Trang 3 trong 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
kết quả từ 41 tới 46 trên 46

Ðề tài: Đôi hàng về thầy già

  1. #41

    Mặc định

    Pháp tu của bất cứ tôn giáo nào đại loại cũng chia ra làm hai giai đoạn: tiêu cực và tích cực.
    Trước tiên người tu phải lánh trần tìm nơi tĩnh mịch, hoang vắng hầu tham thiền suy tưởng đến những nguyên lý hữu hình cũng như siêu hình của vũ trụ và cuộc nhân sinh để tìm ra lẽ đạo của trời đất. Họ thường hay hãm mình, ép xác, tu sửa bản thân và thực hiện nhiều phương cách tu tập cầu kỳ, khó khăn. Có khi như có vẽ đày đọa xác thân, hoặc một cách nào đó mà người thế trông như có vẽ điên khùng để mong tìm cứu cánh của sự giác ngộ. Đó là giai đoạn xuất thế mà người tu phải trải qua trong giai đoạn học đạo và tu đạo và thường có tâm trạng tiêu cực, phủ nhận các thực thể của đời sống hiện tại; đó là lúc mà có thiền sư đã nói: “Sông không còn phải là sông, núi không còn là núi.”

    Trong cái thái độ thái quá phủ nhận và vượt khỏi hiện thực để mong cầu trạng thái niết-bàn, thiên đàng, giải thoát… Tu sĩ đã lần hồi thấy được, hiểu được Đạo không phải ở trong sự phủ nhận thế giới này và kiếp nhân sinh, không phải ở trong sự tu đày đọa thể xác để tìm ra giá trị tinh thần, không phải ở trong cái thiện để phủ nhận cái bất thiện, không phải là hoa sen thơm ở ngoài cái đầm bùn. Trong sự phân biệt nhị nguyên của lý luận nông cạn lúc ban đầu, họ đã thấy được ánh sáng rõ ràng của đời sống sẽ tiếp diễn ở bên kia cõi tử, họ đã liễu ngộ được sự an lạc trong những cơn xuất thần, trong những giờ đại định, họ đã từng ghé chân đến thiên đàng, niết-bàn trong những cơn định sâu; Họ đã chính mắt thấy được lẽ huyền diệu của Đạo bằng trực giác; họ đã trực diện với đời sống tâm linh một cách thiết thực và rõ ràng… Cái mà con người gọi họ là kẽ đắc đạo và đạt đạo và mệnh danh họ bằng nhiều danh từ khác nhau: Thánh, A-la-hán, Phật v.v…

    Trong sự liễu đạt các thực chứng đó, họ đã an tâm và không còn lo sợ cái chết là chấm dứt cuộc hành trình của họ. Họ không còn quá nhiều lo lắng để đắm mình trong sự ngốc ngếch lo âu của đời sống quay cuồng, động loạn của kiếp nhân sinh ngắn ngủi. Họ an tịnh bước vào giữa dòng đời, sinh sống, truyền đạt những gì họ đã giác ngộ, chấp nhận những biến thiên của kiếp sống, sống như mọi người mà không bị vọng động, lo âu, sợ hãi, ngu muội như con người. Họ cũng buồn, vui, ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt nhưng khoáng đạt và giải thoát vì họ đã qua khỏi cảnh sống chết này từ lúc họ thực chứng được cái mà các tôn giáo hằng gọi là niết-bàn. Họ đã trở về với thế gian sau thời gian lánh tục. Họ đã lại nhập thế để làm ích lợi cho thế gian. Đó chính là cái ý nghĩa mà ta gọi là “xuống núi” hay cái trạng thái mà thiền sư đã gọi “núi vẫn là núi, và sông vẫn là sông”, đạt đạo nhưng không chối bỏ đời mà làm ích lợi cho đời, không làm theo tư dục mà làm theo thiên ý. Đó cũng còn gọi là giai đoạn tích cực hay Đại thừa của người hành đạo thể hiện các chơn lý của nhà Phật: “Phiền não là gốc của Bồ-đề”, “Sanh tử tức là Niết-bàn” và “Phật pháp bất ly thế gian pháp” một cách trọn vẹn nhất.
    Last edited by Ha Trang; 23-06-2010 at 08:13 PM.

  2. #42

    Mặc định

    Các vị tiên tri thường không được kính trọng ở trong gia đình và quê hương của mình.
    Chúa Jesus, sau khi chịu cám dỗ trong sa mạc, được ơn thánh linh đưa đi giảng đạo, bắt đầu bài thuyết giảng đầu tiên của mình ở tại nơi sinh sống đã bị ném đá và đuổi ra khỏi quê hương và đã từng bị chịu biếm nhẻ: Người ấy há không phải là con của người thợ mộc tên Joseph và người đàn bà tầm thường Marie đó hay sao?

    Thái tử Sĩ-Đạt-Ta bỏ ngôi vua và vợ con để hiến mình cho sự giác ngộ ắt không khỏi bị hoàng gia cho là kẽ bất hiếu với cha mẹ và bất nghĩa đối với vợ con. Không riêng gì ở quê hương và gia đình, các vị giáo chủ đó còn phải đương đầu với nhiều cảnh ngộ éo le khác do búa rìu của dư luận và sự tàn ác của con người, vì sự hiểu biết thường tình và nông cạn của họ.

    Đấng Christ bị kết án là giao thiệp với phường kỹ nữ và bọn thâu thuế, bị gán cho là dùng bùa phép của chúa quỷ để trừ quỷ, bị cợt nhã là có thể cứu người khác mà không thể cứu lấy mình và bị đóng đinh trên thập tự giá.

    Đức Phật Thích-Ca đã từng bị cật vấn, khiêu khích và vu oan của các trường phái ngoại đạo và từng chịu nhiều người âm mưu hãm hại vì lòng đố kỵ của họ.

    Khương Tử Nha chịu thiên mệnh về trần để thực hiện thiên cơ, cũng đã chịu chung định luật đó, bị Mã-Thị khinh khi là làm những chuyện tầm thường còn chưa được lại còn muốn trừ ma ếm quỷ để ra mặt làm thầy thiên hạ. Đó cũng là thói thường của thế thái nhân tình đối xử với những người có tài mà chưa gặp vận.

    Việc thiên cơ đã được Nguyên Thỉ Thiên Tôn tiết lộ cho Khương-Tử-Nha khi truyền dạy ông xuống núi, nhưng thời gian chờ đợi không phải chỉ ngắn ngủi như nghe mấy câu kệ:
    Mười năm chịu túng áo còn bâu,
    Gượng gạo mua vui chớ chác sầu.
    Ngồi đá bàn khê câu đợi vận,
    Chờ xe vương giả rước về lầu.

    Thiên cơ tại sao lại bày chi nhiều cảnh trớ trêu cho những người chịu mệnh? Nhưng hầu như đó là một định luật và hậu ý của Trời trước khi trao mệnh lớn cho bất cứ người nào. Khương Tử Nha phải chịu cảnh năm chìm bảy nổi để lịch duyệt chuyện đời và am hiểu thế thái nhân tình cũng như để được trui rèn ý chí và khả năng ứng phó với nghịch cảnh. Có như thế ông mới đủ tài năng và đức độ để thế thiên hành đạo khi thời cơ đến. Như vậy Nguyên Thỉ há không phải là không có dụng ý khi đuổi ông xuống núi trước mười năm đó hay sao?

    Việc trừ ma ếm quỉ đều được ghi lại ở những trang kinh xưa. Mật Tông Phật giáo chỉ dạy nhiều cách trừ tà. Thánh Kinh Thiên Chúa giáo có nêu nhiều trường hợp trừ quỉ ám của Chúa Jesus và các tông đồ.

    Ngày nay các giáo sĩ và những kẽ tu hành ít có người làm được việc trừ quỉ vì không chịu khiêm nhường và nhẫn nại để học hỏi luật siêu hình và cách trừ tà và thường móng tâm cao ngạo cho rằng đó là những việc thấp thỏi không cần để ý đến, tới lúc va chạm bệnh tà ma phải chịu nhiều điều nhục nhã và tổn thương tự ái và uy tín của cá nhân và giáo hội mà mình đại diện (phim Exorcist), rồi vội cho rằng Sa-tăng quyền phép còn cao hơn Thượng-Đế và các thánh thần và truyền dạy cho tín đồ một giáo thuyết vô tình đề cao uy tính tối thượng của Sa-tăng, vượt trội hơn quyền năng của Thượng-Đế và các thánh thần trong việc bảo vệ tín đồ chống lại loài ma quỉ.

    Truyện Phong-Thần mô tả hết sức xác đáng phong độ của thần tiên trong việc nhiếp phục loài ma quỉ và làm nổi bật qui tắc giáo hóa yêu tinh cải tà qui chánh, đoái công chuộc tội, để đóng góp công sức vào việc thi hành thiên ý. Việc đó đúng với chánh lý và định luật siêu hình mà những người học khoa học Mật Giáo đã thực nghiệm.
    Last edited by Ha Trang; 23-06-2010 at 08:15 PM.

  3. #43

    Mặc định

    Mỗi người trong cuộc đời ắt đã có lần gặp một vài vị coi bói, tiên đoán cho về số mệnh một cách hết sức chính xác. Có điều khi vừa được xem cho, việc đã qua thì có thể kiểm nghiệm được ngay, nhưng những tiên đoán về tương lai nhiều khi có người phải đợi năm hoặc mười năm sau mới thấy nó hiển hiện, lúc đó thầy tướng số đã chẳng biết ở đâu rồi.

    Muốn nổi tiếng, các thầy bói phải có thầy tổ mách bảo. Một số thần linh ở cấp nhỏ có nhiệm vụ qua thầy bói số chỉ đường dẫn lối cho nhân gian, nhất là trong lúc con người đang ở trong hoàn cảnh cực kỳ lo âu sợ hãi và cần sự giúp đỡ cũng như còn chút ít phước đức đáng được nâng đỡ. Khoa bói toán thường dùng rất nhiều hình thức khác nhau bề ngoài như coi chỉ tay, bói bài, xem tướng, xủ quẻ, đoán mộng, chấm tử vi hoặc những cách lạ lùng khác… nhưng tựu chung muốn được thần diệu đều phải có thần linh thần khải cho thầy bói để thầy chỉ vẽ lại cho những người đi xem. Những thầy tướng đem ý riêng của mình ra luận quẻ thường việc coi không được đúng. Cũng có khi thần linh không thể nói sự thật vì làm như vậy sẽ có hại cho đời sống người coi hơn là nói dối họ; đó là những quẻ “quyền thiệt” có tính cách giúp được người coi bói bằng cách nói láo họ. Nên thầy tướng số nào, dù được tổ đãi cũng phải có người khen hay và chê trật. Nhiệm vụ của thầy tướng số dù nhỏ cũng gián tiếp làm cho thân chủ của mình hướng thiện và thấy được vài điều huyền mật của thần linh. Việc coi bói là tiên đoán vận mệnh cho một cá nhân hoặc một gia đình tầm thường, còn thầy bói thì dùng nghề coi bói để mưu sinh độ nhật, nhưng bên cạnh họ cũng giúp đỡ được một số người. Muốn hưởng lợi ích của việc coi bói, người đi coi nên để tâm thản nhiên không vội khen hoặc chê, dùng lí trí để phân biệt đúng sai và dĩ nhiên nếu quẻ linh không cần tin, nó cũng phải xẫy đến, nhất là tránh mê tín.

    Việc tiên tri thì rộng rãi hơn, nó là sự tiết lộ bí mật về tương lai của một số nhân vật quan trọng như vua chúa, tộc trưởng, giáo chủ, hoặc vận mệnh của một bộ tộc, một đất nước hoặc toàn thể nhân loại. Những nhà tiên tri thường cảm được ơn của thánh thần ở đẳng cấp cao hơn, thường được gọi là thánh linh, chúa thánh thần, thiên sứ… Nhà tiên tri truyền trao lại những thông điệp lớn lao mà chính họ đã nhận được của thánh thần… cho một số đông người. Phần đông các người được ơn tiên tri là những tộc trưởng, vua, cố vấn cho vua và những nhà truyền giáo lớn lao. Họ có nhiệm vụ hướng dẫn cũng như cảnh cáo một dân tộc nào đó phải theo con đường mà Trời đã định.

    Trong Phật Giáo sử có đề cập đến nhà tiên tri A-tư-đà (Asita), ông đã tiên đoán về sau hoàng tử Sỉ-Đạt-Ta sẽ trở nên bậc vĩ nhơn cao quí của nhân loại, hoàng tử sẽ đắc quả Phật và ông khóc vì biết rằng không bao lâu nữa ông sẽ chết và sẽ tái sanh vào cảnh giới vô sắc, không được thọ giáo với bậc trí tuệ cao siêu, chánh đẳng chánh giác. Ngoài ra còn có nhiều vị đạo sĩ Bà-la-môn học rộng, tài cao đã đến thăm thái tử Sỉ-đạt-ta khi hoàng tử sanh được năm ngày, trong đó có tám vị đặc biệt lỗi lạc, sau khi quan sát đặc tướng của thái tử, đã tuyên bố hoàng tử sẽ trở nên hoặc một vị chuyển luân thánh vương hoặc ngài sẽ đắc quả Phật.

    Nhiều dữ kiện về việc tiên tri hơn Phật Giáo, Thánh kinh Thiên Chúa Giáo hình như kết liền với những ơn thần khải, được ghi lại suốt từ đầu cho đến kết thúc quyển thánh kinh đó. Các tổ phụ, các đấng tiên tri hay các sơ đồ trong Thiên Chúa Giáo. Được ơn thánh linh để nói tiên tri thật là nhiều, khó có thể ghi chép ra đây hết được, chỉ nên nêu ra một số trường hợp cụ thể:

    • Việc Nô-ê được đức Giê-hô-va truyền dạy đóng tàu để tránh nạn nước lụt hủy diệt mọi loài xác thịt trên mặt đất vì thế gian bấy giờ trở nên bại hoại trước mắt Đức Chúa Trời.

    • Việc Áp-ram được ơn Chúa truyền ra khỏi quê hương, đến nơi Chúa chọn và thành lập một dân lớn.

    • Việc Y-sác được Đức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán: Chớ xuống xứ Ê-díp-tô, hãy ở lại xứ mà ta sẽ chỉ cho, ta sẽ ban phước và làm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời.

    • Việc Gia-cốp chiêm bao thấy một cái thang bạc từ dưới đất, đầu đến tận trời, các thiên sứ của Đức Chúa Trời đi lên xuống trên thang đó và đức Giê-hô-va ngự trên đầu thang và phán rằng: Ta sẽ cho ngươi và dòng dõi ngươi đất mà ngươi đang nằm ngủ đây và sẽ làm cho dân ngươi đông như cát bụi trên mặt đất.

    • Chiêm bao của Giô-sép về việc bó lúa của các anh sấp mình xuống trước bó lúa của Giô-sép và một chiêm bao khác về mặt trời, mặt trăng và mười một ngôi sao đều sấp mình xuống trước mặt Giô-sép. Một lần khác chính Giô-sép bàn mộng cho quan tửu chánh và quan thượng thiên của Pha-ra-ôn, Giô-sép nói: “Sự bàn chiêm bao há chẳng do nơi Đức Chúa Trời ư? Xin hãy thuật lại điềm chiêm bao của hai quan cho tôi nghe đi.”

    • Việc vua Pha-ra-ôn nằm chiêm bao khi thức dậy, tâm thần người bất định, truyền dời các pháp sư và các tay bác sĩ xứ Ê-díp-tô đến, thuật lại điềm chiêm bao của mình cho họ nghe, nhưng chẳng có ai bàn được ngoại trừ Giô-sép.

    • Việc Đức Chúa trời hiện ra cùng Môi-sê trong bụi gai cháy và phán: Ta là đấng tự hữu hằng hữu, hãy nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vậy: Đấng tự hữu đã sai ta đến cùng các ngươi. Lần khác Đức Chúa Trời còn phán cùng Môi-sê rằng: Bây giờ ngươi hãy xem những điều ta sẽ hành Pha-ra-ôn; vì nhờ tay quyền năng, vua đó sẽ tha và cho dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ mình.

    • Đức Chúa Trời hiện ra và hứa cùng Giô-suê: Môi-sê tôi tớ ta đã chết, bây giờ ngươi và cả dân xứ này hãy đứng dậy và qua sông Giô-danh, đặng vào xứ mà ta ban cho dân Y-sơ-ra-ên. Trong đời ngươi sống thì sẽ chẳng ai chống cự trước mặt ngươi, ta sẽ không lìa ngươi và bỏ ngươi đâu.

    • Ghê-đê-ôn xin báo điềm để xác nhận ý Chúa muốn mình giải cứu dân Y-sơ-ra-ên bằng cách để lốt chiên trong sân đập lúa và xin nếu lốt chiên ướt sương còn mặt đất khô ráo thì đúng là ý Chúa muốn. Một người khác thuật điềm chiêm bao cho Ghê-đê-ôn nghe về giấc mộng thấy một cái bánh bằng bột lúa lăn vào trại quan Ma-di-an làm ngả cả trại và Ghê-đê-ôn nói với quân Y-sơ-ra-ên: Hãy trổi dậy, vì Đức Giê-hô-va đã phó trại quân Ma-di-an vào tay các ngươi! (các quan xét)

    • Thiên sứ của Đức Chúa Trời hiện đến với vợ Ma-nô-a: Kìa người son sẻ không có con, ngươi sẽ thọ thai và sanh một đứa con trai về sau nó sẽ giải cứu Y-sơ-ra-ên ra khỏi tay dân Phi-li-tin.

    • Đức Chúa Trời hiện đến Sa-mu-ên và bốn lần gọi tên ông và phán: Ta sẽ làm ứng nghiệm nơi Hê-li các lời hăm dọa ta đã phán về nhà ngươi.

    • Đức Giê-hô-va tỏ ra cho Sa-mu-ên về San-lơ: Ngày mai, tại giờ này, ta sẽ sai một người ở xứ Bên-gia-min đến cùng ngươi, ngươi sẽ xức dầu cho người vì người sẽ là vua của dân Y-sơ-ra-ên ta.

    • Sa-mu-ên được lệnh của Đức Giê-hô-va xức dầu cho David. Từ đó về sau thần của Đức Giê-hô-va cảm động David trong khi đó thần của Đức Giê-hô-va lìa khỏi Sau-lơ vì lỗi của ông ta và sau đó Đức Giê-hô-va khiến một ác thần đến khuấy khuất người.

    • Việc Sau-lơ thấy trại quân Phi-li-tin quá đông đảo thì sợ và lòng rúng động, người cầu vấn cùng Đức Giê-hô-va, song Đức Giê-hô-va không đáp, hoặc bằng chiêm bao, hoặc bằng u-rim, hay bởi các đấng tiên tri, Sau-lơ truyền cho tôi tớ mình tìm một bà đồng biết cầu vong và ra lệnh cho bà ta mời hồn của tiên tri Sa-mu-ên. Bà ta cho biết bà thấy một vị thần ở dưới đất lên, sau khi tả hình dáng thì Sau-lơ biết đúng là Sa-mu-ên. Sau-lơ sấp mình xuống đất van xin cho biết điều phải làm. Sa-mu-ên cuối cùng đã cho ông biết Đức Giê-hô-va đoạt lấy nước người mà ban cho kẻ lân cận ngươi là David. Sau-lơ khi nghe xong té nằm dài xuống đất, vì các lời của Sa-mu-ên khiến người sợ hoảng.

    • Đức Giê-hô-va sai Nathan đến trách David: Ta đã xức dầu lập ngươi làm vua Y-sơ-ra-ên, ta đã giải cứu ngươi khỏi tay Sau-lơ. Ta cũng ban cho ngươi nhà của chủ ngươi, trao vào tay ngươi các vợ của chủ ngươi, và nếu điều đó không đủ, ắt ta sẽ thêm cho ơn khác nữa, cớ sao ngươi đã dùng gươm giết U-ri và lấy vợ nó làm vợ.

    • Đức Chúa Trời hiện đến với Sa-lô-môn và phán: Bởi vì ngươi không xin sự sống lâu, không xin sự giàu có, cũng không xin mạng của những kẽ thù nghịch ngươi, nhưng xin sự thông minh để biết xét đoán. Nay ta đã ban cho ngươi sự khôn ngoan, thông sáng không có ai bằng và lại ta còn ban cho ngươi những điều ngươi không xin, tức là sự giàu có và sự vinh hiển, đến đỗi trọn đời ngươi, trong vòng các vua, sẽ chẳng có ai giống như ngươi.

    • Đức Giê-hô-va truyền một tiên tri đến quở trách Giê-rô-bô-am và làm một dấu lạ: Bàn thờ nứt và tro trên bàn thờ đổ xuống đất, riêng tay của vua Giê-rô-bô-am thì cứng và không thể co lại khi ra lệnh bắt tiên tri.

    • Đức Giê-hô-va phán cùng tiên tri E-li: ngươi sẽ xức dầu cho Ha-xa-ên làm vua Sy-ri, ngươi cũng sẽ xức dầu cho Giê-lu, con trai của Nim-si làm vua Y-sô-ra-ên; và ngươi sẽ xức dầu cho E-li-sê, con trai Sa-phát, làm tiên tri thế cho ngươi…

    • Đức Giê-hô-va phán cùng Acha rằng: Này một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai và đặt tên là Em-ma-nu-ên.

    • Lời tiên tri về đấng Mê-si sẽ cai trị vì có một trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nẩy trên vai ngài. Ngài sẽ được xưng là đấng lạ lùng, là đấng mưu luận, là Đức Chúa Trời quyền năng, là Cha đời đời, là Chúa bình an…

    • Lời tiên tri về các dân ngoại đạo về sự đổ nát của Ba-by-lon. Lời tiên tri nghịch cùng người Phi-li-tin, nghịch cùng Mô-áp. Sự hủy diệt dân Asiri được truyền cho Ê-thi-ô-pi. Lời tiên tri về Ê-díp-tô, lời tiên tri nghịch cùng Duma và Arabi. Lời tiên tri về sự suy sụp của Ty-rô. Lời tiên tri về sự lập lại Y-sô-ra-ên. v.v…

    • Đức Giê-hô-va phán cùng Giê-rê-mi: “Trước khi tạo nên ngươi trong lòng mẹ, ta đã biết ngươi rồi, trước khi ngươi sanh ra, ta đã biết riêng ngươi, lập ngươi làm kẻ tiên tri cho các nước… Ngươi sẽ đi khắp mọi nơi nào ta sai ngươi đi và sẽ nói mọi điều ta truyền cho nói. Đừng sợ vì cớ chúng nó…

    • Lời tiên tri về đấng Christ: “Hỡi Bét-lê-em, đất Giu-da! Thật ngươi chẳng phải kém gì các thành lớn của xứ Giu-da đâu, vì từ ngươi sẽ ra một tướng là đấng chăn dân Y-sô-ra-ên tức dân ta.”

    • Lời tiên tri về Báp-tít mà đấng tiên tri Ê-sai đã báo trước: Có tiếng kêu trong đồng vắng: “Hãy dọn đường cho Chúa, ban bằng các nẻo ngài”.

    • Kết thúc thánh kinh Thiên Chúa Giáo là phần khải huyền tiên đoán về thời kỳ cuối cùng của loài người.

    Như vậy ơn bói toán và ơn tiên tri có một số điểm tương đồng và một số điều dị biệt. Một số tu sĩ sau này không có khả năng để nghiên cứu về huyền bí học đã tỏ ra lúng túng và mâu thuẫn khi đề cập đến sự bói toán: có lúc chính họ lại bày ra những điều mê tín quá đáng và cũng chính họ nhiều khi ngăn cản tín đồ một cách độc đoán mà không có lời giải thích chu đáo. Tôi xin liệt kê một thí dụ cụ thể để kết thúc bài này: Một họ đạo tại một tỉnh lỵ ở Việt Nam, Cha phó sở bị lấy trộm một cái radio, mà kẻ trộm không ai có thể phát giác ra. Vài hôm sau một nhóm người trong bổn đạo đã đến thỉnh vấn bằng cách xem bói với một tu sĩ Chà gốc Châu Giang để tìm vết tích người ăn trộm. Kết quả tìm lại được cái radio do một bổn đạo lấy cắp.

  4. #44

    Mặc định

    Người viết bài này đã từng chứng kiến hàng trăm vụ về bệnh quỉ ám do nhiều tu sĩ và đạo sĩ khác nhau chữa trị cũng như chính bản thân đã từng nhúng tay vào việc trừ quỉ ám, có những trường hợp trước sự chứng kiến của năm bảy chục người, và một vài vụ làm chấn động cả một tỉnh, xôn xao dư luận quần chúng địa phương.

    Mỗi một vụ quỉ ám có một sắc thái riêng. Ma quỉ khai khẩu, hành xác bệnh nhân, điều khiển xác người bệnh đối đáp cũng như xuất xử với tu sĩ chữa bệnh đều có những nét đặc thù, ly kỳ cũng như linh động riêng và nhất là ý nghĩa của mỗi trường hợp bị quỉ ám tác động vào tâm thức của người bệnh, thân nhân và những người có cơ duyên diện kiến hoàn toàn khác biệt nhau.

    Trong nội dung nhỏ bé của bài này không sao có thể ghi lại hết những trường hợp điển hình đó, mà nếu cần phải có một quyển sách riêng cho vấn đề này. Ở đây chỉ tóm lượt một số vấn đề có liên hệ tới việc trừ tà được ghi lại điển hình trong thánh kinh Thiên Chúa Giáo và đưa ra một số định luật liên hệ đến việc trừ quỉ ám do chính sự nghiên cứu trực tiếp và kinh nghiệm thực chứng về vấn đề này, so chiếu với quan niệm cổ điển được ghi trong Thánh kinh.

    Sau đây là những mẫu chuyện liên quan đến vấn đề ma quỉ được ghi chép lại trong Thánh kinh Thiên Chúa Giáo.

    Chuyện 1: Đức Chúa Jesus bị ma quỉ cám dỗ. (Ma-thi-ơ 4)
    Bấy giờ, Đức Thánh-linh đưa Đức Chúa Jesus đến nơi đồng vắng, đặng chịu ma quỉ cám dỗ. Ngài đã kiêng ăn bốn mươi ngày bốn mươi đêm rồi, sau thì đói. Quỉ cám dỗ đến gần Ngài, mà nói rằng: Nếu ngươi phải là con của Đức Chúa Trời, thì hãy khiến đá này trở nên bánh đi... Sau đó ma quỉ bèn đem Ngài vào nơi thành thánh, đặt Ngài lên trên nóc đền thờ, và nói rằng: Nếu ngươi phải là con Đức Chúa Trời thì hãy gieo mình xuống đi; vì có lời chép rằng: Chúa sẽ truyền các thiên sứ gìn giữ ngươi... Ma quỉ lại đem Ngài lên núi rất cao, chỉ cho Ngài các nước thế gian, cùng sự vinh hiển của các nước ấy, mà nói rằng: Ví bằng ngươi sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy thì ta sẽ cho ngươi hết thảy mọi sự này. Đức Chúa Jesus bèn phán cùng nó rằng: Hỡi quỉ sa-tăng, ngươi hãy lui ra! Vì có lời chép rằng: Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi. Ma quỉ bèn bỏ đi, liền có thiên sứ đến gần mà hầu việc Ngài.

    Chuyện 2: Hai người bị quỉ ám ở Ga-da-ra (Ma-thi-ơ 8:28)
    Đức Chúa Jesus qua bờ bên kia rồi, tại xứ dân Ga-da-ra, gặp hai người bị quỉ ám ở nơi mộ đi ra, bộ dữ tợn lắm, đến nỗi không ai dám đi ngang qua đường đó. Chúng nó la lên rằng: Lạy con Đức Chúa Trời, chúng tôi với Ngài có can hệ gì chăng? Có phải Ngài đến đây để làm khổ chúng tôi trước kỳ không? Và, khi ấy, ở đằng xa có một bầy heo đông đương ăn. Các quỉ xin Đức Chúa Jesus rằng: Nếu Chúa muốn đuổi chúng tôi ra, xin cho nhập vào bầy heo đó. Tức thì cả bầy ở trên dốc núi nhảy xuống biển, thảy đều chết chìm ở dưới nước.

    Chuyện 3: Người câm bị quỉ ám (Ma-thi-ơ 10:32)
    Người ta đem tới Ngài một người câm bị quỉ ám. Quỉ bị đuổi ra rồi, thì người câm nói được. Đoàn dân lấy làm lạ mà nói rằng: Không hề bao giờ thấy sự như vậy trong dân Y-sô-ra-ên. Những người Pha-ri-si lại nói rằng: Người này cậy phép chúa quỉ mà trừ quỉ.

    Chuyện 4: Mười hai sư đồ được ban phép trừ tà (10:1)
    Đức Chúa Jesus gọi mười hai môn đồ đến, ban quyền phép trừ tà ma, và chữa các thứ tật bệnh.

    Chuyện 5: Chúa chữa người bị quỉ ám.
    Tội phạm đến Đức Thánh-linh: Bấy giờ có kẻ đem đến cho Đức Chúa Jesus một người bị quỉ ám, đui và câm. Ngài chữa cho, đến nổi người ấy thấy và nói được... Người Pha-ri-si nói: Người này chỉ nhờ bên Bê-ên-xê-bun là chúa quỉ mà trừ quỉ đó thôi... Chúa Jesus nghe thế nói: Nếu ta cậy thánh linh của Đức Chúa Trời để trừ quỉ, thì nước Đức Chúa Trời đã đến tận các ngươi... Nếu ai nói phạm thượng đến con người, thì sẽ được tha; song nếu ai nói phạm đến Đức Thánh-linh, thì dầu đời này hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha.

    Chuyện 6: Chúa chữa bệnh phong điên (Ma-thi-ơ 17:14)
    Có một người đến gần, quì trước mặt Ngài mà thưa rằng: Lạy Chúa, xin Chúa thương đến con trai tôi! Vì nó mắc bệnh phong điên, phải chịu đau đớn quá; thường khi té vào lửa, và té xuống nước. Tôi đã đem nó cho môn đồ Chúa, nhưng chữa không được... Chúa Jesus quở trách quỉ, quỉ liền ra khỏi đứa trẻ, và từ giờ đó đứa trẻ được lành. Môn đồ bèn đến gần Đức Chúa Jesus, mà hỏi riêng rằng: Vì cớ gì chúng tôi không đuổi quỉ ấy được? Ngài đáp rằng: ấy là tại các ngươi ít đức tin.

    Chuyện 7: Sự chữa người bị quỉ ám (Mác 1:23).
    Lúc ấy trong nhà hội co người bị tà ma ám, kêu lên rằng: Hỡi Jesus người Na-xa-rét, chúng tôi với Ngài có sự gì chăng? Ngài đến để diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai: là đấng Thánh của Đức Chúa Trời. Nhưng Đức Chúa Jesus nghiêm trách nó rằng: Hãy nín đi, ra khỏi người này! Tà ma bèn vật mạnh người ấy, cất tiếng kêu lớn, và ra khỏi người. Ai nấy đều lấy làm lạ hỏi nhau. Người này lấy quyền phép sai khiến đến tà ma, mà nó cũng phải vâng lời. Danh tiếng Đức Chúa Jesus tức thì đồn ra khắp cả miền xung quanh xứ Ga-li-lê.

    Chuyện 8: Tà ma tiết lộ về Jesus (Mác 3:11).
    Khi tà ma thấy Ngài, bèn sấp mình xuống nơi chơn Ngài, mà kêu lên rằng: Thầy là con Đức Chúa Trời! Song Ngài nghiêm cấm chúng nó chớ tỏ cho ai biết mình.

    Chuyện 9: Người Gie-ra-sê bị quỉ ám (Mác 5:2).
    Có một người bị tà ma ám từ nơi mồ mả đi ra đến trước mặt Ngài (người nầy đầu bị cùm chơn bị xiềng rồi cũng bẻ xiềng, tháo cùm mà đi ra). Thấy Chúa Jesus ở đằng xa, y chạy lại sấp mình xuống trước mặt Ngài, mà kêu lớn rằng: Hỡi Đức Chúa Jesus, con Đức Chúa Trời rất cao, tôi với Ngài có sự gì chăng? Tôi nhơn danh Đức Chúa Trời mà khẩn cầu Ngài, xin đừng làm khổ tôi... Chúa Jesus hỏi: Mầy tên gì? Thưa rằng: Tôi tên là Quân Đội; vì chúng tôi đông...

    Chuyện 10: Các quỉ nói về Jesus (Lucas 4:40).
    Cũng có các quỉ ra khỏi nhiều kẻ mà kêu lên rằng: Ngài là đấng Christ! Con Đức Chúa Trời. Nhưng Ngài quở nặng chúng nó, cấm không cho nói mình biết Ngài là đấng Christ.

    Chuyện 11: Gióp.
    Ngày kia các con trai Đức Chúa Trời đến ra mắt Đức Giê-hô-va (Thượng Đế) và Sa-tăng cũng đến trong vòng chúng. Sa-tăng thưa với Đức Giê-hô-va: Gióp kính sợ Đức Chúa Trời là tại vì Ngài thương ông ta va ban cho ông ta của cải, sức khỏe, vợ con xinh đẹp đông đảo... Nhưng nếu Chúa đụng đến các vật người có, thì thử xem ông ta có phỉ báng Chúa trước mặt hay không? Đức Giê-hô-va phán với Sa-tăng rằng: Nầy các vật Gióp có nay phó trong tay ngươi, cứ thử thách nó nhưng đừng làm hại mạng sống của hắn ta.

    Sa-tăng tra tay vào việc: Bò, lừa, của Gióp bị cướp – Chiên bị nạn lửa đốt chết – Lạt đà bị cướp đoạt – Con trai, con gái bị nhà sập đè chết, tôi tớ bị cướp giết.

    Trong cơn thử thách đó, Gióp đã tỏ ra xứng đáng khi thốt lên: Tôi trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, và tôi cũng sẽ trần truồng mà về. Đức Giê-hô-va đã ban cho, Đức Giê-hô-va lại cất đi, đáng ngợi khen Đức Giê-hô-va.

    Sa-tăng sau đó lại xin lệnh của Thượng Đế để làm hại đến thân thể của Gióp: Gióp bị ung độc, phải lấy sành gãi mình và ngồi trong đống tro cho đỡ ngứa. Gióp vẫn không rủa sả Đức Chúa Trời...

    Sau khi thử thách, Gióp đã được Thượng Đế ban cho gấp hai tài sản đã có lúc trước và được ngợi khen.

    Qua những mẩu chuyện quỉ ám rút từ Thánh kinh Thiên Chúa Giáo, người luận bài này xin đưa ra một số định luật vô hình liên hệ với phương cách trừ tà do chính bản thân chứng nghiệm, quan sát và hệ thống hóa về luật siêu hình:
    1. Vụ Tỳ-bà-tinh ăn thịt cung nữ (ma quỉ theo kiểu Đông phương) và Dracula hút máu người (ma quỉ theo kiểu Tây phương) hoàn toàn là bịa đặt, không có trong thực tế. Tử-Nha đánh ma bể đầu chảy máu là một hành động ngu dốt không am hiểu và trái luật siêu hình.

    2. Tỳ-bà-tinh hiện hình người để đi xem bói trước mặt quần chúng không đúng với luật siêu hình. Người học khoa thần bí có thể thấy ma, quỉ, yêu tinh bằng con mắt thứ ba mà người thường cùng lúc không thể thấy được. Đúng ra phải là một phụ nữ bị Tỳ-bà-tinh mượn xác và dẫn xác đến để đi coi bói.

    3. Sa-tăng đóng vai giám khảo để thử thách chúa Jesus và Gióp cũng như các giáo chủ và tín đồ sau này: Câu chuyện số 1 (Ma-thi-ơ 4) Đức Thánh linh đưa Jesus ra đồng vắng để chịu ma quỉ cám dỗ. Sau khi thử thách ba lần, ma quỉ lui ra và thiên sứ đến gần Ngài và tiếp tục hầu việc cho Ngài.

    Câu chuyện về Gióp rõ ràng ghi là mật lệnh mà Thượng Đế cho phép Sa-tăng xuống khảo đảo cũng như đức tin của Gióp đối với Ngài. Đây là ba cuộc thi về nước trời của tín đồ Gióp mà người hạch sát là thánh linh đóng vai ma quỉ.

    4. Một người có thể cùng một lúc sau khi bị ma quỉ nhập xác, có thần tiên chiếu về xác để thị hiện phép lạ. Thật sự hai vai đóng chỉ có một người, đó là thần linh có trách nhiệm. Jesus được thánh linh đưa ra đồng vắng, sau đó ma quỉ nhập vào Ngài đưa vào thành thánh, đem Ngài lên núi để cám dỗ, tất cả chỉ cần một thiên sứ được Thượng Đế ủy nhiệm.

    5. Ma quỉ biết vai trò của Jesus ở thế gian này một cách rất rõ ràng trong khi đó các thầy tế lễ và quần chúng hoàn toàn ngu dốt về Ngài.

    Trong câu chuyện người bị quỉ ám ở Ga-ra-da (Ma-thi-ơ 8:28) cũng như những trường hợp quỉ ám ở câu chuyện (Mác 1:23 5:2) và Lucas (4:40) ma quỉ đã tỏ rõ cho thế gian biết sứ mạng của Jesus: Ngài là đấng thánh của Đức Chúa Trời, đấng Christ v.v.

    Ma quỉ chính là thánh linh đóng vai Sa-tăng làm nổi bật uy tín của người chịu thiên mệnh và giới thiệu Ngài với quần chúng. Trường hợp này trùng hợp với danh ngôn của nhà Phật: “Thiên ma ngoại đạo là Bồ-tát thị hiện”.

    6. Trong thực tế những người bị ma quỉ nhập có thể khiến xác người bệnh trèo lên cây, té xuống sông, đi rong hằng chục cây số, chạy vượt qua những cánh đồng, vung tay múa chân, tự tay đập vào ngực, phá hoại đồ đạc bàn thờ trong nhà, rủa sả những thầy pháp bất chánh, hành người bệnh nhứt đầu như búa bổ, làm á khẩu, hành đau bụng hoặc bại xuôi tay chân hay giựt kinh phong... Thường thân nhân người bệnh phải cùm xích họ lại trong những lúc họ tự hành hung, cho họ uống thuốc an thần hoặc đưa vào nhà thương điên. Câu chuyện số 7 (Mác 5:4) diễn tả đúng truờng hợp người bị tà nhập, tháo cùm xích đi ra. Câu chuyện số 6 (Ma-thi-ơ 17:14) người bệnh bị quỉ hành phong điên, vật xác té xuống nước, xuống lửa. Câu chuyện số 3 (Ma-thi-ơ 10:32), người bệnh bị ma quỉ làm á khẩu. Câu chuyện số 5 ma quỉ ám người bị bệnh đui…

    7. Ma quỉ trước khi xuất thường vật mạnh xác người bệnh té ngã dưới đất, đưa tay vuốt mặt, vỗ tay, gây tiếng động lớn trước khi trả xác lại bình thường. Câu chuyện số 7: ta mà vật mạnh người chết, cất tiếng kêu lớn và ra khỏi người.

    8. Một người bệnh có thể bị nhiều con tà nhập vào cùng một lúc. Câu chuyện số 9 (Mác 58), ma quỉ nói: Tên tôi là Quân-đội vì chúng tôi rất đông.

    9. Nếu ma quỉ có thể nhập vào người thì cũng có thể nhập vào loài thú như: Bò, rắn, rùa, hổ, bướm, v.v... Thực tế đã có nhiều trường hợp như thế. Câu chuyện số 9 (Mác 5:13) ma quỉ nhập vào bầy heo và nhảy xuống biển.

    10. Thần linh có thể tá vào người để khuyến thiện và làm phép lạ được gọi là Thánh linh. Thần linh cũng có thể nhập vào người nhiều ác nghiệp để sửa trị họ hoặc khiến người bệnh chửi rủa các tu sĩ cao ngạo và ngu ngốc hoặc đề cao uy tín của những bậc chân tu được gọi là tà ma.

    11. Những người nhiều nghiệp hoặc tu thiếu âm đức, ngã mạn, bàng môn tả đạo thường bị tà ma quấy phá và nếu cần thần linh có thể hủy diệt xác họ, nếu không biết phục thiện. Cổ nhân rất chí lý khi nói "Đức trọng quỉ thần kiên". Chính quỉ thần là thiên binh của Thượng Đế thường trừng phạt người phạm luật trời và ngưỡng mộ người có đức.

    12. Trong câu chuyện số 6, các môn đồ đã từng được ban quyền năng trừ quỉ mà không thể chữa được một trường hợp đặc biệt đã đến hỏi Chúa Jesus. Ngài đáp: tại các ngươi ít đức tin. Thực tế, ngoài đức tin còn có nhiều yếu tố khác: Thánh linh muốn các tông đồ phải tùng phục Jesus triệt để, người được Thượng Đế ủy nhiệm giảo đạo thời đó – Các tông đồ chưa đủ đạo hạnh – Muốn các tông đồ khiêm cung và đề phòng sự ngạo mạn của họ khi sử dụng các quyền năng trong việc phục vụ đạo và làm sáng danh Thượng Đế bằng phép lạ.

    Tóm lại, người am hiểu luật siêu hình và hành đúng đạo thì tất cả loài ma quỉ (khối ác) và kể cả thần tiên (khối thiện) đều thị hiện đến quy ngưỡng, vì thực tế Ác hay Thiện đều do thần linh của Thượng Đế cai quản. Nếu ngu dốt bị thánh thần dạy dỗ mà không thông lại cuồng ngạo xúc phạm thánh thần ắt phải chịu cảnh mà thánh kinh đã từng dạy: “Nếu ai nói phạm thượng đến con người (Jesus) thì sẽ được tha; song nếu ai nói phạm thượng đến Đức Thánh-linh, thì dầu đời này hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha.”

  5. #45

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi em_lanh Xem Bài Gởi
    ôi, đúng là mạt pháp. Kẻ mù dắt người đui lần lượt đi xuống địa ngục mà không biết. Giáo pháp của thầy hay thật đó ý như truyện liêu trai mà con đọc từ nhỏ. Đọc vô mà mê tít thò lò ròi quỉ vô thường tới dắt con đi xuống căn nhà Vô Gián Địa Ngục mà con cứ tưởng lên tiên cảnh. Thật đáng buồn làm sao.

    Giáo pháp đi đúng chánh pháp thì hông dịch sang Tiếng Anh cho người ta hiểu mà lại dịch tà pháp. Nếu thầy là người tốt nghiệp đại học văn khoa sài gòn định cử ở Mỹ sao thầy không tự dịch lại để cho member ở forum dịch dùm thầy.

    Thầy già ơi, thầy đã "già" rồi xin hãy về hưu đi đừng đi dụ "con nít" hay dụ những người mới bước vào đạo mà ham chứng đắc. Không gian khổ tu hành mà mong thu hoạch được kết quả. Thầy dụ rồi thầy cũng đọa địa ngục đầu tiên thôi. Dù thầy có thần thông đi nữa thì thầy vẫn không thoát khỏi tam giới đâu và không thoát khỏi quy luật bất biến : " Nhân - quả" đâu. Hãy suy nghĩ kỷ đi thầy.

    Tôi đã đọc nhiều bài của thầy. Thầy bác bỏ kinh Di Đà, Kinh Hoa Nghiêm và ngay cả Kinh và Chú lăng Nghiêm mà tự tạo một tôn phái riêng thì tôi đã biết thầy là tà sư, tà pháp rồi. Bao nhiêu vị hòa thượng, tôn túc, các vị tổ đều đi trên con đường này để đạt trí huệ giải thoát. Còn thầy có lẽ .... tôi không biết con đường thầy đi sẽ về đâu.

    Mong các bạn trẻ hãy hồi tâm suy nghĩ lại trước khi quá muộn. Đi sai con đường uổng một kiếp người. Thân người khó đặng, Phật pháp khó nghe. Do nghiệp mà ta ở lại thế giới này là mạt pháp nghĩa là pháp Phật dạy tới hồi suy vong do đó tà ma ngoại đạo hoành hành, trong đó có bà Thanh Hải chuyên dụ trai tơ, gạt gẫm tài sản người khác mưu lợi cho mình. Giờ thêm 1 ông thầy già này nữa. Các bạn hãy thức tỉnh và hãy thức tỉnh quay lại đi trước khi quá muộn.

    .
    hàm hồ. chứng cứ đâu, hay là a tòng theo số ít kẻ chấp ngã chấp pháp

  6. #46

    Mặc định

    Phải có cơ sở, lý luận đàng hoàng chứ em_lanh

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •