Đó chính là một ngôi chùa ở Xứ Đoài. Ngôi chùa này đứng ngay trên lối vào cổ ấp Đường Lâm. Dân tôi gọi là Chùa Ón, hoặc cẩn thận hơn thì gọi là chùa Ón Vật.
Chùa này có từ bao giờ không ai biết. Trong chùa cũng chẳng có tượng pháp, mà chỉ có bát hương để trên một bệ gạch hoang tàn lạnh lẽo quanh năm. Tất nhiên chùa không có sư. Trong chùa cũng chẳng có một hàng câu đối hoành phi gì; chỉ thấy trên câu đầu là có chữ Nho. Đôi câu đầu ấy, một bên là “Nguyên Hanh Lợi Trinh” lối triện (hình như có hình bên trang thuhoavietnam); bên kia là năm tháng dựng cột bắc nóc, với cái năm can chi rất chung chung, khiến ta không thể xác định được niên đại chắc chắn.
Chùa này, các cụ già trong làng chẳng còn biết tên chữ của nó mà chỉ gọi là chùa Ón. Cách đây khoảng trên 10 năm, tôi có may mắn được vào thăm hậu cung đình Mông Phụ, thấy có một quả chuông đồng. Đó chính là chuông của chùa Ôn Hoà tự. Àh, Thì ra chùa Ón là tên Nôm của chùa Ôn Hoà tự.
Chùa này có mảnh sân vuông vắn đằng trước mặt. Thảm cỏ xanh rờn này, mỗi năm lại một lần bị giày xéo vào dịp đầu tháng Ba ta. Khi ấy ở đây mở một xới vật làm nơi tranh thư hùng của các đô khắp tỉnh Đoài. (Đấy là ngày xưa thôi, chứ bây giờ ai người ta vật nhau trên cỏ ấy nữa).
Các cụ già trong làng kể rằng: Chùa này vốn là nơi Tàu để của. Các cụ ấy lại được các cụ trước truyền lại rằng mấy ông khách để của có lời nguyền rằng ai giết đủ 99 đàn bà chửa đem làm lễ vật dâng thần thì sẽ lấy được vàng bạc châu báu mang đi.
Nhưng rồi có ai dám làm việc đó, dù chỉ là giết 1 thai phụ. Ấy thế nhưng, mấy chú khách thì đã lấy được hết đống của cải ấy đi, mà không thèm lấy một giọt nước mắt nào của dân làng sở tại.
Bookmarks