kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: Nỗ lực vừa đủ

  1. #1

    Lightbulb Nỗ lực vừa đủ

    MEDITATION

    (SỰ THIỀN TẬP)

    Hành thiền không phải để tạo ra bất cứ điều gì (hoặc sự tập trung, sự bình tĩnh, hay sự thấu hiểu v.v…) và chỉ để nhìn thấy rõ bất cứ cái gì dang xảy ra trong khoảnh khắc hiện tại với một cách thật đơn giản. Thay vì dự định hoặc tạo ra một sự bình thản hoặc sự thấu hiểu thì quý vị hãy cố gắng từ cái điểm đầu tiên của mình. Bởi vì quý vị luôn luôn đi lùi về phía sau của con đường.

    Sự thiền tập cũng giống như sự nỗ lực để học cách chạy một chiếc xe đạp. Tại lúc đầu, quý vị nỗ lực nhiều và quý vị sẽ bị vấp ngã trong lúc luyện tập. Sau đó bằng việc luyện tập thường xuyên quí vị sẽ học được cách nỗ lực vừa đủ để giữ cho quý vị có thể ngồi trên chiếc xe đạp một cách vững chắc và quý vị có thể duy trì sự nỗ lực một cách quân bình để tiến về phía trước.

    Do đó việc hành tập cũng vậy, quý vị có thể dùng cách này để áp dụng trong việc hành tập thiền Vipassana của mình. Theo tôi thì cái điều quan trọng nhất là sự liên tục. Nếu quý vị hiểu được ý nghĩa của sự chánh niệm là như thế nào, quý vị sẽ chánh niệm được nhiều hơn. Để chánh niệm quý vị phải học cách làm thế nào để có chánh niệm với sự nỗ lực vừa đủ. Nếu nỗ lực thực hành thì quý vị sẽ thấy được sự ảnh hưởng của chánh niệm đối với tâm là như thế nào. Quý vị sẽ phải học cách để duy trì sự chánh niệm và quý vị sẽ nhận thấy tâm của mình sẽ không an tịnh khi nó không có chánh niệm.

    Nên chọn một hoặc hai đối tượng thích hợp cho mình, và chánh niệm một cách liên tục, và sự liên tục là điều quý vị cần phải ghi nhận nhiều nhất. Sự suy nghĩ không thể làm cho tâm của quý vị được hạnh phúc mà quý vị chỉ nên nhìn những cái suy nghĩ mà không mong cầu để chế ngự nó. Khi quý vị nhìn đối tượng một cách rõ ràng thì chúng sẽ biến mất. Sự suy nghĩ làm một cản trở cho việc hành tập.

    Đừng cố làm cho tâm quý vị an tịnh hay bình thản, chỉ làm một điều duy nhất là hãy chánh niệm hoàn toàn những gì trong hiện tại, thật đơn giản. Nếu có bất cứ câu hỏi nào khởi lên trong tâm. Quý vị chỉ cần nhìn nó rồi tiếp tục đi và đừng cố để tìm ra câu trả lời. Tự nó sẽ trả lời sau.

    Hành thiền khi được hướng dẫn và luyện tập với nhiều phương pháp thiền khác nhau, nó có giới hạn của chính nó. Đó là vì họ không hiểu nó một cách chính xác và họ đang cố để làm cho nó trở thành một cái gì đó bên ngoài cuộc sống của họ. Nhưng sự chánh niệm thật sự là sự tập trung duy nhất. Chánh niệm không thể tách rời khỏi đời sống vật chất và tinh thần của chúng ta. Khi đó mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta ắt sẽ được hiểu một cách đúng đắn.

    Trong việc hành thiền bất cứ việc gì đến một cách dễ dàng và tự nhiên, quý vị sẽ thấy thú vị và nó sẽ gây thích thú để tiếp tục hành thiền. Ắt là có sự thỏa thích trong việc hành tập. Sẽ có một cách suy nghĩ đối nghịch với đối tượng, một khi bất cứ một điều gì khởi lên làm cho quý vị chán nản, bất toại nguyện. Người ta thường nói: “Sự tự tin đem đến một năng lực”. Vâng, khi quý vị có sự tự tin trong việc hành tập thì quý vị sẽ có được nghị lực cố gắng để hành tập. Trước khi tôi trở thành một nhà sư, tôi đã đọc rất nhiều sách về thiền Minh Sát Tuệ, do đó tôi nghĩ rằng mình hiểu tất cả về thiền. Sau khi trở thành một nhà sư được một năm, tôi đã tự nghĩ rằng “Tôi hiểu được thiền là như thế nào?”, và sau khi trở thành tu sĩ khoảng 3 năm tôi lại tự hỏi: “Tôi đã hiểu được thiền là gì chưa?” Và cứ thế tôi luôn đặt câu hỏi cho chính mình.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  2. #2

    Mặc định

    Hành thiền đem lại cho chúng ta một sự lợi ích cao thượng.

    Người ta thường nói: “Những kinh nghiệm trong hành thiền thì rất sâu sắc” và một số quý vị muốn biết ý nghĩa của câu nói này như thế nào.

    Chánh niệm là sự hay biết trạng thái của tâm hay là sự tỉnh thức. Việc hay biết cái gì đang xảy ra trong hiện tại mà không có bất cứ một định kiến nào.

    Trong cuộc sống hiện tại hằng ngày, nhiều người đã hành thiền nhiều nhưng họ không thấy được cái tham, sự mong cầu, sự thù hận, sự giận dữ, sự ganh tỵ và sự bỏn xẻn. Rất nhiều phương pháp thiền đã không thấy được tầm quan trọng của việc nhìn thấy những ô nhiễm đang sanh khởi trong tâm hằng ngày, với một cách thật là chân thật trong cuộc sống của họ, và sức ảnh hưởng của nó đối với những hành động hằng ngày.

    Tôi muốn nhấn mạnh về sự chánh niệm trong lúc nói chuyện, đó là lúc người ta ít chánh niệm nhất. Hầu hết những phương pháp thiền đều có một thời gian biểu để hành tập, và họ chọn một số đề mục như hơi thở sự phồng xẹp của bụng, sự xúc chạm và những cảm giác. Họ có quyền chọn lựa đề mục thích hợp cho mình ngay từ lúc bắt đầu hành tập và là đề mục duy nhất. Theo sự hiểu biết của tôi thì cho dù phương pháp nào thì quý vị cũng phải cố để nhận thức được những sự ô nhiễm trong tâm của quý vị ngay từ lúc bắt đầu.

    Tôi suy nghĩ về Buddha nhiều, tôi có một bức tranh vẽ Đức Phật đang ngồi với một sự tập trung cao độ. Ngài ngồi dưới cội bồ đề già với những rễ cây tủa xuống từ những nhánh ở trên, có một vài chú thỏ đến gần Ngài và kế bên là một cái hồ khá rộng và hoang sơ cùng với những đóa hoa sen đang nở rộ. Ở phía xa của bờ sông là một khu rừng rộng lớn và những dãy núi cao và ánh trăng trên những ngọn núi đó đang tỏa sáng. Trên mặt hồ với những gợn sóng lăng tăng, hòa với một không gian yên tĩnh và thật thanh bình. Và Đức Phật ở đó, vị Giáo chủ của chúng ta đang ngồi trong tư thế hoàn toàn tỉnh lặng, mà không hề có một bất cứ một sự hiện hữu nào của tham, sân, si thật là một biểu tượng hoàn hảo của sự thanh bình. Khuôn mặt Ngài đang tỏa rực sáng với một luồng ánh sáng màu trắng thật mát dịu, khuôn mặt của Ngài, đôi vai, cánh tay, lưng và chân tất cả thật thoải mái, hoàn toàn thanh thản, không có bất cứ một sự căng thẳng nào toát ra trên khuôn mặt của Ngài, và tôi đang ngồi dưới cội cây gần đó (nhưng tôi thì không thật sự ở trong bức tranh đó) và tôi thật sự cảm thấy thanh thản. Quý vị cũng sẽ cảm nhận như chúng tôi chứ!

    Nói như thế để quý vị thấy rằng trí tưởng tượng thật sự rất mạnh mẽ. Khi quý vị tưởng ra một trạng thái thanh bình thì lúc đó tâm trở nên thanh thản. Và có thể nếu quý vị cảm thấy sợ hãi trước cái chết là do tưởng tượng ra một cảnh tượng hãi hùng. Từ đó tâm của quý vị sẽ chọn lựa những trạng thái thanh bình, yên tỉnh như đang hành thiền gần Đức Phật của chúng ta, tất cả những cái đó đều do tưởng mà ra. Ví dụ như quý vị tưởng rằng mình đang ở trong hang núi sâu, lạnh lẽo và gần bên là Đức Phật, và quý vị cảm thấy thật tỉnh lặng, an toàn và được bảo vệ, thoát khỏi những ô nhiễm từ bên ngoài.

    Nếu quý vị ngồi quá nhiều thì hệ thống cơ thể của mình sẽ không hoạt động tốt, hãy tập một số bài yoga, nó cũng rất hữu ích cho bạn, quý vị sẽ cảm thấy mệt mỏi nếu quý vị không thiền hành thường xuyên. Do đó thiền hành cũng quan trọng không kém phần quan trọng so với thiền tọa.

    Hãy thực hành với một cái tâm trọn vẹn, nếu bạn muốn đạt được những lợi ích trong việc hành thiền. Hãy thực hành chánh niệm cũng như đây là một điều tất yếu duy nhất mà quý vị cần làm trong cuộc sống của mình. Hãy tỉnh thức với những xao lãng của nội tâm.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  3. #3

    Mặc định

    Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào. Muốn được như thế, hãy để chánh niệm, tỉnh giác làm chủ trong khi chúng ta quán niệm về thân và tâm cho đến khi tâm trụ vững chắc trong trạng thái an tịnh hoặc trung tính.

    Một khi tâm có thể trụ trong trạng thái bình lặng, ta sẽ thấy các hoạt động của tâm trong trạng thái tự nhiên của chúng là sinh và diệt. Tâm sẽ trở nên trống rỗng, xả và tĩnh lặng –không ưa không ghét– và tâm sẽ nhận biết các hiện tượng tâm sinh lý khi chúng sinh diệt một cách tự nhiên, theo nhịp độ riêng của chúng.

    Khi sự hiểu biết rằng, tất cả mọi thứ đều không có bản ngã riêng biệt trở nên thật rõ ràng, ta sẽ nắm bắt được một điều sâu xa hơn, vượt lên trên tất cả khổ đau, phiền não, thoát khỏi các vòng luân hồi –bất tử- thoát khỏi sinh tử, bởi vì tất cả những gì được sinh ra thì tự nhiên phải già, bịnh và chết.

    Khi nhận thấy rõ sự thật này, tâm ta sẽ trở nên rỗng không, không còn bám víu vào bất cứ gì. Nó cũng không cho rằng bản thân nó là tâm thức hoặc thứ gì khác. Nói cách khác, tâm sẽ không bám víu vào việc tự cho mình là cái gì cả. Còn lại tất cả chỉ là trạng thái thuần khiết của Pháp.

    Những ai nhận thấy rõ ràng trạng thái thuần khiết của Pháp chắc chắn sẽ trở nên nhàm chán đối với những khổ đau không dừng dứt trong cuộc đời. Khi họ biết một cách thấu đáo về chân lý cuộc đời và Pháp, họ sẽ thấy rõ ràng, ngay trong hiện tại, rằng có một cái gì đó vượt trội lên tất cả mọi khổ đau. Họ sẽ biết điều này mà không cần hỏi hay tin theo ai, vì Pháp là paccattam –điều mà bản thân mỗi người tự biết. Những người đã tự mình chứng nghiệm được chân lý này đều luôn chứng nhận điều đó.

    Đó là lúc chúng ta phải thật kiên nhẫn, chịu đựng sự đau đớn vì đau là điều bắt buộc phải xảy ra. Nếu cảm giác dễ chịu, xin đừng mê đắm nó. Nếu cảm giác đau đớn, xin đừng xua đuổi nó. Hãy bắt đầu bằng cách giữ cho tâm được an nhiên. Đó là điều cơ bản. Rồi thì bất cứ khi nào cảm giác lạc hay khổ phát sinh, xin đừng thích thú hay bực dọc. Hãy giữ cho tâm luôn an nhiên và tìm cách buông xả. Nếu cảm thấy rất đau, trước tiên bạn phải cố gắng chịu đựng, rồi buông bỏ tâm chấp thủ. Đừng nghĩ cái đau đó là của bạn. Hãy xem đó là cái đau của thân, cái đau tự nhiên.

    Nếu tâm bám chặt vào bất cứ điều gì, chắn chắn nó sẽ khổ. Nó sẽ phản kháng. Vì thế ở đây, chúng ta cần chịu đựng một cách kiên nhẫn và rồi buông xả. Chúng ta cần phải thực tập để có thể thực sự đối phó với cái đau. Nếu ta có thể buông bỏ cái đau của thân, thì ta cũng sẽ có thể buông bỏ được các loại khổ đau khác. Hãy quan sát cái đau, nhận biết nó, rồi buông bỏ nó. Một khi ta đã có thể buông bỏ nó, ta không cần phải chịu đựng nhiều. Dĩ nhiên, lúc đầu chúng ta cần nhiều chịu đựng. Khi cái đau xuất hiện, hãy tách tâm khỏi cái đau. Hãy xem đó là cái đau của thân. Đừng để tâm cũng bị đau đớn theo.

    Đây là lúc mà ta cần đến tâm xả. Nếu chúng ta có thể giữ được sự bình thản khi vui cũng như lúc khổ, thì nó sẽ giúp cho tâm bình lặng –dầu cái đau vẫn còn đó. Tâm luôn nhận biết, chịu đựng cơn đau để rồi buông bỏ nó.

    Sau khi tu tập như vậy một thời gian, ta sẽ nhận thức được rằng các trạng thái của tâm quan trọng đến dường nào. Việc luyện tâm có thể rất khó, nhưng hãy cố gắng. Nếu có thời gian, chúng ta có thể hành thiền ở nhà, vào buổi tối hay sáng sớm. Hãy luôn quán sát tâm, ta sẽ đạt được tri kiến từ chánh niệm tỉnh giác. Những ai không tu tập như thế sẽ trải qua –sinh, lão, bệnh, tử- mà không hiểu biết chút gì về tâm.

    Nếu ta biết rõ tâm mình, thì khi có bất cứ căn bệnh ngặt nghèo nào xảy đến, tâm chánh niệm sẽ giúp làm giảm sự đau đớn. Nhưng đó là điều ta phải thực hành. Không dễ, nhưng một khi tâm đã được rèn luyện tốt, thì không có gì thắng nổi nó. Tâm sẽ giúp ta thoát khỏi những đau đớn, khổ sở, và nó không còn lăng xăng, bứt rứt. Nó sẽ yên tịnh và mát mẻ -tươi mát và rạng rỡ ngay bên trong nó. Vì thế, hãy cố gắng trải nghiệm tâm yên tịnh, lắng đọng này.

    http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2...bbx2587m_12-3/
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  4. #4

    Mặc định

    Điều quan trọng nhất trong cuộc sống hằng ngày của người thực hành Pháp (Dhamma) là gìn giữ giới luật và quan tâm đến chúng còn hơn cả mạng sống của mình –gìn giữ chúng để các vị Thánh Thiện ngợi khen. Nếu ta không có sự kính trọng như vậy đối với giới luật, thì các thói hư tật xấu đối nghịch với các giới luật, sẽ trở thành những thói quen hằng ngày của ta.

    Những thiền sinh nào coi sự phạm giới là việc nhỏ, không đáng kể, sẽ hoàn toàn làm hỏng sự tu tập của mình. Nếu ta không thể thực hành những điều căn bản này trong bước đầu thực hành Pháp, thì nó sẽ làm hư hoại tất cả những phẩm chất mà ta đang cố gắng phát triển trong các bước kế tiếp. Đó là lý do tại sao ta phải gìn giữ giới luật như một nền tảng căn bản và luôn tự kiểm soát bản thân xem có hành động nào phạm giới. Chỉ có như vậy, thì ta mới được lợi ích từ việc tu tập, nhắm loại trừ khổ đau ngày càng chính xác hơn.

    Một khi chúng ta chạy theo uế nhiễm, chúng sẽ rất hài lòng – giống như những kẻ phóng hỏa cảm thấy vui sướng khi nhà cửa người khác bị đốt sạch. Ngay khi ta thóa mạ người khác, hoặc rỉ tai những chuyện tầm phào với ác tâm, thì các uế nhiễm rất thích thú việc đó. Cái “ngã” của ta rất thích điều đó, vì khi ta làm theo sự sai khiến của nhiễm ô như thế, nó rất hài lòng. Kết quả là nó sẽ tiếp tục vun bồi các thói hư tật xấu đối nghịch lại với các giới luật, nó đang sa vào địa ngục ngay trong cuộc sống này mà không ý thức được điều đó. Vì vậy, hãy nhìn cho tường tận những tai hại mà uế nhiễm có thể mang đến cho ta, để xem ta có nên tiếp cận với chúng, nên xem chúng là bạn hay thù.

    Ngay khi một quan điểm hay ý nghĩ sai lầm nào phát khởi trong tâm, chúng ta cần phân tích chúng và quay vào bên trong để nhận biết các yếu tố ấy nơi nội tâm ta. Dầu các uế nhiễm liên quan đến vấn đề gì, chúng luôn chú tâm tìm lỗi của người, vì thế ta phải quay lại, quán sát nội tâm của mình. Khi chúng ta nhận ra lỗi của mình, và tỉnh thức –đó chính là nơi mà việc học Pháp (Dhamma), việc hành Pháp của chúng ta đã hiển lộ những phần thưởng thực sự của nó.

    http://www.youtube.com/watch?v=OO1Yb...ture=endscreen

    Hãy cố gắng quán về sự ô nhiễm trong thực phẩm và về vật chất nói chung, để thấy rằng chúng thật sự không có một thực thể hay bản ngã nào. Thân vật chất này không có thực thể nào, tất cả sẽ thối rữa, tan rã. Thân này giống như một nhà vệ sinh trên hầm chứa phân. Chúng ta có thể trang hoàng cho nhà vệ sinh thật đẹp, thật thơm tho, nhưng bên trong đầy ẫy những thứ dơ bẩn, đáng kinh tởm nhất. Bất cứ khi nào chúng ta thải ra thứ gì, chúng ta cũng tự thấy gớm ghiếc; nhưng ta có gớm ghiếc, nó cũng ở bên trong ta, trong ruột ta –phân hủy, đầy dẫy giun sán và hôi thối. Chỉ có một lớp da mỏng che đậy nó, vậy mà ta cũng lụy vì nó, bám chặt vào nó. Chúng ta không nhìn thấy sự phân hủy không dừng của thân này, dầu nó thải ra bao chất bẩn, bao mùi hôi thối.

    Lý do chúng ta được khuyên phải học thuộc lòng đoạn kinh về các vật dụng, và dùng nó để quán tưởng là để ta có thể nhận thức được sự vô thường của thân. Để ta thấy rằng không có “ngã” trong bất cứ danh pháp hay sắc pháp nào.

    Chúng ta quán tưởng về các danh pháp để nhận thấy rõ ràng rằng nó không có cái “ngã”, để thấy được điều này trong từng phút giây. Các sát-na tâm – sanh, trụ, diệt của các cảm thọ nơi tâm – rất tinh tế và biến chuyển rất nhanh. Để nhận ra chúng, tâm phải thật yên tịnh. Nếu tâm bận rộn với nghĩ suy, với các vọng tưởng thì chúng ta sẽ không thể thấu rõ được chúng. Chúng ta sẽ không thấy các đặc tính của tâm khi nó tiếp xúc với các đối tượng, hoặc không nhận biết cái gì đang sinh, đang diệt trong tâm như thế nào.

    Đây là lý do tại sao chúng ta phải hành thiền: để tâm lắng đọng, để thiết lập nền tảng cho thiền định. Thí dụ, chúng ta có thể chú tâm vào hơi thở, hoặc ý thức đến cái tâm đang chú tâm vào hơi thở. Thật ra, khi ta chú tâm vào hơi thở, ta cũng đang ý thức đến tâm. Và như vậy, tâm là cái đang biết đến hơi thở. Vì thế tâm chỉ nên trụ trên hơi thở. Đừng nghĩ về bất cứ điều gì khác, rồi thì tâm sẽ lắng đọng và yên tịnh. Một khi tâm đạt được mức độ yên tĩnh này, đó là thời điểm ta thực sự hành thiền.

    Lắng đọng tâm để chúng ta có thể thiền quán là việc mà ta phải thực hành liên tục ở giai đoạn khởi đầu. Tương tự, ta cũng phải rèn luyện để luôn chánh niệm, tỉnh thức trong mọi hoạt động của mình. Chúng ta phải thực sự luyện tập điều này không ngừng nghỉ, lúc nào cũng thế. Đồng thời, chúng ta phải sắp xếp những điều kiện sống để không bị bất cứ mối quan tâm nào làm ta xao lãng.

    Hiện tại, dĩ nhiên là ta có thể thực tập bất cứ lúc nào –thí dụ, khi đi làm về, ta có thể ngồi xuống hành thiền một lúc– nhưng khi chúng ta nghiêm chỉnh thực hành liên tục, để biến nó trở thành một thói quen thì khó hơn nhiều. “Biến thành thói quen” nghĩa là chúng ta hoàn toàn chánh niệm, tỉnh thức với từng hơi thở ra vào, bất cứ chúng ta đang ở đâu, làm gì, dầu mạnh khỏe hay bệnh hoạn, bất chấp việc gì đang xảy ra bên trong hay bên ngoài. Tâm phải ở trong trạng thái tỉnh thức hoàn toàn trong khi vẫn theo dõi sự sinh, diệt không ngừng nghỉ của các danh pháp- cho đến khi ta có thể ngăn không cho tâm tạo tác vọng tưởng theo sự điều khiển của tham và uế nhiễm giống như nó vẫn làm trước khi chúng ta bắt đầu tu tập.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  5. #5

    Mặc định

    Bình thường tâm không tự ý dừng lại để quán sát, để tìm hiểu bản thân, chính vì vậy chúng ta phải không ngừng rèn luyện tâm để nó lắng đọng, trở nên yên tịnh, không còn lăng xăng, tán loạn. Hãy để cho tham ái và các tiến trình suy tưởng lắng xuống. Hãy để tâm chọn một vị thế trong trạng thái an nhiên, không ưa, không ghét bất cứ điều gì. Để đạt được mức độ căn bản của rỗng không và giải thoát, trước hết chúng ta cần chọn một vị thế. Nếu ta không có một vị thế để từ đó đo lường mọi thứ, thì ta sẽ khó có tiến bộ. Nếu sự tu tập, hành thiền của chúng ta khi có, khi không –một chút này, một chút kia– thì chúng ta sẽ không đạt được kết quả gì. Vì thế, trước hết tâm phải chọn lấy một vị thế.

    Khi chúng ta tạo được vị thế nơi tâm có thể duy trì trạng thái an nhiên, không sa vào tương lai hay quá khứ. Hãy để tâm tự nhận biết bản thân trong vị thế hiện tại: “Ngay bây giờ, đó là trạng thái an nhiên. Cái ưa, cái ghét chưa phát khởi. Tâm chưa có vấn đề gì. Nó chưa bị tham ái quấy nhiễu”.

    Kế đến hãy quan sát trạng thái cơ bản của tâm để xem nó có an nhiên, vắng lặng. Nếu chúng ta thực sự nhìn vào bên trong, thực sự ý thức bên trong, thì cái đang quan sát và đang biết là tâm chánh niệm tỉnh giác trong và của chính nó. Chúng ta không cần tìm kiếm bất cứ thứ gì, ở bất cứ đâu để đến thực hiện việc quan sát cho chúng ta. Ngay khi ta vừa dừng lại để xem tâm có ở trong trạng thái an nhiên, thì nếu tâm an nhiên, ta lập tức biết tâm an nhiên. Nếu nó không an nhiên, ta cũng biết như thế ngay lập tức.

    Hãy cố gắng giữ sự chú tâm này. Nếu chúng ta có thể duy trì cái biết này liên tục, thì tâm cũng sẽ có thể duy trì vị thế của nó liên tục. Ngay khi chúng ta vừa chợt nghĩ là cần quán sát điều gì đó, thì ta lập tức dừng lại và quán sát mà không cần phải đi tìm kiếm cái biết ở nơi nào khác. Ta quán sát, ta biết ngay nơi tâm, biết rằng nó có trống vắng, yên tịnh hay không. Nếu có, thì ta quán chiếu xem nó trống vắng như thế nào, nó yên tịnh như thế nào. Đây không phải là trường hợp mà một khi tâm trống vắng, yên tịnh là chấm dứt. Không phải là như thế chút nào. Chúng ta phải tiếp tục theo dõi; phải luôn quán sát. Chỉ có như thế chúng ta mới nhận ra được sự chuyển hóa – sinh và diệt– xảy ra ngay nơi cái rỗng không, cái yên tịnh, cái trạng thái an nhiên.

    Cặn Kẽ Của Niềm Đau

    Luôn kiểm soát tâm là cách giúp ta hiểu cuộc sống là gì. Là phương cách tu tập giúp ta biết hành xử như thế nào hầu diệt bỏ được khổ đau, phiền não -vì những khổ đau do nhiễm ô, tham ái và bám víu chắc chắn là nằm dưới nhiều dạng. Nếu chúng ta không hiểu rõ về khổ đau, phiền não qua chánh niệm tỉnh giác, chúng ta sẽ sống mất cảnh giác, trôi theo bất cứ nơi nào mà hoàn cảnh đưa đẩy.

    Chánh niệm tỉnh giác là dụng cụ giúp chúng ta hiểu rõ bản thân, trui rèn chúng ta để ta không thất niệm hoặc tự mãn, không quên rằng cơ bản cuộc đời là khổ.

    Chúng ta phải thật sự hiểu được điều này để không sống một cách buông lung. Sự đau đớn, bứt rứt luôn tràn đầy thân tâm, tất cả cho chúng ta thấy chân lý của vô thường, khổ và vô ngã trong ta. Nếu chúng ta quán chiếu về những gì đang xảy ra nơi nội tâm, đi sâu vào các chi tiết, ta sẽ thấy sự thật hiển hiện ở bên trong và bên ngoài, tựu trung tất cả đều vô thường, khổ và vô ngã. Nhưng bản chất của tâm si mê sẽ nhìn sự việc một cách sai lầm –như là thường hằng, lạc và ngã– vì thế nó khiến chúng ta sống hời hợt, buông lung, dù không có chi bảo đảm là cuộc sống của chúng ta sẽ kéo dài trong bao lâu.

    Mơ mộng, ảo tưởng khiến chúng ta quên rằng mình đang sống giữa những nỗi đau thương, phiền não –phiền não của nhiễm ô, nỗi đau của hiện hữu. Sinh, lão, bệnh, tử: Tất cả đều là khổ đau, phiền não trong vô thường, biến đổi. Đấy là những thứ mà chúng ta không thể khống chế, vì chúng vận hành theo định luật của nghiệp (kamma) và những nhiễm ô mà chúng ta đã tích lũy từ bao đời. Cuộc sống trôi nổi theo vòng luân hồi như thế thì có gì ngoài phiền não và khổ đau.

    Nếu chúng ta có thể tìm được phương cách để phát triển chánh niệm tỉnh giác, thì chúng ta sẽ cắt đứt được vòng luân hồi để không phải tiếp tục trôi lăn trong luân hồi sinh tử. Chánh niệm tỉnh giác sẽ giúp chúng ta hiểu rằng sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, và rằng đây là tất cả những thứ mà nhiễm ô, chấp, và tham ái không ngừng đuổi theo trong vòng luân hồi.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  6. #6

    Mặc định

    Vì thế khi có cơ hội, chúng ta cần phải nắm bắt chân lý đang hiển hiện nơi thân và tâm. Rồi chúng ta sẽ dần hiểu rằng sự chấm dứt của khổ đau, phiền não, sự chấm dứt của uế nhiễm là chức năng của việc hành Pháp (dhamma). Nếu không tu tập, không hành Pháp, chúng ta sẽ tiếp tục trôi lăn trong vòng luân hồi, tái sinh khủng khiếp – lại sinh, lão, bệnh, tử, do nhiễm ô, chấp thủ và tham ái dẫn lôi, khiến ta lại khổ đau, lại phiền não. Chúng sinh, đa phần không biết do đâu mà họ phải khổ đau, phiền não, vì họ chẳng bao giờ quán sát chúng, chẳng bao giờ quán chiếu về chúng, vì thế họ luôn si mê, hoang tưởng, lang thang trôi nổi không bao giờ dừng.

    Nếu chúng ta có thể dừng lại và lắng đọng, tâm sẽ có cơ hội được giải thoát, được quán tưởng về khổ, và rồi buông bỏ nó. Điều này mang lại cho tâm một sự an lạc trong chừng mực nào đó, vì nó không còn ham muốn bất cứ thứ gì nằm trong vòng luân hồi sinh tử -vì nó thấy rằng không có gì trường tồn trong đó, ngoài khổ đau, phiền não không dừng. Bám víu vào bất cứ thứ gì cũng là phiền não. Đó là lý do tại sao ta cần phải có chánh niệm tỉnh giác, để ta có thể giám sát tâm, giữ cho nó yên tịnh, không để cho nó sa vào cám dỗ.

    Phương cách tu tập này vô cùng quan trọng. Những kẻ không học hay hành Pháp đã hoang phí kiếp người của họ: Họ sinh ra trong u mê và sống trong u mê. Nhưng nếu tu hành theo Pháp,chúng ta sẽ trở nên khôn ngoan đối với khổ, biết con đường đạo để tự giải thoát bản thân.

    Một khi chúng ta tu tập theo chánh pháp, các nhiễm ô sẽ không thể lôi kéo chúng ta đi loanh quanh và thiêu đốt chúng ta, vì chúng ta bắt đầu thiêu hủy chúng. Chúng ta nhận ra rằng càng có thể thiêu hủy nhiễm ô thì tâm ta càng trở nên mạnh mẽ. Trái lại, nếu ta để cho nhiễm ô thiêu hủy, thì sức mạnh của tâm sẽ dần bị suy sụt. Đó là lý do tại sao chúng ta phải hết sức cẩn thận về điều này. Hãy tiếp tục thiêu hủy các nhiễm ô trong mọi hành động của mình, rồi chánh niệm tỉnh giác sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, nó sẽ dũng cảm đương đầu với bất cứ khổ đau, phiền não nào.

    Chúng ta phải nhận ra rằng không có gì trong cuộc sống này ngoại trừ phiền não. Không có gì thoải mái cả. Cái biết do chánh niệm tỉnh giác mang đến, khiến chúng ta cảm thấy nhàm chán với cuộc sống, vì nó nhận biết mọi vật như chúng là, ở bên trong cũng như bên ngoài thân ta.

    Cả thế gian này chẳng là gì hết, ngoài ảo tưởng, ngoài khổ ách. Những người không biết Pháp, không hành Pháp – dầu có địa vị hay danh phận gì trong xã hội - thì họ cũng sống một cuộc đời đầy ảo vọng, mông lung. Khi ngã bệnh hoặc sắp từ giã cõi đời, họ sẽ đau khổ rất nhiều vì họ đã không dành thời gian để tìm hiểu về các nhiễm ô đang thiêu đốt tâm thức họ mỗi ngày. Nếu chúng ta kiên trì thực tập, học hỏi và chiêm nghiệm – coi đó như những sinh hoạt hằng ngày – nó sẽ giúp cho ta thoát khỏi mọi khổ đau, phiền não. Biết được như thế thì làm sao chúng ta có thể không muốn tu tập?

    Tuy nhiên, chỉ những người có trí mới có thể kiên trì tu tập. Những kẻ u mê thì chẳng muốn để tâm tới. Họ thà chạy theo nhiễm ô hơn là thiêu hủy chúng. Để có thể hành Pháp, chúng ta cần có chút trí tuệ – vừa đủ để nhận biết rằng chính uế nhiễm đem đến cho ta phiền não, khổ đau. Có vậy thì công phu tu tập của ta mới được tiến bộ. Và dầu việc hành Pháp có gian nan, khó khăn đến mấy, chúng ta vẫn tiếp tục tu hành cho đến giờ phút cuối.

    Chúng ta cần biết rằng việc tu tập không phải là việc mà chúng ta có thể lâu lâu làm một lần. Chúng ta phải công phu tu tập suốt cuộc đời. Dầu thân tâm ta có bị đớn đau, bị dày vò đến tuôn tràn nước mắt, chúng ta cũng vẫn phải giữ cuộc sống thánh thiện vì ta đã thực sự chọn lựa điều đó. Nếu ta không duy trì cuộc sống thánh thiện, ta sẽ bị chìm trong đau khổ và bị nhiễm ô thiêu đốt. Vì thế, ta phải học từ các nỗi đau của mình. Hãy cố gắng chiêm nghiệm nó cho đến khi chúng ta có thể hiểu được nó, buông bỏ nó, rồi ta sẽ đạt được phần thưởng cao quý nhất trong đời.

    Đừng nghĩ rằng chúng ta có mặt ở đời là để hưởng thụ những mức độ tiện nghi vật chất thế này thế kia. Mà chúng ta có mặt là để trải nghiệm khổ đau, truy nguyên khổ đau và để tìm ra cho được các phương pháp thực hành để giải thoát khổ đau. Đó là điều quan trọng nhất. Ngoài ra mọi thứ khác đều tầm thường, không quan trọng. Tất cả những gì quan trọng đều nằm ngay nơi sự hành Pháp.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  7. #7

    Mặc định

    Đừng nghĩ rằng nhiễm ô sẽ dễ dàng biến mất. Khi nhiễm ô không hiển hiện dưới các dạng thô, chúng sẽ xuất hiện dưới những dạng vi tế - và sự tai hại của các nhiễm ô vi tế này rất khó nhận biết. Nếu muốn loại trừ các nhiễm ô vi tế, thì việc hành thiền của chúng ta cũng phải trở nên vi tế. Chúng ta sẽ nhận ra rằng qua Pháp hành này ta quán chiếu để nhận diện được từng chi tiết bên trong ta, giống như ta mài bén các khí cụ, để khi phiền não, khổ ách xuất hiện, chúng ta có thể làm chúng suy yếu và triệt hạ chúng. Nếu chánh niệm tỉnh giác của chúng ta kiên cường, thì nhiễm ô sẽ phải chịu đầu hàng. Nhưng nếu chúng ta không trui rèn chánh niệm tỉnh giác cho kiên cường, thì nhiễm ô sẽ nghiền nát ta ra từng mảnh vụn.

    Chúng ta được sinh ra để chiến đấu với nhiễm ô và để củng cố chánh niệm tỉnh giác. Công phu tu tập của chúng ta sẽ thêm giá trị nếu trong đời sống hằng ngày chúng ta liên tục chiến đấu với phiền não, khổ đau do uế nhiễm, ái dục và cám dỗ tạo ra – và lúc đó các nhiễm ô sẽ yếu đi trong khi chánh niệm tỉnh giác trở nên mạnh mẽ. Chúng ta sẽ cảm nhận được tâm không còn loạn động và lăng xăng như trước nữa. Nó đã trở nên an bình và tĩnh lặng. Phiền não do nhiễm ô, tham đắm và chấp thủ đã yếu dần. Dầu ta chưa hoàn toàn quét sạch được chúng, nhưng chúng dần yếu đi vì ta không nuôi dưỡng chúng nữa. Không cho chúng có nơi nương tựa. Và chúng ta tiếp tục làm những gì có thể để khiến chúng luôn suy yếu đi, mỏng manh đi.

    Chúng ta phải can đảm trải nghiệm phiền não và khổ đau, vì khi không cảm thấy khổ, chúng ta thường sinh tự mãn. Nhưng khi sự đau đớn, khổ não dày xéo thân tâm, chúng ta phải sử dụng chánh niệm tỉnh giác để tự chủ. Đừng để tâm yếu mềm. Có vậy, chúng ta mới có thể tiêu diệt được khổ đau và phiền não.

    Chúng ta phải học từ trong khổ đau để cuối cùng tâm có thể được giải thoát khỏi khổ, thay vì luôn yếu đuối, chịu thua nó. Chúng ta phải can đảm chiến đấu với nó đến mức cuối cùng –khi chúng ta đạt đến mức có thể buông bỏ nó. Khổ luôn có mặt trong thân tâm này. Nó hiện diện nơi đây để ta nhận nhìn nó trong từng phút như một trạng thái tự nhiên, chứ không phải là cái đau của ta, đấy là khổ của các uẩn [sắc, thọ, tưởng, hành và thức]. Biết được điều này có nghĩa là chúng ta có thể tách biệt các đặc tính của sắc và danh - thấy chúng tương giao như thế nào, biến đổi như thế nào. Thật diệu kỳ! Quán sát cái đau lại giúp ta tích lũy được nhiều chánh niệm và tỉnh giác.

    Nhưng nếu chúng ta chỉ lo hưởng thụ dục lạc, tiện nghi, ta cũng sẽ luôn u mê như bao chúng sinh phàm phu khác. Họ trôi lăn theo dục lạc do thấy, do nghe theo những gì họ thích – nhưng khi khổ đau xuất hiện và nước mắt tuôn tràn trên đôi má, thì họ sẽ đau khổ dường nào! Và càng khổ đau hơn khi họ phải xa lìa những người họ yêu mến. Tuy nhiên, với những người biết hành Pháp như chúng ta thì ta sẽ không bị u mê như vậy, vì ta thấy rõ trong từng giây phút là chẳng có gì ngoại trừ phiền não phát sinh, kéo dài, và rồi biến mất. Ngoài phiền não, không có gì phát sinh; không có gì hoại diệt. Phiền não có mặt để ta có thể nhận thấy nó trong từng giây phút. Nếu chúng ta quán chiếu về nó, nhất định chúng ta sẽ nhận diện được nó.

    Vì vậy, chúng ta không thể để cho bản thân sống trong sự xao lãng. Chân lý là đó, nên chúng ta phải tu tập để nhận biết nó – nhất là trong khi chúng ta đang hành Pháp. Chúng ta phải luôn chiêm nghiệm về phiền não để nhận ra muôn hình vạn trạng của nó. Các vị A-la-hán sống không xao lãng, vì họ luôn biết được chân lý này, và tâm họ trong sạch, thánh thiện. Còn chúng ta với những uế nhiễm của mình, chúng ta phải luôn cố gắng tu tập, vì khi chúng ta không ngừng giám sát tâm mình với chánh niệm tỉnh giác, chúng ta có thể giữ cho tâm không bị nhiễm ô làm cho mê mờ. Ngay cả khi bằng cách nào đó, nhiễm ô có thể làm cho tâm ta bị mê mờ, thì ta vẫn có thể dẹp tan sự mê mờ đó và làm cho tâm trở nên trống rỗng, giải thoát.

    Đây là Pháp hành để làm suy yếu tất cả các nhiễm ô, tham đắm và chấp thủ trong ta. Bằng cách thực hành Pháp, đời sống của chúng ta sẽ trở nên tự do. Vì vậy chúng ta hãy tiếp tục tu tập, đừng tự mãn. Dầu phần đời còn lại của chúng ta dài tới đâu, chúng ta cũng phải kiên trì tu tập với tất cả khả năng của mình, nhờ thế chúng ta sẽ đạt được chánh niệm tỉnh giác để nhìn thấy sự thật ngay nơi bản thân, để có thể buông bỏ - giải thoát khỏi mọi khái niệm về ngã - không ngừng nghỉ.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 199
    Bài mới gởi: 10-03-2012, 11:36 PM
  2. Tự Lực Mới Thực Là Tu
    By Nicholas268 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 12
    Bài mới gởi: 07-02-2012, 10:50 AM
  3. Trị Bệnh Bằng Điển Lực và Khí Công?
    By thiendianhanvn8x in forum Khí Công, Dưỡng Sinh
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 29-01-2012, 10:18 PM
  4. Tịnh Độ Vấn Đáp-Thiền sư Thích Duy Lực
    By lunchu_m in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 17-04-2011, 10:45 AM
  5. tha lực của phật di đà!
    By phuocthien in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 24-01-2011, 05:09 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •