Trang 1 trong 3 123 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 53

Ðề tài: [Đạo Gia] Lão Tử Đạo Đức Kinh

  1. #1

    Mặc định [Đạo Gia] Lão Tử Đạo Đức Kinh

    Thưa các bác, các cô các chú và các đạo hữu, con thấy thầy con đã có một bài về Đạo Đức Kinh nhưng chỉ là dẫn Kinh thư mà chưa giải thích. Thiết nghĩ sẽ gây hạn chế cho nhiều người! Vậy nên hôm nay, mạn phép "Vắng chủ nhà , gà vọc niêu tôm", con xin Post lại Đạo Đức Kinh kèm theo phần chú giải !


    Lão Tử Đạo Đức Kinh gồm hai Thiên Thượng và Hạ
    Thiên Thượng gồm các chương từ 1 đến 37
    Thiên Hạ gồm các chương từ 38 đến 44
    Last edited by huangtaoist; 21-08-2008 at 08:04 PM.
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  2. #2

    Mặc định

    Thiên Thượng

    Chương 1

    Kinh thư:

    Đạo khả đạo, phi thường đạo ; danh khả danh, phi thường danh. Vô, danh thiên địa chi thủy ; hữu, danh vạn vật chi mẫu. Cố thường vô, dục dĩ quan kì diệu; thường hữu dục dĩ quán kì hiếu. Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh, đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn

    Giải nghĩa:

    Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó [đạo] thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến.

    “Không“, là gọi cái bản thủy của trời đất; “Có” là gọi mẹ sinh ra muôn vật. Cho nên, tự thường đặt vào chỗ “không” là để xét cái thể vi diệu của nó [đạo]; tự thường đặt vào chỗ “Có” là để xét cái [dụng] vô biên của nó.

    Hai cái đó [Không và Có] cũng từ đạo ra mà khác tên, đều là huyền diệu. Huyền diệu rồi lại thêm huyền diệu, đó là cửa của mọi biến hóa kỳ diệu.
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  3. #3

    Mặc định

    Chương 2:

    Kinh thư:

    Thiên hạ giai tri mĩ chi vi mĩ. Tư ác dĩ. Giai tri thiện chi vi thiện. Tư bất thiện dĩ. Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hoà, tiền hậu tương tuỳ. Thị dĩ thánh nhân xứ vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo; vạn vật tác yên nhi bất từ, sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, công thành nhi phất cư. Phù duy bất cư, thị dĩ bất khứ.

    Giải nghĩa:

    Ai cũng cho cái đẹp là đẹp, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái xấu; ai cũng cho điều thiện là thiện, do đó mà phát sinh ra quan niệm về cái ác. Là vì “Có” và “Không” sinh lẫn nhau; “Dễ” và “Khó” tạo nên lẫn nhau; “Ngắn” và “Dài” làm rõ lẫn nhau; “Cao” và “Thấp” dựa vào nhau; “Âm” và “Thanh” hòa lẫn nhau; “Trước” và “Sau” theo nhau. Cho nên, thánh nhân xử sự theo thái độ “Vô Vi” dùng thuật “không nói” mà dạy dỗ, để cho vạn vật tự nhiên sinh trưởng mà không can thiệp vào, khéo nuôi dưỡng vạn vật mà không chiếm làm của mình, làm mà không cậy khéo, việc thành mà không quan tâm tới. Vì không quan tâm tới nên sự nghiệp mới còn hoài.
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  4. #4

    Mặc định

    Chương 3:

    Kinh Thư:

    Bất thượng hiền, sử dân bất tranh ﹔bất quý nan đắc chi hoá, sử dân bất vi đạo ﹔bất kiến khả dục , sử dân tâm bất loạn. Thị dĩ thánh nhân chi trị , hư kì tâm , thực kì phúc ﹔nhược kì chí , cường kì cốt . Thường sử dân vô tri vô dục , sử phù trí giả bất cảm vi giả, vi vô vi ,tắc vô bất trị.

    Giải thích:

    Không trọng người hiền để cho dân không tranh. Không quý của hiếm để cho dân không trộm cướp, không phô bày cái gì gợi lòng ham muốn, để cho lòng dân không loạn. Cho nên, chính trị của thánh nhân là làm cho dân: lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, tâm chí thì yếu [không ham muốn, không tranh giành], xương cốt thì mạnh. Khiến cho dân không biết, không muốn, mà bọn trí xảo không dám hành động. Theo chính sách “vô vi” thì mọi việc đều trị.
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  5. #5

    Mặc định

    Chương 4:

    Kinh thư:

    Đạo xung , nhi dụng chi hoặc bất doanh , uyên hề tự vạn vật chi tôn . Toả kì nhuệ , giải kì phân , hoà kì quang , đồng kì trần ; trạm hề tự hoặc tồn . Ngô bất tri thuỳ chi tử , thượng đế chi tiên.

    Giải nghĩa:

    Đạo, bản thể thì hư không mà tác dụng thì cơ hồ vô cùng, nó uyên áo mà tựa như làm chủ tể vạn vật.

    Nó không để lộ tinh nhuệ ra, gỡ những rối loạn, che bớt ánnh sáng, hòa đồng với trần tục; nó sâu kín [không hiện] mà dường như trường tồn.

    Ta không biết nó là ai; có lẽ nó có trước thượng đế.
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  6. #6

    Mặc định

    Chương 5:

    Kinh thư:

    Thiên địa bất nhân , dĩ vạn vật vi sô cẩu ﹔thánh nhân bất nhân , dĩ bách tính vi sô cẩu . Thiên địa chi gian , kì do thác thược hồ ? Hư nhi bất khuất , động nhi dũ xuất . Đa ngôn sác (sổ) cùng , bất như thủ trung

    Giải nghĩa:

    Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh nhân bất nhân, coi trăm họ như chó rơm.

    Khoảng giữa trời đất như ống bễ, hư không mà không kiệt, càng chuyển động, hơi lại càng ra. Càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự hư tĩnh.
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  7. #7

    Mặc định

    Chương 6:

    Kinh thư:

    Cốc thần bất tử , thị vị huyền tẫn . Huyền tẫn chi môn , thị vị thiên địa căn . Miên miên nhược tồn , dụng chi bất cần.

    Giải nghĩa:

    Thần hang bất tử, gọi là Huyền Tẫn (Mẹ nhiệm màu) ; cửa Huyền Tẫn là gốc của trời đất.

    Dằng dặc mà như bất tuyệt, tạo thành mọi vật mà không kiệt (hay không mệt).
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  8. #8

    Mặc định

    Chương 7:

    Kinh thư:

    Thiên trường địa cửu . Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả , dĩ kì bất tự sinh , cố năng trường sinh . Thị dĩ thánh nhân hậu kì thân nhi thân tiên , ngoại kì thân nhi thân tồn . Phi dĩ kì vô tư dả ? cố năng thành kì tư .

    Giải nghĩa:

    Trời đất trường cửu. Sở dĩ trời đất trường cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được.

    Vì vậy thánh nhân đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được. Như vậy chẳng phải vì thánh nhân không tự tư mà thành được việc riêng của mình ư ?
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  9. #9

    Mặc định

    Chương 8:

    Kinh thư:

    Thượng thiện nhược thuỷ . Thuỷ thiện lợi vạn vật nhi bất tranh , xử chúng nhân chi sở ố , cố ky ư đạo . Cư thiện địa , tâm thiện uyên , dữ thiện nhân , ngôn thiện tín , chính thiện trị , sự thiện năng , động thiện thì . Phù duy bất tranh , cố vô vưu .

    Giải nghĩa:

    Người thiện vào bậc cao [có đức cao] thì như nước. Nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh với vật nào, ở chỗ mọi người ghét (chỗ thấp) cho nên gần với đạo.

    [Người thiện vào bậc cao] địa vị thì khéo lựa chỗ khiêm nhường, lòng thì khéo giữ cho thâm trầm, cư xử với người thì khéo dùng lòng nhân, nói thì khéo giữ lời, trị dân thì giỏi, làm việc gì thì có hiệu quả, hành động thì hợp thời cơ.

    Chỉ vì không tranh với ai, nên không bị lầm lỗi.
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  10. #10

    Mặc định

    Chương 9:

    Kinh thư:

    trì nhi doanh chi , bất như kì dĩ , suỷ nhi nhuệ chi , bất khả trường bảo . Kim ngọc mãn đường , mạc chi năng thủ ; phú quý nhi kiêu , tự di kì cữu , công thành thân thoái , thiên chi đạo .

    Giải nghĩa:

    Giữ chậu đầy hoài, chẳng bằng thôi đi ; mài cho bén nhọn thì không bén lâu.

    Vàng ngọc đầy nhà, làm sao giữ nổi; giàu sang mà kiêu là tự rước lấy họa.

    Công thành rồi thì nên lui về, đó là đạo trời.
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  11. #11

    Mặc định

    Chương 10:

    Kinh thư:

    Tải doanh phách bão nhất , năng vô li hồ ? Chuyên khí trí nhu , năng anh nhi hồ ? địch trừ huyền lãm , năng vô tì hồ ? Ái quốc trị dân , năng vô vi hồ ? Thiên môn khai hạp , năng vi thư hồ ? Minh bạch tứ đạt , năng vô trí hồ ? Sinh chi súc chi , sinh nhi bất hữu , trường nhi bất tể , thị vị huyền đức .

    Giải nghĩa:

    Cho hồn, phách thuần nhất, không rời đạo được không? Cho cái khí tụ lại, mềm mại như đứa trẻ sơ sinh được không? Gột rửa tâm linh cho nó không còn chút bợn được không? Yêu dân trị nước bằng chính sách vô vi được không? Vận dụng cảm quan để giữ hư tĩnh được không? Chân tri sáng rỡ hiểu biết được tất cả mà không dùng tới trí lực được không? [Sinh và dưỡng vạn vật. Sinh mà không chiếm cho mình, làm mà không cậy công, để cho vạn vật tự lớn lên mà mình không làm chủ, như vậy gọi là huyền đức - đức cao nhất, huyền diệu].
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  12. #12

    Mặc định

    Chương 11:

    Kinh thư:

    tam thập phúc , cộng nhất cốc , đương kì vô , hữu xa chi dụng . Duyên thực dĩ vi khí , đương kì vô , hữu khí chi dụng . Tạc hộ dũ dĩ vi thất , đương kì vô , hữu thất chi dụng . Cố hữu chi dĩ vi lợi , vô chi dĩ vi dụng .

    Giải nghĩa:

    Ba mươi tay hoa cùng qui vào một cái bầu, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bầu mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ khoảng trống ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa và cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được.

    Vậy ta tưởng cái “có” [bầu, chén bát, nhà] có lợi cho ta mà thực ra cái “không” mới làm cho cái “có” hữu dụng (1)
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  13. #13

    Mặc định

    Chương 12:

    Kinh thư:

    Ngũ sắc linh nhân mục manh ﹔ngũ âm linh nhân nhĩ lung ﹔ngũ vị linh nhân khẩu sảng ﹔trì sính điền liệp linh nhân tâm phát cuồng ﹔nan đắc chi hoá linh nhân hành phương . Thị dĩ thánh nhân vị phúc bất vị mục , cố khứ bỉ thủ thử .

    Giải nghĩa:

    Ngũ sắc làm cho người ta mờ mắt; ngũ âm làm cho người ta ù tai; ngũ vị làm cho người ta tê lưỡi; ruỗi ngựa săn bắn làm cho lòng người ta mê loạn; vàng bạc châu báu làm cho hành vi người ta đồi bại. Cho nên thánh nhân cầu no bụng mà không cầu vui mắt, bỏ cái này mà lựa cái kia [tức cầu chất phác, vô dục mà bỏ sự xa xỉ, đa dục].
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  14. #14

    Mặc định

    Chương 13:

    Kinh thư:

    Sủng nhục nhược kinh , quý đại hoạn nhược thân. Hà vị sủng nhục nhược kinh ? Sủng vi thượng, sủng vi hạ , đắc chi nhược kinh , thất chi nhược kinh , thị vị sủng nhục nhược kinh . Hà vị quý đại hoạn nhược thân ? Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả , vị ngô hữu thân , cập ngô vô thân , ngô hữu hà hoạn ? Cố quý dĩ thân vị thiên hạ , nhược khả kí thiên hạ ﹔ái dĩ thân vi thiên hạ , nhược khả thác thiên hạ .

    Giải nghĩa:

    Người đời được vinh hay bị nhục thì lòng sinh ra rối loạn, sợ vạ lớn thì sinh ra rối loạn. Tại sao vinh, nhục sinh ra rối loạn? Là vì vinh thì được tôn, nhục thì bị hèn; được thì lòng [mừng rỡ mà] rối loạn, mất thì lòng [rầu rĩ mà] rối loạn; cho nên bảo là vinh nhục sinh ra rối loạn.

    Tại sao sợ vạ lớn mà sinh ra rối loạn? Chúng ta sở dĩ sợ vạ lớn là vì ta có cái thân. Nếu ta không có thân [quên mình có thân đi] thì còn sợ gì tai vạ nữa.

    Cho nên người nào coi trọng sự hy sinh thân mình cho thiên hạ thì có thể giao thiên hạ cho người đó được. Người nào vui vẻ đem thân mình phục vụ thiên hạ thì có thể gởi thiên hạ cho người đó được
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  15. #15

    Mặc định

    Chương 14:

    Kinh thư:

    Thị chi bất kiến danh viết di ﹔thính chi bất văn danh viết hi ﹔bác chi bất đắc danh viết vi . Thử tam giả bất khả trí cật , cố hỗn nhi vi nhất . Kì thượng bất kiểu , kì hạ bất muội , thằng thằng bất khả danh , phục quy ư vô vật . Thị vị vô trạng chi trạng , vô vật chi tượng , thị vị hốt hoảng . Nghinh chi bất kiến kì thủ , tuỳ chi bất kiến kì hậu . Chấp cổ chi đạo , dĩ ngự kim chi hữu ; năng tri cổ thỉ , thị vị đạo kỉ .

    Giải nghĩa:

    Nhìn không thấy gọi là di, nghe không thấy gọi là hi, nắm không được gọi là vi. Ba cái đó (di, hi, vi, tức vô sắc, vô thanh, vô hình) truy cứu đến cùng cũng không biết gì được, chỉ thấy trộn lộn làm một thôi. Ở trên không sáng, ở dưới không tối, thâm viễn bất tuyệt, không thể gọi tên, nó lại trở về cõi vô vật, cho nên bảo là cái trạng không có hình trạng, cái tượng không có vật thể. Nó thấ thoáng, mập mờ. Đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi.

    Ai giữ được cái đạo từ xưa vẫn có thì có thể khống chế được mọi sự vật ngày nay; biết được cái nguyên thủy tức là nắm được giềng mối của đạo.
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  16. #16

    Mặc định

    Chương 15:

    Kinh thư:

    Cổ chi thiện vi đạo giả , vi diệu huyền thông , thâm bất khả thức . Phù duy bất khả thức , cố cưỡng vị chi dung :Dự hề , nhược đông thiệp xuyên ﹔do hề , nhược úy tứ lân ﹔nghiễm hề , kì nhược khách ﹔hoán hề , nhược băng chi tương thích ﹔đôn hề , kì nhược phác ﹔khoáng hề , kì nhược cốc ﹔hỗn hề , kì nhược trọc . Thục năng trọc dĩ tĩnh chi từ thanh . Thục năng an dĩ động chi từ sinh . Bảo thủ đạo giả , bất dục doanh . Phù duy bất doanh , cố năng tế nhi tân thành .

    Giải nghĩa:

    Người đắc đạo thời xưa tinh tế, mầu nhiệm, thông đạt, sâu xa không thể biết được. Vì không thể biết được, nên phải miễn cưỡng tả họ như sau:

    Họ rụt rè như mùa đông lội qua sông, nghi ngại như sợ láng giềng bốn bên, nghiêm chỉnh như một người khách, chảy ra, lưu động như băng tan, dày dặn mộc mạc như gỗ chưa đẽo, không hư như cái hang, hỗn độn (lờ đờ) như nước đục.

    Ai có thể đương đục mà lắng xuống để lần lần trong ra? Ai có thể đương hư tĩnh mà phát động để lần lần sinh động lên? Người nào giữ được đạo ấy thì không tự mãn. Vì không tự mãn nên mới bỏ cái cũ mà canh tân được.
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  17. #17

    Mặc định

    Chương 16:

    Kinh thư:

    Trí hư cực , thủ tĩnh đốc . Vạn vật tịnh tác , ngô dĩ quan phục . Phù vật vân vân , các phục quy kì căn . Quy căn viết tĩnh , tĩnh viết phục mệnh . Phục mệnh viết thường , tri thường viết minh . bất tri thường , vọng tác , hung . Tri thường dung , dung nãi công , công nãi toàn , toàn nãi thiên ,thiên nãi đạo , đạo nãi cửu , một thân bất đãi .

    Giải nghĩa:

    Hết sức giữ được cực hư, cực tĩnh xem vạn vật sinh trưởng ta thấy được qui luật phản phục [vạn vật từ vô mà sinh ra rồi trở về vô].

    Vạn vật phồn thịnh đều trở về căn nguyên của chúng [tức đạo]. Trở về căn nguyên thì tĩnh, [tĩnh là bản tính của mọi vật, cho nên] trở về căn nguyên gọi là “trở về mệnh”. Trở về mệnh là luật bất biến (thường) của vật. Biết luật bất biến thì sáng suốt, không biết luật bất biến thì vọng động mà gây hoạ.

    Biết luật bất biến thì bao dung, bao dung thì công bình [vô tư] công bình thì bao khắp, bao khắp thì phù hợp với tự nhiên, phù hợp với tự nhiên thì phù hợp với đạo, hợp với đạo thì vĩnh cửu, suốt đời không nguy.
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  18. #18

    Mặc định

    Chương 17:

    Kinh thư:

    Thái thượng , bất tri hữu chi ﹔kì thứ , thân nhi dự chi ﹔kì thứ , uý chi ﹔kì thứ ,vũ chi . Tín bất túc yên , hữu bất tín yên . Du hề , kì quý ngôn . Công thành sự toại , bách tính giai vị :「ngã tự nhiên 」 .

    Giải nghĩa:

    Bậc trị dân giỏi nhất thì dân không biết là có vua, thấp hơn một bực thì dân yêu quí và khen; thấp hơn nữa thì dân sợ; thấp nhất thì bị dân khinh lờn.

    Vua không đủ thành tín thì dân không tin. Nhàn nhã, ung dung [vì vô vi] mà quý lời nói. Vua công thành, việc xong rồi mà trăm họ đều bảo: “Tự nhiên mình được vậy”.
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  19. #19

    Mặc định

    Chương 18:

    Kinh thư:

    Đại đạo phế , hữu nhân nghĩa ﹔trí tuệ xuất , hữu đại ngụy ﹔lục thân bất hoà , hữu hiếu từ ﹔quốc gia hôn loạn , hữu trung thần .

    Giải nghĩa:

    Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa; trí xảo xuất hiện rồi mới có trá ngụy; gia đình (cha mẹ, anh em, vợ chồng) bất hòa rồi mới sinh ra hiếu, từ; nước nhà rối loạn mới có tôi trung.
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

  20. #20

    Mặc định

    Chương 19:

    Kinh thư:

    Tuyệt thánh khí trí , dân lợi bách bội ﹔tuyệt nhân khí nghĩa , dân phục hiếu từ ﹔tuyệt xảo khí lợi , đạo tặc vô hữu . Thử tam giả dĩ vi văn , bất túc , cố linh hữu sở thuộc :kiến tố bão phác , thiểu tư quả dục .

    Giải nghĩa:

    Dứt thánh (thánh hiểu theo quan niệm Khổng, Mặc) bỏ trí, dân lợi gấp trăm; dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại hiếu từ; dứt (trí) xảo bỏ lợi, không có trộm giặc.

    Ba cái đó (thánh trí, nhân nghĩa, xảo lợi) vì là cái văn vẻ (trang sức bề ngoài) không đủ (để trị dân) cho nên (phải bỏ mà) khiến cho dân qui (hoặc chuyên chú) về điều này: ngoài thì biểu hiện sự mộc mạc (tố), trong thì giữ sự chất phác (phác), giảm tư tâm (tư), bớt dục vọng (dục).
    Đắc thủ được kiến thức mà đem ra sử dụng không phải là một thú vui trên đời hay sao?
    Có bạn phương xa đến thăm chẳng phải là một niềm vui lớn ư?
    Người chẳng oán trách người khác vì họ không biết đến mình chẳng phải là bậc quân tử có tu dưỡng sao?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •