Trang 1 trong 3 123 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 55

Ðề tài: SUY NIỆM HÀNG NGÀY

  1. #1

    Smile SUY NIỆM HÀNG NGÀY


    ĐƯỜNG TÌNH YÊU


    Đức Khổng Tử trong giờ phút lâm chung cho gọi thầy Tăng Tử là môn đệ mà Ngài đặt nhiều tin tưởng, đến bên giường bịnh và nói :

    - Này Tăng Tử con ơi ! Trước giờ thầy nhắm mắt lìa đời, con có điều gì thắc mắc về những lời ta đã cùng con thảo luận?

    Thầy Tăng Tử đáp:

    - Bạch Thầy, Thầy qủa là bậc chí nhân quân tử. Những lời Thầy đã chỉ dạy làm cho chúng con thấy khó mà thực hiện cho trọn vẹn.

    Đức Khổng Tử mới nói:

    - Này Tăng Tử, trong các điều ta đã giáo huấn có điều đúng, có điều sai. Nhưng có một cái mà ta chắc chắn không bao giờ sai đó là điều ta không biết.

    ***


    Đức Khổng Tử là bậc thánh hiền, học thuyết của ông đã ảnh hưởng đến bao đời, thế mà trước lúc lâm chung, ông phải tự nhận là mình không biết gì. Khác với Khổng Tử là người chỉ đường, Đức Giêsu chính là con đường. Trước khi lìa các môn đệ để về cùng Cha, Người đã khẳng định: "Chính Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy" (Ga 14,6)

    Đức Giêsu chính là Đường, dẫn chúng ta đi từ nhịp cầu đau khổ đến bến bờ vinh quang, từ cõi chết trở về cõi sống, từ đời sống tạm bợ tới cuộc sống vĩnh hằng, từ trần gian tục lụy về quê hương Thiên đàng.

    Đức Giêsu chính là Sự thật. Sự thật tuyệt đối, sự thật về một Thiên Chúa yêu thương và cứu chuộc con người. Sự thật sẽ giải thoát chúng ta (Ga 8,32).

    Đức Giêsu chính là Sự sống. Sự sống vĩnh cửu, sự sống từ cung lòng Cha ban cho mọi loài được sống. Sự sống đã giải thoát con người khỏi chết muôn đời.

    Người chính là Đấng cứu độ duy nhất. Cũng như "Mọi con đường đều dẫn tới Roma", thì mọi con đường cứu độ đều phải dẫn đến con đường Giêsu. Tất cả loài người đều được cứu độ nhờ danh của Người, kể cả những con người không biết Người, nhưng sống theo lương tâm ngay lành, đều được Người ban ơn cứu độ, Sách Công vụ Tông đồ viết : "Thiên Chúa không ban một danh nào khác dưới bầu trời, để nhờ danh đó mà chúng ta được ơn cứu độ" (Cv 4,12)

    Con đường của Người là đường phục vụ, đường yêu thương. Vì thế những ai muốn đi trên con đường của Người cũng phải dấn thân phục vụ anh em, và tận tình yêu thương con người.

    Con đường của Người là đường thánh giá, đường đau khổ. Vì thế những ai bước đi trên con đường ấy cũng phải dám hy sinh bản thân, và sẵn lòng chịu khổ vì danh Đức Giêsu.

    ***
    Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã về với Chúa Cha trong vinh quang sau khi đã sống một đời yêu thương tự hiến. Xin cho chúng con cũng biết đi trên con đường của Chúa, là yêu thương phục vụ anh em, để cuối con đường thập giá và đau khổ chúng con được hợp hoan với Chúa trong vinh quang Nước Trời. Amen.

    Thiên Phúc

    nguon : http://www.suyniemhangngay.org/sn/0504_DuongTinhYeu.php

  2. #2

    Mặc định Các Con Hãy Nên Trọn Lành !

    Các Con Hãy Nên Trọn Lành!



    Người ta kể lại rằng thánh Antôn ẩn tu đã tìm đến gặp một người thợ giày, vì nghe đồn rằng người thợ giày này có một đời sống đạo đức lạ thường. Ðể hỏi đâu là bí quyết để nên thánh, người thợ giày đáp gọn: "Tôi chỉ biết đóng giày".

    Ngạc nhiên vô cùng, thánh Antôn hỏi vặn lại: "Nếu chỉ có thế thì làm sao mà gọi là thánh thiện được. Tôi đây, tôi tưởng nghĩ đến Chúa từng phút giây. Ông có bí quyết gì khác nữa không?". Người thợ giày giải thích: "Tôi làm việc 8 giờ, cầu nguyện 8 giờ và ngủ nghỉ 8 giờ".

    Thánh Antôn vẫn chưa cho đó là cuộc sống lý tưởng. Ngài cho biết, ngài cầu nguyện từng phút giây. "Vậy ông sống đức khó nghèo như thế nào?". Người thợ giày bảo: "Tôi cho Giáo hội một phần ba của cải của tôi, một phần ba tôi bố thí cho người nghèo và một phần ba tôi giữ lại cho tôi". Thánh Antôn chưa cho đó là bí quyết nên thánh trọn hảo, bởi vì chính ngài đã phân phát tất cả của cải của ngài cho Giáo hội và người nghèo...

    Thánh nhân vặn hỏi mãi, cuối cùng người thợ giày mới khai ra bí quyết của ông như sau: "Mặc dù tôi phân phát một phần ba tiền lương của tôi cho người nghèo, nhưng đêm ngày tôi không ngủ yên được khi tôi nhìn thấy cảnh nghèo xung quanh tôi, đến độ tôi đã thưa với Chúa: Chúa ơi, thà để con đi hỏa ngục còn hơn nhìn thấy những người khốn khổ này phải triền miên trong cảnh nghèo đói...".

    Nghe đến đó, thánh Antôn đã bỏ ra về. ngài chợt hiểu rằng ngài chưa đủ thánh thiện như người thợ giày này đến độ dám hy sinh tất cả chỉ vì người nghèo.




    Có rất nhiều cách để nên thánh, nhưng dường như không có một mẫu mực thánh thiện chung cho tất cả mọi người. Có người nên thánh ngay trong cuộc sống của mình giữa trần gian. Có người chịu tử đạo. Có người sống trong bậc tu trì. Mỗi một vị thánh là một cách sống.

    Tuy nhiên giữa khung khác biệt đó vẫn có một mẫu số chung cho tất cả mọi cuộc sống thánh thiện: đó là Tình Yêu. Thánh Phaolô trong bài ca đức ái đã nói: "Dù tôi có thể nói được các tiếng lạ lùng, dù tôi có thể làm được phép lạ chuyển núi di sông, dù tôi có làm được không biết bao nhiêu công trình... nếu tôi không có tính đức bác ái, tôi chỉ là một thứ thùng rỗng...".

    Không có đức bác ái, không có tình yêu thì tất cả tòa nhà đạo đức của chúng ta chỉ được xây dựng trên hão huyền mà thôi. Chúa Giêsu cũng đã nói với chúng ta: "Các con hãy nên trọn hảo như Cha các con trên trời". Thiên Chúa là Tình Yêu. Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người không loại trừ ai. Và cuối cùng vì yêu thương con người, Thiên Chúa đã hóa thân làm người như chúng ta... Ðó là tận cùng của Tình Yêu!

    Người thợ giày trong câu chuyện của thánh Antôn không những dành của cải của mình cho người nghèo, ông còn tưởng nghĩ đễn người nghèo như chính lẽ sống của mình. Thánh Antôn đã nhận ra đó là bí quyết cao cả nhất để nên thánh. Bố thí tất cả của cải của mình, xa lánh tất cả các thú vui của cuộc sống, đêm ngày ăn chay cầu nguyện là điều tốt. Nhưng nếu sống như thế chỉ để tìm cho mình sự thanh thản trong tâm hồn mà phải sợ người khác quấy rầy, thì một cuộc sống như thế chưa phải là lý tưởng nhất.

    "Hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời". Ðó phải là lý tưởng của người Kitô chúng ta. Cha trên trời yêu thương tất cả mọi người. Cha trên trời đã yêu thương con người đến nỗi đã phó ban chính Con Một của Ngài. Thiên Chúa chỉ được gọi là Cha bởi vì Ngài sống cho con cái của mình... Sự sống Ngài ban cho chúng ta chỉ có thể triển nở và có ý nghĩa nếu nó cũng được sống cho tha nhân.


    nguon : http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/.../04lesong3.htm

  3. #3

    Mặc định

    "Làm người phải học Tánh Trời
    Phải tin Tạo Hóa phải dồi đạo Tâm
    Luân hồi quả báo cao thâm
    Có vay,có trả cân cầm chẳng ly
    Thử xem mấy kẻ vô nghì
    Khinh Trời tích ác làm gì nên thân
    Nên con phải kỉnh thánh thần
    Làm lành tích phước dưỡng thân tu hành"...

    Văn hoa "Thượng đế" "Chúa Trời"
    Dân dã thì lại gọi trời là ông
    Háo sanh ông Tạo núi sông
    Ông Tạo vạn vật,rồi ông Tạo người
    Muốn cho vạn loại tốt tươi
    Tạo rồi lại Hóa cũng thời là Ông
    Tiến hóa từ Có thành Không
    Từ Không thành Có luật Ông là gì
    Thương yêu nên dạy Từ bi
    Công chánh cho luật thực thi công bằng
    Chúng sanh vị ngã khó thăng
    Vật dục đắm nhiễm đạo hằng không thông
    Ai muốn về được với Ông
    Vị tha ráng học giống con Ông Trời
    Cứu thế là ráng giúp đời
    Sống cho có đạo ,nơi nơi an lành
    Suy niệm cho rõ ngọn ngành
    Hàng ngày trau sửa cho thanh tâm hồn
    VÔ VI LÀ HỌC NƠI TẤT CẢ VÀ HÒA NƠI TẤT CẢ

  4. #4

    Mặc định Ai Cũng Có Lý

    Ai Cũng Có Lý



    Cách đây không lâu, tại nhà của một quan tòa ở Milano, bên Italia, đã xảy ra một câu chuyện như sau: Có hai người tranh chấp với nhau lâu ngày, cuối cùng đã đưa nhau đến quan tòa của thành phố nhờ phân xử dùm. Người thứ nhất trình bày câu chuyện và tự biện hộ cho mình. Anh vừa dứt lời thì quan tòa dõng dạc tuyên bố: "Anh có lý". Ðến lượt người thứ hai phân trần, anh cũng đem ra mọi lý lẽ để làm nghiêng cán cân công lý về phía mình. Sau kho nghe anh trình bày dông dài, quan tòa cũng tuyên bố: "Anh có lý".

    Cậu con trai nhỏ của quan tòa theo dõi câu chuyện từ đầu. Nó ngạc nhiên vô cùng: làm thế nào cả hai đều có lý cả? Quan tòa cũng đưa ra phán quyết về nhận xét của con mình như sau: con cũng có lý. Mỗi người chúng ta ai cũng có lý của mình, nhưng có lẽ chúng ta không muốn nhận ra phần có lý của người khác cũng như chính phần lỗi của mình. Và đó chính là đầu mối của mọi bất hòa.


    Vô nhân thập toàn, nhưng cũng không có ai là người xấu hoàn toàn. Nếu chúng ta biết khiêm tốn nhận ra những giới hạn của mình và chấp nhận giá trị của người khác, thì có lẽ chúng ta sẽ không bất mãn về người khác cũng như đối với chính mình. Cuộc sống chỉ có thể thở được nếu mỗi người chúng ta biết cư xử bằng sự cảm thông và tha thứ.


    nguon : http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/.../20lesong7.htm
    Cỏ dại ven đường

  5. #5

    Mặc định Thiên Phóng Sự Ly Kỳ

    Thiên Phóng Sự Ly Kỳ


    Một ký giả được phép xuống địa ngục và lên thiên đàng để viết phóng sự về đời sống của cư dân tại những nơi đó.

    Sau cuộc hành trình vất vả, anh ta lọt được vào địa ngục nhằm đúng giờ ăn trưa. Anh ta rất ngạc nhiên khi thấy nơi phòng ăn bày la liệt những món sơn hào hải vị đang nóng hổi và tỏa hương thơm phức làm anh đến phát thèm.

    Nhưng khi các kiều dân hỏa ngục tiến vào phòng ăn, anh ta càng ngạc nhiên hơn nữa vì thấy họ ốm o gầy mòn, chỉ còn da bọc xương, có những người đi không muốn nổi.

    Anh ta lại rất đỗi sửng sốt khi chứng kiến cảnh họ dùng bữa. Vì muỗm nĩa rất dài buộc chặt vào đôi tay nên họ không thể đưa thức ăn vào miệng được. Dầu vậy họ vẫn ra sức cố gắng. Nhưng vô ích, thức ăn chỉ đổ tháo ra bàn hay rơi tung toé xuống đất thôi. Tệ hại hơn nữa là cảnh họ tranh giành nhau. Có những người cố đưa thức ăn vào miệng không được lại trở muỗm nĩa làm khí giới đánh nhau. Thật là một cảnh tuyệt vọng, một bãi chiến trường. Khi chuông báo giờ ăn đã mãn, họ rời phòng ăn mà dạ dày vẫn trống rỗng.

    Quá sợ hãi, chàng ký giả vội rời bỏ địa ngục và tìm được lên thiên đàng. Anh ta lại đến nơi đúng vào giờ ăn trưa. Bàn ăn cũng đầy những thức ăn ngon lành. Quan sát cư dân ở đây, anh ta thấy ai cũng phương phi, béo tốt, khỏe mạnh. Hai tay họ cũng bị cột chặt những muỗm nĩa thật dài. Nhưng thay vì cố gắng đưa thức ăn vào miệng mình, ai nấy lại dùng muỗm nĩa đút thức ăn cho người khác. Vì thế mà mọi người đều được ăn uống nô nê. Phòng ăn vang lên những tiếng cười nói vui tươi, mãn nguyện và ấm cúng.

    *

    * *

    Thánh Phaolô nhắc lại lời Chúa: "Cho đi thì có phúc hơn là nhận lãnh".

    Chúng ta cũng không quên lời khẳng định của Chúa Giêsu: "Các con hãy cho đi thì sẽ được cho lại. Người ta sẽ đong bằng đấu hảo hạng, đã dằn đã lắc mà đổ đầy vạt áo các con".

    Câu chuyện trên đây cho ta thấy nguyên nhân của bất hạnh nơi hỏa ngục là tính ích kỷ, và nguyên nhân của hạnh phúc nơi thiên đàng là lòng vị tha.

    Bao nhiêu tranh chấp, bao nhiêu khốn cùng, bao nhiêu bất hạnh lan tràn khắp nơi, từng ngày đã làm cho mặt đất tốt đẹp này trở thành hỏa ngục. Cũng chỉ vì sự ích kỷ của con người.

    Chỉ có lòng vị tha, quảng đại, biết quên mình để nghĩ đến người khác, biết hy sinh tư lợi để phục vụ tha nhân mới đem lại cho con người niềm vui và hạnh phúc đích thực. Cũng nhờ thế mà thiên đàng sẽ hiện diện ngay trên mặt đất của chúng ta.


    nguon: http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/nucuoi/nucuoi97.htm
    Cỏ dại ven đường

  6. #6

    Mặc định

    KHIÊM NHƯỜNG

    Tại Vatican, trong Đền Thờ Thánh Phêrô có một bức tượng Chúa Chịu Nạn do Thorvaldsen (1770-1844), nhà điêu khắc Đan Mạch nổi tiếng thực hiện. Ngày kia một du khách đến viếng bức tượng, ông ta nhìn đi nhìn lại bức tượng nhiều lần rồi lắc đầu nói: “tôi nghe đồn bức tượng này nổi tiếng là đẹp lắm nhưng tôi chẳng thấy có gì là đẹp cả.”

    Một người khác quỳ sau lưng ông liền lên tiếng nói: “Ông phải quì gối xuống mà nhìn thì mới thấy đẹp.”

    Người du khách liền quì gối xuống. Bây giờ ông mới khám phá ra vẻ đẹp lôi cuốn của bức tượng Chúa Chịu Nạn.

    ***

    Bạn thân mến!

    Muốn gặp gỡ Chúa, muốn đón nhận lòng thương xót của Người, con người cần phải quì gối trong khiêm tốn.

    Đức Cha Fulton J. Sheen đã viết: “Chúa Giêsu không sinh ra ở giữa trời, nơi người ta có thể đứng thẳng để nhìn thấy Ngài, nhưng Ngài giáng sinh trong hang đá, nơi người ta phải cúi đầu, khom lưng xuống để bước vào. Đó là một cử chỉ khiêm nhường.”

    Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I đã nói: “Trên thiên đàng không thiếu những người thu thuế và các cô gái điếm, nhưng chắc chắn không có kẻ kiêu ngạo”

    Khiêm nhường bao nhiêu cũng không đủ, chỉ một chút kiêu ngạo cũng quá nhiều. Đừng vì mình đạo đức mà khép kín trong tự mãn, cũng đừng vì mình tội lỗi mà khép kín trong tuyệt vọng. Ơn Chúa chỉ đến với người biết mở rộng tâm hồn ra để đón nhận. Tội lỗi hay công đức đều có thể làm ta khép lại hay mở ra. Điều quan trọng là nhận biết mình luôn luôn cần ơn Chúa.

    Tội lỗi hay hành động xấu không làm người ta mất sự công chính cho bằng tính tự mãn, thói kiêu căng. Người thu thuế đã thật sự phạm nhiều tội lỗi, nhưng hành động khiêm tốn trong việc cúi đầu đấm ngực ăn năn, nhìn nhận mình là người tội lỗi và hết lòng thống hối nên đã được công chính trước mặt Thiên Chúa.

    Ai muốn đón nhận Chúa cũng phải trở nên một người khiêm nhường, rất khiêm nhường: Khiêm nhường trong cảm tạ,khiêm nhường trong vâng phục, khiêm nhường trong yêu mến, và còn phải khiêm nhường trong sám hối, ăn năn, trở về.

    ***

    Lạy Chúa! Mỗi khi con tưởng mình tốt lành thánh thiện, chính là lúc con đang ở trong nguy cơ phạm tội, xa Chúa. Trái lại, khi con mang trong lòng sự khiêm nhường, nhận biết mình tội lỗi bất xứng, chính là lúc con đang lãnh nhận ơn Chúa, đang cảm nếm sự ngọt ngào của tình Chúa xót thương.

    Lạy Chúa Giêsu là đấng hiền lành và khiêm nhường, xin ban ơn giúp sức cho con, để mỗi ngày qua đi là mỗi lần con được trở nên giống Chúa hơn một chút, Amen.


    Linh Xuân Thôn

    nguon : http://www.suyniemhangngay.org/sn/06...Nhuong_LXT.php

    Cỏ dại ven đường

  7. #7

    Mặc định Những Giọt Nước Mắt Của Sám Hối

    Những Giọt Nước Mắt Của Sám Hối



    Người Hồi Giáo thường nói đến ý nghĩa và giá trị của lòng sám hối qua câu chuyện tưởng tượng như sau:

    Một hôm Allah, Ðấng Khôn Ngoan, truyền cho một sứ thần xuống trần gian để tìm cho được điều tốt đẹp nhất và mang về Thiên quốc.

    Vị sứ thần đáp ngay xuống một trận chiến nơi máu của những vị anh hùng đang chảy lai láng. Vị sứ thần thu nhặt một ít máu và mang về trình cho Ðấng Allah. Nhưng Ðấng Allah xem ra không hài lòng mấy. Ngài nói: "Máu đổ ra cho tổ quốc và tôn giáo là một điều quý giá, nhưng vẫn chưa phải là điều tốt đẹp nhất dưới trần gian".

    Vị sứ thần đành phải giáng trần một lần nữa. Lần này, ngài gặp ngay một đám tang của một người giàu có, nhưng rất quảng đại. Vô số người nghèo đi đằng sau quan tài, vừa đi vừa khóc lóc, vừa xông hương để biểu lộ lòng biết ơn của họ đối với vị ân nhân. Vị sứ thần bèn thu nhặt hương thơm ngào ngạt và mang về trời. Lần này, Ðấng Allah mỉm cười đón lấy mùi thơm ngào ngạt. Nhưng xem ra Ngài vẫn chưa hài lòng. Ngài nói: "Dĩ nhiên, lòng biết ơn là một trong những điều tốt đẹp và hiếm có dưới trần gian. Nhưng ta nghĩ rằng còn có một cái gì khác tốt đẹp hơn".

    Lại một lần nữa, vị sứ thần đành phải vâng lệnh Allah để trở lại trần gian. Phải mất một thời gian lâu, sau khi đã đi rảo khắp bốn phương, vị sứ thần mới tìm được điều mong mỏi. Một buổi chiều nọ, ngồi nghỉ mệt bên vệ đường, ngài bỗng thấy một người đàn ông bên cạnh khóc sướt mướt. Vị sứ thần được người đàn ông giải thích như sau: "Tô đã chiều theo cơn cám dỗ để phạm tội... Giờ đây, nước mắt là cơm bữa hằng ngày của tôi". Vị sứ thần bèn đưa tay hứng lấy những giọt nước mắt còn nóng hổi và vội vã bay về trời. Ðấng Allah nhìn thật lâu vào những giọt nước mắt và mỉm cười nói với vị sứ thần:

    "Thế là người đã hoàn thành tốt sứ mệnh. Quả thật dưới trần gian, không có gì đẹp và hữu ích cho bằng lòng sám hối, bởi vì nó có sức canh tân cuộc sống. Tuy nhiên, người đã thấy đó, trước khi vui mừng, ta đã nhìn thật kỹ xuyên qua những giọt nước mắt. Một lòng sám hối giả dối không có ích lợi gì cả. Một sự sám hối thành thật có sức biến đổi mùa đông giá rét của lòng người thành mùa xuân của Tình Yêu".

    Trong Tin Mừng theo thánh Luca ở đoạn 15 câu 7, Chúa Giêsu đã nói: "Trên trời sẽ vui mừng gấp bội khi có một người tội lỗi ăn năn hối cải hơn là 99 người công chính không ăn năn hối cải".

    Vinh quang của Thiên Chúa, niềm vui của Thiên Chúa chính là con người được sống. Và sự sung mãn, sự sống đích thực chính là ân sủng, là sự sống của Thiên Chúa trong tâm hồn con người. Sự sống ấy chỉ có thể đến trong tâm hồn con người, nếu con người biết mở rộng cửa tâm hồn để đón nhận Thiên Chúa... Những giọt nước mắt sám hối chính là sức đẩy để mở tung cánh cửa tâm hồn vậy.

    Trích từ Lẽ Sống


    nguon: http://www.cdmetuchen.org/php/index....uyniem&id=3023
    Cỏ dại ven đường

  8. #8

    Mặc định Bảng kết tội nhau

    Bảng kết tội nhau


    Tạp chí Reader's Digest, số xuất bản tháng 11 năm 1985 có đăng một chuyện ngắn, nhưng đầy ý nghĩa về gia đình: Ðôi vợ chồng đã nhiều lần cãi nhau và lần này, đang lúc hai người cãi nhau hăng say, thì người chồng đề nghị với vợ: "Này, chúng ta đừng cãi nhau nữa. Mỗi người hãy lấy giấy, viết ra tất cả những lỗi lầm, những tật xấu của người kia, rồi trao cho nhau". Người vợ đồng ý. Người chồng cầm lấy tờ giấy, nhìn người vợ và cúi mặt xuống viết một câu. Người vợ thấy chồng mình bắt đầu viết, liền hối hả viết liên hồi, dường như cố ý tranh với chồng, để kể ra nhiều tật xấu hơn. Người chồng chỉ viết một câu rồi dừng lại nhìn vợ. Sau vài phút, trang giấy của người vợ đầy những dòng chữ kể ra tật xấu của người chồng và người vợ xem ra hả dạ, vì đã viết nhiều hơn.

    Ðến lúc không còn gì để viết nữa, họ trao cho nhau bảng kể tội của nhau. Sau khi nhìn vào tờ giấy của chồng, nét mặt người vợ bỗng đổi vì xúc động. Bà vội vã đòi lại tờ giấy đã đưa cho chồng và có thái độ làm hòa ngay. Trong tờ giấy của người chồng bà chỉ đọc được có một câu duy nhất:
    Anh yêu em!

    Nếu tình yêu chân thật là nền tảng cho mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa, thì con người không bao giờ dám lên tiếng phàn nàn than trách Thiên Chúa. Nếu tình yêu là nền tảng cho mối tương quan giữa con người với con người, thì sẽ không còn cảnh tranh giành, xung đột, hận thù lẫn nhau nữa.

    nguon : catholic.org.tw


    Cỏ dại ven đường

  9. #9

    Mặc định Một chút suy niệm về Kinh Cáo Mình

    Một chút suy niệm về Kinh Cáo Mình
    TK. Thích Thiện Tâm


    Sống hạnh phúc và chết bình an là điều mà mọi người đều mong ước, vì hiện tại chúng ta chưa có hạnh phúc thực thụ, vẫn luôn đau khổ và bất an. Vì sao?! Đặc tính của con người là tội lỗi - đây là một định nghĩa xác thực và đầy đủ. Kinh Thánh đã cho thấy rõ : Đau khổ xuất phát từ tội lỗi. (xem sách Sáng Thế chương 3, chương 4).

    Mỗi khi bắt đầu thánh lễ, các tín đồ Công giáo đều được mời gọi sám hối và thú nhận tội lỗi : "Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em".

    Thú nhận tội lỗi trước mặt Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, thánh thiện là điều cần thiết để được thanh tẩy và thánh hóa, điều đó thật dễ thực hiện. Nhưng để dám thú nhận tội lỗi của mình trước mặt "anh chị em", những con người cũng rất người như mình thì thật không dễ; cần phải có một sự khiêm tốn tận đáy lòng, để sau khi xin Đức Mẹ Đồng trinh, các thiên thần, các thánh cầu bầu, chúng ta tiếp tục khiêm tốn xin "anh chị em, khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta."

    Như thế, điều kiện tiên quyết để sám hối là dẹp bỏ cái Ngã, cái Tôi cao ngạo của mình trước mặt mọi người - ngay cả những người mà ta đố kỵ! Phải có sự thành khẩn như thế, chúng ta mới có thể nhìn trực diện vào chính mình để thấy rõ nguồn gốc của sự bất an trong tâm hồn và mọi khổ đau trong thế giới này.

    "Tôi đã phạm tội nhiều trong Tư Tưởng, Lời Nói, Việc Làm..." Đó cũng có nghĩa là phạm tội do Ý (tư tưởng), Khẩu (lời nói) và Thân (việc làm). Suy cho cùng, mọi tội lỗi đều phát sinh từ Ý. Nên biết rằng nguồn gốc của tội lỗi bắt nguồn từ sự sai xử của Ý (Tư Tưởng) – chủ nhân của lời nói và việc làm. Nói cách khác: Ý làm chủ, ý tạo tác, và hạnh phúc hay khổ đau, bình an hay bất an cũng đều bắt nguồn từ Ý. Mặt khác, đôi lúc lời nói (khẩu) và hành động (thân) do tánh khí sân si và những thói quen xấu, cũng tạo nên sự đau khổ cho người khác và gây bất an cho chính mình, do đó mới cần thêm "...và những điều thiếu sót."


    "LỖI TẠI TÔI, LỖI TẠI TÔI, LỖI TẠI TÔI MỌI ĐÀNG!!!..."

    Thiết nghĩ, câu kinh trên đây chỉ được nói ra theo công thức trong thánh lễ?... Do đó, ta cứ sám hối hết lần này đến lần khác, dự hết lễ sáng thêm lễ chiều mà vẫn không có gì thay đổi !!!... Phải xác quyết rằng chính tôi là nguyên nhân của những điều bất thiện... thì mới có thể tự mình chấp nhận thay đổi cách suy nghĩ, cách nói, cách làm mọi điều theo sự Thiện hảo.

    Điều quan trọng nhất để có thể cải thiện cái xấu ác thành thiện lành, chúng ta phải luôn kiểm soát, quán xét tư tưởng để kịp thời ngăn chặn những "ý tưởng" không phù hợp, mang tính cố chấp, kiến chấp không đúng với Chân lý để có được sự sáng suốt và bình an, loại bỏ cái Tôi, cái Của Tôi và Tự Ngã của tôi.

    Thực hành tốt điều này là sửa mình, bắt đầu từ tư tưởng, suy nghĩ, để từng bước thiết lập sự bình an cho mỗi chúng ta.

    BÌNH AN chính là sự hiện diện của Thiên Chúa.


    KINH CÁO MÌNH

    Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa Toàn năng

    Và cùng anh chị em

    Tôi đã phạm tội nhiều trong Tư Tưởng, Lời Nói, Việc Làm

    Và những điều thiếu sót

    LỖI TẠI TÔI, LỖI TẠI TÔI, LỖI TẠI TÔI MỌI ĐÀNG!

    Vì vậy tôi xin Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các thiên thần, các thánh,

    Và anh chị em

    Khẩn cầu cho tôi trước toà Thiên Chúa, Chúa chúng ta.





    nguon : http://tonggiaophanhanoi.org/suy-nie...-kinh-cao-minh
    Last edited by MuaDong; 28-02-2012 at 03:47 PM.
    Cỏ dại ven đường

  10. #10

    Mặc định

    (from GITANJALI, or “Song of Offerings”,

    translated by R. TAGORE from the original Bengali)

    LỜI NGUYỆN CẦU

    Lạy Thượng đế đây lời khẩn nguyện
    Xin đập tan đê tiện trong con
    Khi vui chẳng muốn vui hơn
    Khi buồn đủ sức để buồn trôi qua
    Tình thương yêu trải ra dâng hiến
    Phụng sự đời xin vẹn nên công
    Đường trần kẻ khó đoái trông
    Trước quyền cường bạo lòng không sờn lòng
    Xin cho con tâm trong trí đại
    Vượt lên trên thấp thỏi thường tình
    Vững vàng một dạ đinh ninh
    Thuận tùng Thiên ý với tình Chí tôn.
    LÊ ANH DŨNG dịch

    Rabindranath TAGORE (1861-1941)

    giải Nobel văn chương 1913.



    THƯỢNG ĐẾ CÓ MÀU GÌ HỞ MẸ?



    I. Những đứa con:

    Thượng đế có màu gì hở mẹ
    Phải chăng Ngài da cũng trắng như con
    Tóc Ngài sáng như con vàng óng ả
    Ở trời Âu, một em bé hỏi dồn
    Thượng đế có màu gì hở mẹ
    Phải chăng Ngài da đen thẫm như con
    Tóc Ngài xoắn như con từng lọn nhỏ
    Góc trời Phi, một em bé hỏi dồn
    Thượng đế có màu gì hở mẹ
    Phải chăng Ngài da cũng đỏ như con
    Ngài đội mão bằng lông chim rực rỡ
    Bộ lạc kia, một em bé hỏi dồn
    II. Các bà mẹ:

    Con nhìn xem trên bao la muôn trượng
    Rất huy hoàng, rất biến ảo sắc màu
    Riêng Thượng đế mới tỏa màu đẹp nhất
    Màu của Ngài, là màu của thương nhau
    Sẽ đến ngày con rời xa trái đất
    Hồn con bay tìm lối trở lại Ngài
    Con sẽ thấy giữa hư không bát ngát
    Đang chờ con, Thượng đế mở vòng tay
    Con sẽ thấy chốn Thiên đường tôn kính
    Không có màu, không có sắc phân ly
    Ai đến đó cũng tương đồng nhất thể
    Tên mà chi? Da với tóc mà chi?
    Trước Thượng đế, con không còn căn cước
    Nhận diện con, Ngài sẽ dõi tìm màu
    Màu đẹp nhất mà hồn con tỏa sáng
    Màu di truyền, là màu của thương nhau
    (Mượn ý bài thơ The Beautiful Color of Love của Arnold Watts)

    LÊ ANH DŨNG
    (Phú Nhuận, 29-4-2003)

    Tạ ơn

    Tạ ơn Thầy âm thầm đưa con tới

    Chiếc thuyền từ giữa bể khổ trùng khơi

    Thân nghiệp chướng nếu không Thầy soi lối

    Con làm sao thành thật biết ơn đời

    Lê Anh Dũng
    VÔ VI LÀ HỌC NƠI TẤT CẢ VÀ HÒA NƠI TẤT CẢ

  11. #11

    Mặc định

    Bên Kia Sự Chết



    Trên giường hấp hối, thánh Monica đã nhắn nhủ con ngài là Augustino như sau: "Mẹ chỉ xin con một điều là hãy nhớ đến mẹ khi tới bàn tiệc thánh".

    Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng đã được nghe nhiều lời van xin tương tự phát ra từ môi miệng của những người thân của chúng ta, trước khi từ giã cõi đời... Nhưng xa mặt cách lòng, nhiều người trong chúng ta lãng quên những lời van xin thống thiết ấy.

    Cần được thương, cần được nhớ: đó là khát vọng tự nhiên của con người. Không ai muốn là một hoang đảo cô đơn. Dưới cái nhìn Ðức Tin, lời van xin kẻ khác cầu nguyện cho, còn chứng tỏ một lòng khiêm tốn, một thái độ chấp nhận cái giới hạn mỏng manh bất lực của mình.

    Ðể giúp chúng ta có dịp đáp lại thỉnh cầu của những người đã đi vào thế giới bên kia và để thể hiện mối tình thông hiệp "các thánh thông công", Giáo Hội ngay từ buổi đầu kỷ nguyên Kitô đã cổ động việc tưởng nhớ cầu nguyện cho những người quá cố. Những thế kỷ gần đây đã dành tháng 11 hằng năm cho việc đạo đức ấy. Hai ngày lễ mừng kính các thánh và cầu cho các linh hồn được ấn định vào hai ngày mùng một và mùng hai đầu tháng với những kinh nguyện rất ý nghĩa, nhắc chúng ta về sự hiệp thông trong Giáo Hội. Công đồng Vatican II trong hiến chế về Mầu Nhiệm Giáo Hội đã viết như sau: "Giáo Hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã chết, vì cầu nguyện cho họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh...".

    Nói về sự bầu cử của các đẳng linh hồn, Công Ðồng viết như sau: "Khi được về quê Trời và hiện diện trước nhan Chúa, nhờ Người, với Người và trong Người, các thánh lại không ngừng cầu bàu cho chúng ta bên Chúa Cha...". Sự trao đi nhận lại đó vừa là một việc bác ái vừa là một bổn phận thảo hiếu đáp đền, đã thực sự củng cố Giáo Hội thêm vững bền trong sự thánh thiện.



    Quỳ cầu nguyện một mình trong nhà thờ, hay ngậm ngùi đốt lên một ngọn bạch lạp tại một nghĩa trang nào, có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy bùi ngùi xúc động khi nghĩ đến những người chết và chính cái chết. Chúng ta đang đứng giữa biên giới vô hình của sự sống và sự chết. Và một cách vô cùng huyền nhiệm và sống động, những người chết đang hiện diện với chúng ta bằng một sợi dây liên kết thâm sâu, thắm thiết... Cái chết không còn là một chấm hết cuối cùng đối với chúng ta nữa. Tình yêu mạnh hơn sự chết. Chính Tình Yêu đã làm cho những người đã chết được sống và cũng chính Tình Yêu liên kết chúng tư với những người chết. Vâng, chỉ có Tình Yêu mới làm cho con người được bất tử. Chỉ có Tình Yêu mới làm cho con người liên kết với những người đã chết. Chỉ có Tình Yêu mới mặc cho những nghĩa cử của con người sự bất diệt.

    Mỗi lần chúng ta hy sinh cho một người nào đó, mỗi lần chúng ta săn sóc một người đau yếu, an ủi một người đau khổ, bênh vực một người cô thế, hay cùng với những người khác dấn thân để canh tân cuộc sống... Chúng ta đang tiến dần đến sự bất tử.

    Yêu thương chính là tái sinh, là sự thông dự vào sự sung mãn của cuộc sống. Ðó phải là niềm tin của chúng ta trong ngày hôm nay khi chúng ta tưởng nhớ và cầu nguyện cho người quá cố. Xin Chúa nâng đỡ Ðức Tin yếu kém của chúng ta, xin Ngài ban thêm niềm hy vọng cho chúng ta.
    Cỏ dại ven đường

  12. #12

    Mặc định NHỮNG CÁCH GIẢNG ĐẠO

    NHỮNG CÁCH GIẢNG ĐẠO



    Ngày xưa, một đạo sĩ gọi 6 người đệ tử của mình lại và bảo họ hãy đi khắp nơi chiêu mộ môn đệ. Một thời gian sau, tất cả đều trở về.

    Người thứ nhất trở về với 500 môn đệ. Khi được hỏi bằng cách nào anh chiêu mộ được số môn đệ đông như thế, anh trả lời: “Con rảo khắp mọi nơi nghèo nàn và hứa sẽ chu cấp mọi nhu cầu cần thiết cho ai theo đạo của chúng ta“.


    Người thứ hai đem về 400 môn đệ. Anh nói: “Con hứa ai theo đạo thì sẽ được phúc thiên đàng“.

    Người thứ ba đem về 300 môn đệ. Anh nói: “Con đe dọa rằng nếu ai không theo đạo thì sẽ bị phạt trong hỏa ngục. Thế nhưng người ta không tin lắm. Cho đến một hôm con đã nguyền rủa một con chó điên khiến nó chết liền tại chỗ. Thấy thế những người này đã theo con“.

    Người thứ tư đem về 200 môn đệ. Anh nói: “Con tìm đến những người đơn sơ ít học và dùng nhiều lý luận khiến họ say mê và đi theo“.

    Người thứ năm đem về 100 môn đệ. Anh nói: “Đây là những người trẻ. Họ đang chờ một người lãnh đạo họ. Con đã thuyết phục họ đi theo con và họ đã theo. Con nghĩ rằng nếu mình không chiêu mộ họ thì cũng có những messiah giả đến chiêu dụ họ mà thôi“.

    Người thứ sáu chỉ đem về 12 môn đệ. Anh giải thích: “Con không thể gieo những hạt giống ngay mà phải chờ, vì đang là mùa đông, phải đợi đến lúc tuyết tan thì đất mới mềm và mới gieo được. Thế là con chờ. Đang lúc chờ như thế, con kết bạn với một số người. Con cố gắng sống cho họ thấy cách sống của đạo chúng ta. Và con cũng chia xẻ cuộc sống của họ. Đang khi chia xẻ cuộc sống như thế, con khám phá rằng họ rất coi trọng tự do đến nỗi nếu tước mất tự do của họ thì cũng là tước đi phẩm giá của họ. Con cũng học được nơi họ những điều tốt, chẳng hạn họ rất quảng đại và không sợ hy sinh. Con thành thật nói cho họ biết cái giá phải trả nếu muốn theo đạo chúng ta, nhưng con nhấn mạnh rằng nếu họ theo đạo chúng ta thì họ có thể làm được nhiều điều tốt cho tha nhân và cho Thiên Chúa. Xem ra những điều con nói đã làm họ cảm động. Tuy nhiên khi đến lúc phải quyết định thì chỉ có 12 người này chịu theo con“.

    Vị đạo sĩ khen người thứ sáu này.

    Năm người trước đã giảng đạo bằng cách khai thác sự yếu đuối và sợ hãi của người ta. Những cách đó thật quá dễ, nhưng lại xâm phạm đến tự do nên người ta có theo đạo cũng vì miễn cưỡng. Còn người thứ sáu thì biết kêu gọi thiện chí bằng cách kết bạn với người ta và thuyết phục họ bằng chính gương sống của mình. Cách này tuy chậm và khó nhưng kết quả sẽ vững chắc và lâu bền.

    *****

    Chúng ta là dụng cụ Chúa dùng

    “Hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc”, đó là mệnh lệnh của Chúa khi Ngài từ biệt chúng ta.

    Bây giờ Ngài không còn có ai trên thế gian ngoài chúng ta.

    Ngài không còn tay để nâng người sa ngã ngoài tay của chúng ta.

    Ngài không còn chân để đi tìm kẻ hư mất ngoài chân của chúng ta.

    Ngài không còn mắt để nhìn những giọt lệ khổ đau âm thầm ngoài mắt của chúng ta.

    Ngài không còn lưỡi để an ủi kẻ buồn sầu ngoài lưỡi của chúng ta.

    Ngài không còn trái tim để yêu thương những người không được yêu thương ngoài trái tim của chúng ta.

    *****

    Lạy Chúa xin thương xót chúng con là những môn đệ nhút nhát và sợ sệt của Chúa. Xin ban cho chúng con lòng can đảm để làm chứng cho Chúa giữa thế gian, hầu Tin Mừng được rao giảng và người ta tìm được đường vào Nước của Chúa.

    Flor McCarthy
    Suy Niệm Hằng Ngày


    nguon :http://www.tamduyen.com/2010/10/29/n...ach-giang-dao/
    Cỏ dại ven đường

  13. #13

    Mặc định Hai Vì Sao Mỉm Cười

    Hai Vì Sao Mỉm Cười


    Một vị ẩn sĩ nọ tịnh niệm và chay tịnh đến suốt ngày không động đến thức ăn và nước uống.Từ trên đỉnh núi cao, ai ai cũng thấy có một ngôi sao xuất hiện giữa ban ngày: đó là dấu hiệu trời cao chấp nhận của lễ hy sinh của ông.

    Ngày nọ, vị ẩn sĩ quyết định leo lên núi cao. Ông muốn vươn lên cao hơn trong sự khổ chế. Vừa lúc ông đương leo núi, thì một cô bé trong làng chạy tới xin đi theo. Không thể từ chối được, vị ẩn sĩ đành để cho cô bé đi theo. Họ ra đi khi mặt trời vừa lên. Nhưng không mấy chốc, ánh nắng mỗi lúc một chói chang, cả vị ẩn sĩ lẫn cô bé gái đều cảm thấy khát nước. Vị ẩn sĩ vẫn cố gắng khắc phục cơn khát của mình, nhưng ông lại giục cô gái hãy uống nước. Cuối cùng, không ai chạm đến nước. Vị ẩn sĩ không uống nước vì lời thề của mình, còn cô gái không nỡ uống một mình.

    Họ càng đi, cơn khát càng dằn vặt. Ðến một lúc, vị ẩn sĩ không nỡ nhẫn tâm nhìn thấy cô bé phải quằn quại trong cơn khát. Cuối cùng, ông đành lỗi lời thề. Ông cầm lấy nước đưa lên miệng và lúc bấy giờ cô bé gái cũng mỉm cười uống nước với ông. Sau khi đã uống nước, vị ẩn sĩ không dám nhìn lên trời cao nữa. Ông cứ đinh ninh rằng vì sao hiện ra mỗi ngày như một chứng giám cho sự khổ chế của ông, giờ đây có lẽ đã biến mất. Thế nhưng, trước sự ngạc nhiên vỡ lở của ông, khi ông ngước mắt nhìn lên đỉnh núi, ông thấy có hai vì sao lấp lánh như đang mỉm cười với ông.



    Ðể mặc khải cho chúng ta bộ mặt thông cảm, nhân từ, yêu thương của Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã không ngần ngại đến ngồi đồng bàn với những người thu thuế, những kẻ tội lỗi. Phúc Âm ghi lại rằng, khi đi qua dãy bàn thu thuế, Ngài đã nhìn thấy Matthêô. Ngài đã chọn ông vào số các tông đồ của Ngài. Trong bữa tiệc do Matthêô khoản đãi, những người bạn của ông ngồi cùng bàn với Chúa Giêsu. Thấy thế, những người biệt phái đã tỏ ra khó chịu. Chúa Giêsu đã nói với họ như sau: "Không phải những kẻ khỏe mạnh cần đến thầy thuốc, mà chính là những người đau ốm. Hãy đi học hiểu câu nói: Ta muốn lòng nhân từ chứ không phải của lễ".

    Qua thái độ và lời phát biểu trên đây, Chúa Giêsu muốn cho chúng ta thấy rằng cốt lõi của Tin Mừng, cốt lõi của Ðạo chính là tình thương. Thực thi bác ái là việc ăn chay có giá trị nhất, là của lễ cao đẹp nhất mà con người có thể dâng lên Thiên Chúa. Nếu chỉ có một vì sao mọc lên để chứng giám cho một hành động khổ chế, thì sẽ có hai vì sao hiện ra để xác nhận cho một hành động bác ái. Thật ra, bác ái đích thực cũng là một hành động khổ chế, bởi vì nó đòi hỏi con người phải chết cho bản thân, phải ra khỏi chính mình để đến với người khác. Một hành động bác ái đích thực phải là một cái chết dần chết mòn trong chính bản thân.

    Nói như mẹ Têrêxa Calcutta: "Khi tôi chia sẻ, khi tôi trao ban cho người một điều gì làm tôi cảm thấy mát mát, đau khổ, thì sự chia sẻ của tôi mới có giá trị. Tôi không chia sẻ và trao ban của dư thừa, mà chính là trao ban chính tôi.

    Khi tôi cố gắng chào hỏi một người tôi ghét cay ghét đắng, đó mới thật sự là một hành động bác ái. Khi tôi có thể đến sống nghèo, chia sẻ kiếp sống nghèo của người khác, đó mới là một hành động bác ái. Khi tôi có thể tha thứ cho những người xúc phạm đến tôi, đó mới là một hành động bác ái thực sự. Tôi đã chết đi một phần và cái chết ấy sẽ được Thiên Chúa của lòng nhân từ đón nhận như là lễ hy sinh đích thực".


    nguon :http://www.catholic.org.tw
    Cỏ dại ven đường

  14. #14

    Mặc định Giấc Mơ Của Mẹ Têrêxa Calcutta

    Giấc Mơ Của Mẹ Têrêxa Calcutta



    Mẹ Têrêxa Calcutta, người được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1979 và là người sáng lập viện của dòng Nữ Tử thừa sai Bác Ái chuyên phục vụ người nghèo và hấp hối, đã kể lại ơn gọi phục vụ của Mẹ trong một lá thư viết từ Calcutta như sau:

    "Trong những ngày đầu khi mới khởi sự làm việc cho những người cùng khổ nhất trong vùng ngoại ô, tôi bị sốt liệt giường. Trong cơn mê sảng, tôi bỗng thấy mình được đến trình diện trước mặt thánh Phêrô, người giữ cửa Thiên Ðàng. Nhưng Thánh Phêrô chận lại không cho tôi vào Thiên Ðàng. Ngài nói như sau: "Không thể để cho một người thuộc khu ổ chuột được vào Thiên Ðàng. Thiên Ðàng không có nơi cùng khổ".

    Tôi mới tức giận nói với Ngài như sau: "Thế ư? Vậy thì con sẽ làm mọi cách để làm cho Thiên Ðàng đầy dẫy dân cư của các khu ổ chuột và lúc đó, Ngài bị bắt buộc sẽ để cho con vào Thiên Ðàng".

    Tội nghiệp thánh Phêrô. Kể từ sau giấc mơ ấy, Mẹ Têrêxa và các nữ tu của Mẹ đã không để cho Ngài được ở yên phút nào. Không biết bao nhiêu người cùng khổ và cô đơn đã qua đời trong vòng tay ôm ấp của Mẹ và các nữ tu. Thiên Ðàng đã trở thành nơi cư trú của những người cùng khổ.


    Giai thoại trên đây của Mẹ Têrêxa Calcutta như muốn nói lên một chân lý: không ai nên Thánh một mình, không ai lên Thiên Ðàng một mình.

    Ðức Cha Fulton Sheen, vị diễn giả nổi tiếng trên các đài truyền thanh và truyền hình tại Hoa Kỳ, đã có lần phát biểu như sau: "Không ai trong chúng ta có thể vào Thiên Ðàng, nếu ở đó không có ai nói với chúng ta: chính tôi đã giúp đỡ để bạn được vào Thiên Ðàng".

    Ai cũng có thể là một trợ giúp để đưa chúng ta vào cửa Thiên Ðàng. Họ có thể là những người cùng khổ mà chúng ta chìa tay để san sẻ, để giúp đỡ. Họ cũng có thể là những người cách này hay cách khác làm cho chúng ta đau khổ. Nhưng ưu tiên hơn cả vẫn là những người chúng ta cố gắng làm cho hạnh phúc. Chính những người đó là kẻ giúp đỡ chúng ta được vào Thiên Ðàng. Nhưng Thiên Ðàng không đợi chờ ở đời sau. Hạnh phúc cũng không chỉ dành lại cho đời sau: Thiên Ðàng và Hạnh Phúc có thể đến với chúng ta ngay từ cõi đời này. Và Thiên Ðàng và Hạnh Phúc ấy là gì nếu không phải là mỗi lần chúng ta cố gắng làm cho người khác được hạnh phúc.



    nguon : http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/lesong/16lesong.htm
    Cỏ dại ven đường

  15. #15

    Mặc định Cái Này Của Tôi

    Cái Này Của Tôi
    ***

    Hai hiền nhân đã chung sống với nhau dưới một mái nhà trải qua nhiều năm tháng, nhưng không bao giờ họ lớn tiếng cãi vã nhau. Một hôm kia, một người có ý nghĩ ngộ nghĩnh. Ông bảo bạn:

    "Ít ra là một lần, tôi muốn chúng ta phải cãi vã nhau, như chúng ta thấy thiên hạ thường làm".

    Ông kia không khỏi ngạc nhiên về ý nghĩ kỳ lạ này, nhưng chiều bạn, ông ta hỡm hờ hỏi: "Cãi vã thế nào được, ít ra chúng ta phải tìm ra một việc gì chính đáng để cãi nhau chứ". Người có ý kiến phải cãi nhau đề nghị: "Này nhé, dễ lắm! Tôi để một viên đá ra giữa sân và quả quyết viên đá này là của tôi. Ông phải phùng mang trợn mắt, đỏ mặt tía tai và lớn tiếng cãi lại: làm gì có chuyện đó, viên gạch là của tôi. Rồi sau đó chúng ta cãi nhau".

    Nói xong ông ta bèn ra đường và tìm một viên đá to, khệ nệ khiêng ra đặt ở giữa sân. Ông bạn kia bắt đầu ngay, ông ta lớn tiếng:

    "Viên đá đó của tôi mà mắc mớ gì ông lại mang ra giữa sân". Ông kia cãi lại: "Viên đá này là của tôi. Tôi vừa tìm được ở ven đường. Bộ ông mù rồi sao mà không thấy?". Nghe nói thế, ông kia đáp:

    "À phải rồi, viên đá đó ông tìm được thì đúng là của ông rồi. Vả lại tôi cũng không cần có đá để làm gì".

    Nói xong, ông ta bỏ đi làm việc khác. Thế là ý định cãi nhau của hai người không được thành tựu như ý muốn.



    Ngay từ thuở bập bẹ nói được, con người đã học câu "Cái này là của tôi" để thể hiện quyền làm chủ của mình. Quan sát các cuộc cãi nhau của trẻ con, chúng ta nghe thấy câu nói đó được lặp đi lặp lại nhiều nhất.
    Rồi trong xã hội của những người lớn, dù có những cách nói hoa mỹ hay những lý luận có vẻ hợp lý hơn, nhưng chung quy phần lớn những mối bất hòa vẫn xoay xung quanh câu xác quyết "Cái này là của tôi".

    Trẻ con tranh nhau hòn bi, trái banh. Người lớn giành nhau địa vị, lợi lộc. Quốc gia tranh nhau đất đai, hòn đảo, vùng ảnh hưởng, môi trường tiêu thụ.

    Trẻ con dùng lời vã cãi nhau, dùng thoi đánh đấm nhau. Người lớn dùng bạo lực, thủ đoạn thanh toán nhau. Quốc gia dùng khí giới, bom đạn giết hại, tàn phá nhau.

    Ngược lại bẩm tính thích tranh nhau chiếm hữu này, sứ điệp của Giáo Hội luôn vang lên hai tiếng: Chia sẻ.

    Ở Hoa Kỳ, mỗi gia đình công giáo được phân phát một hộp giấy, để trong suốt Mùa Chay, mỗi phần tử trong gia đình bỏ vào đấy những đồng tiền tiết kiệm do bớt ăn, bớt uống, bớt chi tiền vào những việc giải trí. Cuối Mùa Chay, những số tiền dành dụm đó được đóng góp vào quỹ dành cho việc tài trợ những chương trình cứu tế xã hội trong và ngoài nước.




    nguon : http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/lesong/16lesong.htm
    Cỏ dại ven đường

  16. #16

    Mặc định Đừng Xét Đoán, Hãy Bao Dung

    Đừng Xét Đoán, Hãy Bao Dung


    “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em.” (Mt 7,1-2)


    Suy niệm: Xét trên bình diện nhân loại chúng ta đã có nhiều lý do để không xét đoán người khác. Trước hết, không bao giờ chúng ta có thể biết toàn thể sự việc hay toàn thể một con người; thứ đến, cho dù người khác có những khuyết điểm, những họ vẫn là những người sống và có thể hoán cải và trở nên tốt. Và Lời Chúa dạy chúng ta lý do chủ yếu tại sao chúng ta không được xét đoán: bởi vì chúng ta xét đoán người khác thế nào thì Ngài cũng sẽ xét đoán chúng ta bằng một cách thức như vậy.

    Mời Bạn: Chúng ta thường dễ dàng và vội vàng lên án anh em, thậm chí đồng lõa hay a dua theo người khác để xét đoán anh em. Bạn có biết câu ngạn ngữ: “Đừng xét đoán ai cho đến khi chính bạn đã ở trong hoàn cảnh của người ấy” không? Tin Mừng hôm nay còn gợi ý cho chúng ta đi xa hơn: Đừng xét đoán ai theo chuẩn mực giới hạn của loài người, nhưng Chúa mong muốn con người là hình ảnh của Thiên Chúa cũng phải xét đoán bằng tấm lòng rộng lượng như Thiên Chúa.

    Chia sẻ: Tôi có lên tiếng bênh vực cho anh em, đặc biệt với những người vắng mặt, kể cả khi họ không hợp với tôi về tính nết hay quan niệm sống... không?

    Sống Lời Chúa: Thiên Chúa muốn môn đệ của Ngài biết rằng phê phán rộng lượng là một bổn phận thiêng liêng.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết chú tâm đến những khuyết điểm và lầm lỗi của mình để sửa chữa và thay đổi. Còn những lầm lỗi của anh em con, xin Chúa thương giúp họ sửa đổi. Amen.

    nguon : http://gxdaminh.net/chia-s/3902-ngay...-bao-dung.html
    Cỏ dại ven đường

  17. #17

    Mặc định Nhân danh tình yêu để yêu thương

    Nhân danh tình yêu để yêu thương


    “Hơn nữa, sẽ đến giờ kẻ nào giết anh em cũng tưởng mình phụng thờ Thiên Chúa.” (Ga 16,2)

    Suy niệm: Từ những ký ức đau buồn về những cuộc thập tự chinh, đến những ám ảnh kinh hoàng của những cuộc thánh chiến Jihad (Gi-hát), tất cả đều nhân danh Thượng Đế của mình để mà khơi dậy những cuộc chiến tranh, tàn sát lẫn nhau.

    Thiên Chúa bị đem ra làm cớ để người ta gây đau khổ cho nhau. Thật oan uổng cho Ngài biết bao. Lời Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ vẫn còn là lời cảnh tỉnh mỗi người chúng ta ngày nay. Hẳn Ngài vẫn đang phải chịu đóng đinh biết bao lần nữa để may ra nhân loại biết yêu thương nhau hơn.


    Mời Bạn: Trong cuộc sống đời thường biết bao cảnh vợ chồng đay nghiến mắng chửi nhau, cha mẹ bạo hành đối với con cái, v.v... Dường như người ta đang biện minh rằng vì tôi muốn điều tốt cho họ nên tôi có quyền tôi có quát nạt, đánh đập người khác.

    Phải chăng chúng ta vẫn nhân danh điều tốt, nhân danh Chúa để tạo ra những cuộc “thánh chiến” nho nhỏ nhưng không kém phần đau đớn cho những người sống chung quanh chúng ta? Thiên Chúa là tình yêu: chúng ta chỉ được phép nhân danh tình yêu để yêu thương nhau mà thôi.


    Chia sẻ: Bạn có đang nhân danh một điều tốt đẹp (vì giáo dục, vì sự phồn vinh, vì luật đạo,...), để xúc phạm, làm thiệt người khác không? Làm thế nào để sửa chữa điều ấy?


    Sống Lời Chúa: Loại trừ mọi hình thức bạo hành (lời nói, cử chỉ, hành động...) ra khỏi cung cách cư xử của bạn.


    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, vì Chúa đã chết để cứu độ nhân loại, xin cho chúng con biết hy sinh bản thân để mưu cầu điều tốt đẹp cho người khác.

    nguon : http://gxdaminh.net
    Cỏ dại ven đường

  18. #18

    Mặc định SỬA LỖI CHO NHAU

    SỬA LỖI CHO NHAU

    rose4rose4rose4

    “Nhân vô thập toàn” : ở đời chẳng có ai hoàn hảo, ai cũng có lầm lỗi , và ai cũng cần được sửa lỗi để trở nên người hơn trong tiến trình hoàn thiện. Đó cũng chính là ơn kêu gọi của mỗi người chúng ta : “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện”( Mt 5, 48).

    Sự hoàn thiện nào cũng đòi hỏi phải sửa đổi và điều chỉnh liên tục. Tự nhận ra lỗi lầm và sửa đổi lầm lỗi của mình là điều tốt nhất, nhưng đó là điều hết sức khó khăn, bởi vì tâm lý chung của mọi người là “thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới” (Mt 7, 3).

    Do đó, mình dễ nhận thấy lỗi của người khác hơn là lỗi của mình, còn người khác thì dễ nhận ra lỗi của mình hơn là lỗi của họ. Chính vì vậy mà để trở nên hoàn thiện thì chúng ta cần giúp nhau nhận ra lầm lỗi của mình. Đây là điều không dễ dàng chút nào, vì nó tùy thuộc vào tính cách và phương cách của người sửa lỗi, cũng như thái độ cùa người nhận lỗi.

    Trước tiên, CG dạy chúng ta rằng, sự sửa lỗi mang tính cách riêng tư (Mt 18, 15), tình thân, như một người bạn tâm giao, như một lời tâm sự đầy yêu thương, nhưng thẳn thắn và rõ ràng. Chính vì yêu thương mà Chúa đòi buộc chúng ta phải sửa đổi lẫn nhau, không để cho nhau chết trong lầm lỗi của mình (Ez 33, 7-9). Sửa lỗi cho nhau là vì sự tốt đẹp và ích lợi của nhau. Không có tấm lòng yêu thương chân thật thì mọi cách sửa lỗi đều vô hiệu, mà trái lại còn gây nên phản kháng và chống báng. Càng yêu thương nhau thì sự sửa lỗi cho nhau càng hữu hiệu.

    Việc sửa lỗi trong yêu thương đòi ta phải trân trọng người anh chị em mình, một sự trân trọng như chính bản thân của mình để có thể hiểu biết và đồng cảm với nhau khi đứng trước sự việc. Trân trọng vì biết rằng điều quan trọng không phải là sai lỗi, mà là biết sửa lỗi. Trân trọng vì tin vào thiện chí và mầm mống tốt đẹp mà Chúa đã gieo vào lương tâm mỗi người, để nhờ sửa lỗi mà họ được lớn lên trong sự thiện. Không có sự trân trọng trong việc sửa lỗi anh em sẽ là một sự xúc phạm nhân phẩm, chỉ gây thêm thương tổn và tai hại cho đôi bên mà thôi.

    Trân trọng thôi vẫn chưa đủ, còn phải biết tế nhị, dịu dàng. Tâm hồn người lầm lỗi rất mong manh, vừa nhiều tự ái vừa đầy mặc cảm. Một lời nói không khéo sẽ dẫn đến đổ vỡ, một thái độ vô tình sẽ khơi thêm hố ngăn cách. Bởi vậy mới cần sự tế nhị để biểu hiệu tấm lòng yêu thương, tạo nên cảm giác an toàn và kính trọng, mở ra một bầu khí tín nhiệm, thuận lợi cho việc cởi mở tâm tình và khai thông bế tắc.

    Yêu thương, trân trọng, tế nhị nhưng cũng phải kiên trì. Việc sửa lỗi không đơn giản một lần là xong, nhưng có những trường hợp phải nhiều lần, nhiềi lượt, nhiều phương án khác nhau để phù hợp cho từng trường hợp riêng biệt. Cần nhớ rằng, sửa lỗi là việc của chúng ta, nhưng kết quả là việc của Chúa. Chúng ta không có khả năng để thay đổi người khác, nhưng cậy dựa vào ơn Chúa để lay chuyển và biến đổi họ trong tình yêu thương và kiên trì. Mỗi tâm hồn là một thế giới riêng biệt, thiếu kiên trì tìm hiểu thì chúng ta dễ lầm lạc, không thể đi vào để nối kết tương giao, và lại càng không thể giúp đỡ để sửa đổi người anh em mình.

    Cuối cùng kinh nghiệm cho tôi biết rằng, sửa lỗi người khác đồng thời đi đôi với việc sửa mình : có nghĩa là duyệt xét lại tâm tình, ý hướng và phương cách của mình cho chân chính và phù hợp, để tránh những chủ quan và thiển cận. Nếu không như thế thì chính tôi lại lầm lỗi trong khi sửa lỗi người khác, tạo nên mâu thuẫn và đối nghịch. Có những trường hợp người khác không thể sửa đổi được nếu chính tôi đã không sửa đổi. Vì thế sự đổi mới trước tiên nơi bản thân tôi mời gọi và thúc đẩy sự đổi mới nơi người khác. Với tấm lòng yêu thương và quảng đại, với cái nhìn hiểu biết và cảm thông của một con người đã từng lầm lỗi và sửa lỗi, tự tâm hồn tôi có sức thuyết phục và chuyển biến người khác trong sự tương giao đối với họ, giúp họ tự nhận thấy và cải đổi dần dần những lầm lỗi của mình trong ơn thánh Chúa.

    Không có sự đổi mới ngoài tình yêu, Chính tình yêu tạo nên sự đổi mới, và người ta chỉ đổi mới vì tình yêu. Tình yêu kêu gọi tình yêu. Hễ có tình yêu là có đổi mới. Tình yêu càng chân thực thì sự đổi mới càng hữu hiệu. Tình yêu càng sâu rộng thì sự đổi mới càng sâu xa. Vì thế điều quan trọng trên hết mọi sự là tình yêu phải chiếm cứ và ngự trị trong tâm hồn ta. Chỉ có tình yêu đích thực mới có khả năng phát sinh mọi điều thiện hảo.

    Lạy Chúa, con biết rằng, cây hoa chỉ tuyệt đẹp khi nó được nghệ nhân cắt tỉa và chăm bón hằng ngày. Chúa là một nghệ nhân tuyệt vời và muốn làm nên những công trình tuyệt tác là chính mỗi người chúng con. Nếu con không chịu cắt tỉa thì mãi mãi con chỉ là cây hoa dại bên đường, trở nên tầm thường và gây chán chường cho mọi người, sống mà rồi cũng như chết. Làm người ai cũng muốn đẹp, nhất là nét đẹp tinh thần, nét đẹp của tâm hồn, cái đẹp của sự sống vĩnh cửu. Đó cũng là khát vọng sâu xa của con ngừơi được dựng nên giống hình ảnh Chúa. Dù biết rằng cắt tỉa làm con đau đớn, chịu nhận lỗi làm con cay đắng, chấp nhận sửa lỗi làm con khổ tâm, nhưng con tin rằng tất cả những điều đó đều tuyệt đối cần thiết để con có thể lớn lên trong tình yêu Chúa, trở nên giống Chúa. Ngoài ra, niềm tin vào sự sống vĩnh cửu cho con biết rằng sự cắt tỉa bản thân con hôm nay chuẩn bị cho con một sự thanh luyện gắt gao và kinh khủng cuối cùng của ngày mai trước khi VƯỢT QUA để đi vào VÔ TẬN cùng với Chúa. Con hiểu được điều này khi chiêm ngắm thập giá khổ hình của Chúa, và con tha thiết mong mỏi rằng: đó cũng sẽ là chứng tích tình yêu và niềm hy vọng cuối cùng của cuộc đời con nơi lòng thương xót Chúa.



    Lm. Thái Nguyên.

    nguon : http://www.simonhoadalat.com/giaoduc...LoiChoNhau.htm
    Cỏ dại ven đường

  19. #19

    Mặc định

    Hôm qua nghe Sp đọc kinh thánh : "vợ chồng phải biết thương yêu nhau, sinh ra những đứa con để có người thờ phụng chúa trời" , đọc dài lắm Ht không nhớ hết được , lại nói tiếng miền trung nên ko hiểu hết

  20. #20

    Mặc định Hòn Ðá Ném Ði

    Hòn Ðá Ném Ði

    ****
    Văn hào Nga Leon Tonstoi có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau: Có một người hành khất nọ đến trước cửa nhà của một người giàu có để xin bố thí. Một đồng xu nhỏ hay một miếng bánh vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có. Nhưng, mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Ðến một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, người giàu đã lấy đá ném vào con người khốn khổ.

    Người hành khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: "Ta mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi".

    Ði đâu, người hành khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.

    Năm tháng qua đi. Lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sạch mối nhục hằng đeo đẳng bên ông. Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: "Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta".


    Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất mà Kitô Giáo đã cống hiến cho con người.

    Trao ban tiền của, trao ban thì giờ, trao ban chính mạng sống mình là điều xem ra dễ làm hơn trao ban lòng tha thứ. Tha thứ là tuyệt đỉnh của yêu thương bởi vì tha thứ là yêu thương chính kẻ thù của mình. Của lễ hy sinh trên thập giá củaChúa Giêsu đã nên trọn khi Ngài thưa với Chúa Cha: "Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng, vì chúng lầm không biết việc chúng làm".

    Tha thứ là của lễ đẹp lòng Chúa nhất, bởi vì qua đó, con người được nên giống Thiên Chúa hơn cả. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta là Thiên Chúa tha thứ và tha thứ không ngừng. Và chỉ có một Thiên Chúa tha thứ không ngừng ấy mới có thể đòi hỏi con người phải tha thứ không ngừng...

    Tha thứ là nét cao đẹp nhất của lòng người, bởi vì càng tha thứ, con người càng nên giống Thiên Chúa.



    nguon : http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/.../09lesong5.htm
    Cỏ dại ven đường

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Thư Cho Người Em Tịnh Độ
    By bachliencu in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 05-06-2012, 02:19 PM
  2. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 06-10-2011, 01:27 PM
  3. Quá Bận Rộn Không Có Thời Gian Niệm Phật
    By TVXQ in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 03-10-2011, 01:29 PM
  4. Khai Thị Pháp Môn
    By bachliencu in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 01-06-2011, 08:42 PM
  5. Người tu Tịnh Độ nên xem (3)
    By bachliencu in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 24-02-2011, 04:52 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •