo cây cau, hái cau cúng cha. Đang khi Tấm ở trên ngọn cau thì ở dưới dì ghẻ lấy dao chặt cây làm Tấm té mà chết. Cám lấy quần áo Tấm mặc rồi vào cung thay Tấm.
    Sự kiện này tương ứng với quẻ 05-05 Sơn Địa Bác là thời âm thịnh dương suy với hào 5 là Âm lên đến với ngôi Cửu Ngũ "Quán ngư dĩ cung nhân sủng, vô bất lợi" là xâu cá cả 5 con (5 hào Âm, 1 hào Dương) để làm cung nhân được yêu thương, không gì là không lợi cho Cám cả! Rõ ràng, Mẹ con Cám lấy dao chặt cây làm Tấm té mà chết và Cám lấy quần áo Tấm mặc rồi vào cung thay Tấm thế mà Vua chẳng nề hà hay tra hỏi gì ... hết. Thế mới có chuyện mà kể! Nhưng cuộc chiến chỉ mới bắt đầu, khi Tấm chết thì lại biến thành con chim vàng anh - cũng là màu vàng của vua chúa để dấy lên sự tranh đấu kiểu một rừng không thể chứa 2 cọp (cái) vậy:

    Tấm chết biến thành chim vàng anh cũng bay về cung.

    Thấy Cám giặt áo cho vua, chim bảo:

    "Giặt áo chồng tao
    Thì giặt cho sạch
    Phơi áo chồng tao
    Thì phơi bằng sào
    Chớ phơi bờ rào
    Rách áo chồng tao!
    "
    Rồi thì chuyện gì đến, phải đến của 2 người đàn bà giành chung một người chồng đã xảy ra "Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng của quẻ 06-06 Thuần Khôn khi hào 6 là Âm và tất cả các hào đều là Âm.

    Vua thấy chim hay bay theo mình, nhớ Tấm, liền bảo chim rằng:

    "Vàng ảnh vàng anh
    Có phải vợ anh
    Chui vào tay áo."

    Dứt lời, chim bay vào tay áo vua. Từ đó, vua suốt ngày quấn quýt với chim vàng anh, khiến Cám tức tối về mách mẹ. Mẹ Cám bảo Cám bắt chim đem cho mèo ăn, chôn lông chim ngoài vườn. Chẳng bao lâu nơi đó mọc lên một cây xoan đào, xum xuê tươi tốt. Vua thấy đẹp nên sai người mắc võng vào cây hóng mát. Mỗi khi nằm dưới bóng cây vua lại thấy hình ảnh Tấm hiện ra, nên rất quý cây. Cám được mẹ xui chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Lúc ngồi dệt vải, Cám nghe con ác trên khung cửi kêu:

    "Kẽo cà, kẽo kẹt.
    Dám tranh chồng chị
    Chị khoét mắt ra."

    Cám hốt hoảng và nói với dì ghẻ. Nghe lời mẹ chỉ, Cám đốt khung cửi rồi đổ tro bên đường xa cung vua.
    Với diễn tiến này thì Cám đã hoàn thành đánh đuổi Tấm ra khỏi cung, ngay cả hào Dương trên cùng của quẻ Địa Sơn Bác cũng đã bị đánh bạt gốc không còn một hào Dương nào nữa để trở thành quẻ Thuần Âm. Cái mà Rồng chiến ngoài nội, máu chảy đen vàng nói lên hào Âm (Cám) đã lên cùng cực, lại tiến không thôi thì ắt đánh nhau máu đổ và cuối cùng thì ta đã thấy sự việc ứng nghiệm: Tấm đã bị loại ra khỏi hoàng cung.

    Tới đây, lý Dịch về sự "vật cùng tắc phản" tắc xảy ra thì quẻ Thuần Âm bắt đầu chuyển sang quẻ 07-01 Địa Lôi Phục với một hào Dương ở vị trí sơ hào Nhất Dương Sinh. Luật Âm Dương tiêu trưởng của Dịch lý cũng từ đây phát triển để lập lại thế quân bình trong vũ trụ rằng là: hễ khi nào khí Dương lớn dần lên thì khí Âm phải mòn dần đi; ngược lại, khi khí Âm lớn dần thì khí Dương phải mòn dần là thế. Suốt câu truyện Tấm Cám đến đây, ta thấy hào Âm (Cám) bắt đầu từ sự bất thiện:

    1. đánh tráo giỏ tép
    2. giết chết cá bống
    3. trộn gạo với thóc
    4. chặt cây té chết
    5. giết chim vàng anh
    6. đốt khung cửi xoan

    thì là lúc "khi khí Âm lớn dần thì khí Dương phải mòn dần đi" nên Tấm (Dương) là người bị đánh đuổi, sát hại đến kỳ cùng. Âm cực thì Dương sinh, thời của "Nhất Dương Sinh" Bất viễn phục, vô kỳ hối, nguyên cát trở về không xa, thì không đến đỗi hối nặng, tốt lắm. Theo như ý tứ quẻ này thì chuyện gì và làm gì để không đến đỗi hối hận ăn năn lớn? Ngay từ đầu Cám đã hãm hại Tấm đến lúc tranh giành ngôi vị Hoàng Hậu và bị tống ra khỏi hoàng cung thì phải nói là Tấm đã chịu bao oan trái khổ đau chết đi sống lại đã nhiều thì sự oán hận căm thù Cám phải nói là cùng cực. Thế nhưng ý sơ hào của quẻ Phục (trở lại chánh đạo, điều thiện) này thì khuyên nhanh chóng bỏ qua những oán khí, âm khí kia đi thì mới không hối hận ăn năn. Vì sao, oan oan tương báo hà thời dứt cho nên câu truyện cho thấy Tấm an phận không tranh giành tiếp tục mà lo cơm nước sẵn sàng, cửa nhà ngăn nắp cho bà lão nọ:

    Từ đống tro ấy mọc lên một cây thị, chỉ có duy nhất một trái to vàng. Một bà bán hàng nước đi qua thấy trái thị liền nói:

    "Thị ơi thị rụng bị bà.Bà để bà ngửi chứ bà không ăn."

    Tức thì quả thị rụng ngay vào bị, bà lão đem về nhà. Từ đó, ngày nào đi chợ về bà cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm nước sẵn sàng. Ngạc nhiên, một hôm bà lão giả vờ đi chợ rồi quay lại rình xem. Bà thấy một cô gái xinh đẹp từ quả thị bước ra, nấu cơm, sửa soạn nhà cửa. Bà vội chạy vào nhặt cái vỏ thị, xé vụn. Từ đó hai người sống với nhau như mẹ con.
    Khí Dương sơ cũng là mầm mống thiện phát triển dần trong con người của Tấm lần lần tiến lên tới hào nhị Dương của quẻ 08-02 Địa Phục Lâm - Hàm lâm, cát, vô bất lợi - có nghĩa là, đều tới, tốt, không gì là không lợi là cách cư xử của người quân tử đối với tiểu nhân ra sao lúc bình thường. Hào nhị Dương đắc trung lịa gặp lúc khí Dương đang lên thì hiện thời tốt lành mà tương lai cũng vậy, cho nên việc xảy ra phải tốt như truyện kể:

    Một hôm, nhà vua đi ngang ghé hàng nước của bà. Bà lão rót nước mời vua ăn trầu. Thấy miếng trầu têm cánh phượng giống hệt trầu Tấm têm cho vua ngày xưa, nhà vua mới hỏi bà lão ai đã têm trầu. Bà lão gọi Tấm ra. Vua nhận ra vợ mình, đón Tấm trở về cung, hai người sống hạnh phúc như xưa.
    Sau cơn mưa trời lại sáng chứ gặp buổi chiều tà dù có hết mưa thì cũng tối thôi, tuy nhiên trong trường hợp này khí Dương đang tỏ dần thì ánh sáng của Tam Dương Khai Thái cho biết là trời sáng với quẻ 09-03 Địa Thiên Thái là thời hanh thông, thái bình. Quân vương hưởng phước tề nhân với hai chị em Tấm, Cám trong cung nhưng hào 3 Dương của quẻ Thái lại nhắc - Vô bình bất bi, vô vãng bất phục, gian trinh vô cữu, vật tuất, kỳ phu vu thực hữu phúc - có nghĩa là, không có bằng phẳng hoài mà không lồi lỏm, đi mãi mà không trở lại, trong cảnh gian nan mà giữ được chánh đáng thì không lỗi. Đừng lo phiền, giữ lòng thành tín, thì được hưởng phúc cho ai? Tấm hay Cám ?? Chuyện qua rồi, thì cho qua luôn thế nhưng tại sao lại có phần kết hậu này:

    Sau này, Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên băn khoăn tự hỏi vì sao. Tấm bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo, đổ một bồn nước sôi rồi tắm sau đó chết ngay tức khắc.
    Phải chăng, hào 3 Dương của quẻ Thái là để nhắc nhở Cám nên Cám đã không yên thân thiểu dục tri túc mà muốn trắng muốn đẹp hơn nên nhận lãnh hậu quả?

    Đây là chỗ ta nên suy xét cho thật kỷ vì từ khi Nhất Dương Sinh của quẻ Phục là trở về với đạo chính mà tiêu biểu là hình tượng của cô Tấm nhân hậu - thật thà - cần mẫn - siêng năng thông qua 3 quẻ Phục, Lâm, Thái thì phải chăng là sự nhắc nhở cho Tấm?

    Nếu như nhìn theo khía cạnh tham lam của Cám, thì hào 3 Dương của quẻ Thái là để nhắc cho Cám nên Cám mới bị thảm tử nước sôi tức khắc - nhưng còn hành động trả thù bày gian kế lừa gạt của Tấm thì có phải là hành vi của quân tử chính nhân?

    Hành vi của Tấm không dừng ở đó mà:

    Tấm sai người chặt xác của cám ra làm 8 khúc, lấy thịt làm cỗ mắm rồi gửi cho dì ghẻ ăn.
    Dù là khí Dương đang lớn dần, thì đức chính tính thiện cũng nên theo đó là thăng tiến thì mới không có lỗi nhưng Tấm đã làm gì?

    Phải chăng, khí Dương tiến lên đến Cửu Tứ hào 4 Dương thành quẻ 10-04 Lôi Thiên Đại Tráng - Trinh cát, hối vong; phiên quyết bất luy; tráng vu đại dư chi phúc - có nghĩa là, giữ chính thì tốt, hối hận mới mất đi, rào cản chẳng mắc; mạnh mẽ tiến lên trên cổ xe có trục xe lớn vững vàng. Nếu như tâm không chính, thì có còn mạnh mẽ tiến lên mà không hối hận ư!? Trục xe có còn đủ lớn để đưa Tấm đến đích chân - thiện - mỹ ...

    Thấy Tấm có lòng tốt, dì ghẻ không nghi ngờ gì mà vẫn cứ ăn. Một con quạ chợt đậu lại bên cửa sổ, nhìn vào và hó:

    "Ngon ngỏn ngòn ngon. Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng?"

    Mẹ cám nhận ra cỗ mắm mà Tấm gởi cho mình thật ra là thịt của Cám. Quá đau khổ, bà ta hoá điên chạy ra khỏi nhà và bị sét đánh chết.
    Câu truyện đến đây thì dứt, hình ảnh Mẹ con của Cám bị trừng phạt bị bỏng nước sôi chết, bị chặt thành 8 khúc, bị làm mắm, bị sét đánh chết trong mắt một số người là hậu quả tất nhiên họ phải gánh lấy. Song song với kết cuộc như vậy, có nhiều người lại thấy một cô Tấm hiền lương thân thiện sao lại có hành động trả thù man rợ thâm hiểm có phần hơn cả Mẹ con Cám?

    Thường thì như những bộ phim điện ảnh hay truyện cổ tích có kết cuộc hạnh phúc viên mãn hoặc như thơ của những cuộc tình trắc trở ban đầu rồi sau cùng sum họp và ngưng ngang tại đó "The End." Thực chất, đằng sau The End kết cuộc mỹ mãn đó có tồn tại một hạnh phúc như ta nghĩ? Cũng như, sau khi dự hôn lễ của một cặp uyên ương cùng bao lời chúc lành của khách khứa bà con thì chắc rằng đời sống lứa đôi của cặp trai tài gái sắc ấy sau đó sẽ là "hạnh phúc viên mãn"? Truyện Tấm Cám cũng thế, để lại dư âm trong lòng mỗi người và qua mỗi thời đại, thế hệ về hành động của cô Tấm và cô có bao giờ nghĩ lại hay hối hận việc mình đã làm với Mẹ con Cám!?

    Truyện chấm dứt nhưng miệng đời không dứt:

    "Trăm năm bia đá thì mòn,
    Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
    "

    Có một điểm khác nữa mà người đời thường hay bị hố vì cái bề ngoài đạo mạo quân tử rồi thì vở ra là kẻ tiểu nhân ngụy quân tử; cũng như người có tiếng là ăn ngay nói thật để có một ngày sự tín dụng này đùng một cái người đó nói dối thì cũng không ai ngờ. Bề ngoài và trong lòng của mỗi một người đều khó đoán quyết như thế nên Mẹ của Cám: "Thấy Tấm có lòng tốt, dì ghẻ không nghi ngờ gì mà vẫn cứ ăn" cổ mắm mà Tấm đã giết, chặt Cám ra để làm mắm. Cổ nhân có câu:

    "Họa hổ, họa bì, nan họa cốt
    Tri nhân, tri diện, bất tri tâm
    "

    Vẽ hổ chỉ vẽ được da, hình, sắc, thái của hổ chứ khó mà vẽ được xương; Biết người biết mặt vậy chớ không biết lòng họ thế nào đâu ... cho nên, câu truyện Tấm Cám nếu phân tích hết theo Dịch lý thì khí Dương từ quẻ Lôi Thiên Đại Tráng phải đi lên tới quẻ 11-05 Trạch Thiên Quải với Thoán từ như sau:

    Quải: Dương vu vượng đình, phu hiệu hữu lệ, cáo tự ấp; bất lợi tức nhung, lợi hữu du vãng

    Dịch nghĩa là quẻ Quải (quyết liệt) thì phải tuyên cáo tội ác của nó ở sân vua, lấy lòng chí thành mà phát hiệu lệnh; tuy nhiên, chớ chuyên dùng binh khí mà bất lợi, được vậy thì hay.

    Xét cho cùng, Tấm đã hồi cung và được vua yêu thương như xưa thì nếu như có muốn trừng phạt Cám thể như ý quẻ Quải khuyên mà hành động thì có lợi hơn là Tấm tự xử Cám trong âm thầm:

    1. Dối gạt tắm nước sôi
    2. Chặt (binh khí) làm thành 8 khúc
    3. Lấy thịt làm cổ mắm

    với cái ý y như hào 5 Dương của quẻ Quải - Nghiện lục, quyết quyết, trung hành vô cữu - nghĩa là, quyết tâm tiêu trừ Cám (hào Âm trên cùng) sạch sành sanh không còn bóng dáng dấu vết ở trong chốn hậu cung của hoàng triều, nhưng phải theo đạo trung mà đi mới không lỗi." Nhưng cô Tấm đã không làm đúng điều nên làm, tuyên cáo tội ác của Cám ở sân vua, trước vua tức là bất cập mà xử quyết Cám trong âm thầm chặt thây thành 8 khúc rồi làm mắm gửi cho Mẹ kế ăn là thái quá. Hành vi đó hoặc thái quá, hoặc bất cập đã là bất trung mà hành động của cô Tấm lại kiêm luôn cả hai thành ra bất trung. Vì bất trung mà thành ra bất chánh, tại sao nói vậy?

    Hào 2 và 5 là vị trí đắc trung trong quẻ cho nên thời kỳ hào 5 Dương của quẻ Trạch Thiên Quải mới dặn dò là "trung hành vô cửu" phải theo đạo trung mà đi mới không lỗi. Cho nên, phải được chánh trong cái trung nữa thì mới là cái đức của người quân tử thông đạt. Cái cô Tấm thuở nào thật thà, hiền lành, chăm chỉ, cần cù đã đi đâu mất!?

    Do đó, sau quẻ Quải thì Dương khí trục xuất hẳn hào thượng lục (hào 6 Âm) thành quẻ 12-06 Kiền - Kháng long hữu hối - tức là Rồng lên cao quá, cương cường đến cùng thì hành động sẽ có điều đáng tiếc mà hối hận vậy! Câu truyện Tấm Cám là truyện cổ dân gian nên đã có nhiều dị bản thì một số chi tiết hay phần kết cuộc có khác nhưng cốt truyện đa phần ắt giống nhau. Vì thế, sự phân tích này tôi cũng chỉ dựa trên một văn bản của truyện Tấm Cám mà thôi song song với cái lý của Dịch về quy luật Âm Dương Tiêu Trưởng và Vật Cùng Tắc Phản. Hy vọng tất cả quý vị có ý thích phân tích hoặc quan tâm trên cơ sở lý học Đông Phương, Kinh Dịch hoặc/và minh triết Lạc Việt tiếp tục tìm hiểu và đóng góp.

    --- oOo ---

    PHỤ CHÚ:



    Xét theo kết cấu câu truyện thì Tấm Cám là chị em cùng Mẹ khác Cha, mà Tấm là chị Cả tượng trưng là quẻ Tốn (trưởng nữ) và Cám là em (gái út) biểu trương cho quẻ Đoài. Ngũ hành của Đoài là hành KIM và hành của Tốn là MỘC, do đó ta thấy Cám (KIM) đã khắc Tấm (MỘC) dễ dàng nhiều lần. Ngũ hành sinh cho KIM là THỔ và quẻ Khôn tượng của người (Mẹ) là đấng sinh ra Cám (Thổ sinh Kim) là hợp lý; cho thấy quẻ Khôn nằm sát cạnh quẻ Đoài (Mẹ ruột của Cám) để hổ trợ khắc chế hành của quẻ Tốn.

    Tất nhiên, quẻ Tốn với hành Mộc là khắc tinh của hành Thổ (Mẹ của Cám - quẻ Khôn) là tượng mâu thuẫn, đấu tranh muôn đời về chuyện "Mẹ ghẻ Con chồng" nên mới có câu này trong ca dao của Việt Nam:

    "Mấy đời bánh đúc có xương,
    Mấy đời Mẹ ghẻ mà thương con chồng.
    "

    Do đó, họ khó có thể ở gần nhau cho nên quẻ Tốn ở cách cung với quẻ Khôn là thế phù hợp với Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương ở trên. Có làn sóng phủ nhận Kinh Dịch, Bát Quái Đồ (Tiên Thiên, Hậu Thiên) là của Trung Hoa, nếu như là Đúng thì con cháu Lạc Việt chúng ta chẳng đã kiểm ra sự đúng đắn của những Bát Quái Đồ đó rồi còn gì; hà tất phải chỉnh sửa thêm thắt ngụ ý của tiền nhân Rồng Tiên thành ra nào là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ bằng cách hoán vị Tốn - Khôn v.v... để cho Tốn ở sát cạnh Đoài mang cùng tính chất ngũ hành là KIM.

    Nếu vậy, thì có thể lý luận là chị em cùng hành (KIM) nên hay xảy ra sự tranh chấp nhưng cũng là thừa nhận Mẹ - quẻ Khôn (THỔ) là mẹ ruột chung của Tấm và Cám. Vì là, cùng là con của mình sao nở hổ trợ đứa này tàn sát đứa kia cho thấy sự bất hợp lý, gượng ép của Hậu Thiên Lạc Việt Phối với Hà Đồ. Đã vậy mà nhân danh minh triết Lạc Việt được phục hồi từ những di sản văn hóa truyền thống Việt thì thật đáng ngờ cái chủ ý đằng sau của nó. Danh bất chánh, ngôn bất thuận là điều khó tránh và khó tồn tại vậy.


    Logic123
    Last edited by Logic123; 19-07-2012 at 07:00 AM.

  10. #10

    Mặc định Phụ Chú tiếp tục ...

    PHỤ CHÚ:



    Xét theo kết cấu câu truyện thì Tấm Cám là chị em cùng Mẹ khác Cha, mà Tấm là chị Cả tượng trưng cho quẻ Tốn (trưởng nữ) và Cám là em (gái út) biểu tượng cho quẻ Đoài. Ngũ hành của Đoài là hành KIM và hành của Tốn là MỘC, do đó ta thấy Cám (KIM) đã khắc Tấm (MỘC) dễ dàng rất nhiều lần. Ngũ hành sinh cho KIM là THỔ và quẻ Khôn tượng của người (Mẹ) là đấng sinh thành ra Cám (Thổ sinh Kim) quả hợp lý; còn cho thấy quẻ Khôn nằm sát cạnh quẻ Đoài (Mẹ ruột của Cám) để hổ trợ gián tiếp khắc chế hành của quẻ Tốn. Tại sao lại là gián tiếp?

    Vì rằng, quẻ Tốn với hành Mộc là khắc tinh của hành Thổ (Mẹ của Cám - quẻ Khôn) là tượng mâu thuẫn, đấu tranh muôn đời về chuyện "Mẹ ghẻ Con chồng" nên mới có câu này trong ca dao của Việt Nam:

    "Mấy đời bánh đúc có xương,
    Mấy đời Mẹ ghẻ mà thương con chồng.
    "

    Do đó, họ khó có thể ở gần nhau cho nên quẻ Tốn ở cách cung với quẻ Khôn là vậy và đó lại phù hợp với Hậu Thiên Bát Quái Đồ ở trên. Đã từng có nhiều làn sóng phủ nhận Kinh Dịch, Bát Quái Đồ (Tiên Thiên, Hậu Thiên) là của Trung Hoa - nghĩa là của người Lạc Việt - nếu Đúng thì con cháu Lạc Việt chúng ta há chẳng đã kiểm chứng ra sự phù hợp của những Bát Quái Đồ đó thông qua những câu truyện kể dân gian rồi sao; hà tất phải chỉnh sửa thêm thắt ý của mình mà cho rằng đó là ngụ ý của tiền nhân Rồng Tiên để lập ra nào là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ bằng cách hoán vị Tốn - Khôn v.v... để cho Tốn ở sát cạnh Đoài mang và đổi tính chất ngũ hành của Tốn là MỘC thành KIM!?

    Nếu vậy, thì có thể lý luận là chị em Tấm Cám cùng hành (KIM) nên hay xảy ra sự tranh chấp nhưng đó cũng lại là thừa nhận Mẹ - quẻ Khôn (THỔ) là mẹ ruột chung của Tấm và Cám. Vì là, cùng là con của mình mà sao nở hổ trợ đứa này tàn sát đứa kia lại cho thấy sự bất hợp lý, gượng ép của Hậu Thiên Lạc Việt Phối với Hà Đồ. Đã vậy mà còn nhân danh minh triết Lạc Việt được phục hồi từ những di sản văn hóa truyền thống Việt thì thật đáng ngờ cho cái chủ ý đằng sau của nó. Danh bất chánh, ngôn bất thuận là điều khó tránh và khó tồn tại vậy.


    Thứ đến, hình dáng "Bụt" trong truyện kể dân gian được dựng lên trong truyện tranh hay phim ảnh như một ông Tiên chứ không phải Phật. Cũng đúng thôi, vì rằng giáo lý nhà Phật là:

    "Chư ác mạc tác,
    Chúng thiện phụng hành.
    Tự tịnh kỳ ý,
    Thị chư Phật giáo.
    "

    Nghĩa là, không làm các việc ác mà thường nên làm các việc thiện - giữ cho tâm ý mình thanh tịnh, trong sạch - đó là lời Phật dạy.

    Ngoài ra, trong Kinh Pháp Cú - đức Phật có dạy rằng:

    "Hận thù diệt hận thù,
    Ðời này không thể có,
    Từ bi diệt hận thù,
    Là định luật nghìn thu.
    "

    Cho nên nếu có ai cho rằng truyện Tấm Cám mang một triết lý nhân sinh về tính nhân quả gần gũi với giáo lý Phật giáo thì là hiểu Phật giáo tờ lờ mờ vậy thôi. Hình ảnh của các ông Tiên, ông Bụt trong truyện cổ dân gian thường mang hình dáng ông già mặc quần áo trắng, râu tóc bạc phơ được coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Đức Phật thì không phải là một vị thần như thế và giáo lý của Ngài lại càng không phải khuyến khích con người có những hành động trả thù man rợ như cô Tấm ngày nào vốn hiền lương sau này lại biến chất.

    Vả lại điều này, cái Tấm cũng có cái ẩn ý thâm sâu của nó là "gạo nguyên hạt" minh họa cho một gạch liền không đứt --- trong Dịch lý là "Dương" và "hạt gạo đã bị vở đôi" hoặc vỡ thành các mảnh nhỏ gọi là Tấm. Cô Tấm ngày nào còn nguyên hạt với những đức tính thiện lương, hiền hòa cuối cùng đã vỡ thành hai mảnh như gạch liền bị đứt biểu trưng cho "Âm" - - trong Kinh Dịch. Nếu Kinh Dịch là của người Việt thì càng xác minh được lý lẽ này thông qua cái tên gọi là Tấm ấy; còn như Kinh Dịch không phải là của người Việt thì người Việt ta đã mô phỏng rất sát với Dịch lý qua những câu truyện dân gian đầy ý nghĩa như thế này.

    Để tạm kết luận, câu truyện Tấm Cám không phải là phản ánh khát vọng hạnh phúc, công bằng theo kiểu "mắt đền mắt, răng đền răng" mà không nhìn thấy sự "man rợ" của cô Tấm hầu để gọt chân cho vừa giày nhân danh ở ờm lập lờ giá giá trị nhân bản và tính minh triết sâu sắc của nền văn hoá truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Minh triết sâu sắc của nền văn hoá truyền thống Việt 5000 năm văn hiến là để cho chúng ta nhìn thấy nếu như con người không luôn giữ được sự thanh tịnh, trong sáng, từ ái thì mình cũng sẽ trở nên không khác gì cái người mà mình đã từng đánh giá họ là ác độc, xấu xa, đê tiện kia. Chuyện "khôn 3 năm, dại 1 giờ" là câu thành ngữ Việt cũng muốn nói lên cái điều thành công rất khó mà thất bại vô cùng dễ dàng và mau lẹ. Cả rừng công đức chỉ vì một đốm lửa sân thiêu sạch thì cũng đủ thấy việc trả thù khủng khiếp của cô Tấm không chỉ hời hợt cho rằng là hậu quả của tội ác, "ác giả ác báo" mà là lúc nào chúng ta cũng nên cố gắng:

    "Hận thù diệt hận thù,
    Ðời này không thể có,
    Từ bi diệt hận thù,
    Là định luật nghìn thu.


    Chư ác mạc tác,
    Chúng thiện phụng hành.
    Tự tịnh kỳ ý ...
    "


    Hãy hằng kiểm soát tư tưởng và hành động của mình để không phải ân hận hay hối tiếc một điều gì cả, theo ý kiến chủ quan của tôi đó là một thông điệp sâu sắc nhất của tiền nhân chúng ta đã nhắn nhủ lại qua câu truyện Tấm Cám.



    Logic123

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •