kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Lên Đài Vọng Tiên

  1. #1
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của nhaply
    Gia nhập
    Apr 2008
    Bài gởi
    1,968

    Mặc định Lên Đài Vọng Tiên

    Cửu Nguyệt Đăng Vọng Tiên Đài Trình Lưu Minh Phủ

    Nguyên tác: Thôi Thự



    Cửu Nguyệt Đăng Vọng Tiên Đài Trình Lưu Minh Phủ

    Hán Văn hoàng đế hữu cao đài
    Thử nhật đăng lâm thự sắc khai
    Tam Tấn vân sơn giai bắc hướng
    Nhị Lăng phong vũ tự đông lai
    Quan môn lệnh Doãn thùy năng thức
    Hà Thượng tiên ông khứ bất hoàn
    Thả dục cận tầm Bành Trạch tể
    Đào nhiên cộng túy cúc hoa bôi

    Thôi Thự

    Dịch nghĩa:

    (tháng 9 lên đài Vọng Tiên viết gửi Lưu Minh Phủ)

    (vua Văn Đế nhà Hán đã cho dựng 1 đài cao)
    (ngày nọ [tháng 9] tôi lên đài, nắng sớm chan hòa)
    (mây núi vùng Tam Tấn bay về phương bắc)
    (mưa gió từ phía đông kéo tới Nhị Lăng)
    (nào ai biết quan coi cửa ải họ Doãn?)
    (đã để cho tiên ông Hà Thượng đi không trở về)
    (tôi muốn tìm đến quan huyện Bành Trạch gần đây)
    (để cùng ông uống rượu cúc kiểu ông Đào [Tiềm])

    Ghi chú: Hà Thượng lão ông tiến cử Lão Tử lên vua Văn Đê nhà Hán, rồi đắc thành tiên
    biến mất. Vua cho xây 1 đài cao ở núi Tậy Sơn, gọi là Vọng Tiên Đài, ý mong lão ông trở lại.

    Đào Tiềm, người đời Tấn, giỏi thơ văn. Nhà nghèo, lại không cầu danh lợi. Mãi năm
    40 tuổi mới ra làm 1 chức quan nhỏ ở huyện Bành Trạch. Được mấy tháng thì có
    quan trên về thanh tra, đòi lo lót; ông treo ấn từ quan, trở về làm như nông dân. Cứ
    đến tiết Trùng Dương (ngày 9 tháng 9) ông lại cùng bạn bè uống rượu cúc, ngâm thơ.



    Lên Đài Vọng Tiên

    Đài cao ngất, Văn Đế xây thời Hán
    Bước lên thăm ngày nắng sớm dịu dàng
    Mây núi vùng Tam Tấn hướng bắc phương
    Mưa gió tới Nhị Lăng từ đông lại
    Hẳn quan Doãn đã du di nơi ải
    Để Thượng Ông khuất biền biệt nẻo tìm
    Muốn ghé quan Bành Trạch chổ thân quen
    Khề khà chút rượu thơm mùi hoa cúc

    Bản dịch của Nguyễn phước Hậu

    Vua Văn nhà Hán dựng đài cao
    Ngày nọ leo lên nắng thắm màu.
    Tam Tấn núi mây quay bắc hướng
    Nhị Lăng mưa gió phía đông vào
    Tiên ông Hà Thượng đi không lại
    Ai biết Doãn quan ải thế nào.
    Muốn kiếm gần đây Bành Trạch chủ
    Để cùng uống rượu cúc ông Đào.

    --Bản dịch của Anh Nguyên--

    Lên đài Vọng-Tiên

    Hán-Văn-Đế dựng đài cao,
    Hôm lên, nắng sớm tràn vào ánh dương.
    Mây Tam-Tấn hướng bắc phương,
    Nhị-Lăng, mưa gió từ đường hướng đông.
    Ai hay quan Doãn đâu không,
    Để cho Hà-Thượng tiên ông đi rồi.
    Tể quan Bành-Trạch, tìm chơi,
    Cùng nhau rượu cúc mềm môi ông Đào...

    http://www.hoasontrang.us/tangpoems/...hi.php?loi=423
    mậu âm (...) kỷ dương (...)

  2. #2
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của nhaply
    Gia nhập
    Apr 2008
    Bài gởi
    1,968

    Mặc định

    Theo sách Tam Hoàng Thiên Kinh, Đức Thái Thượng hiện xuống cõi trần rất nhiều lần, kể ra sau đây:

    ■ Vào thời Thái cổ nước Tàu:

    Đời Thiên Hoàng Thị, Ngài là Bàn Cổ.

    Đời Địa Hoàng Thị, Ngài là Vạn Pháp Thiên Sư.

    Đời Nhơn Hoàng Thị, Ngài là Đại Thanh Tử.

    ■ Vào thời Thượng cổ, cũng ở nước Tàu:

    Đời vua Phục Hy, Ngài là Huất Hoa Tử.

    Đời vua Thần Nông, Ngài là Xích Tùng Tử.

    Đời vua Huỳnh Đế, Ngài là Quảng Thành Tử.

    Đời vua Thiếu Hạo, Ngài là Tùy Ưng Tử.

    Đời vua Chuyên Húc, Ngài là Xích Tinh Tử.

    Đời vua Nghiêu, Ngài là Vụ Thành Tử.

    Đời vua Thuấn, Ngài là Y Thọ Tử.

    Đời vua Hạ Võ, Ngài là Chân Hành Tử.

    Đời vua Thành Thang, Ngài là Tích Tắc Tử.

    Đến đời nhà Tấn, Đức Lão Tử có hiện xuống xưng là Hà Thượng Công dạy An Kỳ học đạo.

    Đến đời vua Hán Văn Đế, Đức Lão Tử hiện xuống trần, xưng là Quảng Thành Tử. Hán Văn Đế rất mộ đạo, sai sứ đến rước về triều. Quảng Thành Tử nói:

    - Lẽ nào không đích thân tới rước mà lại sai sứ đến?

    Sứ giả về tâu lại, Hán Văn Đế đến gặp Quảng Thành Tử, nhà vua nói:

    - Ở trong nước là bề tôi của vua, thầy tuy có đạo mặc dầu, song cũng là dân của Trẫm, sao không chịu sụt lại một chút mà làm kiêu như vậy? Hay là Trẫm không làm được họa phước cho thầy chăng?

    Quảng Thành Từ nghe vua nói như vậy, liền cất mình bay lên cao độ 100 thước, ngồi trên thinh không, ngó xuống nói với vua Hán Văn Đế rằng:

    - Nay, trên chẳng tới Trời, dưới chẳng tới Đất, Bệ hạ làm họa phước cho ta sao đặng.

    Vua Hán Văn Đế biết lỗi, liền bước xuống xe làm lễ, xin thọ giáo. Quảng Thành Tử đưa cho nhà vua một cuốn kinh bảo cứ học theo đó mà tu luyện.

    Qua đến đời vua Hán Thành Đế, Đức Lão Tử lại hiện xuống tại suối Khúc Dương , truyền đạo cho Vu Kiết.

    Đời vua Hán An Đế, Đức Lão Tử truyền Kinh Tội Phước Tân Khoa cho Lưu Tiên.

    Đời vua Hán Trinh Đế, Đức Lão Tử hiện xuống truyền Kinh Bắc Đẩu cho Trương thiên Sư.

    Đời vua Hán Hoàn Đế, Đức Lão Tử hiện xuống núi Thiên Thai truyền Kinh Bác Động cho Vạn Niên Tiên sinh.

    Đời vua Hán Linh Đế, Đức Lão Tử hiện xuống truyền kinh cho Trương Thiên Sư một lần nữa.

    Qua đời nhà Đường, Đức Lão Tử hiện xuống tại núi Dương Giác, truyền đạo cho Đường Công.

    Đời vua Đường Cao Tổ, có người ở Phổ Châu, tên là Thiện Hành, đi ngang qua núi Dương Giác, gặp một Ông già mặc áo trắng, gọi đến nói rằng:

    - Ngươi về tâu lại với Đường Thiên tử: Thái Thượng Lão Quân là Ông nội.

    Đường Cao Tổ hay tin, liền lập miếu thờ tại núi Dương Giác, và tôn Đức Lão Tử là "Huyền Nguơn Hoàng Đế".

    Hồi thời nhà Châu, Đức Lão Tử có hiện xuống truyền đạo cho Ông Lý Ngưng Dương, tu hành đắc đạo thành Tiên, hiệu là Lý Thiết Quày (thường gọi là Lý Thiết Quả), đứng đầu Bát Tiên.

    -----------------------------
    Đường tống minh thanh: thái thành tử, tổng trì thiên sư, không đời nào không giáng
    Last edited by nhaply; 31-01-2012 at 10:46 PM.
    mậu âm (...) kỷ dương (...)

  3. #3
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của nhaply
    Gia nhập
    Apr 2008
    Bài gởi
    1,968

    Mặc định

    đến đời vua Châu Kỉnh Vương, Đức Khổng Tử qua kinh đô nhà Châu học Lễ, nghe nói có Đức Lão Tử tại đó, liền đến xin ra mắt và hỏi Đức Lão Tử về Lễ. (Chuyện gặp gỡ nầy có chép trong sách Sử Ký của Tư Mã Thiên).

    Đức Khổng Tử chủ trương theo các nghi lễ của các vua đời trước, nhưng Đức Lão Tử bác bỏ ý kiến đó, nói rằng:

    - Những người mà Ông nói đó đều tan xương nát thịt cả rồi, chỉ còn lời nói của họ mà thôi. Vả lại, người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghinh ngang, không gặp thời thì tay vịn nón lá mà đi chơn không. Tôi nghe nói: Người buôn giỏi thì biết giấu của báu, khiến người ta thấy dường như không có hàng; người quân tử có đức tốt thì diện mạo thường như ngu si. Ông nên bỏ cái khí kiêu ngạo cùng cái lòng ham muốn nhiều, cái vẻ hăm hở cùng cái khí tham lam đi, những thứ ấy đều không ích chi cho Ông. Tôi chỉ nói với Ông có thế thôi.

    Đến khi Đức Khổng Tử cáo từ, Đức Lão Tử tiễn Đức Khổng Tử ra cửa và nói:

    - Tôi nghe nói: Người giàu sang lấy tiền bạc để tiễn nhau, người nhân đức dùng lời nói để tiễn nhau. Tôi không thể làm người giàu sang, nhưng trộm lấy tiếng là người nhân đức, xin có lời nầy tiễn Ông: Kẻ thông minh và sâu sắc là gần cái chết vì họ khen chê người ta một cách đúng đắn; kẻ giỏi biện luận, đầu óc sâu rộng làm nguy hiểm đến thân mình vì họ nêu lên cái xấu của người khác. Kẻ làm con không có cách nào để giữ mình, kẻ làm tôi cũng không có cách gì để giữ mình.

    Ý của Đức Lão Tử, khi nói ra các lời trên với Đức Khổng Tử, là Ngài chống lại sự thông minh, sự Trung và sự Hiếu, là những nguyên lý mà Đức Khổng Tử đang chủ trương, bởi vì: Có trí khôn thì dễ nguy, nếu cứ theo Trung và Hiếu thì cứ hoàn toàn bị lệ thuộc vào vua và vào cha mẹ, khó lòng được sống tự do tự tại, ung dung thơ thới.

    Đức Khổng Tử ra về, nói với các học trò:

    - Con chim, ta biết nó bay; con cá ta biết nó lội, con thú ta biết nó chạy. Đối với loài chạy thì ta có thể dùng lưới để săn, đối với loài lội thì ta có thể dùng câu để bắt, đối với loài bay thì ta có thể dùng cung tên mà bắn, đến như con rồng cỡi mây cỡi gió lên Trời, ta không sao biết được. Hôm nay, gặp được Lão Tử, Ông ta có lẽ là con rồng chăng?

    Kể từ đó về sau, Đức Lão Tử không đầu thai xuống trần nữa. Khi biết người nào có duyên phần thì Ngài dùng thần thông hiện xuống cõi trần để dạy đạo cho người ấy tu luyên, rồi Ngài trở lại Cung Tiên.

    -----------------------------------------

    đương đại: vân trung tử
    mậu âm (...) kỷ dương (...)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Em đã từng yêu ♥
    By Gemmie in forum Tâm sự nhỏ to, chia sẻ, suy ngẫm
    Trả lời: 1407
    Bài mới gởi: 18-05-2012, 10:37 AM
  2. Đôi mắt của quỷ (truyện dài)
    By Hư_Không in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 46
    Bài mới gởi: 21-12-2011, 12:23 AM
  3. CHẲNG BIẾT
    By Dil Bahadur in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 30-10-2011, 03:19 PM
  4. Thắc mắc
    By canhtimpy2004 in forum Tâm sự nhỏ to, chia sẻ, suy ngẫm
    Trả lời: 90
    Bài mới gởi: 13-05-2011, 02:06 PM
  5. Cúng giỗ và thờ phụng tổ tiên
    By damquangvinh in forum Đạo Mẫu,Đạo Tứ phủ
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 13-03-2011, 08:19 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •