kết quả từ 1 tới 15 trên 15

Ðề tài: Long Tuyền Kiếm - Truyền kỳ trong Đai đạo Tam Kỳ Phổ Độ

  1. #1

    Mặc định Long Tuyền Kiếm - Truyền kỳ trong Đai đạo Tam Kỳ Phổ Độ

    Long Tuyền Kiếm - Truyền kỳ trong Đai đạo tam kỳ phổ độ

    Trong Đạo Cao Đài có một việc hết sức huyền diệu là Đức Phạm Hộ Pháp được Bát Nương mách bảo cho biết, người Tàu dùng Long Tuyền Kiếm ếm vào huyệt kết phát nhân tài của VN, để khi VN có sản xuất nhân tài thì kiếm báu nầy giết chết lúc còn trẻ tuổi. Bát Nương cũng chỉ cho biết, kiếm ấy ếm ở tại làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho, và kêu Đức Hộ Pháp nên đến lấy kiếm và giải phép ếm thì VN mới sản xuất được nhơn tài.

    Ngài Hiền Nhơn Lê Văn Trung và Ngài Đinh Công Trứ (Giám Đốc Trường Qui Thiện) có tham dự vào việc tổ chức phái đoàn do Đức Phạm Hộ Pháp hướng dẫn, đi ghe vào Láng Cát ở làng Phú Mỹ để lấy phép ếm Long Tuyền Kiếm.

    Ngài Hiền Nhơn Lê Văn Trung, sau nầy có thuật rõ lại trong Bài Phủ Dụ, đọc trong dịp Lễ An Vị Phật Mẫu tại Đền Thờ Phật Mẫu nơi Trí Giác Cung (Địa Linh Động) ngày 19-12-Bính Ngọ (dl 29-1-1967).
    Sau đây xin chép lại một đoạn trong Bài Phủ Dụ trên của Ngài Hiền Nhơn Lê Văn Trung nói về việc đi lấy phép ếm Long Tuyền Kiếm của Đức Phạm Hộ Pháp:

    "Nhưng đến ngày 28-3-1930, Đức Ngài đến có hai vị nữ phái (vì lâu nên không nhớ tên) và bốn vị nam phái là ông Tri, Chiêu, Lư, với Lễ Sanh Thái Chia Thanh, hiện nay là Giáo Sư Tần Nhơn. Đức Ngài đến lần nầy là để đi tìm Long Tuyền Kiếm, do Bát Nương mách bảo với Đức Ngài khi trước.

    Đức Ngài chấp bút, được Đức Lỗ Ban giáng nói phải đến Thảo Đường. Thảo Đường nầy là chỗ do Đức Phật Mẫu chỉ dạy, khẩn một lô đất hoang 60 mẫu và khai một con kinh, về các năm trước là năm 1928, theo bài thi của Đức Phật Mẫu, nguyên văn như sau:

    Thảo Đường phước địa ngộ tùng hoa,
    Lục ức dư niên võ trụ hòa.
    Cộng hưởng phàm gian an lạc nghiệp,
    Thế đăng Bồng đảo định âu ca.


    Khi đến con kinh mà ông Đinh Công Trứ và tôi với bổn đạo khai thác, có tạo một ngôi nhà tạm bằng cây lá để thờ Đức Chí Tôn, Đức Lỗ Ban dạy: bước về phía Tây Nam 280 bước thì lấy cái ếm. Lấy xong, Đức Ngài giải nghĩa liền rằng: Long Tuyền Kiếm nầy là do đời Tàu cai trị VN, ếm để sát hại nhơn tài, dầu có trạng ra đời cũng bị vớt đứt (là yểu mạng). Đức Lỗ Ban cho Bần đạo biết, có hai vị Thần ở đây giữ, chỉ dành riêng cho kẻ mạng Trời đến lấy món ếm nầy mà thôi.
    Ếm nầy vào năm 1849, khi Pháp chiếm VN. Đến năm 1914, giặc Âu Châu bùng nổ, Tàu có sai một người Triều Châu độ 65 tuổi qua ếm một lần nữa.
    (Chuyện trên đây ở địa phương nầy, hàng lão thành nhiều người hiểu biết)."

    Một tài liệu khác tựa đề: Một Kỷ niệm thiêng liêng cứu quốc do ông Hà Văn Biện, Cai Quản Ban Tổng Trạo Trung Ương, sao y nguyên văn, ngày 20-9-Nhâm Tý (dl 26-10-1972), xin chép ra sau đây, để độc giả có thêm tài liệu khảo xét.
    "Đêm 18-10-Mậu Thìn (192Cool, Đức Hộ Pháp chấp bút, Bát Nương về mách rằng: Nơi làng Phú Mỹ có Long Tuyền Kiếm, phải đến đó lấy cho được thì sau nầy dân VN được phát triển và đất đó sẽ thành Thánh địa.
    Qua đến ngày 29-2-Kỷ Tỵ (1929) [ngày nầy còn tồn nghi?], Đức Hộ Pháp mới khởi sự đi lấy Long Tuyền Kiếm do cơ bút chỉ ở giữa đồng, nơi hiện giờ là Sở Thảo Đường, có dạng hình núi, núp ở mé bên kia sông, hướng mặt Trời mọc, cánh đông bắc, trước Thánh Thất Khổ Hiền Trang.
    Thánh Thất ở tây nam, phải đi theo rạch chợ Thầy Yến vô Láng Cát tràm sập độ chừng 5 cây số mới đến.
    Khi đến địa điểm, đậu ghe lên bờ, đi bộ chừng 700 thước, thấy nước nơi rạch ao hồ phèn trong vắt, còn đồng thì toàn là năng. Xa hơn nữa là đưng, bàng, đất đen như mực, cả đồng ruộng mà không thấy lúa và trồng cây chi cả. Dân bản xứ sống về nghề đưng, bàng, tranh, còn dài theo rạch thì lò gốm sản xuất chén, dĩa, tộ, v.v...
    Khi tìm thấy khoảnh đất màu vàng nơi gò, bề ngang độ chừng 70 thước, chiều dài từ Bắc chí Nam chừng 50 thước.

    Đoạn Đức Ngài chấp bút, có Đấng vô hình nhập vào xưng là Lỗ Ban, chỉ chỗ đào ngay chót núi sâu xuống chừng 3 tấc tây thì đụng đá, vì núi sắp nổi lên chưa khỏi mặt đất. Đức Lỗ Ban cho biết đây là phép ếm của Trạng Tàu khi xưa vì Trạng Tàu biết chỗ nầy là núi vàng có linh huyệt, sợ sau nầy núi nổi lên thành hình thì nước VN có Trạng ra đời sẽ phục nghiệp. Khi có vua rồi, Việt Nam sẽ cường thịnh, làm bá chủ mà Tàu phải bị lệ thuộc, nên Tàu quyết định đưa người lén sang ếm Long Tuyền Kiếm, vì phép ếm nầy lạ lắm, nếu có nhơn tài hay Trạng ra đời, đều bị lưỡi kiếm nầy vớt chết hết.

    Đến năm 1914, giặc Âu Châu bùng nổ, có người Tàu Triều châu độ 65 tuổi, len lỏi qua ếm ngay nơi đó, đúng như lời mấy ông lão nhắc cho con cháu nghe.

    Đức Lỗ Ban cho biết, nơi đây có một vị Thần vâng sứ mạng Ngọc Đế ở đây gìn giữ vật báu, không cho ai biết mà lấy được, chỉ dành riêng cho Trạng Trời lấy vật báu nầy mà thôi.
    Đức Hộ Pháp, khi tìm được, đào lên, thấy phép Tàu ếm có: 1 ông nghè, 1 lưỡi dao cùn, 6 con cờ tướng, 6 đồng tiền kẽm đời vua Minh Mạng. Đào xuống nữa thấy một hộp bao chì vuông, chiều dài 9 tấc. Đức Ngài cho biết trong đó là Long Tuyền Kiếm, nhưng cấm không cho coi và gói kín lại.

    Đức Hộ Pháp nói: Ngày kỷ niệm giống Lạc Hồng được hưởng Đạo Trời khai, sẽ gỡ ách nhơn loại và sẽ cởi ách nô lệ, và dòng dõi tổ phụ sẽ phục nghiệp, có thể dân tộc xuất hiện nhiều nhân tài, phá tan xiềng xích, chẳng còn lệ thuộc với sắc dân nào. Nếu chậm trễ là do dân tộc VN không tôn thờ chủ nghĩa của Đức Chí Tôn, không đủ yêu mến nhau, cứ tranh giành phúc lộc mãi, và vì tổ phụ vay nợ máu Chúa Trịnh, chúa Nguyễn, còn dính dòng máu ấy nên dân tộc phải trả, nên chưa hưởng sớm. Vì tội Chúa mà tôi mang, cha làm mà con phải trả, ai có mang dòng máu ấy thì phải trả mới mong vãn hồi độc lập.
    Đức Ngài dạy đào một con kinh từ ngọn tràm sập (chỗ đậu ghe) đào băng ngang chót lưỡi Long Tuyền Kiếm cho bứt, ấy là phép để trừ tuyệt cái ếm sát nhân tài. (Sau khi cả anh em Minh Thiện Đàn cố đào ngày đêm cho xong con kinh ấy. Gần ngoài vàm, phần đất tư, chủ họ nằm ngang đường cản trở, mà anh em cố đào cho xong).
    Đúng 1 giờ chiều cùng ngày đó về dùng cơm tại nhà ông Lê Văn Trung và về đến Khổ Hiền Trang là 4 giờ./."

    Một tài liệu khác kể lại khá chi tiết phép ếm của người Tàu bằng Long Tuyền Kiếm như sau:
    "Sau khi Đức Phạm Hộ Pháp xác định được chỗ ếm Long Tuyền Kiếm, do Sư Trưởng Lỗ Ban chỉ dẫn, Ngài liền cho đào xuống. Đào xuống được 1 thước 3 tấc thì gặp một phiến đá lớn, khiêng miếng đá ấy lên rồi tiếp tục đào xuống nữa, đào thêm 3 tấc thì gặp một phiến đá lớn nữa, trên miếng đá nầy có một hình nhân bằng đồng đen cao 1 tấc 8 (ông Nghè), 1 lưỡi dao gãy cán đặt trên 6 con cờ tướng bằng ngà gồm: 1 con Tướng, 2 con Sĩ, 2 con Xe, 1 con chốt, và 6 đồng tiền kẽm đời vua Minh Mạng. Khiêng khối đá ấy lên thì gặp một cái hộp bọc chì dài 9 tấc, ngang 3 tấc, dầy 1 tấc 8.
    Đức Phạm Hộ Pháp cho biết đó là cái hộp đựng Long Tuyền Kiếm và bên trong có một đạo linh phù.

    Vừa lấy hộp Long Tuyền Kiếm lên khỏi chỗ ấy thì ở dưới có một mạch nước phun thẳng lên. Đó là long mạch.
    Đức Hộ Pháp hành pháp giải khai long mạch và chỉ cho các tín đồ tùy tùng thấy đây là long mạch rất quan trọng, cần phải đào một con kinh băng ngang qua long mạch nầy để dẫn nước trong long mạch đi theo các sông rạch mà châu lưu khắp miền Nam VN để mọi người VN đều được hưởng nhờ."

    Ông Chơn Nhơn Phạm Duy Hoai, hồi làm việc chung với Ngài Hiền Nhơn Lê Văn Trung, được Ngài Trung thuật lại cho nghe những việc liên quan đến Long Tuyền Kiếm. Nay Ông Chơn Nhơn Hoai (Ông Tám Hoai) kể lại, ghi được như sau:

    "Thuở nhỏ, lúc ông Trung còn ôm cặp đi học, ông đi bằng xuồng đến trường học ở chợ Phú Mỹ, ông có biết một đám xác đem chôn nơi Láng Cát. Sau đó, lúc ở quán bên đường, ông có nghe một ông lão chuyên môn làm mướn trong vùng, ai mướn chi, ông cũng làm để kiếm sống, ở làng Phú Mỹ, mọi người đều biết ông. Ông lão cằn nhằn lông bông là bữa hổm có đi chôn một bà, phải đào huyệt tới bốn lần mới chôn được.

    Nghe vậy, một người Tàu, đã có mặt tại Phú Mỹ và quanh quẩn nơi đây cả tháng rồi, ông Tàu nói là đi tìm bà con nhưng chưa gặp. Người Tàu nầy từ bàn kế bên bước qua hỏi ông lão là đám xác chôn ở đâu? Ông lão đáp là chôn ở Láng Cát. Người Tàu hỏi vì sao lại đào tới bốn huyệt vậy?

    Ông lão đáp: Bởi vì đào xuống gặp đá, đá cứng quá, mới bỏ chỗ đó, qua đào chỗ khác, cứ thế mà đào đến cái thứ tư là ra bìa gần kinh thì mới đào xuống được để chôn, nhưng chôn cũng không sâu vì đá, hơn nữa trời cũng quá khuya, phải về.
    Người Tàu liền mướn ông lão chèo ghe đưa ông ta đến chỗ đó để ông coi, giá là 2 cắc.

    Ông lão kể câu chuyện tại quán.
    Sau khi người Tàu đó đi xem xong thì trở về. Người Tàu ấy lại hẹn với ông lão là ngày mai nhờ ông lão chèo đưa đi một chuyến nữa. Ông Lão nói rằng: không hiểu ông Tàu đi lên bờ vào trong Láng Cát kiếm cái gì không biết, chỉ thấy ổng cầm trên tay một cái bọc gói kín và bưng một hủ cải bắc thảo.

    Thế rồi thời gian trôi qua, ông lão làm mướn cũng không còn, và người Tàu cũng vắng đi từ dạo đó.
    Cho đến một hôm, gần 14 hay 15 năm sau, sau khi Đạo Cao Đài khai mở, Đức Phạm Hộ Pháp được quyền thiêng liêng chỉ bảo đến ngay tại Láng Cát làng Phú Mỹ lấy phép ếm là Long Tuyền Kiếm của người Tàu.
    Lúc bấy giờ, một sự trùng hợp như có sắp xếp, khiến vùng ký ức của ông Trung chợt được đánh thức, khiến ông nhớ lại tất cả. Nếu không có Đức Phạm Hộ Pháp xuất hiện đi lấy Long Tuyền Kiếm thì câu chuyện của thời quá khứ đã nằm yên trong dĩ vãng.
    Cho nên, lần lượt tất cả những gì ông Trung ghi nhớ được lúc thiếu thời, giờ đây thuật lại cho Đức Hộ Pháp nghe.

    Tiếp đến là đoàn người được Đức Hộ Pháp chỉ định, không quên mang theo những vật dụng cần thiết cho công cuộc đào bới, lên đường vào buổi sáng sớm hôm đó.

    Xuồng đến Láng Cát, dừng lại cặm sào. Đức Hộ Pháp bảo đặt một cái bàn ở một nơi cao nhứt, đoạn Ngài ngồi vào bàn, định thần chấp bút.
    Lỗ Ban Sư giáng, tường thuật lại gốc tích từ giai đoạn và chỉ cách tháo gỡ.

    Đức Ngài hỏi: Họ ếm nơi nào, nhờ Lỗ Ban Sư chỉ giùm.
    Lỗ Ban đáp: Lấy bàn nầy làm trung tâm, đi về hướng mặt Trời lặn 30 bước, đào xuống sẽ gặp.

    Đức Hộ Pháp chọn một người cao bước dài và một người thấp bước ngắn hơn, cùng bước một lượt, đúng 30 bước thì dừng lại. Ngài mới lấy trung bình, rồi sắp người bày đứng hàng ngang, mỗi người một cái cuốc, đồng đào xuống.

    Cả một hàng cuốc, cuốc mỗi lúc một sâu thành đường rảnh, thế mà vẫn không thấy chi cả. Đã mệt mà chưa phát hiện được gì, nên tinh thần họ có vẻ hồ nghi. Trong lúc mọi người đang chống cuốc nghỉ xả hơi, đột nhiên có một vị nói: còn bụi cỏ chác trước mặt nầy để làm gì! Vừa nói thì vị nọ vừa cuốc bụi cỏ lật ngang, thấy có dấu lạ, vị nọ moi lên thì thấy đó là một cái dao lớn dài gãy cán, đầy sét và một hủ bịt kín. Trút hủ ra thì có: một cái hột gà đen thui, 6 con cờ tướng bằng ngà, mấy đồng tiền kẽm đời Minh Mạng. Mọi người mừng rỡ thỉnh Đức Hộ Pháp đến xem.

    Đức Ngài biểu ông Trung đem đi rửa. Ông Trung nói là sau khi rửa sạch liền đem dâng cho Đức Hộ Pháp, ông quên xem là con cờ gì, và lại ông không dám hỏi....

    Tại cái gò đất vàng, Đức Ngài nói: đây là một cái núi chưa nổi. Sau nầy, nếu núi nổi lên thì tại đây có một thứ đá rất đẹp, nằm từng lớp, cứ lấy lên mà bán rất nhiều tiền vì nơi khác không có.

    Tại Báo Ân Từ Tòa Thánh , Ông Tám Hoai cùng các vị Phạm Môn có nghe Đức Phạm Hộ Pháp thuật lại về cây Long Tuyền Kiếm ếm tại Láng Cát Phú Mỹ như sau:
    Ở sâu dưới đất 300 thước, có một long mạch (mạch nước ngầm) chạy từ núi Bà Đen, qua nội ô Tòa Thánh, xuống tới làng Phú Mỹ, trổ lên tại Láng Cát ở Phú Mỹ tỉnh Mỹ Tho. Cho nên Láng Cát là một linh huyệt, và vùng Phú Mỹ sẽ sản xuất nhiều nhơn tài cho nước VN.
    Các nhà chiêm tinh và phong thủy Tàu biết được điều đó, nên sai người đem Long Tuyền Kiếm sang ếm ngay linh huyệt ấy, để khi có nhơn tài xuất hiện thì kiếm đó giết chết lúc còn trẻ, để nước VN không người tài giỏi chống lại người Tàu. Nhưng nghiệp quả của nước VN đã hết, Bát Nương DTC giáng cơ nói với Đức Phạm Hộ Pháp đi lấy cái ếm Long Tuyền Kiếm.

    Sau khi lấy xong, Đức Ngài dạy ông Trung đào một con kinh nhỏ băng ngang linh huyệt cho nước trong long mạch tràn lên, châu lưu khắp sông ngòi, phá tuyệt cái ếm của Tàu.
    Hôm nay, nhân hay tin Thiếu Tá Tòng, con trưởng của ông Trung tử trận, Đức Phạm Hộ Pháp nói: Bần đạo biểu đào con kinh băng qua linh huyệt mà làm không xong sao vậy?
    Ông Trung bước đến gần Đức Hộ Pháp nói nho nhỏ gì đó, Đức Ngài mới nói tiếp: Nhạc Vân bao giờ cũng chết yểu."

    (ST )
    Last edited by Bin571; 04-07-2008 at 02:05 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2
    Đai Xanh Avatar của MuaLan
    Gia nhập
    Jun 2008
    Nơi cư ngụ
    Viet Nam
    Bài gởi
    169

    Mặc định

    Ðây mới chính là cái tui muốn biết bấy lâu nay. Bây giờ đã có câu trả lời. Thật là hy hữu. hahahahhah
    Last edited by Bin571; 04-07-2008 at 03:15 PM.

  3. #3

    Mặc định

    @các sư huynh,

    Trong thế giới huyền linh, muốn đạt đến một trình trình độ siêu xuất nào đó dường như ngoài việc thệ nguyện giử giới luật với Thầy tổ thì còn phải e sợ Thần Linh Trời Đất vì càng luyện sâu vào càng thấy cõi huyền chặc chẻ tinh vi, mỗi mỗi đều có liên đới và thông suốt với nhau, chẳng gì có thể gọi là che dấu được, chẳng hạn chúng ta đọc thấy huynh ATOANMT bên topic Hồi ký Atoanmt, viết về giới luật luyện pháp ấn phải giử giới:

    -KHÔNG LỪA THẦY, PHẢN BẠN
    -KHÔNG TÀ DÂM, TỬU SẮC.
    -KHÔNG GIAN THAM, TRỘM CƯỚP.
    -KHÔNG SÁT SANH, HẠI VẬT.
    -KHÔNG NÓI DỐI HẠI NGƯỜI.

    thì những người làm trò ếm đối hại người, còn kinh khủng hơn hại 1 dân tộc này thì thật KTG không hiểu là họ biết hay không hậu quả tày đình mà họ gây ra ?! chẳng lẽ họ không có một ý niệm về nghiệp quả hay sao ? Không thể nói những người có khả năng hiểu, luyện thành công về huyền thuật như thế lại thiếu trí ! Vậy điều gì làm cho họ trở nên cảm tử như vậy vì Trung Hiếu Tiết nghĩa ư ? Thật vỉ đại nhất cũng con người, mà kỳ quái nhất cũng là con người, phải không các sư huynh

    Kính
    KTG

  4. #4

    Mặc định Hóa Giải Long Tuyền Kiếm ngày 7/04/1929 (28-02-Kỳ Tị)

    Long Tuyền Kiếm là một thanh kiếm rất quí báu của thời xưa, tương truyền rất bén, chém sắt như chém bùn.Lai lịch của thanh kiếm ấy như sau:Theo sách Thông Chí: Lúc nhà Tấn chưa diệt được nước Ngô, có quan Thiếu Phó Trương Hoa biết xem Thiên văn, thường thấy giữa sao Đẩu và sao Ngưu có luồng khí màu đỏ tía. Các đạo gia đều nói đó là điềm báo nước Ngô đang buổi cường thịnh, chưa đánh được. Riêng Trương Hoa thì cho lời nói ấy không đúng, nhưng cũng không cải, cứ làm thinh để ý. Đến khi nước Tấn đánh lấy nước Ngô rồi, ông thấy luồng khí ấy lại có vẻ mạnh và sáng hơn trước.

    Trương Hoa đem việc nầy hỏi Lôi Hoán, một ông quan rất giỏi về Thiên văn thuật số. Lôi Hoán cùng Trương Hoa lên lầu cao quan sát một hồi lâu. Lôi Hoán nói:

    - Chỉ giữa hai sao Đẩu và Ngưu mới có luồng khí lạ đó, ấy là cái tinh của bảo kiếm ở Phong Thành xông lên đấy.

    Trương Hoa nói:

    - Quả vậy, nay tôi muốn phiền anh ra làm quan lệnh ở đất ấy rồi ra công tìm kiếm gươm báu.

    Lôi Hoán nhận lời. Trương Hoa vận động cho Lôi Hoán đến Phong Thành làm quan lệnh, ban đêm quan sát thấy luồng khí sáng đó phát ra từ nền nhà ngục, nên cho đào xuống, tìm thấy một cái hòm bằng đá màu nâu nằm sâu dưới lòng đất hơn bốn trượng. Mở ra, khí sáng lóe lên, bên trong có hai thanh bảo kiếm: một thanh khắc chữ Long Tuyền, một thanh khắc chữ Thái A nơi cán kiếm.

    Đêm hôm ấy, luồng khí sáng không còn hiện ra ở giữa sao Đẩu và sao Ngưu nữa.....

    Long Tuyền và Thái A là một cặp Âm Dương kiếm, Long Tuyền là cây gươm trống và Thái A là cây gươm mái. Lôi Hoán giữ cây Long Tuyền Kiếm, luôn luôn đeo bên mình, còn cây Thái A Kiếm thì Lôi Hoán dâng lên vua Tấn.
    ...

    HÀNH TRÌNH HÓA GIẢI PHÉP TRÙ ẾM LONG TUYỀN KIỀM 7/4/1929 (Kỷ Tỵ)
    ...
    Attached Files Attached Files

  5. #5

    Mặc định

    thank bác rất nhiều nhiều tôi củng đả từng nghe về việc trung quốc ếm long mạch của Việt Nam ,mà không ngờ nó là Long Tuyền Kiếm và thậm chí tôi còn nghe được là con vua Quang Trung thoát được cộc truy sát dòng tộc của Nguyễn Ánh , do chán nản cuộc đời nên đi tu đi tu thành phật sống đả ngỡ bùa và tu trên núi sam sau khi chết đầu thai làm gáio chủ đạo hòa hảo của VN ta , nhưng bài trên đây đả có nguồn có vẻ xác thực hơn vô cùng cảm ơn huynh cho tôi biết rỏ chuyện mà tôi cứ đinh ninh nó là lá bùa gì mà ghê gớm đến như vậy
    ta không vào địa ngục thì ai vào địa ngục đây ????

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi sutu Xem Bài Gởi
    [B]Long Tuyền Kiếm


    Long Tuyền và Thái A là một cặp Âm Dương kiếm, Long Tuyền là cây gươm trống và Thái A là cây gươm mái. Lôi Hoán giữ cây Long Tuyền Kiếm, luôn luôn đeo bên mình, còn cây Thái A Kiếm thì Lôi Hoán dâng lên vua Tấn.[/I]...

    HÀNH TRÌNH HÓA GIẢI PHÉP TRÙ ẾM LONG TUYỀN KIỀM 7/4/1929 (Kỷ Tỵ)
    ...
    có lẽ bác nhớ nhầm ở đoạn trên rồi, vì:
    ...."Sau khi nhận được thanh kiếm quý của Lôi Hoán từ huyện Phong Thành dâng lên, Trương Hoa liền chất vấn Lôi Hoán: đây là Long Tuyền Kiếm, còn Thái A Kiếm ở đâu , mà khg đưa đến ?
    Mãi đến khi Quảng Vũ Hầu Trương Hoa qua đời cũng chưa 1 ai biết thanh kiếm báu Thái A Kiếm ở đâu ? Cho đến khi nhà Thiên văn Lôi Hoán kế tiếp qua đời, được biết con trai của Lôi Hoán mang 1 thanh kiếm quý đi qua sông Diên bình Tân, thuyền vừa qua khỏi bến bị 1 cơn gió mạnh thổi đến thuyền bị lắc lư, cây kiếm của con trai Lôi Hoán bỗng nhiên bị rơi xuống dòng sông, tức thời có sóng to gió lớn nỗi lên, liền khi ấy có 2 con rồng nỗi lên mặt nước, cuộn sóng ầm ầm, thanh kếm quý của con trai ôi Hoán bị cốn tôi theo òng nước chìm mất. Người đời sau cho rằng:
    2 con rồng vừa xuất hiện lên giữa dòng sông Diên bình tân là hiện thân của 2 thanh Kiếm Can Tương va Mạc Da, thuộc tỉnh Chiết Giang Trung Quốc...,[/QUOTE]
    Last edited by cohangxom123; 08-10-2010 at 02:40 AM.

  7. #7

    Mặc định

    quá hay,báu vật của tàu nằm trong tay dân việt,có lẽ giờ nó là trấn vật chi bảo của đạo cao đài rồi
    GIÁO CHỦ THẦN LONG GIÁO

  8. #8

    Mặc định

    Kể từ khi Đức Tôn Sư Phạm Hộ Pháp phá ềm lấy Long Tuyền Kiếm lên đến nay không ai biết gì về thanh kiếm đó nữa.
    NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.

  9. #9

    Mặc định

    vậy thanh kiếm này có thể làm được gì,ngoài trừ trấn yểm ra
    GIÁO CHỦ THẦN LONG GIÁO

  10. #10

    Mặc định chào huynh SuTu,, không được?

    Trích dẫn Nguyên văn bởi sutu Xem Bài Gởi
    Long Tuyền Kiếm là một thanh kiếm rất quí báu của thời xưa, tương truyền rất bén, chém sắt như chém bùn.Lai lịch của thanh kiếm ấy như sau:Theo sách Thông Chí: Lúc nhà Tấn chưa diệt được nước Ngô, có quan Thiếu Phó Trương Hoa biết xem Thiên văn, thường thấy giữa sao Đẩu và sao Ngưu có luồng khí màu đỏ tía. Các đạo gia đều nói đó là điềm báo nước Ngô đang buổi cường thịnh, chưa đánh được. Riêng Trương Hoa thì cho lời nói ấy không đúng, nhưng cũng không cải, cứ làm thinh để ý. Đến khi nước Tấn đánh lấy nước Ngô rồi, ông thấy luồng khí ấy lại có vẻ mạnh và sáng hơn trước.

    Trương Hoa đem việc nầy hỏi Lôi Hoán, một ông quan rất giỏi về Thiên văn thuật số. Lôi Hoán cùng Trương Hoa lên lầu cao quan sát một hồi lâu. Lôi Hoán nói:

    - Chỉ giữa hai sao Đẩu và Ngưu mới có luồng khí lạ đó, ấy là cái tinh của bảo kiếm ở Phong Thành xông lên đấy.

    Trương Hoa nói:

    - Quả vậy, nay tôi muốn phiền anh ra làm quan lệnh ở đất ấy rồi ra công tìm kiếm gươm báu.

    Lôi Hoán nhận lời. Trương Hoa vận động cho Lôi Hoán đến Phong Thành làm quan lệnh, ban đêm quan sát thấy luồng khí sáng đó phát ra từ nền nhà ngục, nên cho đào xuống, tìm thấy một cái hòm bằng đá màu nâu nằm sâu dưới lòng đất hơn bốn trượng. Mở ra, khí sáng lóe lên, bên trong có hai thanh bảo kiếm: một thanh khắc chữ Long Tuyền, một thanh khắc chữ Thái A nơi cán kiếm.

    Đêm hôm ấy, luồng khí sáng không còn hiện ra ở giữa sao Đẩu và sao Ngưu nữa.....

    Long Tuyền và Thái A là một cặp Âm Dương kiếm, Long Tuyền là cây gươm trống và Thái A là cây gươm mái. Lôi Hoán giữ cây Long Tuyền Kiếm, luôn luôn đeo bên mình, còn cây Thái A Kiếm thì Lôi Hoán dâng lên vua Tấn.
    ...

    HÀNH TRÌNH HÓA GIẢI PHÉP TRÙ ẾM LONG TUYỀN KIỀM 7/4/1929 (Kỷ Tỵ)
    ...
    sao đệ down load longtuyènkiếm không được?? huynh up lại dùm đệ

  11. #11

    Mặc định

    Thật là quá đáng!
    Thiệt khi đọc xong, không ngờ bọn trung quốc lại tàn độc như zậy!!!
    Không phải là liên quan đến một hai người mà là liên quan đến một dân tộc! Không biết họ nghĩ gì khi làm cái việc luân thiên hại lý này!
    Nhưng rồi đâu cũng vào đó, chúng sẽ không bao giờ hại được Nước Việt ta.

  12. #12

    Mặc định

    Những thanh kiếm huyền thoại

    Kiếm được coi là một trong những loại vũ khí lâu đời nhất thế giới. Trong 18 ban võ nghệ, kiếm đứng ở hàng quan trọng nhất. Những thanh bảo kiếm đã trở thành một phần lịch sử võ học Trung Hoa và được gắn với những thanh kiếm huyền thoại…

    Một trong những thanh kiếm đầu tiên chính là Thái A bảo kiếm. Tương truyền thanh kiếm này được một thợ rèn ở Giang Tô đúc thành. Nước kiếm sắc ngọt, chém sắt như bùn. Thái A bảo kiếm sau đó được dâng cho Tần Thuỷ Hoàng và sau khi Tần vương nhất thống thiên hạ đã cho cắm thanh kiếm báu này trên núi Trâu Tịch để tế cáo trời đất và được coi như một bảo vật trấn quốc.

    Tuy nhiên thanh kiếm nổi danh thời đó lại là Long Tuyền kiếm do Âu Dã Tử, một thợ rèn kiếm nổi tiếng Trung Hoa thời cổ làm ra. Trong lần ngao du, ông đã thấy mạch nước Long Tuyền trên núi Tần Khê (Chiết Giang) có ánh sắc kim khí. Biết nơi đây có quặng sắt quý, ông cho xẻ núi và lấy được một mảnh "thiết anh" (sắt tốt). Được Sở Vương giúp đỡ, ông đã dồn hết tinh lực luyện nên Long Tuyền kiếm dài ba thước sắc như nước dâng cho Sở Vương. Long Tuyền kiếm nổi tiếng đến mức sau này qua lăng kính văn học mọi thanh kiếm đều được gọi là Long Tuyền và cụm từ "tay vung ba thước Long Tuyền kiếm" đã trở thành một khẩu ngữ quen thuộc.

    Nước Ngô và Việt thời Xuân Thu cũng là những nước có nhiều truyền thuyết về những thanh kiếm báu nhất. Vua Hạp Lư đã từng cho người rèn những thanh bảo kiếm như Ngư Trường, Chúc Lâu và Trạm Lư. Ba thanh kiếm này tương truyền cũng là do Âu Dã Tử rèn thành. Hiện nay ở Phúc Kiến vẫn còn chiếc ao tên là Âu Dã, đó là nơi Âu Dã Tử đã rèn nên bộ ba bảo kiếm trên.

    Thanh Ngư Trường, Hạp Lư giao cho Chuyên Chư đâm chết Ngô Vương Liêu và trở thành vua nước Ngô. Sau đó Hạp Lư cho rằng thanh Ngư Trường luôn mang đến điềm gở nên cho người giấu đi.

    Thanh Chúc Lâu sau này được con Hạp Lư là Ngô Phù Sai dùng trong một việc vô cùng ngu dại. Khi Tướng quốc nước Ngô là Ngũ Tử Tư cảnh báo Phù Sai về mối họa nước Việt, thì Phù Sai lúc đó đã bị sắc đẹp khuynh thành của Tây Thi và những mưu mẹo của hai mưu thần nước Việt là Phạm Lãi và Văn Chủng làm cho mê muội nên đã bắt Ngũ Tử Tư dùng thanh kiếm này mà tự vẫn. Sau này đúng như dự đoán của Ngũ Tử Tư, quân đội Việt đã tràn sang quét sạch nước Ngô. Việt Vương Câu Tiễn giết chết Phù Sai và chiếm được thanh bảo kiếm Trạm Lư và Chúc Lâu. Sau khi báo thù, Phạm Lãi sớm biết được bản chất của Câu Tiễn nên bỏ đi Ngũ Hồ, ông viết thư để lại cho Văn Chủng: "Vua Việt dáng môi dài mỏ quạ, là người nhẫn tâm mà ghét kẻ có công, cùng ở lúc hoạn nạn thì được chứ lúc an lạc thì không được, nếu ngài không đi, tất có tai vạ". Quả nhiên sau đó Việt Vương Câu Tiễn vì ghen ghét tài năng xuất chúng của Văn Chủng, sợ bị cướp ngôi nên đã trao cho Văn Chủng thanh Chúc Lâu, Văn Chủng tự hiểu ý, cay đắng cầm bảo kiếm tự sát. Còn thanh Trạm Lư? Tương truyền khi chết, vì quá yêu thanh bảo kiếm này nên Câu Tiễn đã sai chôn theo mình.

    Tuy nhiên bộ đôi kiếm thư hùng nổi tiếng nhất Trung Hoa và cũng có nguồn gốc ly kỳ nhất lại là song kiếm Can Tương-Mạc Gia. Theo "Ngô Việt Xuân Thu" thì Can Tương là một người luyện kiếm tài danh người nước Ngô thời Xuân Thu. Sau ba mươi ngày trèo non lội suối, Can Tương đã tìm ra được một quặng sắt vô cùng quý giá và cho dựng lò luyện kiếm. Luyện trăm ngày mà quặng sắt chẳng chịu chảy ra, vợ ông là Mạc Gia thấy thế hỏi, Can Tương trả lời: "Kim loại này phải có nhân khí mới tan được". Nghe vậy Mạc Gia tắm gội sạch sẽ, rồi nhảy vào lò luyện kiếm, kim loại tan ra và Can Tương rèn được hai thanh bảo kiếm. Vua Hạp Lư đòi ông phải dâng kiếm báu, ông đưa cho nhà vua thanh Can Tương, nhưng sau đó Hạp Lư đòi nốt thanh Mạc Gia. Sau khi nước Ngô bị tiêu diệt, thanh Mạc Gia cũng biến mất.

    600 năm sau, tể tướng nước Tân là Trương Hoa bỗng thấy ở huyện Phong Thành có ánh kiếm quang rực rỡ, ông sai nhà địa lý giỏi nhất là Lôi Hoàn đến tìm hiểu. Lần theo mạch đất, Lôi Hoàn tìm được một hộp đá, bên trong là hai thanh bảo kiếm ghi chữ Can Tương và Mạc Gia. Lôi Hoàn giấu đi thanh Can Tương, chỉ dâng lên Trương Hoa thanh Mạc Gia. Một hôm khi hai người đi thuyền trên sông, bỗng hai thanh kiếm đeo trên người rơi tuột xuống sông. Trương Hoa vội cho thợ lặn xuống tìm kiếm báu. Lặn qua tầng nước, thợ lặn hết hồn vì thấy dưới lòng sông có đôi rồng đang vểnh râu nhìn. Từ đó hai thanh Can Tương và Mạc Gia coi như mất tích.

    Ngoài những thanh bảo kiếm đã biến mất, cũng có những thanh kiếm lưu lạc khắp nơi và tạo thành những truyền thuyết khác. Tương truyền Long Tuyền kiếm sau này đã lọt vào tay của Cao Biền. Khi đi cai trị Việt Nam, Cao Biền đã cho chôn Long Tuyền kiếm vào Long mạch nước Nam ở… làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho bây giờ. Sau này vào ngày 28/3 năm Canh Ngọ (1930), đức Hộ Pháp của đạo Hòa Hảo là Phạm Công Tắc đã mang bùa xuống nơi chôn Long Tuyền kiếm để ẩn trị thanh kiếm này, khai thông long mạch cho Việt Nam (hiện nay Hộ Pháp Phạm Công Tắc vẫn còn tượng thờ ở Toà Thánh Tây Ninh).

    Năm 1965, tại Lã Vọng Sơn tỉnh Hồ Bắc, người ta tìm thấy mộ của Việt Vương Câu Tiễn và tìm thấy thanh Trạm Lư. Các nhà khoa học thấy thanh kiếm này đã được mạ crom (hợp chất chống gỉ) và theo kiểm tra phóng xạ thì thanh Trạm Lư có 9 nguyên tố hoá học khác nhau. Sau hơn 2.000 năm, thanh Trạm Lư vẫn sáng bóng và sắc như nước. Một thanh kiếm khác cũng được tìm thấy ở khu khảo cổ này là thanh Tê Lợi (tương truyền là do Mạc Gia đúc). Soi phóng xạ người ta thấy trong thanh kiếm này còn có chất wolfram, một chất hiếm mà mãi sau này người châu Âu mới tìm ra.
    ( sưu tầm )

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi atinh Xem Bài Gởi
    Những thanh kiếm huyền thoại

    -------------

    Ngoài những thanh bảo kiếm đã biến mất, cũng có những thanh kiếm lưu lạc khắp nơi và tạo thành những truyền thuyết khác. Tương truyền Long Tuyền kiếm sau này đã lọt vào tay của Cao Biền. Khi đi cai trị Việt Nam, Cao Biền đã cho chôn Long Tuyền kiếm vào Long mạch nước Nam ở… làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho bây giờ. Sau này vào ngày 28/3 năm Canh Ngọ (1930), đức Hộ Pháp của đạo Hòa Hảo là Phạm Công Tắc đã mang bùa xuống nơi chôn Long Tuyền kiếm để ẩn trị thanh kiếm này, khai thông long mạch cho Việt Nam (hiện nay Hộ Pháp Phạm Công Tắc vẫn còn tượng thờ ở Toà Thánh Tây Ninh).


    ( sưu tầm )


    Xin lỗi Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc của Đạo CAO ĐÀI bạn ơi !!!


    Thiện chí bồi công tông tổ quang vinh vang xã tắc
    Niệm cầu lập đức tử tôn hiển hách rạng sơn hà

  14. #14

    Mặc định

    kiếm đó sau này dùng để phá trận,sau này sẽ có 1 người mang nó mà bình thiên hạ.
    Nhưng nó thua xa thanh kiếm Vô Năng Thắng,Vô Năng Thắng nếu ai cầm đuợc thì là chí tôn trong trời đất ko ai đánh lại,chỉ có hàng thập địa bồ tát mới cầm nổi !

  15. #15

    Mặc định

    Sự thật về Long Tuyền Kiếm cũng chưa ai thấy hình dạng ra sao ?
    Tuyền là suối.
    Long Tuyền là mạch nước suối như Lục Long là có 6 mạch nước.
    Nhà phong thủy tàu dùng phép ếm gọi là Kiếm.
    Mà nơi Phú Mỹ có Long Tuyền thì ếm nó gọi là Long Tuyền kiếm.
    Muốn ếm thì phải biết mạch nó chổ nào thì dùng đồ dơ như hột vịt thúi, dao cùn sét và mấy con cờ tướng mà chôn chặn đầu mạch mà ếm nó.
    Khi Đức Hộ Pháp được ơn trên chỉ dẫn để gỡ bỏ cái ếm đồ dơ ngay mạch nước suối rồi cho đào thêm con Kênh băng ngang qua Long Tuyền cho thông thương sạch sẽ thì Nước Việt Nam được xuất Thánh ra khắp Năm Châu Hải Ngoại./.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •