Trang 6 trong 6 Đầu tiênĐầu tiên 123456
kết quả từ 101 tới 108 trên 108

Ðề tài: Tam giáo đạo tràng

  1. #101
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của tritue
    Gia nhập
    Nov 2009
    Bài gởi
    5,553

    Mặc định Thơ phật giáo (st)

    Thể Sắc không không hữu bất không,
    Liên Hoa vạn đóa hiện vu trung,
    Tiên đơn ký đắc Minh Tâm tánh,
    Nữ, nữ, nam, nam tánh diệc đồng.
    thuyết giảng đạo phật
    1. Tây phương Giáo Chủ Thích Ca,
    Giảng minh thuyết pháp Thiên Hoa Liên Ðài,
    Hằng sa số Phật hôm mai,
    Nhứt tâm qui hướng Như Lai phước điền.
    2. Có câu Phật độ hữu duyên,
    Khuyên ai rán giữ bổn nguyên của mình.
    Nhơn sanh vạn vật tối linh,
    Tiền nhân hậu quả như hình rọi gương.
    3. Phật Ca hạ giáng Tây Phương,
    Xả thân cầu Ðạo bởi thương loài người.
    Thương vì sanh đứng giữa Trời,
    Sánh cùng Thiên Ðịa đáng ngôi Tam Tài.
    4. Lý ưng mạnh giỏi hoài hoài,
    Có đâu già yếu hôm mai tật nguyền.
    Ðến cơn bịnh khổ triền miên,
    Thác rồi hết kiếp đảo điên trăm bề.
    5. Sanh rồi lại bịnh làm chi ?
    Lão rồi lại Tử thảm thê vô cùng !
    Nghĩ suy chi xiết não nùng !
    Tuyết sơn tu luyện dày công được thành.
    6. Quyết lòng độ khắp chúng sanh,
    Niết Bàn diệu quả chứng minh Bồ Ðề.
    Rèn lòng nguyện lực Ðại Bi,
    Vô thượng chánh giác, kiếp thì viên minh.
    7. Ðạo Phật càng gẫm càng kinh !
    Bất sinh bất diệt minh minh muôn ngàn,
    Ðại thiên thế giới mang mang,
    Vô biên ,vô lượng , thanh nhàn trang nghiêm.
    8. Sắc, Không, Không, Sắc nan chiêm,
    Vô ảnh, vô tướng cổ kim diệu huyền.
    Tầm lưu , nhứt đán đắc nguyên,
    Diệu trung Chí diệu , hiển nhiên phi phàm.
    9. Bình tâm dưỡng tánh cho kham,
    Tu lai cải vãng chớ ham vọng cầu.
    Trong mình sẵn ngọc Minh Châu,
    Trong mình sẵn Phật phải đâu mà tìm.
    Trăng trong, gió lặn, nước êm,
    Gay chèo Bác Nhã, khoát rèm Chơn Như.
    Lần lần dọ bến Không Hư,
    Nọ bờ Cực Lạc, kìa bờ Phi Phi.
    11. Vượt qua Bát Chánh Ðạo chi,
    Trần sa vô bất liểu tri hiện tiền.
    Trải sanh vô sắc Trùng Thiên,
    Linh Sơn chứng quả vô phiền vô ưu.
    Mấy ai rõ thấu Ðạo mầu,
    Thông hành, thể dụng, nguyên lưu Di Ðà.
    VÔ MÊ RA TỈNH
    MỚI TỊNH ĐƯỢC TÂM
    TRÍ TUỆ PHẬT MÔN
    http://thienynhiemmau.com.vn/forum/

  2. #102

    Mặc định

    Đích đến thì ngược ngạo
    Chẳng có đích để đến

  3. #103
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của tritue
    Gia nhập
    Nov 2009
    Bài gởi
    5,553

    Mặc định Thánh Giáo giải thích Qui Y :


    THI :
    Thể đắc Kiền Khôn bí diệu huyền,
    Liên đài Cực Lạc khám hồn nhiên,
    Tiên gia khẩu thọ truyền tâm yếu,
    Nữ phái ưu tư ngộ giác duyên.
    Qui Y :
    Qui y chánh nghĩa : Về nương,
    E đường lầm lạc phải nương có người.
    Xét coi dưới Ðất trên Trời,
    Có ba ngôi chánh đáng nơi cậy nhờ.
    Minh mông thế giới cõi bờ.
    Tam qui nhớ giữ đừng mơ nhớ về
    Qui Y Phật :
    Nhứt nương theo Phật đại từ đại bi,
    Các em vụng tính, hẹp suy,
    Cứ tưởng rầm rì Phật ở Tây phương.
    Nào hay trước mắt chán chường,
    Phật là tri giác ở lương tâm mình.
    Khuyên em hãy giữ lấy thân,
    Trong mình đã sẵn Tam Thân Phật rồi.
    Tánh người bẩm tại khí Trời,
    Tam thân Phật Tánh trau giồi bổn căn.
    Một là thanh tịnh Pháp Thân,
    Hai là thiên ức Hóa Thân Bồ Ðề.
    Qui y tự tánh kiêng dè,
    Báo thân viên mãn, chở che hằng hà.
    Tam thân thứ tự đủ ba,
    Tự tâm qui hưởng thật thà đừng gian.
    Qui Y Pháp :
    Qui y Phật tóm ít hàng,
    Bước qua Qui Pháp một đàng chỉ cho.
    Pháp giả Chánh giả nghĩa to,
    Nguơn thần giữ chặt chớ vô nẻo tà.
    Nhứt tâm nhứt niệm thiết tha,
    Vô nhân, vô ngã thiệt là không không.
    Vô ưu, vô lự thong dong,
    Bất tham, bất dục, Pháp trong Tánh mình.
    Cho nên tu phước phóng sinh,
    Có mong thì phải có tình ý tham.
    Lo sao việc phải nên làm,
    Ðừng toan tính trước giành cam danh phần.
    Dầu cho phước đức vô ngần,
    Phước tuy có đó, tội hằng đuổi theo.
    Vì chưng có ý dệt thêu,
    Phải chi gặp dịp, gặp dèo , làm doan,
    Vô tâm vi thiện mới ngoan,
    Hữu tâm vi thiện ai màng mà ham ?
    Biết rằng bất chánh mà làm,
    Tội càng bội tứ, bội tam tội thường.
    Chánh là một bực bình thường,
    Kìa Trời Nhựt Nguyệt Âm Dương đến ngày.
    Dầu cho tiết khí đổi thay,
    Cũng là mục chánh chuyển day tứ mùa.
    Qui Y Tăng :
    Tam Qui gìn giữ khít khăng chớ rời.
    Tăng là thanh tịnh trong vơi,
    Như trời im lặng, không mời gió mưa.
    Lòng không ham, ghét, chuộng ưa,
    Gìn cho trong sạch bổn sơ tánh mình.
    Nhựt nguyệt còn có hồi minh,
    Tăng Qui nghiêm nên tánh tình giồi trau.
    Vững vàng chẳng núng, chẳng nao,
    Lặng trang như nước, không chao, không tràn.
    Công danh phú quí chẳng màng,
    Ðịa ngục, Thiên đàng chẳng vọng, chẳng mê.
    Ðại hùng dõng lực từ bi,
    Vô thinh, vô xú, vô khi mực thường.
    Biết sao thiệt thiệt, hơn hơn,
    Biết sao thương ghét, ghét thương cõi trần.
    Kìa kìa một đám phù vân,
    Mà trời thanh tịnh lần lần trong xanh.
    Tăng Qui khuyên khéo giữ gìn,
    Cho thanh, cho tịnh, như bình nước trong.
    Chớ rằng Ðạo ở đâu xa ,
    Minh Tâm kiến Tánh, liên hoa hầu kề.
    Qui Y chánh pháp chỉ rành,
    Phải chuyên qui hướng trọn lành mới nên.
    VÔ MÊ RA TỈNH
    MỚI TỊNH ĐƯỢC TÂM
    TRÍ TUỆ PHẬT MÔN
    http://thienynhiemmau.com.vn/forum/

  4. #104

    Mặc định



    nhân ngày vía Mẫu con kính tặng Thầy đoá hoa sen hồng tươi thắm để nhờ Thầy dâng lên bàn thờ giúp con nhé, con bận rộn việc nhà nên không qua kính Mẫu thăm Thầy được. Mong cho Thầy luôn mạnh khoẻ để tiếp tục con đường Thầy Tổ của Thầy cứu độ chúng sanh như nguyện ước của Thầy nhé !

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  5. #105
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của tritue
    Gia nhập
    Nov 2009
    Bài gởi
    5,553

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hoasenngancanh Xem Bài Gởi


    nhân ngày vía Mẫu con kính tặng Thầy đoá hoa sen hồng tươi thắm để nhờ Thầy dâng lên bàn thờ giúp con nhé, con bận rộn việc nhà nên không qua kính Mẫu thăm Thầy được. Mong cho Thầy luôn mạnh khoẻ để tiếp tục con đường Thầy Tổ của Thầy cứu độ chúng sanh như nguyện ước của Thầy nhé !
    Sen hồng, bông trắng, lá xanh, nhụy vàng
    Hoa Sen con dâng ,cung kỉnh mẫu Hoàng
    Nhờ thầy dâng hiến, đạo tràng cúng dâng
    Hiện Tâm hồn, con trong sạch bao phần
    Cầu về cực lạc ,Mẫu thân chứng lòng
    Đường thầy tổ, cứu bao phần sanh chúng
    Thầy cầu mong, con hửu dụng cho đời
    Đầm Sen, đang nở rộ, khắp mọi nơi
    Mong Con Tu Tịnh Sáng Ngời Tâm linh
    VÔ MÊ RA TỈNH
    MỚI TỊNH ĐƯỢC TÂM
    TRÍ TUỆ PHẬT MÔN
    http://thienynhiemmau.com.vn/forum/

  6. #106

    Mặc định Tu là gì?

    VẠN-HẠNH THIỀN-SƯ, Bần Tăng chào chư hướng đạo Thiên-ân, chào chư đạo hữu đàn tiền.

    Thi:
    Thiền y một mảnh một lòng trong,
    Nguồn cũ bao phen nước lớn ròng;
    Sanh tử còn mơ đời bảo hợp,
    Ngã nhân chưa tỏ đạo huyền thông.
    Ví dầu được có đừng mơ có,
    Thì lúc lìa không cũng ngộ không;
    Oi ả lạnh lùng thời mạt hạ,
    Nương cơ nhắn nhủ kẻ tâm đồng.
    Chư đạo hữu nam nữ! hôm nay là ngày tối trọng của toàn thể tín đồ Phật giáo trên hoàn cầu, và không chỉ tín đồ Phật Giáo mà thôi, mà cho đến cả tín đồ Đại-Đạo nữa, đang thành khẩn dâng lên Đức Từ-bi Giáo-Chủ Như-Lai tấm lòng thành kỉnh hiến dâng trong ngày Phật-Đản.

    Theo tinh thần hoài tưởng ngày trọng đại này, chư đạo hữu và toàn thể thiện tín trên thế giới hẳn đã tạo nơi lòng một quan điểm, một lập trường noi gương nào đó của Đấng đã khai sinh ra nền giáo lý làm thay đổi cả cuộc diện tôn giáo và tinh thần của một dân tộc vốn dĩ hiếu đạo và gây cho nhân loại một nguồn tinh thần cao cả. Thế là ngày lịch sử tôn giáo vậy.

    Bây giờ con người phải làm thế nào để được đúng với ý nghĩa chân thực của ngày lịch sử đó ?

    Dĩ nhiên chư đạo hữu sẽ trả lời rất dễ dàng cho câu hỏi này. Đồng quan điểm với tất cả mọi người, Bần Tăng xin trình bày nơi đây một ý niệm rất thông thường, do chữ tu hành. Tuy là rất thông thường, nhưng chính nhờ nó mới tạo cho con người trong những yếu tố cao cả hơn trên bước đường tu thân tiến hóa.

    Thế thì chư đạo hữu đang sống trong một xã hội nhân sinh tương đối và chịu luật chi phối của đầy dẫy những nhân sự tầm thường, nên Bần Tăng cũng do đó để nói lên lời tầm thường ngõ hầu trở nên phi thường, vượt lên cái xã hội tầm thường của nhân sinh thế sự.

    Ngày xưa cho tới ngày nay, trên xã hội loài người, nhứt là xã hội Việt Nam, người ta thường dùng hai tiếng "tu hành" để làm kim chỉ Nam cho cuộc sống. Dù là cuộc sống của bực ly gia cắt ái, dù là cuộc sống của kẻ ra cúi vào lòn, dù là cuộc sống của kẻ mua gánh bán bưng, và hơn nữa, ở cửa thiền, mỗi khi đối diện với kẻ trần tục, thì người ta bảo là: tôi là kẻ tu hành, rồi họ định nghĩa luôn rằng ăn chay niệm Phật, không sát sanh, không uống rượu, không không và không...

    Ở với quan lại sĩ phu, mỗi khi muốn lấy lòng dân, muốn chiếm hữu một hữu thể vật chất nào, họ cũng tỏ rằng mình là những bực trị dân có đức độ, biết tu hành, ban bố ân sủng cho dân chúng đặng nhờ. Và đến cả những tay bán buôn tráo đấu, nhiều mưu chước lường gạt tha nhân để cầu lấy cái lợi vật chất về mình, mỗi khi gặp việc cần để thâu hút món ăn, họ cũng chẳng ngại đem hai tiếng tu hành để che đậy thói hư tật xấu của mình.

    Nói quanh nói quẩn cũng hai chữ "Tu hành". Nó đã trở thành một từ ngữ phổ thông trong các giới, giới nào xài cũng được, thì tự nó không còn ý nghĩa đích thực của nó nữa, tức là nó đã biến thiên, nó được định nghĩa đủ thứ, cho đến cả những thành phần băng hoại nhân phẩm, đổ vỡ giá trị con người, cũng nhờ nó mà chở che. Song dù thế nào chăng nữa, là người tu chánh đạo, cũng nên đem nó trở lại ý nghĩa căn bản thực sự của nó hầu dùng nó cho đúng nơi.

    Tu là sửa, ấy chỉ là phần tiêu cực, mà còn phải bồi bổ mới là phần tích cực, nghĩa là sửa đổi đi những điểm xấu xa tội lỗi để không còn một bợn nhơ, một mặc cảm nào về tội lỗi và còn phải bồi đức, đúng lời Phật dạy: "Chư ác mạc tác chúng thiện phụng hành".

    Phần tu là bồi bổ, chỉ cho người một cái hướng, cái chỗ đi, nhưng chưa biết phải làm gì và đi tới đâu, tức phải nhờ vào sở học. Nhưng học gì đây? trong khi mình là một người tu, một người phế đời hành đạo, một người hướng thiện.

    Học Đạo, nếu chỉ một tiếng thôi, cũng chưa đủ. Nó còn phải hiểu thêm nhiều nữa, vì lâu nay, từ đâu tới đây, từ bao giờ tới bây giờ, chỗ nào cũng có người học Đạo. Bao giờ cũng có người học Đạo nhưng thế giới vẫn chưa được ổn định, con người vẫn chưa nắm vững được giềng mối của Đạo là thế nào, nên mới chịu những chia ly về chữ Đạo, làm phân hóa con người ra từng mảnh. Bởi lời nói ra là tương đối nên phải bị chi phối đủ mọi mặt, không trách sao con người phải sa vào tình trạng hỗn loạn như ngày nay.

    Bần Tăng muốn chỉ cho chư đạo hữu một lối học Đạo, không phải là thứ đạo ngoài cái Đạo. Nói như vậy chẳng phải chư đạo hữu xưa nay đã lầm lẫn về môn học Đạo đâu. Chư đạo hữu đã gặp Minh-sư. Hiện hữu Minh-Sư là Đức Cha Trời Thượng Đế, bạn hữu là những người đồng hành trên Đại-Đạo.

    Trên Đại-Đạo ấy, chư đạo hữu đã, đang học những gì, và cái học đó để giúp yếu tố cho sự tu đức, sự bồi bổ vậy.

    Sự bồi bổ về Đạo này cũng gọi là hành, mà từ ngữ tu hành được gói ghém trong đó.

    Thường thường phần đông những nhà tu hành theo Đại Đạo hiểu chữ tu hành được chia ra hai giai đoạn, cũng không phải giai đoạn nữa, được chia ra hai phần là đúng hơn. Một phần tu đức, tu thân, sửa chữa thân mình cho đẹp, cho thiện mỹ, cho trong sáng, khỏi những vô minh, hằng đem năng lực và sự hiểu biết về lẽ tu, lẽ Đạo để làm cho người khác nên, làm cho người khác được yên vui cũng như mình, để đồng nhau dẫn dắt về nơi tuyệt đỉnh của sự tu, là sự đắc Đạo.

    Nói một cách khác, là tự độ và độ tha đó. Cũng như Đức Phật đã dạy "Tự giác, giác tha", để rồi "giác tha viên mãn".

    Quan trọng hơn hết, là trong thời kỳ Hạ-Nguơn này, Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ chủ trương, không những chỉ có tu thân độc thiện mà thôi, mà phải song hành độ tha nữa. Điều đó chư đạo hữu tất cả hiểu rõ lắm rồi.

    Như vậy, không có lý do nào để khước từ nhiệm vụ hành đạo hữu vi để trở về chốn thâm sơn cùng cốc mà an dưỡng thân trần, sớm tối tụng kinh niệm kệ mà ngắm nhìn thế sự dẫy đầy những đau khổ, những hoạn nạn, những nghèo đói, những dốt nát, những vô minh, những đủ thứ của kiếp con người xa Đạo, xa nguyên bản của con người.

    Đức Phật ngày xưa cũng thế, dù nhìn đời bằng đôi mắt xót thương, vì đời là biển khổ, nhưng không vì biển khổ mà con người giác ngộ lại hóa ra ích kỷ, lẩn tránh nhiệm vụ để giải thoát một mình, còn bao nhiêu nhân sinh thì phó mặc cho sóng trần trôi dạt, nhận chìm, không buồn biết đến.

    So sánh như trên để nhận thấy rằng tu hành tự độ, độ tha, không phải là giai đoạn cách biệt, mà nó phải song hành với nhau.

    Không cần phải đi xa vào thế giới ảo tưởng nào hơn nhìn lại xã hội loài người hiện đang trước mặt, những sụp đổ nền tảng tinh thần, những rạn nứt tình đệ huynh tứ hải, những hủy hoại nền phong hóa cao đẹp của từng xã hội dân tộc, không phải do luồng gió độc bởi phong vân bất trắc hay phong vũ bất kỳ, cũng không phải do bàn tay sắt thép hữu hình nào đè ép phá vỡ xô ngã được nó, mà tất cả đều do lòng người, do con người không còn nhận một hiện thể của chơn thường diệu hữu nào cả. Con người đã phản kháng chính con người mà tự con người không hay không biết. Chỉ bằng đôi mắt phàm gian tự mãn về trí khôn, về quyền lực, để mong tiến bộ tột đỉnh cho nền văn minh nhơn loại hóa ra một sự nhầm lẫn to tát của con người. Cái có đó, cái mà con người chấp nhận là một hiện hữu bất di bất dịch ấy, lại là cái hữu thể hẹn ngày sụp đổ bởi thời gian, không gìn giữ, không biết đến cái sâu thẳm và nguyên thỉ là cái chơn không mà diệu hữu. Cái đó được mệnh danh là "Đạo", là tâm linh, là linh quang, Tiểu Thiên Địa vậy.

    Biết được những sụp đổ tinh thần, những sụp đổ vật thể không phải do ai, do đâu, chính do cái lòng trần hay dịch biến nó tạo nên mà thôi. Cũng như xưa kia, thời Đức Lục Tổ Huệ-Năng, những vị tăng đồ đang ngồi thưởng cảnh trước sân thiền, nhìn lá phướn phất phơ trước gió, người thì cho là tại như thế này, người thì cho là như thế nọ lá phướn nó mới bay. Sự thật thì lá phướn không có bay có động, bổn thể của nó là như như, chẳng lay chẳng động. Có động chăng là do cái nhìn của con người...

    Thi:
    Tánh động cảnh trần cũng động theo,
    Người tu chơn chánh hãy xem vèo;
    Chẳng lo chấp trước bình thinh sắc,
    Mà để thần linh phải hiểm nghèo.
    Hựu:
    Nghèo tiền nghèo bạc chẳng hề đâu,
    Đạo đức gìn trau được đủ giàu;
    Diệu hữu trường tồn trong một lẽ,
    Chơn thường không chuyển bởi ba đào.
    Hựu:
    Đào nguyên khó đặng ở nơi nao,
    Hỡi khách trần gian bước ngỏ nào;
    Đây lộ trình đang khơi đạo mạch,
    Quay về chẳng nệ những gian lao.
    Hựu:
    Lao khổ tu đi một kiếp này,
    Tu là sửa đổi dở ra hay;
    Tu là bồi bổ nền âm chất,
    Tu rạng thanh danh mối đạo Thầy.
    Hựu:
    Thầy hiện nhân gian ở chúng sinh,
    Khuyên cho nhơn loại cuộc đăng trình;
    Hành tròn sứ mạng trang hiền sĩ,
    Hành đức tha nhân được thái bình.
    Hựu:
    Bình tâm thấy rõ lẽ mầu vi,
    Vi hiển cùng soi đạt trí tri;
    Chẳng chạy đầu non và cuối bể
    Cũng nhìn đầy đủ Đạo Tam-Kỳ.
    Hựu:
    Kỳ chót là kỳ tuyển lựa đây,
    Hỡi ai còn bận cõi trần ai;
    Mau chơn kẻo trễ trường công quả,
    Điểm Đạo cho người chẳng lệch sai.
    Chư đạo hữu nam nữ! với những lời tất yếu trên, Bần Tăng mong mỏi tâm Đạo của mỗi người trên bước đường tu kỷ độ tha luôn luôn tiến triển, không phải ngừng nghỉ để bị bánh xe thời gian lăn cán và được đúng với Đạo Trời hành vận luôn luôn như “quân tử tự cường bất tức”. Bất tức là không nghỉ, nếu nghỉ là chểnh mảng, là đi sái với Đạo Trời rồi vậy.

    Mấy lời đạo lý hôm nay,
    Mong chư đạo hữu đem tài chiếu tri;
    Dù cho gặp buổi loạn ly,
    Mỗi người mỗi ngả cứ y tu hành.
    Chẳng tu xa lánh nhơn sanh,
    Chẳng tu độc thiện để hành độc thân;
    Vi nhân cùng với chúng nhân,
    Xử sao cho vẹn mỗi phần thì thôi...
    Bần Tăng ban ơn lành toàn tất chư đạo hữu đàn trung lớn nhỏ nữ nam, hẹn ngày tái ngộ.
    VÔ VI LÀ HỌC NƠI TẤT CẢ VÀ HÒA NƠI TẤT CẢ

  7. #107

    Mặc định

    Thời mạt pháp thật là khổ đau
    Phật, ma lẫn lộn thật là rối ren
    Phật thì trí tuệ bao la
    Khó mà hiểu rõ ý cơ của Phật đà
    Ma thì tâm địa rõ ràng
    Một khi đã đến gia đình xôn xao
    Muốn được trí tuệ Phật đà
    Thì nên niệm Phật luôn luôn mỗi ngày
    Còn mà niệm danh lợi, tham sân si
    Một ngày nào đó biến thành ác ma
    Quỉ, ma thì khắc với Phật, Trời
    Nếu không niệm Phật thì ma sẽ niệm mình.

    hjhj.thơ chưa được vần cho lắm mong Thầy và mọi người đừng chê cười.^^:praying:2

  8. #108
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của tritue
    Gia nhập
    Nov 2009
    Bài gởi
    5,553

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi NgộTuệ Xem Bài Gởi
    Thời mạt pháp thật là khổ đau
    Phật, ma lẫn lộn thật là rối ren
    Phật thì trí tuệ bao la
    Khó mà hiểu rõ ý cơ của Phật đà
    Ma thì tâm địa rõ ràng
    Một khi đã đến gia đình xôn xao
    Muốn được trí tuệ Phật đà
    Thì nên niệm Phật luôn luôn mỗi ngày
    Còn mà niệm danh lợi, tham sân si
    Một ngày nào đó biến thành ác ma
    Quỉ, ma thì khắc với Phật, Trời
    Nếu không niệm Phật thì ma sẽ niệm mình.

    hjhj.thơ chưa được vần cho lắm mong Thầy và mọi người đừng chê cười.^^:praying:2
    Hihi Đời mạt pháp tà cao hơn chánh
    Hội long hoa ít thánh nhiều phàm
    Cho nên nạn ách bao hàm
    Mắt từ bi thấy đâu cam ngồi nhìn
    Hôm nay con đã tâm tình
    Có gì không đúng điển hình hòa quen
    Muồn được trí tuệ nhúm nhen
    Còn mê danh lợi còn chen học đòi
    Một ngày nào đó sẻ coi
    Quỷ ma nó bắt sẻ lòi mắt ra
    Nếu không niệm phật di đà
    Còn gì nói nửa thật là phí công
    VÔ MÊ RA TỈNH
    MỚI TỊNH ĐƯỢC TÂM
    TRÍ TUỆ PHẬT MÔN
    http://thienynhiemmau.com.vn/forum/

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. VÌ SAO PHẬT GIÁO SUY TÀN TẠI ẤN ĐỘ
    By Bin571 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 24
    Bài mới gởi: 20-10-2022, 08:20 AM
  2. BỬU SƠN KỲ HƯƠNG - TÁC GIẢ VƯƠNG KIM
    By vankhuc in forum Bửu Sơn Kỳ Hương
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 22-07-2012, 04:47 PM
  3. Trả lời: 22
    Bài mới gởi: 01-06-2012, 11:51 AM
  4. đức Phật và tương lai phật giáo
    By phúc minh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 08-04-2011, 06:47 PM
  5. Truyền thọ tam quy
    By phúc minh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 21-03-2011, 06:28 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •