Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 23

Ðề tài: xin tham van cac cao nhan

  1. #1

    Mặc định xin tham van cac cao nhan

    mình mới bước vào tập thiền định, có 1 điều thắc mắc xin hỏi các chư huynh đệ . khi mình ngồi thiền trong đêm tối ,nhắm mắt và tập trung vào 1 điểm thì khoảng mấy chục phút sau trong tâm phát sinh một màu sáng hơn lan tỏa khắp người và cảm giác hơi rờn rờn, lúc đó mình thấy hơi thở tư nhiên gấp lên rất nhanh . đươc 1 lúc vì chú ý đến hơi thở nên nó biến mất. xin hỏi mọi người như vây đã đạt đến cận định chưa và mình nên làm thế nào để tinh tấn thêm. xin các chư huynh đệ hoan hỷ chỉ dùm. xin chân thành cảm ơn!:icon_redface::icon_redface:

  2. #2

    Mặc định

    Tôi chỉ trải nghiệm qua nên có vài ý sau:
    Bạn đã có dấu hiệu tốt rồi đó, ko phải ai ngồi thiền cũng đạt được trạng thái ban đầu của Nhập định như vậy đâu. hơi thở đột nhiên gấp sau đó không thấy nữa đây là sự giao nhau của hai trạng thái. Tuy vậy vì tâm bạn chưa sẵn sàng, vẫn còn đâu đấy sự lo lắng ... dẫn đến hơi thở không được nhẹ nhàng.
    Bạn nên thiền đúng tư thế, lưng thẳng, quấn áo mặc nên mềm và rộng, chọn nơi tập thoáng, yên tĩnh. khi có hơi thở gấp gáp bạn nên để tự nhiên, thả lỏng cơ thể.
    Chúc bạn ngày càng tinh tấn !
    Last edited by vovi; 22-10-2007 at 05:12 PM.

  3. #3
    KhôngĐượcNhìn
    Guest

    Mặc định

    Cái đó chỉ là ảo giác thôi, định kiết gì, tại thầy tập chung vào 1 điểm ở trong bóng tối 1 lúc sau thì do ảo giác nên sinh ra như thế. Tôi khuyên thầy trước khi tập thiền nên nghiên cứu kỹ sách vở hoặc vị thầy nào đó trước khi tập không lại lầm đường. Nếu vì chỉ tập cho cơ thể được khỏe mạnh và làm tâm không suy nghĩ lung tung thì chỉ thở ra thở vô đếm 1 cho tới 10 sau đó lại đếm ngược lại từ 10 cho tới 1 thế là được rồi. Còn Định thì theo Phật dạy thì khi đạt tới Sơ thiền sẽ mất 1 trong 10 triền cái (10 triền cái gì tôi quên rồi), Nhị thiền thì mất 3/10, Tam thiền thì 5/10, Tứ thiền 10/10.
    Còn nữa điều quan trọng bật nhất của người tu thiền thì phải nghiên cứu Giáo lý của Phật thật kỹ càng, hiểu thế nào là Nhân quả nghiệp báo?, thế nào là khổ? thế nào là hết khổ...có như thế mình mới đi đúng đường đến giải thoát, không thì thật nguy hiểm.

  4. #4

    Mặc định

    Trước hết “ảo giác” ko thể đến với nhiều người tập Thiền được, tôi đã thấy nhiều người có cảm giác gần giống bác tubihyxa đã miêu tả, đã có lần tôi cũng gặp như vậy.
    Thứ hai, Đức Phật có nói tới chữ “Duyên”, không có duyên khởi thì “Pháp” không hữu dụng, lúc đó “Pháp” chỉ “cứu cánh” trong cuộc đời.
    Thứ ba, bác tubihyxa chi tiết hơn ...
    Thứ tư, nhờ các cao nhân chỉ giáo ...

  5. #5
    KhôngĐượcNhìn
    Guest

    Mặc định

    Sai lầm nghiêm trọng khi cho rằng không có ảo giác khi ngồi thiền, nghĩ như thế sẽ lầm đường lạc lối. khi ngồi thiền muôn ngàn ảo giác hay con gọi là ma nó phá, người tu thiền nhất nhất phải có Thầy vì sao vì khi ngồi thiền có ảo giác hay còn gọi là ma phá thì nói với Thầy của mình để Thầy mình chỉ giáo thêm. Thầy nói đúng đó có duyên thì pháp mới khởi, khi gặp mấy cảnh đó cứ cho mình là đã định hay đắc đạo, đó chình là hạt giống của bất thiện sau khi chết sẽ đi theo nó.
    Thầy nói thứ 3 thứ 4 là có ý gì. Tôi chả phải cao nhân hay thấp nhân gì, biết thì chỉ, còn nghe hay không tuỳ.
    Last edited by KhôngĐượcNhìn; 23-10-2007 at 11:45 AM.

  6. #6

    Mặc định

    Huynh ko hiểu ý của tôi rồi, ý của huynh ở trên thì cho đó là ảo giác, còn tôi nhận xét đó ko phải là ảo giác đó là hiện tượng hay là trạng thái thôi.
    Còn các vấn đề khác như Ma cảnh theo tôi hiểu nó phát nguồn từ hai yếu tố:
    yếu tố bên trong: Các ma cảnh như quỷ sứ, ... nó phản ánh “cái mình” nhận thức “cái ta”, cái ta đầy ô trược ...
    yếu tố bên ngoài: Do tác động của các yếu tố ngoại lai như tia, sóng, các vong ... tác động vào.
    Cái “nhìn” được cũng trong ý niệm, trong tâm.
    Mong các bác chỉ giáo!
    Last edited by vovi; 23-10-2007 at 02:35 PM.

  7. #7
    KhôngĐượcNhìn
    Guest

    Mặc định

    Phải tham khảo kinh Phật cho kỹ trước khi tu tập nhận định sai coi nhu tiêu. Tôi nói ảo giác cho nó gần gủi với đời sống hiện đại, còn Đức Phật nói là Ma Cảnh, tức là do Ma nó biến hiện các cảnh giới cho người hành giả thấy, nếu ai có tính tự ngạ cao thì cho mình đã chứng đất đạo quả rồi đem đi khoe khoang khoát lác, ngay đây sẽ dẫn đến địa ngục bàng sinh, lục đạo trôi nổi.

  8. #8

    Mặc định

    Phần này trích trong 1 quyển sách mà tôi đọc khá lâu nên không nhớ tựa đề.Mọi người tham khảo nhé
    ----
    .....
    Phương pháp hữu hiệu nhất để trở về với cái Phật tánh thanh tịnh đó là tọa thiền. Lịch sử Phật giáo đã chứng minh một cách hùng hồn rằng từ đức Phật đến các đệ tử của ngài, đều giác ngộ từ công phu tọa thiền. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh thật ra không hề khác nhau. Cái tâm này có thể ví như mặt nước hồ, tâm của Phật thì như mặt nước yên tĩnh, trên đó mặt trăng chân lý có thể phản chiếu một cách toàn vẹn. Trong khi tâm của chúng sinh thì giống như mặt nước đang bị các làn sống vô minh quấy động, không thể phản chiếu gì được. Mặt trăng chân lý lúc nào cũng chiếu sáng, do đó vấn đề chính của sự tu tập là làm sao để tâm của mình có thể phản chiếu rõ ràng mặt trăng chân lý mà thôi.
    Bây giờ quí vị nên tự hỏi cái gì đã làm khuấy động tâm của quí vị? Phải chăng đó là các tư tưởng? Trong việc tu tập, việc đầu tiên quí vị phải làm là bặt các tư tưởng lúc nào cũng dấy lên này. Đây là điều không dễ vì trải qua bao nhiêu kiếp sống một cách vô ý thức, vọng niệm đã thành một thói quen không dễ gì mà bỏ ngay được. Quí vị nên nhớ, tất cả mọi tư tưởng, dù thanh cao hay xấu xa, đều có khởi đầu và có chấm dứt. Vì có sinh nên có diệt nhưng vì nó cứ tiếp tục nổi lên nên quí vị tưởng rằng nó thường hằng, đó là sai lầm đầu tiên. Nếu những tư tưởng này tiếp tục khuấy động tâm của quí vị, quí vị sẽ không thể phân biệt cái thật với cái hư được. Con người đã đánh giá cao các tư tưởng trừu tượng, các phân biệt của lý trí, của lý luận, nhưng tất cả những cái này đều là sản phẩm của tư tưởng, mà đã là sản phẩm của tư tưởng vốn vô thường, có sinh có diệt thì gốc rễ của nó đã nằm ở chốn vô minh rồi. Tư tưởng chính là tâm bệnh của con người. Nó chính là nguồn gốc của sự mê hoặc và quí vị cần phải phân biệt thật rõ vai trò của tư tưởng, lý trí vốn có tính cách nhất thời với các khái niệm cố định.
    Thiền định là phương pháp làm ngưng lại và dứt đi những tư tưởng này. Một khi các làn sóng tư tưởng khuấy động đó dứt tuyệt thì quí vị sẽ nhận thấy rằng mặt trăng chân lý lúc nào cũng chiếu sáng. Giây phút nhận ra điều này là kiến tánh, tức là ngộ, là hiểu rõ được bản thể chân thật của tự tánh. Khác với những ý niệm lý luận hay triết học vốn xuất phát từ tư tưởng, nghĩa là có khởi đầu và có chấm dứt, và có thể thay đổi theo thời gian. Sự chứng ngộ chân lý khi các làn sóng tư tưởng chấm dứt này không thay đổi hay có thể mất đi được. Nó sẽ ở mãi mãi với quí vị, và từ đó quí vị có thể sống một cách thoải mái, bình an trong cái tâm trạng đầy phúc lạc, thanh thản đó…


    Sau buổi thuyết pháp, tôi tìm gặp Thiền sư Ysautani để trình bày hoàn cảnh của mính. Cho đến lúc đó tôi mới kể cho ông nghe về công phu tu học của tôi cũng như các kinh nghiệm tâm linh mà tôi đạt được:
    - Thưa thầy, lúc nãy thầy nói rằng một khi đã kiến tánh thì cái kinh nghiệm đó sẽ không mất đi.
    - Đúng như thế.
    - Nhưng trường hợp chứng ngộ của con lại khác. Thiền sư Suga-sama nói rằng con đã chọc thủng được bức màn vô minh, dù chỉ được một hai lỗ rất nhỏ.
    - Nếu bà có thể sống mãi trong tâm trạng đó thì đó là kiến tánh, còn nó đến trong một phút nhất thời rồi lại mất đi thì đó chỉ là một thứ mà ta gọi là Ma cảnh (Makyo), không có gì đáng nói cả. Đừng nên để ý đến nó và cũng đừng quan trọng hóa nó lên.
    Tôi giật mình, mồ hôi toát ra đầy áo. Chưa bao giờ tôi thấy trong người lại chấn động mãnh liệt như vậy. Sau một lúc định thần, tôi lên tiếng:
    - Xin thầy từ bi chỉ dẫn thêm cho con về Ma cảnh.
    Thiền sư Yasutani mỉm cười:
    - Ma cảnh là những hiện tượng không có thật, những cảm giác hư huyễn, những ảo tưởng mà người tu thiền thường gặp phải trong giai đoạn nào đó. Ma cảnh là những vọng tưởng đến và đi theo thời gian nhưng nó sẽ trở thành “chướng” khi người tu, vì thiếu sự chỉ dẫn, để nó quyến rũ và tưởng rằng nó là thật. Ma cảnh thường xuất hiện tùy theo nhân cách, tính khí của người tu. Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật đã giảng rõ về năm mươi hai loài Ma cảnh khác nhau, nếu muốn bà nên nghiên cứu kinh này. Trong các tuần lễ nhiếp tâm, thường thường học trò của tôi bắt đầu kinh nghiệm về ma cảnh vào ngày thứ ba hay thứ tư. Sau khi siêng năng tu tập để kiềm chế tư tưởng, đến một lúc nào đó Ma cảnh sẽ xuất hiện và điều này rất thông thường, không có gì lạ đâu. Có người nhìn thấy các hiện tượng lạ lùng, có người nghe được những lời nói hay mách bảo, xui khiến, có người còn ngửi được các mùi hương hay có thể sờ mó được một vật gì kỳ lạ. Có khi họ thấy thân thể họ nhẹ bổng lên như bay, có khi họ cảm thấy như rơi vào một hố thẳm không đáy, có khi họ bật ra các câu nói kỳ lạ mà không thể kiếm soát được. Đôi khi những câu nói tưởng như vô tình này lại trở nên linh nghiệm như những lời tiên tri. Nhưng dù thế nào chăng nữa, nó vẫn là Ma cảnh, vẫn là những chướng ngại, vẫn xuất phát từ các tư tưởng nghĩa là gốc rễ của nó nằm trong vô minh.

  9. #9

    Mặc định

    (TT)
    Trong trường hợp của bà, đó là một ma cảnh về thị giác, bà đã kinh nghiệm được những điều kỳ lạ, nhìn thấy những quang cảnh với màu sắc lạ lùng, có thể nó xuất phát từ trong tiềm thức do những hình ảnh ký ức ghi nhận được khi bà tu theo Thần đạo. Ảo ảnh về thị giác là điều thường xảy ra nhiều nhất vì mắt là giác quan gắn liền với tư tưởng và người ta sử dụng giác quan này nhiều hơn cả. Một cái nệm ghế bỗng biến thành một con quái vật. Một vết nứt trên tường biến thành con rắn. Nhiều đệ tử của tôi đã thấy hình ảnh ma quỷ nhe nanh múa vuốt hoặc thấy các đức Phật hiện ra với hằng hà sa số đệ tử đi quanh ngài. Điều quan trọng nhất phải ý thức đó là Ma cảnh, đừng để nó quyến rũ, lôi cuốn mà cứ để tự nhiên vì nó đến thì nó sẽ đi. Đừng để tâm vọng động, cứ tiếp tục công phu thiền tập, không sợ hãi, không vui mừng, vì vui hay sợ, lo hay mừng đều là những cảm giác làm khuấy động tâm thức của người tu. Như tôi đã nói, vấn đề quan trọng là làm bặt mọi tư tưởng, làm sao để tâm trống rỗng, yên tĩnh như mặt nước hồ thu thì ánh trăng của chân lý mới có thể phản chiếu một cách toàn vẹn được. Bất cứ một cái gì làm cản trở điều này đều là những chướng ngại do đó điều quan trọng nhất là phải biết tự chủ.
    - Nhưng lý do nào đã làm cho ma cảnh xuất hiện?
    - Ma cảnh là những trạng thái tâm thức xuất hiện một cách nhất thời trong khi khả năng tập trung của con người đã đạt đến một mức độ nào đó. Nếu hiểu theo một nghĩa khác thì công phu thực hành có tiến bộ, các lớp tư tưởng hời hợt trong tâm thức có bị chế ngự thì Ma cảnh mới xuất hiện. Nếu giải thích theo Duy Thức học thì khi các vọng niệm thuộc thức thứ sáu đã lắng đọng, các chủng tử tâm thức chứa đựng trong thức thứ bảy và thứ tám sẽ bị khích động và nổi lên, tạo ra các hình ảnh, màu sắc, âm thanh đặc biệt. Ma cảnh là một sự trộn lẫn của cái thực và cái không thực, hư hư ảo ảo. Nó khác các giấc mộng thông thường vì nó xuất phát từ những chủng tư hết sức vi tế nằm rất sâu trong tâm thức con người. Một số người tu, thiếu sự chỉ dẫn của một vị thầy đã có kinh nghiệm về Ma cảnh, thường bị chúng quyến rũ và đi lạc vào ma đạo. Đừng bao giờ nghĩ rằng các hiện tượng mình kinh nghiệm được trong lúc này là thật. Thấy một cảnh giới chư thiên không có nghĩa là mình đã đạt được cảnh giới đó, đã trở thành một chư thiên. Thấy Phật hay Bồ tát không có nghĩa là mình đã nhập được vào các Pháp hội, nghe Phật thuyết pháp mà lầm lẫn. Một người tu tập phải biết coi đó là một giấc mộng, là hư, là vọng tưởng, là những chướng ngại làm cản trở công phu tu hành. Dù thấy bất cứ điều tốt lành gì cũng đừng phấn khởi, dù thấy điều gì xấu xa cũng đừng sợ hãi vì nếu trong tâm nảy sinh bất cứ một cảm giác gì, nó cũng khuấy động mặt nước hồ tâm, cản trở sự phản chiếu toàn vẹn của ánh trăng chân lý.
    Khi tu tập đến mức thuần thục, các Ma cảnh còn xảy ra ghê gớm hơn nữa. Có khi người tu thấy vào cõi Phật, thấy được ban phúc, được truyền những mặc khải rồi tưởng mình đã chứng đắc này nọ. Tất cả những cái đó đều là Ma cảnh. Nếu bị quyến rũ, nếu để tâm vọng động thì kết quả chỉ là sự phung phí năng lực mà thôi. Nhưng nói một cách khác, khi bắt đầu thấy những Ma cảnh thì đó là dấu hiệu cho biết mình đã đến một mốc điểm quan trọng nào đó rồi, và nếu giữ tâm yên tĩnh, không bị xao động thì chắc chắn sẽ thành công, sẽ kiến tánh, sẽ giác ngộ. Bà không nhớ đức Phật cũng đã trải qua bao nhiêu thử thách, bao nhiêu khó khăn, trước khi thành đạo dưới gốc bồ đề hay sao? Người ta có thể cho rằng có những Thiên Ma hiện ra quấy quá, thử thách ngài nhưng cũng có thể đó là những Ma cảnh mà ngài kinh nghiệm trước khi đạt đến trạng thái giác ngộ. Dù thế nào chăng nữa, phải biết coi thường những hiện tượng này, cứ để nó đến rồi nó đi, không phản ứng, không chống đối, không vui cũng không buồn, không mừng cũng không lo, thản nhiên bất động trước mọi sự kiện, đó chính là điểm then chốt của người tu thiền.


    Từ trước đến nay tôi đã nghe nhiều người giảng về thiền nhưng chưa bao giờ tôi thấy ai giải thích giản dị và rõ rệt như vậy. Hiển nhiên đây không phải là lý thuyết mà là kinh nghiệm thâm sâu của một bậc thầy đã từng trải. Tuy cố gắng ngồi yên nhưng thực ra toàn thân tôi đã chấn động mãnh liệt, bao thắc mắc nghi ngờ của tôi từ trước dường như đều được giải đáp cả. Thiền sư Yasutani thong thả giải thích thêm:
    - Theo kinh nghiệm của tôi, Ma cảnh thường xảy ra khi sự điều hành của hơi thở và tâm thức chưa được hoàn chỉnh. Khi tâm và thân chưa hoàn toàn nhất như thì sự sai lệch này có thể tạo ra những hiện tượng kỳ lạ, do đó tư thế tọa thiền và việc điều hòa hơi thở rất cần thiết. Người ta không thể tu thiền một cách hấp tấp mà phải chú trọng đến cách ngồi (thiền tọa) cho thật đúng cách, thật thoải mái, và buông xả hoàn toàn.
    Bà nên nhớ thân và tâm là một, bất cứ một sự căng thẳng nào của thân cũng ảnh hưởng đến tâm, và bất cứ một sự xung đột nào của tâm cũng ảnh hưởng đến thân. Việc ngồi thoáng nghe thấy giản dị nhưng thật ra quan trọng không kém việc điều hòa hơi thở. Phần lớn các vị thầy dạy thiền thường quá chú trọng đến việc đếm hơi thở hay tham công án mà xao lãng việc dạy học trò phải ngồi sao cho thật đúng cách. Phần đông các học trò cũng quá nôn nóng hập tấp vào những công án lạ lùng, các quán tưởng cao xa trong khi chưa biết cách ngồi sao cho thoải mái. Có lẽ đó là lý do nhiều người tu thiền đã bỏ cuộc vì ngồi lâu, chân tay tê buốt đau đớn mà chẳng thấy kết quả gì khả quan. Tư thế trong lúc tọa thiền chính là một trong những căn bản quan trọng của công phu tu tập. Đừng tưởng chỉ ngồi xếp bằng, điều hòa hơi thở và tập trung tâm thức là được. Đừng tưởng chỉ tham công án hay quán tưởng vào các hình ảnh, màu sắc là đủ. Một người tu thiền phải biết ngồi một cách trang nghiêm, thành kính với lòng biết ơn sâu xa chư Phật và chư Tổ, những người đã làm cho Phật pháp biểu hiện. Một người tu thiền còn phải biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã tạo ra thân thể, hình hài này nhờ đó người tu mới có thể kinh nghiệm được thực tánh của Pháp. Chính nhờ biết cách ngồi một cách trang nghiêm mà tâm thức sẽ trở nên thành kính, rồi từ đó cử chỉ hành động như đi, đứng, ăn, ngủ cũng ảnh hưởng theo mà có sự chuyển hóa. Nhờ công phu tu thiền mà tâm thức được thoải mái, các vọng tưởng dần dần lắng xuống, và tâm được thanh tịnh. Khi tâm và thân đã quân bình thì sự an lạc sẽ đến, và chỉ trong sự an lạc này người tu mới kinh nghiệm rõ rệt được từng hơi thở sống động, mầu nhiệm từng phút giây. Từ đó sự hô hấp, vốn có tính cách vô thức và thụ động, sẽ chuyển qua ý thức và tích cực, và toàn bộ diễn biến của sự sống sẽ biểu hiện ra một cách rõ ràng hơn bao giờ hết.
    Tóm lại, việc ngồi cho đúng cách là căn bản chính yếu, cần thiết cho những người mới bước vào con đường thiền. Đừng cố gắng ngồi cứng ngắc như khúc gỗ, vừa không tự nhiên, vừa quá căng thẳng nhưng cũng đừng ngồi một cách cẩu thả, nặng nề, trì trệ như bị một vật gì đè nặng lên vai. Tư thế ngồi phải thật thoải mái, vững chãi do đó khi mới tập chỉ nên ngồi khoảng mười lăm phút cho quen thuộc, cho gân cốt co giãn tự nhiên theo tư thế, rồi dần dần tăng lên nửa giờ rồi một giờ. Dĩ nhiên thời gian tọa thiền lâu hay mau tùy lòng nhiệt thành và công phu hành trì nhưng khi người ta có thể ngồi khoảng từ nửa giờ đến một giờ mà thân thể không đau đớn, tê buốt thì cảm giác an lạc, thoải mái sẽ đến một cách tự nhiên.
    - Thưa thầy, con có thể ngồi lâu không mỏi mệt nhưng sao vẫn không thấy có kết quả bao nhiêu?
    - Phải chăng khi ngồi thiền bà đã cố gắng để đạt đến giác ngộ? Cái lòng mong cầu, ao ước đó chính là một chướng ngại đã phá đi trạng thái ung dung tự tại cần thiết. Sự mong cầu, dù mong cầu một sự bình an, giác ngộ, vẫn là một vọng niệm làm khuấy động mặt nước hồ tâm thì làm sao ánh trăng chân lý có thể phản chiếu một cách toàn vẹn được?
    Một lần nữa tôi thấy tòan thân rung động mãnh liệt. Thiền sư Yasutani đã vạch trần những lỗi lầm mà tôi mắc phải. Tôi cố gắng biện bạch:
    - Nhưng dù sao con cũng đã phát triển được về định lực (Joriki).
    - Phát triển về định lực không phải là mục đích tối hậu của Phật giáo. Nó chỉ là một phương tiện, một trình độ mà người ta có thể đạt được khi sự tập trung lên đến mức nào đó. Có định mà thiếu tuệ thì làm sao có thể kiến tánh được.
    Câu nói giản dị trên làm tôi giật nẩy người như bị điện giật. Nó là câu trả lời mà tôi vẫn tìm kiếm trong bao lâu nay. Thì ra thế! Tôi đã quá chú trọng đến công phu, đến phương pháp, đến cách điều hòa hơi thở, và hài lòng với những quyền năng của định lực mà quên lãng việc phát triển trí tuệ, cái điều kiện tiên quyết của người học Phật. Thiền sư Yasutani nói tiếp:
    - Người có định lực có thể phát triển được những năng lực siêu nhiên hay thần thông nhưng dù đạt đến trạng thái tuyệt đỉnh, người ta vẫn không thể cắt đứt được sự kiềm chế của luân hồi sinh tử vì vẫn còn chịu sự chi phối của nghiệp lực. Người có định tuy làm chủ được thân tâm nhưng vẫn không thoát khỏi sự chi phối của khổ não vì chưa nhận ra được tự tánh của mình. Có định phải có tuệ đi kèm thì mới nhận ra tự tánh của mình được. Đó chính là điều mà Tổ Huệ Năng đã nói:” Nào ngờ bản tánh vốn tự đầy đủ, vốn tự thanh tịnh, vốn bất sinh diệt”. Nếu đã nhận ra tự tánh thì thực chất của cái kinh nghiệm đó sẽ không thể khác điều mà xưa kia chư Phật hay chư tổ đã chứng đắc.
    Kiến tánh chính là sự phối hợp tự nhiên của định và tuệ. Định là sức mạnh và tuệ là chất xúc tác để mở con mắt Tâm. Thiếu trí tuệ, người ta chỉ có thể kinh nghiệm được những cái gì hời hợt, nông cạn, chợt đến chợt đi trong chốc lát và sau cùng chỉ là những kỷ niệm rời rạc, chẳng giúp ích gì mà còn là những chướng ngại nếu cứ mải bám víu vào đó.
    .............................

  10. #10

    Mặc định

    Cảm ơn bác Le Ngọc Chi đã trích phần trong cuốn sách để giải thích, giá như bác có thể post hết quyển sách lên hay hay biết mấy.

  11. #11

    Mặc định xin nói đôi lời

    mình đã đọc phản hồi của các chư huynh đệ,xin chân thành cảm ơn mọi người và mình có 1 vài ý kien sau:
    thứ nhất mình thấy ban "khôngduocnhin'' nói hơi quá . bản thân minh từ nhỏ đứng trước những cảnh ngộ đau thương luôn luôn động lòng trắc ẩn, lớn lên đi học đại hoc mình đã có duyên lành tiếp cận với phật giáo và đã giác ngộ mấy năm nay. bây giờ ,mình đã ra trường và chuẩn bi đi làm nhung trong tâm mình luôn hướng về phật pháp. mình cũng định vài năm nữa sẽ li gia cắt ái, xuất gia đầu phật về vơi suối nguồn từ bi, sống cuộc đời thanh tịnh và an lành.
    thứ 2 về vấn đề duyên nghiệp quả báo- vòng sinh tư luân hồi tối tăm dau khổ mình cũng đã tìm hiểu kĩ càng, cũng đã đọc nhiều kinh sách nên cũng đã nắm rõ phần nào.
    tất nhiên những lời cảnh tỉnh của ban "khongduocnhin" là đúng và mình cũng đã từng đọc qua trong kinh phật với những lời khuyên chân thành của Đức phật cũng như các vị bồ tát . tuy nhiên mình thấy những lời nói của bạn "khongduocnhin" hơi gay gắt . hy vọng rằng mỗi người chúng ta sẽ mở rộng lòng mình với bản tánh nhẹ nhàng và an lac hơn. xin chúc các chư huynh đệ tinh tấn trên con dương mình đã chọn

  12. #12
    KhôngĐượcNhìn
    Guest

    Mặc định

    :yb663::yb663::yb663::yb663:

  13. #13

    Mặc định

    Chào bạn vovi
    Tôi không nhớ tựa đề quyển sách, để tôi tìm lại rồi đưa cho bạn sau nhé.
    Chào bạn

  14. #14

    Mặc định

    Đó là cuốn HOA TRÔI TRÊN SÓNG NƯỚC - Bản dịch của Nguyên Phong - cuốn này hiện nay vẫn có thể tìm được ở các hiệu sách cũ đường Nguyễn thị Minh Khai q3 saigon
    Đây là một cuốn sách hay nên mua để có thể đọc chậm mà nghiền ngẫm

  15. #15

    Mặc định

    Cám ơn bác thanhbinh74 đã nhắc.Tôi kiếm thấy rồi, gửi mọi người cùng đọc
    http://www.thuvienhoasen.org/hoatroitrensongnuoc-01.htm
    LNC

  16. #16

    Mặc định

    Bằng con đường Thiền Định , hành giả chứng Tứ Thiền trở lên sẽ có khả năng thi triển thần thông , khi thác được sanh vào các cõi trời tương ứng với cấp Thiền đã chứng , tuy nhiên hết phước lại tùy nghiệp mà đọa lạc tam đồ ,căn bản chỉ là tạm thời đè nén vô minh chứ chẳng chặt đứt gốc rễ , rốt cuộc chỉ là kéo dài thêm con đường sanh tử

    Để chứng Thánh quả , hành giả có thể bỏ qua con đường Thiền Định , chỉ cần hành Thiền Tuệ ( hay còn gọi là Thiền Minh Sát ) , với phương pháp Thiền Tuệ hành giả phát triển Sát Na Định , một loại định giúp phát sanh Trí Tuệ đọan trừ lậu hoặc , trong lịch sử có ghi nhận nhiều vị chứng quả La Hán không cần kinh qua con đường Thiền Định mà chỉ với Thiền Tuệ , chúng ta gọi vị La Hán đó là vị "La Hán Càn Tuệ " hay vị " La Hán Khô Quán "
    http://vn.360plus.yahoo.com/nicholas_chan17/

  17. #17

    Mặc định

    Huynh Đức Hiền phát biểu rất đúng - tôi xin phép bổ xung thêm ờ đoạn :
    "Bằng con đường Thiền Định , hành giả chứng Tứ Thiền trở lên sẽ có khả năng thi triển thần thông , khi thác được sanh vào các cõi trời tương ứng với cấp Thiền đã chứng , tuy nhiên hết phước lại tùy nghiệp mà đọa lạc tam đồ ,căn bản chỉ là tạm thời đè nén vô minh chứ chẳng chặt đứt gốc rễ , rốt cuộc chỉ là kéo dài thêm con đường sanh tử"
    Chính vì vậy hành giả khi phát tâm tu học cần phải phát lời Nguyện rõ ràng cụ thể mạnh mẽ - chính lời Nguyện này sẽ giúp cho hành giả tiến bước trên đường tu không rơi vào hoàn cảnh như huynh Đức Hiền đã nói ở trên ...
    Trân trọng

  18. #18
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của DUNG2001
    Gia nhập
    Jan 2008
    Bài gởi
    653

    Smile Kính gỏi huynh tubihyxa

    :listen:Kính gỏi huynh Tubihyxa.
    Dám hỏi huynh định nghĩa dủm đệ GIÁC NGỘ lả gỉ ????????? Đệ tuỏng chỉ có PHẬT mói GIÁC NGỘ thôi chú, thỉ ra huynh Tubihyxa cũng giác ngộ mấy nãm rổi. Nếu giác ngộ rổi mả cũng cỏn gia vả ái hay sao mả phải cãt. Tội lỗi... Tội lỗi..... Đọc đuọc mấy cuốn kinh hiểu đuọc mấy bải kệ đã nói lả giác ngộ rổi. THIỆT LẢ BẬY BẠ. Nếu nói lả giác ngộ thỉ giỏ nảy đệ nghĩ tên tuổi hỉnh ảnh của huynh đã đụoc thỏ trong chánh điện của các chủa rổi vỉ đây lả vị PHẬT mói vủa GIÁC NGỘ có phải không thủa các huynh trên diển đản. Đệ chỉ góp ý thôi xin đủng buổn nhé. Không biết Tubihyxa huynh có hiểu con nguỏi sanh ra lả để trả nghiệp vả đổng thỏi tạo tác thêm nghiệp vậy huynh đã thấy nghiệp của huynh đã dúc chủa????? theo huynh thỉ tu lả gi???????? Tu lả quay vể vói tụ tánh giác ngộ bỗn lai thanh tinh của mỉnh, không nhất thiết phải đến chủa khoát áo vảng xuống tóc mói gọi lả tu. xin huynh suy sét thật kỷ truóc khi lam, chuc huynh thảnh công .

  19. #19

    Mặc định

    Huynh tưbihyxa thân mến.
    Những gì huynh muốn hỏi chắc đã được thỏa mãn phần nào,tại hạ cũng có một ý kiến nhỏ hy vọng có thể giúp được cho huynh thêm phần nào.

    Theo tại hạ nghĩ mục đích của việc ngồi thiền là để tiến đến cảnh giới VÔ THỨC ,là để làm tĩnh lặng cái tâm vốn đã rất chao động ,trong thôi miên gọi là tâm rỗng tức là loại bỏ tất cả làm cho tâm trống rỗng .Nay huynh trong lúc thiền thấy những điều bất thường như vậy và chú tâm vào nó làm cho huynh cảm thấy lo lắng tức là còn tạp niệm,còn mong muốn điều phi thường ,huynh hãy làm chủ suy nghĩ của mình chớ để những điều đó nó lôi kéo ,đừng để ý đến nó thì nó sẽ tự đi mà thôi , cũng giống như khách đến nhà nếu ta không thích ,không nồng nhiệt họ sẽ không đến nữa,nó cũng như miếng mồi được móc vào lưỡi câu vậy nếu cứ chạy theo miếng mồi đó dễ bị cắn câu mà lầm đường lạc lối ,hãy tập trung bằng cách đếm hơi thở như các huynh trên đã hướng dẫn và chỉ hơi thở mà thôi còn những điều gì khác huynh chớ nên bận tâm.Vài lời nhỏ hy vọng giúp ích cho huynh ,mong huynh sớm được toại tâm.
    Thân ái
    nhanbatnhan
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH


    Hiếu thảo và đức độ là gốc
    Mọi giáo lý cũng từ đó mà ra

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi DUNG2001 Xem Bài Gởi
    :listen:Kính gỏi huynh Tubihyxa.
    Dám hỏi huynh định nghĩa dủm đệ GIÁC NGỘ lả gỉ ????????? Đệ tuỏng chỉ có PHẬT mói GIÁC NGỘ thôi chú, thỉ ra huynh Tubihyxa cũng giác ngộ mấy nãm rổi. Nếu giác ngộ rổi mả cũng cỏn gia vả ái hay sao mả phải cãt. Tội lỗi... Tội lỗi..... Đọc đuọc mấy cuốn kinh hiểu đuọc mấy bải kệ đã nói lả giác ngộ rổi. THIỆT LẢ BẬY BẠ. Nếu nói lả giác ngộ thỉ giỏ nảy đệ nghĩ tên tuổi hỉnh ảnh của huynh đã đụoc thỏ trong chánh điện của các chủa rổi vỉ đây lả vị PHẬT mói vủa GIÁC NGỘ có phải không thủa các huynh trên diển đản. Đệ chỉ góp ý thôi xin đủng buổn nhé. Không biết Tubihyxa huynh có hiểu con nguỏi sanh ra lả để trả nghiệp vả đổng thỏi tạo tác thêm nghiệp vậy huynh đã thấy nghiệp của huynh đã dúc chủa????? theo huynh thỉ tu lả gi???????? Tu lả quay vể vói tụ tánh giác ngộ bỗn lai thanh tinh của mỉnh, không nhất thiết phải đến chủa khoát áo vảng xuống tóc mói gọi lả tu. xin huynh suy sét thật kỷ truóc khi lam, chuc huynh thảnh công .
    đọc bài của bạn mà mình thấy rất buồn! buồn vì sao bạn biết không ? vì tính ngã chấp tâm phân biệt hơn thua của bạn. đọc bài viết trước của mình chắc ai cũng có thể biết mình không thể có ý như bạn nói. nhưng cuối cùng bạn lại suy luận ra những điều mà bạn đáng ra không nên nói . chúng ta khi ngồi đây chắc rằng mỗi người ai cũng có chút duyên lành với phật pháp. mong rằng chúng ta sẽ nỗ lực để vun trồng chăm bón nó đến ngày hái quả tròn viên........

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •