kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Việt-Mỹ trong thế cờ biển Đông

  1. #1

    Mặc định Việt-Mỹ trong thế cờ biển Đông

    Tặng Vô thần mấy hình ảnh chống lưng:

    Tân Hoa xã: hải quân Việt - Mỹ tăng cường giao lưu 'kiềm chế TQ'

    Ba tàu quân sự Mỹ đến Việt Nam ngày 23/4, hải quân hai nước đã triển khai hoạt động diễn tập chung phi quân sự kéo dài 5 ngày. Tuy nhiên, Tân Hoa Xã đã đăng tải những hình ảnh của đợt diễn tập, đồng thời viện dẫn "chuyên gia" phân tích phát biểu.
    >> Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge của Mỹ tại Đà Nẵng
    >> Tư lệnh Hạm đội 7: Trông đợi hợp tác hơn nữa với Việt Nam
    >> Hải quân Mỹ nhặt rác trên cảng Tiên Sa, Đà Nẵng!
    > 'Đột nhập' thao trường huấn luyện chiến sĩ nữ
    > Hải quân bắt đầu tập tác chiến trên biển cho tàu Lý Thái Tổ
    Tân Hoa xã dẫn lời 'chuyên gia' tự nói rằng, "Mỹ đang tăng cường hợp tác với Việt Nam, Philippines để kiềm chế sức ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh trên khu vực biển Đông". Báo này nói: "Khả năng xảy ra xung đột giữa Mỹ với Trung Quốc trên biển Đông, theo các "chuyên gia" này sẽ ngày càng lớn".
    Sĩ quan bộ đội Biên phòng Việt Nam trong đoàn đón tàu chiến Mỹ cập cảng
    Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear, thuyền trưởng các tàu cùng nhiều quan chức và tướng lĩnh của Mỹ có mặt trong buổi đón tiếp
    Tư lệnh Hạm Đội 7 Phó Đô đốc Scott Swift gặp gỡ các sĩ quan hải quân, biên phòng Việt Nam
    Hoạt động giao lưu quân sự Việt - Mỹ được Tân Hoa xã đánh giá là "ngày càng mật thiết"
    Tân Hoa Xã: "Lãnh đạo các đơn vị lên thăm tàu chiến Mỹ cho thấy quan hệ hợp tác quân sự Việt - Mỹ đã phát triển rất nhiều sau 15 năm xây dựng"
    Hải quân Mỹ - Việt chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật ngành quân y
    Sĩ quan trẻ hải quân hai nước giao lưu kế hoạch, kỹ thuật hải quân
    Sĩ quan hải quân Việt - Mỹ chia sẻ kinh nghiệm hoạt động

    Giao lưu bóng chuyền và các môn thể thao khác giữa hải quân hai nước
    Theo Giáo dục Việt Nam

  2. #2

    Mặc định

    Cận cảnh soái hạm USS Blue Ridge của Mỹ tại Đà Nẵng

    Không như nhiều người mường tượng, soái hạm Blue Ridge của Hạm đội 7 không trang bị nhiều vũ khí tối tân. Sức mạnh lớn nhất của nó nằm ở hệ thống thông tin liên lạc phục vụ việc chỉ huy cả một hạm đội hùng mạnh của Hải quân Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương.
    >> Những hình ảnh đầu tiên 3 chiến hạm Mỹ thăm Đà Nẵng
    > Cận cảnh 2 tàu khu trục Myanmar thăm Đà Nẵng
    > Chuyên gia Hoa kiều xét ưu thế SU - 30MK2 của VN với TQ
    > Hải quân nhận 3 tàu tuần tiễu hiện đại do Việt Nam đóng

    Soái hạm USS Blue Ridge đang trên đường tiến vào cảng Đà Nẵng - Ảnh: HC

    Như tin đã đưa, cùng lúc 3 chiến hạm USS Blue Ridge (LLC-19), USS Chafee (DDG-90) và USNS Safeguard (T-ARS-50) của Hạm đội 7 (Hải quân Hoa Kỳ) đã bắt đầu chuyến thăm Đà Nẵng. Ngoài tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chafee neo ở vịnh Đà Nẵng, hai chiến hạm còn lại là soái hạm USS Blue Ridge và tàu cứu hộ USNS Safeguard đã cập vào cầu cảng số 1 và số 2 cảng Tiên Sa.

    Bắn dây neo tàu vào bờ - Ảnh: HC

    Ngay sau lễ đón tàu, đoàn phóng viên báo chí trong nước và quốc tế đã được mời lên tham quan soái hạm USS Blue Ridge. Tại đây, mọi người đã chứng kiến những "sự thật" khá trái ngược với những gì người ta vẫn... mường tượng về các trang bị vũ khí "khủng" trên các chiến hạm thuộc Hạm đội 7.

    Các dấu hiệu chứng tỏ "đẳng cấp" chỉ huy của tàu Blue Ridge - Ảnh: HC

    Trung sĩ Aron M. Dinoa, phụ trách truyền thông của soái hạm USS Blue Ridge được phân công đưa đoàn phóng viên đi tham quan cho hay, tàu này được đưa vào chiến đấu từ năm 1970 và trở thành tàu chỉ huy của Hạm đội 7 từ năm 1979. Tàu có trọng lượng rẽ nước 19.609 tấn; dài 194m; sườn ngang sàn tàu 32,9m; mớn nước 8,8m. Động cơ tàu gồm 2 nồi hơi và 1 turbine sang số. Tốc độ của tàu đạt 43 km/h. Tàu được trang bị 2 súng Phalanx CIWS, 4 pháo 25mm Bushmaster, 8 súng máy 50 cal cùng 2 trực thăng Sikorsky SH-60 Seahawk.

    Trung sĩ Aron M. Dinoa cho hay, trên tàu có đến 2 bộ chỉ huy. Trong ảnh là bộ chỉ huy Hạm đội 7 Hoa Kỳ - Ảnh: HC

    Trên tàu có 268 sĩ quan và 1.173 thuỷ thủ. Đặc biệt, tàu có cùng lúc hai bộ chỉ huy, gồm bộ chỉ huy của Hạm đội 7 và bộ chỉ huy của chính tàu Blue Ridge. Rất tiếc khi đoàn phóng viên lên đến buồng chỉ huy thì bộ chỉ huy tàu đang họp tại đây nên không trực tiếp chứng kiến được sự hiện đại của nơi điều hành hoạt động của một chiến hạm có nhiệm vụ chỉ huy cả Hạm đội 7.


    Sĩ quan, thuỷ thủ trên soái hạm Blue Ridge với trang bị vũ khí khá "khiêm tốn"! - Ảnh: HC

    Điểm đặc biệt nhất trên tàu Blue Ridge chính là trung tâm thông tin gồm hệ thống rada hết sức hiện đại cùng rất nhiều ăngten, máy tính phục vụ các hoạt động thông tin liên lạc khác nhau, truyền các thông tin mật lẫn thông tin không mật. "Ở đây chúng tôi có năng lực truyền phát thông tin với tốc độ siêu cao, có thể kết nối hội thoại qua truyền hình và 70 đường điện thoại khác nhau. Đây chính là "bộ não" giúp điều hành Hạm đội 7 thực hiện các nhiệm vụ tác chiến rất quan trọng!".

    Sức mạnh lớn nhất của Blue Ridge nằm ở trung tâm thông tin liên lạc - "bộ não" chỉ huy, điều hành hoạt động của cả Hạm đội 7 - Ảnh: HC

    PV Infonet phát hiện trên tàu có "quả" gì đó trông như... ngư lôi, nhưng trung sĩ Aron M. Dinoa cho hay, đó thực chất là một thiết bị mang tính chất phòng ngự, dùng để phóng những chất gây nhiễu đánh lừa tên lửa nếu Blue Ridge bị tấn công. Kể cả hai chiếc máy bay trực thăng Sikorsky SH-60 Seahawk trên tàu cũng chủ yếu phục vụ tìm kiếm cứu nạn, chở lãnh đạo hạm đội đến những nơi họ cần và đưa đón các vị khách VIP đến thăm!

    Sân đỗ máy bay và đài chỉ huy máy bay cất hạ cánh trên tàu Blue Ridge - Ảnh: HC

    Với hai chiếc trực thăng Sikorsky SH-60 Seahawk chủ yếu làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và chở lãnh đạo hạm đội - Ảnh: HC

    Quả "ngư lôi" mà PV Infonet "phát hiện" thực chất chỉ là thiết bị gây nhiễu để đánh lừa tên lửa nếu Blue Ridge bị tấn công - Ảnh: HC

    Trong khi đó, USNS Safeguard là loại tàu cứu hộ có trọng lượng rẽ nước 3.282 tấn; dài 78m; sườn ngang sàn tàu 15m; mớn nước 4,72m. Tàu có 4 động cơ diesel loại Caterpillar 399, công suất 3MW cùng trục và chân vịt điều chỉnh được. Tốc độ của tàu là 28km/h. Trên tàu có 6 sĩ quan, 94 lính nghĩa vụ, được trang bị 2 súng máy Mk 38,25mm và 2 súng máy .50 cal. Tuy nhiên nhiều nhất trên tàu này là các loại xuồng, phao cứu hộ, cứu nạn...

    Tàu cứu hộ USNS Safeguard cập cảng Đà Nẵng - Ảnh: HC

    "Vì là tàu chỉ huy nên tính năng tấn công của Blue Ridge chỉ hạn chế, chủ yếu là chở lãnh đạo của hạm đội đi đến các nước tăng cường giao lưu, hợp tác. Còn USNS Safeguard là con tàu phục vụ chính cho nhiệm vụ của chuyến thăm lần này của Hạm đội 7 Hoa Kỳ đến Đà Nẵng hợp tác huấn luyện phi tác chiến!" - Trung sĩ Aron M. Dinoa cho hay.






    Với giàn rada hiện đại và trang thiết bị chủ yếu là các loại cano, xuồng và phao cứu hộ, cứu nạn - Ảnh: HC

    HẢI CHÂU

  3. #3

    Mặc định Việt-Mỹ trong thế cờ biển Đông

    Việt-Mỹ trong thế cờ biển Đông

    Trả lời hãng tin Blomberg trong một phỏng vấn năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh được dẫn lời: "Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này. Sau 16 năm bình thường hóa quan hệ, chúng ta đã tiến tới giai đoạn phát triển nó trên mọi lĩnh vực".
    Hàm ý gì từ tác động cộng hưởng kép?
    Mỹ muốn gì ở Biển Đông? Và các nước ASEAN, mà cụ thể là Việt Nam có thể hợp tác với siêu cường này như thế nào để đảm bảo lợi ích của mình? Các động thái gần đây cho thấy một bức tranh mới trong mối quan hệ hai bên đang dần dần xuất hiện với nhiều gam màu khác nhau. Từ mối quan hệ ban đầu chỉ tập trung vào việc tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, các dấu hiệu hợp tác gần đây khiến một số nhà quan sát đã sử dụng cụm từ "mối quan hệ chiến lược" để hình dung về tương lai song phương giữa hai nước từng đối địch.
    Trả lời hãng tin Blomberg trong một phỏng vấn năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh được dẫn lời: "Không ai có thể tưởng tượng được là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lại phát triển nhanh như thế này. Sau 16 năm bình thường hóa quan hệ, chúng ta đã tiến tới giai đoạn phát triển nó trên mọi lĩnh vực".
    Cụm từ "trong mọi lĩnh vực" của tân ngoại trưởng không quá lời, khi cách đây không lâu một hiệp ước giữa hai nước được ký kết tạo cho giới quan sát nhiều chú ý. Đó là hợp tác Quân y Việt - Mỹ. Theo báo chí đưa tin, thỏa thuận bao gồm các hoạt động trao đổi chuyên môn, hội thảo cũng như hợp tác nghiên cứu y học và là một hợp tác đầu tiên trong đó là quân sự - quốc phòng. Liệu y học có là "ngôn ngữ chung" giúp nối liền những khoảng cách - như lời của quan chức Hải quân Mỹ ví von - thì chưa ai có thể khẳng định.
    Nhưng những bước đi "mềm" trong lĩnh vực còn được xem là nhiều nhạy cảm này có lẽ đã khởi động trước đó một thời gian qua lời cựu đại sứ Lê Công Phụng: "Việt Nam và Mỹ đã nhất trí thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược về an ninh - quốc phòng và cho đến nay đã tiến hành được ba vòng đối thoại. Việt Nam là một trong số rất ít các nước ở Đông Nam Á có cơ chế này với Mỹ".
    Bối cảnh nào thúc đẩy mối quan hệ tiến nhanh như vậy, và những viên gạch nào cần tiếp tục được đặt nền? Vượt trên các tên gọi của giới nghiên cứu hay các nhà ngoại giao, một góc nhìn trực diện vào bản chất thật sự của quan hệ Việt - Mỹ đang cần đưa lên bàn cân đánh giá làm tiền đề cho quá trình hoạch định chính sách. Trong đó, tác động kép từ sự thay đổi cục diện khu vực đóng vai trò tiên yếu. Một là quá trình toàn cầu hóa. Hai là sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế - quân sự.
    Tác động cộng hưởng kép
    Dẫu đa phương hay song phương, dẫu quan hệ kinh tế hay ngoại giao, dẫu trong hoàn cảnh thuận hòa hay đang tồn tại một số bất đồng trước mắt, có hai yếu tố cần được xem xét, đó là toàn cầu hóa kinh tế và trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Một mặt, sự lựa chọn của Việt Nam tham gia thị trường toàn cầu đã làm thay đổi định hướng trong các quyết định về chiến lược ngoại giao.
    Việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 là một bước thứ hai trong quá trình cải cách của Việt Nam, đánh dấu phương hướng đa phương hóa, đa dạng hóa trong các lựa chọn về chính sách đối ngoại. Quá trình xích lại gần với cộng đồng chung thế giới nên được đánh giá trong bối cảnh ưu tiên về phát triển và hiện đại hóa đất nước được đặt lên hàng đầu. Toàn cầu hóa trong mối quan hệ Việt - Mỹ, vì thế, kiến tạo một hình dung về thế giới ngày càng liên kết mà trong đó chia sẻ lợi ích sẽ là yếu tố chủ đạo.

    Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ thường xuyên xuất hiện ở các vùng biển châu Á trong những năm qua. Ảnh: US Navy
    Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của Trung Quốc xoay quanh cuộc tranh luận rằng liệu cán cân quyền lực toàn cầu có đang chuyển đổi hay không. Với Trung Quốc, một ngôi sao đang lên, đồng nghĩa rằng đây sẽ là đầu máy tăng trưởng và thịnh vượng của nền kinh tế khu vực. Gắn kết vào nền kinh tế có 1,34 tỉ dân này là xu thế tất yếu, để tận dụng nguồn tài nguyên, giá thành nhân công, thị trường nội địa khổng lồ và xung lực tăng trưởng dồi dào.
    Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế - quân sự làm thay đổi tương đối cán cân quyền lực của các nước trong vùng Thái Bình Dương. Công bố về ngân sách quốc phòng từ Bắc Kinh trong năm 2011, theo phát ngôn viên chính phủ nước này, đã đạt 601 tỉ nhân dân tệ (91,5 tỉ USD), tăng 12,7%. Kế hoạch hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm đạt bước tiến tương đối trong vòng bảy năm trở lại đây: trong năm 2002, chỉ có bảy trong 69 chiếc tàu ngầm đáp ứng tiêu chuẩn hiện đại, năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 31 trên 65 chiếc, trong đó bao gồm 12 tàu ngầm hạng Kilo.
    Một xu hướng tương tự như thế cũng có thể quan sát từ kế hoạch phát triển kho vũ khí hạt nhân với việc thiết lập các loại tên lửa xuyên lục địa Dong Feng-31 và Dong Feng-31A với phạm vi tấn công khoảng từ 7.200km đến 11.200km. Song hành với chuyển động về năng lực quốc phòng, nước này đã có nhiều hành động xác quyết chủ quyền của mình tại vùng tranh chấp ở Biển Đông mà gần đây nhất qua hai vụ cắt cáp vụ tàu Bình Minh và tàu Viking trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    Biển Đông: Thế của nước yếu, thế của nước mạnh
    Với Mỹ, điểm mà các nhà phân tích chiến lược đặt câu hỏi là sự trỗi dậy của Trung Quốc (i) sẽ làm thay đổi cấu trúc "đồng minh" của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương như thế nào, và cũng không kém phần quan trọng (ii) là sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược của các nước nhỏ hay các nước vẫn chưa định hình vị trí của mình trong bàn cờ khu vực. Trong bài toán biển Đông, trước những hành động mang tính thách thức từ phía Trung Quốc qua hành xử của tàu hải giám, phân chia vùng lãnh hải hay tự diễn dịch UNCLOS phục vụ tùy theo lợi ích, nước Mỹ dường như đứng trước ngã ba đường. Tín hiệu xuất phát gần đây từ Washington cho thấy Chính phủ Mỹ có nhiều tiếng nói khẳng định lợi ích và sự cam kết hiện diện lâu dài tại châu Á.
    Tại Diễn đàn An ninh khu vực châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 2011) Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cá cược 100 USD đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hiện diện mạnh mẽ hơn trong vòng 5-10 năm tới. Hội nghị Diễn đàn ASEAN (ARF 18) ở Bali trước đấy một tuần, Ngoại trưởng Mỹ cũng đã kêu gọi các bên giải quyết vấn đề bằng pháp lý và thông báo rằng, Mỹ sẽ đóng vai trò thúc đẩy quá trình này, khuyến cáo tất cả các quốc gia liên quan cần phân định chủ quyền theo Luật Biển quốc tế 1982.
    Mặt khác, Mỹ cũng đang đứng trước bài toán ngân sách và khó khăn tài chính, dẫn đến xu hướng đòi hỏi chính phủ xét lại các vấn đề quốc nội nên đặt làm ưu tiên hàng đầu. Cuộc tranh luận về nợ công giữa lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ chấm dứt nhưng chưa kết thúc, khiến cho bất kỳ cam kết hiện diện quân sự, hay giữa đảm nhiệm vai trò mạnh mẽ hơn tại trong hồ sơ tranh chấp Biển Đông không chỉ là bài toán địa chiến lược, mà còn cần được phân tích dưới góc nhìn kinh tế. "Biển Đông hay là tôi" (hiểu như người dân đóng thuế Mỹ), quan điểm của một phân tích gia trên tạp chí Foreign Policy tháng 6 năm ngoái có thể xem như đại diện một trường phái trong công luận Mỹ đặt dấu chấm hỏi về phí tổn nước Mỹ phải gánh chịu và nhu cầu đứng mũi chịu sào đảm bảo "ô dù an ninh chung" cho khu vực Thái Bình Dương.
    Còn với các nước nhỏ trong khối ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, thái độ của nước mạnh Trung Quốc lúc mềm mỏng, lúc cứng rắn với từng quốc gia, diễn ra trong từng diễn đàn, từng tình huống từ Bắc Kinh tạo nên những tiên đoán khác nhau từ các nước liên quan. Hoặc như chính sách của Bắc Kinh trong hồ sơ sông Mekong thời gian vừa qua cũng gây lo ngại cho những nước ở hạ nguồn. Siêu cường Mỹ vẫn giữ vai trò số một, nhưng phần nào đang suy giảm, và không trực tiếp đụng độ lợi ích từ việc tranh chấp, vì vậy giữ nguyên hiện trạng là lựa chọn khả dĩ. Các nước nhỏ ASEAN tổn thương trực tiếp từ tiếp cận sức mạnh, vì thế cần luật hơn cần nắm đấm.
    Trái banh bây giờ lăn về phía cường quốc đang lên Trung Quốc thông qua một giả định và hai câu hỏi. Giả định rằng nếu Bắc Kinh tự tin vào sức mạnh của mình sẽ vượt Nhật, vượt Mỹ, thì một trật tự mới (giống như những gì xảy ra trong lịch sử) cần được phải sắp xếp lại. Trung Quốc sẽ đi con đường nào, lựa chọn sức mạnh thủy lôi, tàu chiến, xe tăng để xây mộng bá quyền hay lựa chọn thể chế chấp nhận tự giới hạn mình vào luật, chuẩn tắc giữ vai trò "vương quyền" lãnh đạo dẫn dắt? Và ở cái thế dự đoán giữa những kịch bản khó tiên đoán trước, quan hệ Việt - Mỹ cần dựa vào điểm tựa nào để hoạch định tương lai?
    Nguyễn Chính Tâm
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tu...bien-dong.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Cùng dự đóan chiến tranh thế giới thứ 3 !!
    By 123va456 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 21
    Bài mới gởi: 03-10-2012, 12:52 PM
  2. BỬU SƠN KỲ HƯƠNG - TÁC GIẢ VƯƠNG KIM
    By vankhuc in forum Bửu Sơn Kỳ Hương
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 22-07-2012, 04:47 PM
  3. Thiền học
    By The_Sun in forum Thiền Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-09-2011, 08:52 AM
  4. Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 24-06-2011, 10:10 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •