kết quả từ 1 tới 11 trên 11

Ðề tài: Thư pháp

  1. #1
    Nhất Đẳng Avatar của phuochai
    Gia nhập
    Mar 2008
    Nơi cư ngụ
    Tỉnh TT-Huế
    Bài gởi
    1,171

    Mặc định Thư pháp

    Huynh đệ nào có tài liệu hướng dẫn viết thư pháp ko? post cho đệ học hỏi với ạ.

  2. #2

    Mặc định

    Đây là đề tài mà mình cũng rất thích, coi như mình tìm thấy đồng chí rồi. Hy vọng có nhiều người tham gia

    Thầy Nguyên Tâm viết và giảng về thư pháp

    Thầy Thích Nguyên Tâm đã đến và ngồi viết Hán tặng quí đồng hương, quí Phật Tử nhân dịp Mừng Xuân Đinh Hợi 2007. Đây là một sinh hoạt đặc biệt, hiếm hoi trong những ngày xuân tại Little Saigon. Đặc biệt vì, bên cạnh việc thưởng thức nét “phượng múa rồng bay” của nghệ thuật thư pháp, thầy Nguyên Tâm còn dành nhiều thời gian để giảng giải cách viết, lịch sử cũng như kể nhiều giai thoại về thi ca qua những câu, chữ khách muốn biết. Nội lực và sự thông hiểu sâu sắc của thầy Nguyên Tâm về bộ môn thư pháp làm cho mọi người rất ngưỡng mộ, thích thú. Dưới đây là cuộc trao đổi ngắn với thầy Nguyên Tâm, vào lúc ông ngồi dưỡng khí, sau một hơi dài viết thư pháp.

    VW: Thưa thầy trau dồi môn viết thư pháp được bao lâu rồi?
    Nguyên Tâm (NT): Từ ngày tôi vào chùa tu, cũng trên 20 năm rồi. May mắn cho tôi, khi vào chùa, tôi thấy một số câu, chữ Hán,… bắt đầu từ đó, trong tôi có một niềm đam mê lớn. Từ đó tới nay, lúc nào tôi cũng nhập tâm, suy nghĩ về thư pháp.

    VW: Xin thầy kể cho mọi người biết một câu chuyện về quá trình trau dồi, luyện tập thư pháp, mà qua đó, cho thấy thư pháp đã tác động đến đời sống của thầy?

    NT: Đam mê viết thư pháp đối với tôi thường xuyên. Khi tôi đứng nói chuyện với quí vị, tâm tôi, tay tôi vẫn như đang viết, cho dù không có giấy bút nào hết. Cũng giống như thế “nhất dương chỉ” (cười), khí, tinh hoa từ ngón tay tôi truyền ra thành thư pháp.
    VW: Thưa thầy, như vậy, con mắt viết thư pháp hay là tay viết?

    NT: Tôi không nghĩ là tay hay mắt, mà là tâm. Tâm viết thư pháp là đúng nhất. Người nói bằng mắt, bằng tay hay bằng cái gì khác. Tôi khẳng định tôi viết bằng tâm. Có viết bằng tâm, mới lột tả được ý nghĩa và năng lực của chữ viết, làm cho chữ viết sống động, nhảy múa. Khi viết bằng tâm, mất rất nhiều năng lượng. Ví dụ khi viết chữ NGỘ cho anh Etcetera, tôi phải định tâm, viết một đường thẳng, nét xổ từ trên xuống dưới. Tôi phải nín thở, dứt hơi. Khi nín thở, đường kéo mới thẳng, thở là rung nét chữ liền. Nét bút có thong thả, thoải mái, tự do, giải thoát hay không, là do tâm mà ra. Vì vậy, hàng ngày phải điều tâm, luyện tâm, chế ngự và hành thiền.

    VW: Chắc là chế độ ăn uống sẽ phải nghiêm ngặt lắm?

    NT: Tất nhiên là nhà tu hành, tôi đã ăn chay. Buổi tối ăn ít, để khi ngồi không bị tức bụng. Ăn chay cho nhẹ người, tâm dễ định hơn.

    VW: Nét chữ thư pháp có “thần” là thế nào?

    NT: Cái xác không là xác không. Tức là không có “thần”. Cái xác không được “thần” đi vào, thành ra là có thần. Vì vậy, cùng một chữ đó, nếu một người bình thường, viết vô thức, cũng chỉ là một cái xác không. Nếu viết với một cái tâm nào đó, nét sẽ hoàn toàn khác. Đặt hết toàn bộ tâm vào, chữ đó chắc chắn sẽ rất đặc biệt.

    VW: Thưa thầy, nghệ thuật viết thư pháp bằng chữ Hán cũng có nhiều loại khác nhau?

    NT: Đúng như vậy. Chữ Hán cũng có nhiều loại, nhiều cách viết. Đặc biệt có nhiều loại cổ tự rất khó viết. Tôi đã thử viết nhiều loại và thấy chữ càng cổ, viết càng khó. Ví dụ như những chữ có hình vuông, có thể quí vị nghĩ, cũng dễ thôi, vuông thôi mà. Nhưng không, chữ cổ tự hình vuông viết rất khó. Khó ở đây là sự lột tả ra vẻ đẹp, cái “thần” của cổ tự kia. Nói cách khác, phải có sự luyện tập công phu. Có sống với chữ đó lâu dài, mới lột tả được cái thần có trong con chữ. Phải biến chữ đó thành mình, mình thành chữ, mới có thể nói là thành công.

    VW: Thầy có nghĩ khả năng và sự đam mê thư pháp của thầy được tích lũy từ kiếp trước không?

    NT: Tôi nghĩ cũng đúng. Có thể trong những kiếp trước, tôi đã tạo ra nhiều nhân duyên lớn, nên kiếp này tôi mới vào nhà chùa, đi tu, thấy chữ Hán, rồi mới học rồi viết thư pháp. Aâu cũng là nhân duyên từ kiếp trước.

    VW: Thầy có hài lòng với gì mình đang có (viết thư pháp)?

    NT: Tôi rất an lòng và tin rằng những gì mình sống thật với nó, bằng tất cả các tâm, và tìm thấy trong nó một niềm hạnh phúc, đó là niềm hạnh phúc.

    VW: Thưa thầy, khi viết thư pháp, thầy đã dùng loại cọ, bút lông nào, và loại nào thầy thích dùng nhất?

    NT: Nói ra điều này, có thể sẽ có người cười. Đối với tôi, không quan trọng loại cọ nào hết. Bây giờ đưa tôi bất cứ loại cọ nào, ngay cả cọng cỏ, cọng chuối khô, tôi viết cũng được. Loại cọ nào không quan trọng. Một người viết thư pháp, ở trình độ cao, phải vượt qua luôn cả những giới hạn, ràng buộc của các vật dụng,… lúc đó mới đạt được đỉnh cao của nghệ thuật thư pháp. Tỉ dụ như, nếu như bộ cọ, vật dụng anh yêu thích bị mất, lúc đó anh không còn viết đẹp nữa hay sao? Đừng bị ràng buộc với vật chất.

    (Sưu tầm)

    Nghệ thuật thư pháp thời hội nhập !
    --------------------------------------------------------------------------------

    Hanoinet - Trong lúc nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống "chết dở" vì suy giảm các điều kiện khách quan để tồn tại và diễn xướng thì nghệ thuật thư pháp Việt lại được đông đảo người dân trong nước yêu thích, nhất là trong dịp tết cổ truyền dân tộc.

    Tầng lớp thanh niên trẻ cũng dần say mê theo học và nghiên cứu thư pháp như một món ăn tinh thần mong tìm trong đó quốc hồn, quốc tuý của dân tộc mình.

    Thư pháp là một môn nghệ thuật đỉnh cao của văn hoá Phương Đông, đòi hỏi sự kết hợp của cá tính, phong cách, nhân cách, sự điêu luyện và một quá trình rèn luyện hết sức gian khổ mới có được. Thư pháp chỉ có thể dùng để viết các loại chữ có cấu tạo hình khối như Hán tự, Katakana, Hiragava, Hangul, chữ Nôm. Đặc điểm của loại chữ này là có sự rời rạc giữa các con chữ và mỗi chữ được xếp trong một ô vuông hoàn chỉnh. Thư pháp Việt trải qua nhiều quá trình thăng trầm đến nay vẫn tồn tại. Bởi không ít nhân sĩ vì quá nặng lòng với văn hoá cha ông nên đã tìm cách phục hồi nền thư pháp Hán Nôm. Theo anh Nguyễn Công Phúc (10 năm viết thư pháp cho biết): “Thư pháp Việt là một loại hình nghệ thuật chữ viết, sử dụng các kí tự la tinh với phương tiện cọ lông và mực Tàu để thể hiện, được chia ra làm 2 lối viết chính: lối trúc và lối mai. Lối trúc là lối viết mạnh mẽ, rắn chắc, các nét được viết to, mang thần sắc vốn dĩ của thi pháp Hán nhưng cũng không kém phần mềm mại, uyển chuyển. Còn lối mai, các nét được viết mảnh mai từng nét chữ mềm mại, thích hợp với cấu trúc của các ký tự latinh. Đa số là những nét cong uốn lượn chứ không có góc cạnh như chữ Hán. Tuy nhiên, có không ít người sử dụng cả hai lối này vào trong một tác phẩm. Lối trúc được dùng cho chữ đại tự và lối mai được dùng cho câu văn viết kèm”.

    Mỗi thư pháp gia có mỗi phong cách và nét chữ hoàn toàn khác nhau, mỗi người một vẻ. Mỗi thể có cách viết khéo léo và cách sắp xếp riêng nhưng tất cả đều mang một ý nghĩa nhất định.Ví như thể mộc thổ: là lối viết mộc mạc, giản dị, ngay hàng thẳng lối, dễ đọc và dễ cảm nhận nhưng không kém phần bay bướm nên được nhiều người ưa thích và thể hiện. Hay thể phong thể là lối viết chữ nhanh, trôi chảy. Khi đặt bút xuống là như một cơn bão quét qua không phút ngập ngừng. Nét chữ tuôn ra theo cảm hứng và quán tính. Nhưng dù sáng tạo hoặc rắc rối cỡ nào thì điều quan trọng đối với viết thư pháp là phải hội đủ các yếu tố như Tâm, Ý, Trí, Khíthì mới có một tác phẩm chuẩn mực mang hồn cốt, khí tiết của người Việt. Xét cho cùng phải có tâm thì khi viết tác giả mới đặt tâm hồn của mình vào con chữ, nhìn vào chữ viết đó người xem có thể cảm nhận được tình cách, tâm hồn của như tâm trạng tác giả. Bên cạnh đó, tác phẩm ấy cũng có toàn bộ những tâm tư, tình cảm của tác giả được thể hiện từ đường nét đến nội dung cũng như hình ảnh minh hoạ kèm theo. Ngoài ra, người viết còn thể hiện khá rõ kỹ thuật vận bút viết sao cho uyển chuyển, khi nhanh, khi chậm, khi nhạt và dày mỏng một cách nhịp nhàng và thanh thoát để thể hiện cái khí của người am hiểu thư pháp thuần thục. Thế mới thấy nghệ thuật thư pháp tồn tại một cách sinh động, phong phú, nhưng cũng có những nguyên tắc cầu kì riêng.

    Cũng giống như nhiều môn nghệ thuật khác, thư pháp Việt chính thống thì luôn được viết theo chiều từ trên xuống dưới và phải sang trái theo các cột dọc và phải thể hiện được cá tính cũng như nhân cách của người viết. Vì thế, người viết thư pháp thực sự phải là người thông thạo chữ Hán Nôm và được đào tạo qua trường lớp đàng hoàng. Đồng thời phải thực sự đam mê và có tâm thì mới thành danh. Song điều quan trọng hơn cả là người học thư pháp cần phải hiểu được văn hoá của cha ông mình để gửi sâu vào đằng sau môn nghệ thuật mà không dễ gì ai cũng có thể thưởng thức. Bởi nó không đơn thuần như một tác phẩm văn học có nhân vật, cốt truyện, cũng không phải là một bài hát với những giai điệu mượt mà, bay bổng mà nó chỉ đi vào lòng người khi chính con người đó có văn hoá sâu rộng, thực sự tĩnh tâm đắm mình vào những nét bút và con chữ. Viết thư pháp cũng như thưởng thức nó đòi hỏi chúng ta đều hội tụ Tâm, Ý, Trí, Khí.

    Ngày nay, không ít người Việt trẻ đã tìm đến với môn nghệ thuật này bằng một niềm đam mê đích thực. Đó không chỉ là mong muốn được lưu giữ, phục hồi hay bảo tồn một giá trị văn hoá của cha ông mà còn là muốn phát triển nó trở thành một môn nghệ thuật đỉnh cao mang đậm quốc hồn, quốc tuý của dân tộc Việt từ bao đời nay. Hầu như năm nào cũng thế, cứ dịp tết đến xuân về người dân Hà Nội lại đua nhau đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám thưởng thức các "nhị thập bát tú thư pháp gia" trình diễn. Trong đó có không ít các bạn thanh niên trẻ tuổi cũng bị cuốn hút và khi ra về không quên mang theo mình một vài câu đối… Đã đến lúc chúng ta cần bảo tồn và phát triển thư pháp ở một đỉnh cao và trả lại vẻ đẹp vốn có của nó .

    Trịnh Lam
    http://thuphapnetviet.com/diendan/showthread.php?t=115

    http://nguyentl.free.fr/html/sujet_thu_phap_1_vn.htm

  3. #3

    Mặc định



    Trăm năm một giấc mộng dài
    Bàng hoàng tỉnh dậy là ai hay mình ?
    Là mình sao chẳng giống mình
    Là ai sao lại chính mình nằm đây !



    Trời cao có vạn vì sao
    Trần gian có vạn lao đao thất tình
    Tự mình thương lấy chính mình
    Trầm tư lắng xuống biết mình thảnh thơi



    Trót sinh làm kẻ phiêu bồng
    Tâm tư đâu dễ mặn nồng riêng ai
    Phù sinh giấc mộng oằn vai
    Chút thân cát bụi tàn phai sớm chiều



    Từ là tâm chẳng sân si
    Bi là thương hết không vì một ai
    Hỷ là vui vẻ hòa hài
    Xả là xóa hết đắng cay vui buồn

    http://vn.myblog.yahoo.com/tintin311...-1&action=prev

  4. #4
    Nhất Đẳng Avatar của phuochai
    Gia nhập
    Mar 2008
    Nơi cư ngụ
    Tỉnh TT-Huế
    Bài gởi
    1,171

    Mặc định

    Cảm ơn Huynh nhiều nhé, Những bức tranh ở trên thật là tuyệt vời. Thật may mắn khi Huynh đã gặp được thầy Nguyên Tâm. Huynh có cuốn sách nào hướng dẫn viết Thư Pháp ko, cho đệ xin một bản.
    Chúc Huynh mạnh khỏe.

  5. #5
    Nhất Đẳng Avatar của phuochai
    Gia nhập
    Mar 2008
    Nơi cư ngụ
    Tỉnh TT-Huế
    Bài gởi
    1,171

    Mặc định

    Có huynh đệ nào có hào hứng với đề tài này thì vào đây chỉ giáo giúp tiểu đệ với ạ.

  6. #6

    Mặc định

    Hoàng mỗ có đĩa VCD, nhưng mà tiếng Trung !
    Thái âm sinh dương
    Dương tẩu huyền quan
    Thiên nhai nhất tuyến võ đông gian
    Chân ý tàng thần vô tận viễn
    Tâm công vạn quyển tịnh như lan ...

    _________________________________
    Võ Đang Thiếu Dương Tử - Hoàng Đạo Gia

    Bế quan tu luyện . . .

  7. #7
    Nhất Đẳng Avatar của phuochai
    Gia nhập
    Mar 2008
    Nơi cư ngụ
    Tỉnh TT-Huế
    Bài gởi
    1,171

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi wudang Xem Bài Gởi
    Hoàng mỗ có đĩa VCD, nhưng mà tiếng Trung !
    Ủa thế hả Huynh, Chắc là Huynh thông thạo về Hán Nôm nhiều nhỉ. Huynh có biết jì về Thư Pháp, nhưng tiếng Quốc Ngữ ko ạ. chứ tiếng Trung thì đệ chịu.\
    Mong Huynh chỉ giáo
    KÍnh
    Mọi thứ chẳng đem đặng - Chỉ có nghiệp tùy thân.

  8. #8

    Mặc định

    Thực lòng mà nói thì Hoàng mỗ chỉ viết thư pháp tiếng Hán, nôm chứ ít khi viết chữ Quốc ngữ !Khi nào có người nhờ, cứ viết đại theo cảm hứng mà thôi !
    Thái âm sinh dương
    Dương tẩu huyền quan
    Thiên nhai nhất tuyến võ đông gian
    Chân ý tàng thần vô tận viễn
    Tâm công vạn quyển tịnh như lan ...

    _________________________________
    Võ Đang Thiếu Dương Tử - Hoàng Đạo Gia

    Bế quan tu luyện . . .

  9. #9
    Nhất Đẳng Avatar của phuochai
    Gia nhập
    Mar 2008
    Nơi cư ngụ
    Tỉnh TT-Huế
    Bài gởi
    1,171

    Mặc định

    Lúc nào có cơ hội, cho đệ thỉnh một chữ nhé Huynh. Cảm ơn Huynh nhiều.
    Chúc Huynh mạnh khỏe.
    Mọi thứ chẳng đem đặng - Chỉ có nghiệp tùy thân.

  10. #10

    Mặc định

    Xin chào huynh Phuochai và chư huynh tỷ ! Đệ cũng rất thích Thư pháp nhưng cũng học TP Hán Nôm thôi! Huynh vô trang web này coi, nhiều thông tin tư liệu, hướng dẫn TP cả Hán và Việt lắm ....

    http://thuhoavietnam.com/main/

    Hy vọng chư huynh nếu có các tác phẩm nào, cùng đưa lên đây để anh em thưởng thức ạ!

  11. #11
    Nhất Đẳng Avatar của phuochai
    Gia nhập
    Mar 2008
    Nơi cư ngụ
    Tỉnh TT-Huế
    Bài gởi
    1,171

    Mặc định

    Cảm ơn Đông Hải Cù Sinh nhiều nhé.
    Đệ cũng chỉ vì đam mê, nên tự học và mỗi lúc có hứng là viết, nên cũng ko đẹp và nét chữ cũng không được sắc lắm, hy vọng được học hỏi ở Huynh.
    Huynh có bức nào thì up lên cho đệ học hỏi với ạ.
    Kính Huynh.
    Mọi thứ chẳng đem đặng - Chỉ có nghiệp tùy thân.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •