8 -TAM THÁNH KÝ HÒA ƯỚC
Nên sự biểu tượng Tịnh Tâm Đài chính của chúng sanh lại là nơi Tam Thánh đắc lịnh Đức Chí Tôn lãnh làm Thiên Sứ đến ký bản Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước thể hiện tiêu đề 8 chữ trước mắt chúng sanh tức Chí Linh ký với Vạn Linh, "Thiên Thượng Thiên Hạ Bác Ái Công Bình" bút lông chim ở giữa tiêu biểu cơ tận độ kỳ ba.
- 1) là Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà tiên tri ở thời mạc Lê giáng cơ tự xưng Thanh Sơn Đạo sĩ , vị Sư Phó Bạch Vân Động. Với danh Diệu Võ Tiên Ông, Sư Phó có nghĩa Thầy dạy. Còn trưởng về Phật Mẫu chưởng quyền nên Bạch Vân Động chư Thánh niệm danh gắn liền với cửu vị Nữ Phật, đúng như lời giảng của Đức Hộ Pháp Phật Mẫu ngự nơi nào nơi đó có Chư Thánh Bạch Vân Động.
- 2) là Victor Hugo một thi gia trứ danh của nước pháp giáng Cơ tự xưng Nguyệt Tâm Chơn Nhơn.
- 3) là Tôn Dật Tiên đại cách mạng gia của Trung Quốc giáng cơ tự xưng Trung Sơn Chơn Nhơn.
2 vị đều là đệ tử Bạch Vân Động. Nhà Cách mạng tay hữu nâng nghiên son biểu tượng bản Tâm của con người phải tùng cổ với nền văn minh tối cổ Á Đông, tay thi gia Pháp quốc cầm bút lông chim thể hiện chí cao bay, một khi rơi rụng cũng còn hữu dụng cho đời, nhà tiên tri Việt Nam cầm bút lông thỏ đủ chứng tỏ tinh thần Nho tông phục thế. Nghiên son biểu tượng bản Tâm tức là Thần nên có hào quang để làm trung gian 2 vị đại diện Âu Á ký Hoà ước, còn bút lông thỏ chứng tỏ ở sự nhu tức là Khí, bút lông chim thể hiện sự cương ấy là Tinh, giữa nhu và cương tiêu biểu lý âm dương của Thần, bản ký giữa Thượng Đế và Nhơn loại. Đắc lịnh làm Thiên Sứ là Tam Thánh, còn đường lối cứu cánh là tôn giáo, còn hoài bảo thực hành lại là chúng ta, phần lẫn lộn trong nhơn gian toàn là Chư Thánh Bạch Vân Động, mỗi vị đệ tử là một Sứ bộ Thiên Triều có sứ mạng để điều hành cơ quan chuyển thế và trị thế, dầu cho các động phủ Thần Tiên đến cầm quyền tôn giáo hay lãnh đạo quốc gia phải tùng cơ chuyển pháp của Ngọc Hư Cung đặng tạo thế và cứu thế cho đúng với thiên cơ mỗi kỳ Hòa ước, nói đến thiên cơ phải có sức người mới thành thiên cơ hôm nay Đệ Tam Hòa Ước cũng vậy. Luận đến Đệ Tam Hòa ước tức thì đã có hai Kỳ Hòa ước rồi, còn Đệ Nhứt Hòa ước khi qua trận Đại Hồng Thủy thì Đức Chúa Trời đã phán cùng ông No E với con trai dâu ngươi rằng, phần ta lập giao ước cùng các ngươi cùng loài vật sống với các ngươi ở trên tàu. Nào loài chim loài súc vật loài thú ở trên mặt đất, vậy ta lập giao ước cùng các ngươi và các loài xác thịt chẳng bao giờ bị nước lụt hủy diệt, và chẳng có nước lụt hủy hoại đất nữa, Đệ Nhứt Hòa ước coi như Chí Linh Ký với Vạn Linh.
Còn Đệ Nhị Hòa ước cũng Đức Chúa Trời lập bản giao ước với ông Moise nơi ngọn núi Sinai, với giáo lý Cao Đài Moise là phẩm Nhơn Thánh đứng đại diện cho tất cả loài người là phẩm tối linh để đại diện cho Vạn Linh, lần đầu tiên Chúa Trời hiện trong khối lửa giữa bụi gai kêu Moise đến gần, Chúa Trời liền phán bảo ngươi cởi giày ra. Đây là đất Thánh không đặng mang giày.
Moise kể phẩm Giáo sư của Cao Đài nên người cũng chẳng đặng mang giày vào Đền Thánh là nơi thờ Đức Chí Tôn, chứng tỏ đất Thánh nơi Chúa Trời ngự có nhiều chông gai nếu ai đủ đức tin dám hy sinh cùng Chúa Trời mới tròn sứ mạng.
Lời Chúa Trời phán cùng ông Moise rằng ta lập giao ước trước mặt dân sự của ngươi. Ta sẽ làm các phép lạ chưa hề làm trên cả mặt đất hay là nơi nào, mà toàøn dân sự trong đó có ngươi xem thấy việc làm của Đức Chúa Trời.
Vì điều ta sẽ làm cùng ngươi là một điều khủng khiếp, nên thời gian sau Chúa Cứu Thế đến để thực hành những gì mà Đức Chúa Trời đã giao ước với Moise về phép lạ, tất cả đều do Thánh Linh nên Chúa Cứu Thế phán. Kẻ hủi được lành, người đui được thấy, kẻ điếc được nghe, người căm được nói, kẻ liệt được đi, người không chồng có mang được tha thứ, kẻ ác nhờ được sự giác ngộ của Chúa Cứu Thế. Nhưng trong khi Chúa đến giữa năm tháng chào đời mà các Hài Đồng sinh cùng lúc phải chịu đổ máu do bạo quyền cũng kể vì Chúa, chừng giờ phút Chúa Cứu Thế đi phải đổ máu để chuộc tội cho loài người, bởi loài người buổi nọ quá tội lỗi và độc ác, nên bửu pháp Thập tự giá chính của kẻ tội lỗi. Nhờ máu Chúa Cứu Thế hóa giải đổi thành vật báu của Thánh Linh. Vì đó mà Nhơn Loại có niềm tin ngưỡng mộ gần hai ngàn năm, ngược lại đêm 24 rạng 25 tháng 12 dương lịch, là ngày các giáo đồ trên thế giới vui mừng chiêm ngưỡng Đấng Thánh Linh, mà máu loài vật phải đổ để làm quà đêm lễ giáng sinh Chúa Cứu Thế. Với tình thương đó, nếu có được sự gợi nhớ đến máu của các Hài Đồng thì chắc lệ lòng chúng ta sẽ chảy, cũng như máu Chúa đã chảy để tô điểm thêm bản hòa ước cùng Nhơn loại.
Nhưng hiện tại buổi nọ Chúa đã tiên tri rằng, trong 2.000 năm sẽ tận thế. Chúa giáng lâm như kẻ trộm, vậy buổi Tam Kỳ tôn giáo Cao Đài có những phép gì giống Chúa để chứng minh cùng Nhơn loại, Đạo Thánh Ky Tô Giáo có 3 ngôi ở sự lấy dấu ngôi Cha, ngôi Con, ngôi Thánh Thần, Cao Đài Giáo có ba ngôi Phật, Pháp, Tăng với bốn chơn pháp, Tắm Thánh, Giải oan, Hôn phối, Độ thăng, cũng như chúa có bốn phép Bấp tem, Phép giao, Xưng tội và Cầu hồn, Ky Tô Giáo Chúa có 12 Thánh Tông Đồ, Cao Đài Giáo Đức Hộ Pháp có 12 vị Thời Quân, Ky Tô Giáo kính trọng thần lương tâm tiêu biểu cái duy nhứt của con người bằng quả tim được thể hiện ở trước ngực Chúa Cứu Thế, với Cao Đài Giáo sự biểu tượng thờ thần Lương Tâm là Thiên Nhãn bởi Nhãn thị chủ Tâm, về Thập Tự Giá của Chúa. Với Cao Đài là pháp Tứ Tượng nằm nội tâm ngôi đền thờ Đức Thượng Đế từ Ngũ Lôi Đài đến Cung Đạo là hệ dọc 2 cửa hông ngay cấp Địa Thánh là hệ ngang thành hình pháp Tứ Tượng, nhứt âm nhứt dương dùng làm nơi hành lễ cho Chức sắc và Tín đồ, cũng như ngôi Báo Ân Từ đã thể hiện hình Thập Tự Giá nằm, với hai cây đòn dong gác tréo ló ra hai bên hông với trước là ba đầu để đỡ lầu chuông theo Cao Đài là pháp Tứ Tượng, còn bức bửu ảnh của Đức Hộ Pháp đạo chụp lúc Đức Ngài nhắm đôi mắt đứng giăng tay ban phép lành. Tức thị thực hành pháp Tứ Tượng nhứt âm nhứt dương cũng tượng hình Thập Tự Giá của Chúa Cứu Thế, Đức Ngài úp đôi lòng bàn tay kể như thay mặt hai đấng tạo đoan bên tả để thể hiện Ngũ Khí của Đức Chí Tôn với bàn tay năm ngón, bên hữu tiêu biểu Ngũ hành của Phật Mẫu, biến thành pháp giới sanh quang để ban hồng phúc cho nhơn loại.
Khởi thỉ Đức Ngài đứng thẳng tượng thể nhứt dương ở lý Thái Cực để tiếp điễn lực Càn Khôn, rồi đưa hai tay tới trước với phép Lưỡng Nghi từ từ mở vòng Vô Cực đã thể hiện bí pháp ban phép lành là thực hành cơ tận độ nên cái choàng của Đức Ngài trở lại màu Tăng đỏ giữa màu pháp xanh sau, còn màu vàng Phật là áo tiểu phục ở trước, còn ngoài việc ban phép lành khi hành lễ cúng tiểu đàn cái choàng màu xanh ở giữa màu đỏ bên sau có thêu ba cổ pháp, còn cúng Đại Đàn mặc đại phục cũng vậy. Chỉ có Đức Ngài cùng Chúa Cứu Thế là người thay mặt Thượng Đế đứng lên ban phép lành với sứ mạng nên hai Ngài được thực hành bí pháp đó mà thôi.
Về pháp Tứ Tượng có nghĩa hình Thập Tự Giá nên sự chiêm ngưỡng ở Cao Đài giáo, khi lấy dấu được thể hiện đưa chí trán Nam mô Phật, đưa bên tả niệm Nam mô Pháp, đưa bên hữu niệm Nam mô Tăng rồi lấy xuống để ngay ngực niệm Nam Mô Cao Đài ..., coi như mỗi người chúng ta dựng một pháp Thập Tự Giá từ trán chí ngực tức thị vạn pháp qui tâm.
Rồi chúng ta định tâm nhìn Thiên Nhãn nơi quả Càn Khôn niệm danh Đức Chí Tôn, Tòa Thánh là nơi luyện thần ngưỡng nhìn bao lam Thần Vọng niệm Quan Âm, Đức Lý, Quan Thánh thành một hệ ngang. Tiếp niệm Chư Phật Chư Tiên Chư Thánh Chư Thần với một hệ dọc thể hình Thập Tự tức là Pháp Tứ Tượng, trên hết Đức Chí Tôn là Phật chủ cả Pháp Tăng, với pháp Tứ Tượng cùng Thập Tự Giá nguyên lý có một.
Về hệ thống dọc Thích Ca là Phật, Đức Lý là pháp, Chúa Cứu Thế là Tăng, còn hệ thống ngang Nhị Trấn là Phật, Nhứt Trấn là Pháp, Tam Trấn là Tăng, bao lam chính giữa thể hiện cơ qui Nhứt có đủ bốn tôn giáo Phật, Tiên, Thánh, Thần, nhưng Tiên đạo chủ trung Đức Lý ngồi giữa tiêu biểu nguyên lý trung hòa là pháp, còn điểm ngự của Tam Giáo ở bao lam. Trên 1, dưới 2, thành hình tam giác để đối diện với con người trong khi vào hành lễ để tâm ngưỡng vọng lấy dấu Phật giữa trán trên thì Thích Ca, đưa bên tả của ta niệm pháp lại hữu Thái Thượng, đưa qua bên hữu ta niệm Tăng lại là tả Khổng Thánh, còn bao lam bên tả tượng hình Thất Thánh tức số dương ở bên phần dương thì đương nhiên trong dương phải có âm với bức màn Tam Thanh màu đỏ ở phía nam phái tức là cơ tạo đoan, màu đỏ là luật biến sanh, màu xanh pháp dục tấn, màu vàng cơ an định. Với màu đỏ nên những đấng đó đều do ngũ hành và hoa quả cùng lôi điển biến thân, dầu ở trong thời Phong Thần mà thoát khỏi bảng Phong Thần, nhìn vào sự tượng trưng của cơ Phong Thánh buổi này là Thầy muốn cho chúng ta đoạt Phật vị.
Còn bao lam bên hữu tượng hình Bát Tiên vốn số âm lại ở bên âm, nhưng có bảy lão thuộc phần dương. Chỉ có một nữ tiên. thì cái quyền giải thoát dễ đạt vị như bên nam phái vậy, nhưng bên âm có dương với bức màn màu vàng của phật cho nên Đức Quan Âm cũng ngự bên nữ phái.
Với bức màn màu xanh ở chính giữa, buổi Tam Kỳ trời khai Thanh Đạo cái lý trung hòa là Pháp chủ trung phải là Tiên Đạo. Nên đại lễ mùng 9 tháng giêng với ba nguơn lớn, rằm tháng giêng, rằm tháng 7, rằm tháng 10, hoặc cúng Đại Đàn Đại Lễ hay sóc vọng thường, chỉ có 2 Lễ sĩ tíếp lễ mặc áo màu vàng, còn 4 lễ sĩ điện mặc toàn áo xanh. Chỉ riêng về Tam Giáo, Tam Trấn khi cúng đàn thì Lễ sĩ phải mặc theo sắc phái của các đấng đó, Phật lễ điện áo màu vàng, Tiên thì màu xanh, còn Thánh thì màu đỏ, còn tiếp lễ phẩm luôn luôn áo vàng.
Vì sự hành lễ nơi Toà Thánh có xướng Ngọc Đàn, vị này chỉ ra lịnh chấp hô mà thôi. không xướng như Lễ sĩ vậy, nhưng phải phẩm Nhơn Thánh người để thay Trời mới đặng. Bởi cúng đàn hành theo pháp giới tạo đoan. Căn cứ lời thỉnh giáo anh em bạch Thầy hỏi sao Thầy không xây đài Giảng Đạo ở cấp Địa Thánh, Đức Ngài trả lời rằng : đất nào có biết nói đâu mà mấy con hỏi Thầy sao không xây ở đó.
Còn quì nội nghi phải phẩm Thiên Thánh, tức là ông Thánh của Trời, được mang đôi giày đen để tượng trưng đặng phép ra vào ngưỡng cửa Huyền Khung, nếu không phải phẩm đó khó mà dâng tam bửu đến Linh Tiêu Điện nơi Đức Chí Tôn ngự. Đây là nghi lễ cúng đàn tại Toà Thánh mà thôi, trừ khi những vị đó được Hội Thánh nhìn nhận là được.
Nếu nơi Thánh Thất hay Điện Thờ lễ cúng đàn phải có mộït cặp lễ xướng, còn phần lễ điện một cặp đăng, một cặp đài. Khỏi cặp để tiếp lễ bởi có người làm nhiệm vụ đó. Nhưng cúng đàn Đức Phật Mẫu tại điện thờ hay nơi Báo Ân Từ Lễ sĩ 6 vị mặc đồ vàng lại là lễ nam. Theo lời Đức Hộ Pháp cúng Đức Phật Mẫu phải Lễ Nữ nhưng Bần Đạo thấy không được nên phải Lễ Nam, ngôi thờ Đức Mẹ treo bảng cờ đề bốn chữ nho " Bát Cảnh Cung Kỳ"ø. Tức Hạnh huỳnh kỳ của Đức Nguơn Thỉ chính là Phật Mẫu. Nên giờ hành lễ kể như anh em đã vào lòng Đức Mẹ thiêng liêng của chơn thần, Ngôi Phật Tánh của Đức Mẹ là Kim Bồn sản xuất chúng ta tức là Phật, tại sao vạn vật mà Đức Phật Mẫu chọn Thanh Loan đang sè cánh bay kể như Đức Mẹ Ngự ngay trên Pháp Tứ Tượng của ngôi âm bởi chim loan là mái, Mẹ là ngôi pháp giới tạo đoan. Còn Loan màu xanh thể hiện cho pháp giới chúng sanh thuộc chủ quyền Phật Mẫu, Đức Mẹ là ngôi Pháp nên ngự con vật màu xanh cũng như Lão Tử kỵ thanh ngưu vậy.
Phần kết luận về Chim Thanh loan, được biểu tượng Sứ điệp của Cung Diêu Trì chúng ta thấy nó thì quả quyết có Đức phật Mẫu đã đến cùng chúng ta rồi, dầu hôm nay cũng như xưa kia nó đến đậu múa ở nóc đài trước triều đình nhà Hớn. Hớn Võ Đế thấy vậy hỏi Đông Phương Sóc điềm chi vậy, Sóc đáp nó đến để báo tin lành có Đức Tây Vương Mẫu giáng lâm. Rồi nhà vua cùng Hoàng Hậu cho lập Kim Ngân Điện và trai giới 3 ngày đặng thiết lễ để tiếp Người đúng như câu thơ phá thừa của Bát Nương Diêu Trì cho Đức Hộ Pháp như sau :
Dường đợi Thanh Loan đến Hớn đài,
Tửu tiên chưa đủ tỉnh cùng say…,
Về triết lý Cao Đài hiện nay nơi nóc Báo Aân Từ Chim Thanh Loan được thể hình với niềm tin Đức Mẹ Chơn Thần đã đến cùng chúng ta trong đêm Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung gọi là Hội Bàn Đào nơi cửa đạo, còn ở cảnh thiên cho đó là Quần Tiên Hội.Về mặt thế cho lễ Trung Thu là Tết Nhi Đồng ý nghĩa tiêu biểu cho Chơn Thần như lời Chúa Cứu Thế phán: trên nước Thiên Đường của Cha ta toàn là đứa trẻ. Nên tôi có cảm tác năm vần để mừng đêm Đại Lễ Hội Bàn Đào như sau:
THI
Ánh nguyệt lung linh chiếu Phật Đường,
Thanh Loan Đức Mẹ ngự trung ương.
Bàn Đào lễ dự hầu tam vị,
Hội Yến thài dâng tiếp Cửu Nương.
Thiều ngọc hơi đưa lồng thoại khí,
Cờ vàng gió thoảng quạt trầm hương.
Chơn Thần quấn quít đêm rầm họp,
Ân điển Diêu Trì tủa khắp phương.
Đó là một ân huệ thiêng liêng ở Đức Mẹ Chơn Thần của chúng sanh, nên tất cả con cái Mẹ không phân đẳng cấp đều thành tâm ngưỡng vọng trong đêm Đại Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung vào rầm tháng tám mỗi năm thành lệ.
Bookmarks