Trang 1 trong 4 1234 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 73

Ðề tài: Những chướng ngại của Thiền Định

  1. #1

    Mặc định Những chướng ngại của Thiền Định

    Đều bạn chứng kiến, nó chỉ là chướng ngại thứ 3 khi ngồi thiền.

    NHỮNG CHƯỚNG NGẠI CỦA THIỀN ĐỊNH

    Trừ những bậc Bồ tát thị hiện, còn lại ai cũng phải gặp nhiều chướng ngại trên con đường tu tập Thiền định. Vì vậy ta phải hiểu rõ bản chất những chướng ngại đó để vững tâm vượt qua. Có những chướng ngại dễ được vượt qua, nhưng cũng có những chướng ngại làm ta vất vả cả đời. Ta phải biết nghiệp của mình cũng như phải biết cơ cấu của từng chướng ngại để chuẩn bị tinh thần cho sự chiến đấu lâu dài. Đừng vì thấy chướng ngại rồi chán nản bỏ cuộc. Tu tập thiền định là chuyện của nhiều kiếp. Mỗi kiếp chuyên cần là một bước tiến đến gần sự Giác ngộ nếu ta giữ vững chí nguyện của mình.

    1. Sự bất ổn của thân

    Thân thể và não bộ có liên quan mật thiết thế nên khi thân chưa ổn định, còn bị trạo cử quá nhiều, ngồi kiết già chưa vững thì hành giả chưa thể nhiếp tâm an ổn được. Đây là chướng ngại thứ nhất của người tu thiền.
    Không phải đợi đến khi phá được triền cái Trạo cử thì ta mới có sự yên ổn của thân, mà chỉ cần ngồi quen một thời gian là thân trở nên ổn định. Phải tuân thủ những nguyên tắc căn bản của công phu Điều thân như ngồi đúng tư thế, giữ thân mềm mại, buông lỏng, nhưng bất động không nhúc nhích. Đây là điểm Trung đạo ban đầu, không cho phép thân nhúc nhích nhưng cũng không được gồng cứng. Nguyên tắc căn bản này cực kỳ quan trọng, sẽ theo ta suốt cuộc đời tu hành, sẽ giúp ta phá trừ nhiều thiền bệnh, sẽ giúp ta vượt qua nhiều ảo ảnh trong thiền tập.
    Suốt đời ta phải luôn luôn dựa trên công phu Điều thân này để tiến bước, không bao giờ được rời khỏi công phu giữ thân đúng tư thế, mềm mại, bất động. Khi công phu Điều thân đã vững chắc, tự nhiên nội tâm sẽ hiện ra để ta thấy rõ và kiểm soát. Đây là điểm mấu chốt không thể khác. Nhiều phái thiền không lấy việc Điều thân làm công phu căn bản, chỉ đi thẳng vào tâm để kiểm soát tâm. Phương pháp như vậy không căn bản, và gây ra những hậu quả bất lợi về sau.
    Khi đi thẳng vào tâm để kiểm soát tâm như thế, có thể người này cũng nhiếp được tâm, hoặc chưa nhiếp được tâm, nhưng lâu dài về sau Âm lực bị tiêu hao khiến cho cuống não bị sưng lên và vỏ não lập tức sôi lên với vô số loạn tưởng.
    Còn khi bắt đầu bằng công phu Điều thân, giữ kỹ công phu Điều thân, kết hợp an trú tại một điểm Đan điền, lâu dài tự nhiên cái biết trải khắp cả thân và tâm, thấy rõ nội tâm, thấy rõ vọng tưởng khi mới manh nha, và dễ dàng trừ diệt. Con đường căn bản này giúp cho hành giả phát triển thành quả tu tập càng về sau càng ổn định.
    Chướng ngại thứ nhất về sự bất ổn của thân phải được vượt qua bằng sự kiên trì quyết tâm của mỗi người, ráng giữ thân bất động và mềm mại, lâu ngày tự nhiên thân thể tạm yên để công phu tiến triển.

    2. Vọng tưởng

    Chướng ngại thứ hai, và cũng là chướng ngại chính của việc tu tập Thiền định chính là vọng tưởng.
    Có người nhiếp tâm dễ dàng, nhưng cũng có người nhiếp tâm rất vất vả. Đây là nhân duyên riêng, năng khiếu riêng của mỗi người, không ai giống ai. Nói đến Thiền định là nói đến mục tiêu nội tâm vắng lặng không còn vọng tưởng. Vì vậy dù chúng ta sử dụng nhiều phương tiện như thế nào, cũng phải có một điểm chủ yếu phải thành tựu, đó là hết vọng tưởng.
    Tuy nhiên nếu ta hấp tấp đi thẳng vào nội tâm, chỉ biết có việc diệt trừ vọng tưởng, tức là ta thiếu sự chuẩn bị cần thiết vững chắc phía trước như tạo ra một Âm lực dồi dào, một thân thể an ổn, một Đạo đức thuần thục, một công đức sung mãn. Người khôn ngoan trí tuệ là người biết chuẩn bị những nền móng đầy đủ trước khi tiến tới mục tiêu chính.
    Và khi tâm đã đạt được sự vắng lặng cũng không phải là hết việc. Đó chỉ là khởi đầu cho một quá trình Thiền định thật sự sắp tới.
    Đức Phật đã dạy rất nhiều phương pháp nhiếp tâm diệt trừ vọng tưởng theo nhiều căn cơ khác nhau, và tất cả những phương pháp đó đều nhất quán xuyên suốt. Sau này nhiều bậc đại sư cũng lập thêm ra những pháp môn khác để giúp nhiếp tâm, nhưng cũng góp phần làm đạo Phật bị phân hóa. Ngày nay chúng ta cần tìm lại pháp môn của chính đức Phật truyền dạy để được lợi ích lớn lao và có căn bản vững chắc, cũng như giúp tìm lại sự chung đồng đoàn kết cho đạo Phật. Thường thì những pháp môn sau Phật hay được ca tụng là siêu việt, thậm chí còn hay hơn cả Phật, ví dụ như thành ngữ siêu Phật vượt Tổ là một minh chứng. Chúng ta dễ tìm gặp những người tu hành trong đạo Phật đang thực hành một pháp môn của một đại sư tổ sư nào đó, với thái độ cũng cuồng tín tin chết tin sống. Họ không có cơ duyên gặp được sự truyền dạy một pháp môn chính thống của Phật. Nếu họ may mắn có kết quả thì chỉ góp phần làm cho đạo Phật bị biến thái nhanh hơn.
    Là một Tăng sĩ có trách nhiệm với Phật Pháp, ta phải cương quyết lấy pháp môn chính thống của Phật làm chỗ dựa, làm tiêu chuẩn. Ta cũng phải biết khuyên mọi người lấy pháp môn tu hành chính thống của Phật để làm chỗ chung đồng cho đạo Phật. Từ từ đạo Phật phải được đưa trở về một giềng mối để có được đoàn kết hòa hợp như ngày xưa.
    Khi ta thực hành đúng theo đường lối căn bản của Phật dạy, với nền tảng công đức, Đạo đức, Khí công, Điều thân, dần dần tâm ta sẽ yên lắng. Thời gian để tâm đi vào yên lắng tùy thuộc vào căn cơ nhân duyên của mỗi người. Có người vài năm, có người vài chục năm.
    Khi vọng tưởng đã yên lắng, đó là lúc ta vượt qua được chướng ngại thứ hai.

    3. Ảo giác

    Chướng ngại thứ ba sẽ xuất hiện khi ta đã bớt vọng tưởng, tâm đã bắt đầu yên lắng, đó là những ảo giác, ảo ảnh, linh ảnh… kỳ lạ.
    Thật vậy, khi tâm đã yên lắng, ta sẽ phải đối diện với những điều mà trong cuộc sống không hề có. Đây lại là một thử thách lớn cho hành giả vì chúng ta không hề được nghe nói đến những điều lạ lùng này.
    Có người thấy ánh sáng nhiều màu chiếu lòa trước mặt; có người thấy thân mình như ngồi giữa hư không; có người thấy cảnh giới cõi trời hiện ra; có người thấy mùi thơm ngạt ngào tỏa khắp phòng; có người thấy nghe vang giữa không trung những lời giảng Phật Pháp rất độc đáo; có người thấy Bồ tát đến ban phép lành; có người thấy hoa sen mọc đầy ao nước trong xanh đẹp đẽ; có người nghe tiếng nổ lớn trong đầu, hoặc tiếng nổ lụp bụp bên tai; có người thấy như đang có nhiều vị ở đâu đến cùng đang ngồi thiền chung với mình; có người thấy thân mình nóng ran hoặc mát lạnh; có người nghe tiếng nhạc trời vang vang; có người thấy thân mình trở nên trong suốt…
    Tất cả những ảo giác như thế có thể đến từ nguyên nhân bên ngoài, hoặc nguyên nhân bên trong.
    Nguyên nhân bên ngoài là có thể những vong linh, thần linh, chư thiên tìm đến khi thấy hành giả có sự tiến bộ. Những ma chướng cũng từ đó trỗi dậy. Ta rất dễ khởi lên tự hào kiêu mạn khi thấy những thắng cảnh hiện ra, rồi công đức bị tổn giảm, và thế là công phu sẽ bị lui sụt.
    Nguyên nhân bên trong là chính Hành ấm của ta đã sáng tạo, chế tác ra những linh ảnh đó chứ không ai khác. Có khi ta thấy hiện ra cả một đoạn đối thoại lưu loát giữa các vị thiên tử về đạo lý, nhưng thật ra chính Hành ấm của ta đã dựng nên tất cả. Hành ấm ta rất vi tế nhỏ nhiệm nên khó được nhận biết. Hành ấm tạo ra ảo ảnh mà ta cứ tưởng ảo ảnh đến từ bên ngoài rồi cho rằng mình đã cao siêu xuất chúng. Cuối cùng thì tâm kiêu mạn sẽ phá hoại tất cả công trình tu tập từ trước đến giờ.
    Ta phải xác định rằng tất cả những ảo giác, ảo ảnh, linh ảnh đó đều do tâm ta còn phiền động từ trong vi tế, dù cho nhìn sơ sài bên ngoài thì vọng tưởng đã yên lắng. Vì tâm ta còn phiền động nên tác nhân bên ngoài mới tìm đến. Vì tâm ta còn phiền động nên hành ấm mới bí mật dàn dựng đủ thứ chuyện.
    Những ảo ảnh, ảo giác đó có một sự gọi mời rất nguy hiểm, đó là khiến cho ta tò mò. Ta sẽ cảm thấy lạ lùng và tò mò theo dõi những ảo giác đó sẽ diễn tiến tiếp tục như thế nào. Không ngờ khi tò mò như thế, ta đã rơi vào bẫy của ma. Khi tò mò như thế, vô tình ta đã tiếp thêm năng lực nuôi dưỡng cho những ảo ảnh đó được tồn tại phát triển. Khi những ảo ảnh đó phát triển rồi thì nội tâm ta đã bị ảo giác chiếm ngự làm chủ, ta không còn làm chủ được tâm hồn mình nữa. Từ đây cho đến ngày bị điên thật sự cũng không còn xa.
    Vì vậy, biết được như thế, ta phải nguyện lòng là hễ bất cứ một ảo giác nào xuất hiện là ta phải diệt trừ tức khắc, không tò mò nuôi dưỡng thêm một giây nào. Chính sự dứt khoát chối bỏ ảo giác, diệt trừ ảo giác là bản lĩnh của người tu thiền, và khiến cho ảo giác không tồn tại tiếp tục. Sau đó tâm ta mới yên ổn để tiếp tục vào sâu thiền định.
    Sau nhiều lần dứt khoát với ảo giác như thế, ta sẽ vượt qua chướng ngại thứ ba này, và chuẩn bị đối mặt với chướng ngại thứ tư.

    4. Thần thông diệu dụng

    Thần thông diệu dụng là chướng ngại thứ tư của người tu thiền sau khi hành giả đã vượt qua những ảo giác. Đây là chướng ngại khó vượt qua nhất vì nó quá sức diệu kỳ vĩ đại.
    Khi tu đến mức độ thành tựu được Thần thông diệu dụng có nghĩa là hành giả đã đạt đến cảnh giới rất cao nên vô cùng tự tin nơi công phu của mình. Lúc này hành giả dường như không còn nghe lời ai nữa vì khó có ai bằng mình. Nếu hành giả không chuẩn bị trước tinh thần để xử lý khi thành tựu diệu dụng thì hành giả sẽ bị phá hoại tất cả bởi chính diệu dụng của mình.
    Thật ra các bậc Alahán cũng có đại thần thông đại diệu dụng mà Phật gọi là tam minh lục thông, nhưng thần thông của Alahán không gây tổn hại vì các ngài đã vượt qua chấp ngã. Còn chướng ngại thần thông mà chúng ta nói ở đây là loại thần thông xuất hiện khi tâm đã an định khá sâu nhưng chưa tan hết chấp ngã.
    Có khi hành giả biết tâm của người khác rõ ràng mỗi khi họ khởi ý nghĩ bất chợt nào khi họ đứng gần mình. Thậm chí dù ở xa, hành giả vẫn có thể biết được phần nào tâm trạng của đối tượng đó.
    Có khi hành giả biết rõ cuộc đời quá khứ của ai đó khi nhìn họ, và cũng lần lượt biết luôn tương lai của người đó luôn. Có khi hành giả xuất hiện thần lực cuồn cuộn trong cơ thể đến nổi có thể nhảy rất cao hoặc đánh ra chưởng rất mạnh. Có khi hành giả có thể đặt tay vào người khác, hoặc để tay cách xa mà vẫn truyền lực chữa bệnh cho họ. Có khi hành giả ngồi thiền mà hào quang chiếu sáng rực cả khu vực chung quanh.
    Có khi hành giả khai mở thần nhãn để thấy rõ người cõi siêu hình như các vong linh, các thiên thần, và có thể tiếp xúc truyền thông với họ. Có khi hành giả vận nhãn lực nhìn xuyên trong bóng tối và thấy rõ mọi thứ.
    Có khi hành giả có thể can thiệp vào số phận của người khác khi biết trước nghiệp duyên của họ bằng cách nhờ vả thần thánh giúp hộ và kêu người đó tự thân làm phước để giải nghiệp.
    Rất nhiều, rất nhiều loại thần thông xuất hiện khi hành giả đạt được sự an định thẳm sâu. Lúc này hành giả sẽ được mọi người tôn xưng như thần thánh, như Phật sống. Người tu đến như vậy cũng rất là vĩ đại. Tuy nhiên chính vì Bản ngã chưa hết nên cái vinh quang cũng chính là cái tai họa. Vinh quang sẽ làm Bản ngã tăng trưởng; Bản ngã tăng trưởng lại làm tan vỡ công đức; công đức tan vỡ sẽ kéo theo sự thoái chuyển của kết quả tu tập. Đó là lý do tại sao nhiều vị tu đến mức có thần thông rồi lại thoái chuyển đến độ tệ hại không ngờ. Hoặc có vị kiếp này có thần thông nhưng kiếp sau lại trở thành người tầm thường, chỉ còn lại tâm mến đạo, còn lại cái chủ quan tự tin quá sức không bao giờ chịu nghe lời khuyên bảo của ai.
    Vì vậy, khi bắt đầu thực hành Thiền định, ta phải hiểu cặn kẽ về những chướng ngại trên con đường Thiền, và một trong những chướng ngại đó chính là Thần thông Diệu dụng. Hiểu như vậy, khi ta thấy mình có năng lực thần thông, ta sẽ quyết tâm bỏ qua, không quan tâm, không sử dụng, không khoe khoang, không vui mừng tự hào. Quyết tâm bỏ qua thần thông là một điều phi thường vì không dễ dàng chút nào. Giữa một thế gian tầm thường mà ta là một siêu nhân thì khó ai mà im lặng kín đáo khiêm tốn được. Phải là người có thiện căn chứng ngộ vô biên mới có thể xem Thần thông như không được. Hầu hết ai cũng “chết” ngang chỗ thần thông này. Trước khi bắt đầu thực hành Thiền định, ta phải lễ Phật phát nguyện rằng sau này nếu có thần thông, xin cho con biết xem như không để giữ được tâm khiêm hạ tận cùng. Phải phát nguyện dần dần vì tới khi đó thì phát nguyện không kịp nữa.
    Ảo giác thì ta có thể vượt qua được, trừ diệt được; còn thần thông thì sẽ bám theo ta cho tới ngày giải thoát viên mãn. Chỉ cần một giây phút nhẹ lòng khởi lên tự hào vì có thần thông là lập tức đường giải thoát của ta bị ngăn ngại. Đây là thử thách dai dẳng nhất, lì lợm nhất mà cũng hấp dẫn nhất. Nếu ta không có trí tuệ và đại nguyện sâu dày thì không ai chịu nỗi thử thách lâu dài như vậy.
    Những ai có thể vững vàng giữ được tâm khiêm hạ, không quan tâm tới năng lực thần thông thì xem như có thể ổn định để đi tiếp con đường giải thoát với một chướng ngại cuối cùng.

    5. Chấp ngã

    Chấp ngã là hàng rào cuối cùng ngăn cản sự giải thoát. Thật ra ta phải nói vô minh là rào cản cuối cùng, là chướng ngại cuối cùng, là kiết sử cuối cùng mới đúng, nhưng vì vô minh và Bản ngã là một bản chất dù có hai tên gọi, hai sắc thái. Thế nên ta nói Chấp ngã là rào cản cuối cùng cũng không sai.
    Chấp ngã là cái gì vô hình vô tướng, sâu thẳm, tuy có mà chẳng ai nhìn thấy được. Ngay cả những bậc chứng ngộ có thần thông diệu dụng rồi vẫn chẳng thấy bóng dáng Bản ngã ở đâu dù Bản ngã chưa hết. Nếu ai may mắn được chân sư thiện hữu cảnh báo nhắc nhở thì không dám coi thường lơ đễnh vì biết Bản ngã vẫn đang tồn tại và sẵn sàng phá hoại tiến trình tu tập mà ta đã dày công vun đắp từ nhiều kiếp. Còn nếu ai không may mắn, không được chân sư thiện hữu nhắc nhở cảnh báo thì sẽ chủ quan cho rằng mình đã thành tựu siêu xuất thế gian khi thấy tâm mình cực kỳ thanh tịnh, thần thông mình đã tràn đầy.
    Chúng ta ra đời không gặp Phật, tu tới đâu cũng không ai đánh giá giùm, chỉ vì lý tưởng Giác ngộ và Độ sinh mà cố gắng đi tới. Vì vậy ta phải dè dặt cẩn thận không được chủ quan, phải luôn coi chừng Bản ngã lừa gạt để ta trở nên kiêu mạn vô ích.
    Đối với chướng ngại cuối cùng này, hành giả chỉ cần thầm tự nhắc mình vẫn còn Chấp ngã là đủ. Khi nào đủ duyên thì tự nhiên chấp ngã sẽ tan để thành tựu Giác ngộ tối thượng viên mãn.
    Trên đây là những chướng ngại tiêu chuẩn khi ta tu đúng hướng. Còn vô số những thiền bệnh xảy ra khi ta dụng công sai lầm cũng làm ta khổ sở không ít, sẽ nói sau.:icon_evil::icon_evil::icon_evil:

    Nguồn: www.5giay.vn
    Dojre Lahmo.
    Nguyện cho pháp sự của thầy trải rộng lan xa....
    Om mani padme hum

  2. #2

    Mặc định

    Bài viết này hay lắm, nhất là cái vụ thần thông. Ngay cả tới bậc Cận thiền chưa nhập Sơ thiền cũng đủ phát tác một ít năng lực như khả năng thấu tâm người khác, khả năng đoán mộng, đoán điềm... tuy không phải là thần thông thực sự nhưng nó là kết quả định tâm và càng định tâm thì trí tưởng tượng càng mãnh liệt làm phát sinh năng lực tưởng mạnh đưa tâm tới mức đi trước thời gian (khả năng đoán điềm) và phát sinh nhiều điều kỳ lạ khác. Hơn nữa tu định càng nhiều thì phước càng có dịp sinh hoa trổ quả càng nhiều, đó cũng là con dao 2 lưỡi: phước - hoạ cùng hiện, nhiều khi không nghiên cứu kinh sách kỹ, không có duyên nghe các bậc thiện tri thức khuyên bảo thì e rằng kiêu mạn (kiêu căng ngã mạn) sẽ xuất hiện, làm cản bước đường tu. Chính những điều mà tác giả Autumnbabyc đã đề cập, chư Thánh Tăng và chư Đại Bồ Tát từng từ bỏ năng lực của các cõi thiền mà chọn các thế giới ít an tĩnh, ít phước quả mà tái sinh (như thế giới chúng ta) để có nhiều phương tiện độ sanh và có nhiều cơ hội tiến đến quả vị Phật hơn.

  3. #3

    Mặc định Vài dòng chia sẽ !

    Vâng bài hay! xin đa tạ.

    Những ai quan tâm có thể đọc chi tiết tại trang web: thichchanquang.com

    Người khôn ngoan trí tuệ là người biết chuẩn bị những nền móng đầy đủ trước khi tiến tới mục tiêu chính.

  4. #4

    Mặc định

    thiền chẳng có gì là chứng ngại cả chỉ vì thấy có người thiền và có pháp để thiền nên mới chứng ngại thôi.
    Ai trong chúng ta cũng đang thiền cả mà.

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tế điên thượng nhân Xem Bài Gởi
    thiền chẳng có gì là chứng ngại cả chỉ vì thấy có người thiền và có pháp để thiền nên mới chứng ngại thôi.
    Ai trong chúng ta cũng đang thiền cả mà.
    Không nhất phải biết người ta đang thiền, mà biết họ đang SỐNG là đủ rồi!

  6. #6

    Mặc định

    Bài viết này rất hay! Nhưng xét ra còn một vài điểm vướng mắc . Những phần này chỉ là miêu tả phần thô cản trở Thiền Định.

    Thật ra trong Thiền Định điểm mấu chốt là kiểm soát được tâm chấp ngã của mình, kiểm sóat mà không kiểm soát, mà rõ thật đầy đủ các biển hiện 5 ấm, vì cơ cấu của 5 ấm thường có khuynh hướng tạo dựng cái Ngã riêng biệt. Chỉ việc các biểu hiện của Ngã là phải rõ biết, rõ biết thôi đứng cố gắng loại trừ (nếu có ý niệm loại trừ sợ hải tất cả cũng do Ngã tạo lập ra). Biết rõ rồi tự nó biết mất.

    Nhưng phần trên là nói về phần xuất hiện của ngã chấp cản trở Thiền Định, rất tốt, nhưng nếu quan niệm như thế có thể sẽ cản trở luôn trí tuệ khi trí tuệ phát sanh do Thiền Định, lúc này hành giả phải nhận định được chân-vọng như thế nào!

    Nhưng biểu hiện hay những tác động gây cản trở Thiền Định là do bản Ngã, nhưng khi đạt định nhập sâu vào định thì phải biết buông bỏ ý niệm cản trở thiền định này, mà bắt đầu quán sát bằng trí tuệ, nếu còn giữ ý niệm về việc cản trở này trí tuệ sẽ không bao giờ phát sanh.

    Thật ra Vọng và trí tuệ cũng từ một chỗ mà ra, phải biết dùng cái nào chơn, biết bỏ cái nào vọng.

  7. #7
    Đai Nâu Avatar của beothixau
    Gia nhập
    Feb 2008
    Nơi cư ngụ
    Hà Nội
    Bài gởi
    445

    Mặc định

    Mình thì thích du lịch nên mãi chỉ lang thang các cõi thôi. Chưa từ bỏ được ham muốn phiêu du... hức hức...
    Đang túc tắc trèo xuống :D

  8. #8
    vo-dinh
    Guest

    Mặc định

    autumnbabyc
    thành thật cám ơn bài viết của đạo hữu
    nam mô a di đà phật
    cư sỉ d đ

  9. #9

    Mặc định

    Cái cơ bản nhất của thiền là đoạn DÂM, ai chưa đoạn được DÂM thì chỉ là phàm thiền.

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  10. #10

    Mặc định

    nếu thấy thân này là giả tạm, bất ổn về thân thì tự quán chiếu lại thân... quán thân thể nơi thân thể và cảm thọ nơi cảm thọ...
    Nếu cứ mãi lo điều phục thân, thì hành giả cứ mải miết, loay hoay với kiết già hay bán già, ngón tay phải thế này thế kia...
    Nếu ngồi đó, mà không dùng tâm để quán xét và nhận thấy những cảm thọ nơi thân là vô thường thì mãi mãi cứ sửa thế này thế khác... vì phải điều thân trước khi điều tâm... đó là một quan niệm hết sức sai lầm
    Chư TỔ dạy rằng :" Sống thì ngồi mãi chẳng nằm, chết thì nằm mãi chẳng ngồi"... để ngụ ý dạy rằng, Thiền không phải nơi kiết già, bán già, cái lưỡi phải thế này thế kia mà Thiền là sự quay về với chính mình của Hành giả, quay về với hơi thở. Như vậy, thiền là hành động của tâm dùng chánh niệm mà quán chiếu và nhận biết từng cử động và tâm trạng trong cuộc sống hằng ngày.
    Nếu theo bài viết ở trên thì chư Tổ đã không dạy chúng ta đi cũng thiền, ngồi thiền, đứng thiền, nói thiền v.v.v làm gì. Cho nên chấp vào điều Thân là một chấp kiến, cần phải quán xét và suy nghĩ lại.
    Thầy Tổ dạy " Vọng tưởng. Biết không thật. Liền buông"... tất cả chỉ là phương tiện, kiết già, bán già chỉ là phương tiện để quay trở về với tự tánh, quay trở về với vị Phật của chính mình.
    Salad không dám phủ nhận sức mạnh của việc ngồi kiết già... tuy nhiên với một số hành giả, do khung xương cấu tạo nên không thể ngồi theo tư thế ấy được thì bắt buộc phải ngồi bán già. Nói như bài viết, là một sự phân biệt, và chấp về phương tiện... mà quên đi rằng tất cả chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng. Tại sao ta cứ mải miết xem ngón tay ấy mập, dài, xấu đẹp mà quên đi mục đính mình là quay về với chính mình.
    Chuyện này theo chính bản thân Salad cảm nghiệm cảm giác tê chân khi đang thiền tập thì là có thể chịu đựng được, vì lúc ấy tâm mình an tĩnh và nhận biết cái đau ấy là giả dối, tạm bợ. nhưng đến khi xả thiền, thì chân bắt đầu tê khủng khiếp...
    Như vậy, thay vì hành giả tiến thẳng vào hơi thở, lại phải gồng mình, cắn răng chịu một cái đau khủng khiếp từ việc ngồi sai với cấu trúc xương của mình. Và việc làm ấy đi trái với giáo lý của Đức Thế Tôn, Ngài không chấp nhận chuyện hành xác để đưa đến Giác ngộ....
    " khi con căng dây đàn quá mức, nó sẽ đứt
    Khi con căng không đủ mạnh, thì đàn sẽ không lên tiếng".
    .... còn riêng về phần vọng tưởng, Salad không dám có ý kiến nhiều, vì đó là lĩnh vực mình chưa đạt đến được. Nhưng Phật dạy rằng :" Nếu bỏ hết những thấy, nghe, hay , biết... mà giữ bề trong im lặng thì đó cũng chỉ là sự phân biệt pháp trần"
    theo mọi người thì sao ?
    Last edited by nhoc_salad; 16-11-2009 at 01:15 AM.
    kính xin quý Thầy, quý Sư cô tổ chức cầu siêu cho cụ bà Trần Thị Xuân hưởng dương 87t để thể hiện sự bác ái, từ bi vô lượng của Phật giáo

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lotus74 Xem Bài Gởi
    Vâng bài hay! xin đa tạ.

    Những ai quan tâm có thể đọc chi tiết tại trang web: thichchanquang.com

    Người khôn ngoan trí tuệ là người biết chuẩn bị những nền móng đầy đủ trước khi tiến tới mục tiêu chính.
    lời bạn nói là trí tuệ của thế gian chứ không phải là trí tuệ của Chánh pháp. Nếu quán xét kỹ lại, thì ta nhận thấy hành giả ngồi thiền, nếu biết trước đến mức này, mức kia thì khi ngồi sẽ phát tâm mong cầu ! Như thế các ma hành ấm liền hóa thành cảm giác ấy, và hành giả bị kẹt vào trong chính những pháp ma, chứ chẳng có lợi lạc gì.
    Vì lẽ ấy, các Thầy Tổ thường rất hiếm khi nói đến tất cả những chướng ngại, hay cung bực của Thiền định, vì như vậy rất dễ khiến tâm của người phát lên ham muốn, và tự mình huyễn hoặc chính mình. Nếu chuẩn bị đầy đủ, cái gì cũng phải biết hết, biết đến đây đến kia thì đó không phải là Thiền định mà là sự phán đoán của thế gian.
    Còn nếu như Thầy Chân Quang nói cuối cùng mới đến dẹp vô minh thì không ổn. Trong kinh Bát Nhã, Phật dạy rằng chẳng có vô minh diệt vô vô minh tận.
    Vô minh không phải là đối tượng để hành giả diệt trừ đến mức độ cuối cùng... mà là đối tượng để QUÁN CHIẾU... Không có vô minh bởi lẽ, vô minh là bóng đêm che phủ, giác ngộ là thắp sáng được ngọn đèn trí tuệ. Có ánh sáng thì bóng tối tự dẹp đi. Như vậy thì có vô minh để đánh , để đoạn trừ không ? Ko phải diệt vô minh, Vô minh không phải là kẻ thù ....
    còn về phần vọng tưởng, nếu cứ mong chờ mãi về một ngày vắng hết vọng tưởng thì liền xuất hiện vọng tưởng về không có vọng tưởng, cảm thọ về không có cảm thọ... Tại sao chúng ta thường bỏ quên hiện tại mà cứ mải chạy theo tương lai, rồi đem sở học của thế gian phán đoán về Pháp Phật ?
    Ngồi Thiền không phải đề mong cầu chứng đắc, hay thần thông, hay dẹp vọng tưởng mà là QUÁN CHIẾU LẠI THÂN TÂM AN TRÚ VÀO HIỆN TẠI. Chỉ vỏn vẹn như vậy thôi hành giả ạh, đừng cầu tìm và chạy theo tương lai nữa.
    Cả đời ta đã mệt nhoài vì những cuộc chạy rồi... và nhờ Thiền định, ta mới ý thức được ta đang chạy, và biết rõ thân thể ta khi ta đang chạy...
    Vài dòngh chia sẻ cùng bạn
    kính xin quý Thầy, quý Sư cô tổ chức cầu siêu cho cụ bà Trần Thị Xuân hưởng dương 87t để thể hiện sự bác ái, từ bi vô lượng của Phật giáo

  12. #12

    Mặc định

    Đúng vậy, Thiện Nam Tử Vô Minh không phải là đối tượng để diệt trừ, Tham Sân Si cũng vậy, tất cả chỉ là ảo ảnh, là bóng mây mà thôi, làm sao có thể diệt trừ ảo ảnh được, ví như dòng sông đục không thể thấy được đấy sông, làm cách nào cũng không thể thấy được đấy sông nếu nó vẫn đục.

    Người đời trăm công ngàn việc, hết việc này đến việc khác làm cho tâm Trí bấn loạn không sáng suốt, tạo hết nghiệp ác này đến nghiệm ác khác từ đó Điạ ngục, súc sanh, ngã quỷ cứ quay vòng không ngừng, giả sử nếu từ từ bớt việc lại cho đền khi không còn việc khác thì Tâm Trí sẽ tự nhiên sáng suốt, thấy rõ ác thiện cái mục đích của người tu Thiền là như thế chứ đừng mong cầu gì nếu trong Tâm không mong cầu gì, thì cảnh Ma cho dù có hiện thì cũng không làm gì được mình.

    Người Tu hành Tịnh độ, Mật Tông, Thiền Định trong tâm mong cầu ấn chứng, cầu thành tựu...thì tới 1 thời điểm nào đó nó bọc phát ra thấy được này nọ, hay khi nằm mơ thấy được Phật Thánh Thần cho là đã chứng đắc thì nguy. Phật dậy: cảnh đó nếu không chấp vào đó thì cứ cho là điềm tốt nhưng dựa vào đó mà bảo đã chứng đắc rồi đi huyễn hoặc người khác thì là vọng ngữ...
    Last edited by VôPháp; 16-11-2009 at 11:38 AM.

  13. #13

    Mặc định

    Trích VôPháp :...Vô Minh không phải là đối tượng để diệt trừ, Tham Sân Si cũng vậy, tất cả chỉ là ảo ảnh, là bóng mây mà thôi, làm sao có thể diệt trừ ảo ảnh được...

    Tuyệt - Phật pháp chân chính ...Xin cảm ơn huynh VôPháp.

  14. #14

    Mặc định

    Cho đệ xin các Huynh, các Tỷ hướng dẫn cho đệ với, đệ năm nay 30 tuổi, mới tham gia vào TGVH vừa rồi. Chuyện là đệ có tìm hiểu về Thiền và Thiền Tứ Niệm Xứ nhưng có lẽ do căn, nghiệp còn quá sâu dày nên chưa thành tựu gì hết. Thêm nữa là đệ bị mỏi và đau từ cổ xuống vai cũng đã trên sáu bảy năm rồi khiến thân ngồi lâu không bình ổn được, có lẽ cũng chính vì vậy mà tâm đệ không sao an trú được. Đệ có đi chụp RMI cổ để xem có bị gì không nhưng không phát hiện gì hết. Hôm nay nhân duyên đưa đệ đến đây nên đệ mong các Huynh, các Tỷ và các thầy đi trước có thể hướng dẫn cho đệ để đệ có thể an thân, bình tâm để an trú nơi chánh niệm được không? Đệ đang ở Phan Thiết - Bình Thuận thì có thể gặp ai để được sự chỉ giúp ạ?

    Thành tâm cảm ơn.

  15. #15

    Mặc định Thiền Định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ngoctuan Xem Bài Gởi
    Cho đệ xin các Huynh, các Tỷ hướng dẫn cho đệ với, đệ năm nay 30 tuổi, mới tham gia vào TGVH vừa rồi. Chuyện là đệ có tìm hiểu về Thiền và Thiền Tứ Niệm Xứ nhưng có lẽ do căn, nghiệp còn quá sâu dày nên chưa thành tựu gì hết. Thêm nữa là đệ bị mỏi và đau từ cổ xuống vai cũng đã trên sáu bảy năm rồi khiến thân ngồi lâu không bình ổn được, có lẽ cũng chính vì vậy mà tâm đệ không sao an trú được. Đệ có đi chụp RMI cổ để xem có bị gì không nhưng không phát hiện gì hết. Hôm nay nhân duyên đưa đệ đến đây nên đệ mong các Huynh, các Tỷ và các thầy đi trước có thể hướng dẫn cho đệ để đệ có thể an thân, bình tâm để an trú nơi chánh niệm được không? Đệ đang ở Phan Thiết - Bình Thuận thì có thể gặp ai để được sự chỉ giúp ạ?

    Thành tâm cảm ơn.
    Kính Quý Đạo Hữu yêu quý

    Quý Đạo Hữu sẽ toại nguyện do có người hướng dẫn học rõ ràng nhe,

    Địa chỉ liên lạc:Tại TP Hồ chí Minh số 64 đường Ni sư Huỳnh Liên

    Quận Tân Bình ,mỗi chủ nhật sáng học Tạng Luận cũa Đức Phật sau đó

    dạy Thiền Tứ Niệm xứ tại Tịnh xá Ngọc Phú .Riêng chũ nhật tới nghỉ học tuần

    tới nữa mới học .Sư cô Tâm Tâm dạy rõ về trước khi học Thiền Tứ Niệm xứ.

    Nay Kính....vuive...

  16. #16

    Mặc định

    -hihi.theo như mình biết thì thiền..tư thế ngồi..người khỡi sự đầu tiên học ..là phãi kiết già,tuy rất khó nhưng dần thời gian sẽ quen..lưng luôn kiễm soát thẵng..hơi thỡ tự nhiên,toàn thân thã lõng,.tâm cố gắng đừng suy nghĩ..ngồi khi nào tàng được 1 cây nhang 3 tất..mới hoàn tất lớp nhà trẽ..hề hề..vô mẫu giáo là phãi nộp đơn xin xõ mới bắt đầu tật thỡ...cho tói khi nào ta làm chũ được hơi thỡ,là mới xong chương trình tiễu học...khi nào bãn thễ mà ta làm chũ đượckg ba giờ biết bệnh..ta đã đỗ tú tài..bắt đầu vào đại học(đại thừa)...giai đoạn này đi đứng nằm ngồi đều thiền được và kg thễ nào ăn mặn được....đến giai đoạn nghiên cứu sinh đễ luận án (đắc đạo,..)làmthe61 nào chay mặn đều dùng được và cũng chẵng cần ăn chĩ ùng nước mà sống..vì nước là đạo..vô thũy đến vô chung..ayza tê cái giò mõi cái lưng..nàm theo kiễu số 4 đễ hưỡng gió mùa đông,ngắm trăng vờn vợn..hihi
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

  17. #17

    Mặc định

    Phật đắc đạo vẫn còn ăn uống mà huynh !
    la isla ha isla ollo

    vậy mà phật lại bảo là không có thượng đế .:icon_evil:

  18. #18

    Mặc định

    cao siêu quá....Chư Tổ của phái Thiền Tào Động nói là " chỉ cần ngồi"...
    chi mà phân cấp ra ghê quá
    kính xin quý Thầy, quý Sư cô tổ chức cầu siêu cho cụ bà Trần Thị Xuân hưởng dương 87t để thể hiện sự bác ái, từ bi vô lượng của Phật giáo

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Ông già An nam Xem Bài Gởi
    Phật đắc đạo vẫn còn ăn uống mà huynh !
    hề hề,đúng..các bạn thường nói 92 hay 96 vị,nguyên căn hay là đại căn!!..các vị này đã hiễn đạo tại thế,nhưng chưa về được..các bạn đã gặp những vị này chưa!!trông họ chẵng khác phàm nhân họ cũng đang gánh bỉ cực trần đời..tuy họ kg lệ thuộc cái ăn nữa.nhưng ỡ bên trong con người cũa họ,là 1 vũ trụ khũng khiếp.đang hình thành dẫy ngân hà..chúng ta.. mọi người ..ai về chổ đó(vạn thù qui nhất thống)..họ có bao giờ biết bệnh,khi họ đứt tay máu kg nỡ xa thễ xác chãy ra ngoài..khó biết và gặp họ lắm(là phật sống)
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nhoc_salad Xem Bài Gởi
    cao siêu quá....Chư Tổ của phái Thiền Tào Động nói là " chỉ cần ngồi"...
    chi mà phân cấp ra ghê quá
    -mình chĩ thí dụ mà.cho mấy bạn ham tu..
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •