kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Ly kỳ về tiền kiếp của vua Minh Thần Tông ở nước Việt

  1. #1

    Mặc định Ly kỳ về tiền kiếp của vua Minh Thần Tông ở nước Việt

    Ly kỳ về tiền kiếp của vua Minh Thần Tông ở nước Việt
    Cập nhật lúc 20 AM, 17/08/2010
    Minh Thần Tông (1572-1620) tên thật là Chu Dực Quân, hoàng đế thứ 13 của triều Minh (Trung Quốc). Trong sử sách hiện lưu truyền một câu chuyện kỳ lạ về tiền kiếp của ông tại một ngôi chùa ở làng Bóng, xứ Đông của nước Đại Việt.


    Thời vua Lê Kính Tông (1599-1619) và chúa Trịnh Tùng (1570-1623), năm ấy, triều đình cử một đoàn sứ bộ sang nước Minh; Nguyễn Tự Cường (1570-?), Tiến sĩ khoa thi Giáp Thìn (1604) được bổ làm Chánh sứ. Khi ở phương Bắc, vị sứ thần nước Việt đã vô cùng kinh ngạc khi được biết một câu chuyện ly kỳ do chính vua Minh Thần Tông kể.

    Bấy giờ, sau khi thực hiện các nghi thức và công việc ngoại giao, lúc vào cung bái yết Hoàng đế, Minh Thần Tông bỗng hỏi sứ thần Nguyễn Tự Cường rằng: “Người ở nước Nam, vậy có biết chùa Quang Minh của nước Nam ở đâu hay không?”. Nguyễn Tự Cường đáp là không biết, ông băn khoăn tự hỏi không rõ vua Minh muốn biết đến ngôi chùa đó làm gì.

    Thấy vẻ mặt đăm chiêu của viên Chánh sứ, Minh Thần Tông nhân đó mới nói với Nguyễn Tự Cường rằng: “Lúc mới sinh ra, trên vai ta đã có hàng chữ son, nói rõ kiếp trước của ta chính là vị Thiền sư ở chùa Quang Minh. Nay, ta muốn xóa dòng chữ ấy đi mà chưa biết phải làm như thế nào”. Nguyễn Tự Cường thưa: “Thần nghe nói nhà Phật có nước công đức để tẩy trần. Nếu Bệ hạ là kiếp sau của Thiền sư Trụ trì chùa Quang Minh thì phải lấy nước giếng của chính chùa Quang Minh mới có thể rửa được”.

    Minh Thần Tông (1572-1620).

    Về nước, Nguyễn Tự Cường đem việc này tâu với triều đình. Triều đình bèn cử người đi tìm ngôi chùa mà Minh Thần Tông đã nói tới.

    Ngôi chùa đó chính là chùa Bóng tên chữ là Quang Minh Tự, vì xây dựng trên đất làng Bóng nên có tên dân gian như vậy; nơi đây thuộc địa phận xã Hậu Bổng, phủ Hạ Hồng, xứ Hải Dương (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ngày nay). Theo các thư tịch cổ như Lĩnh Nam chích quái, Công dư tiệp ký, Đại Nam nhất thống chí…, chùa được khởi công xây dựng vào cuối thời Trần. Ban đầu có quy mô nhỏ, nhưng qua nhiều đời được trùng tu, mở rộng và được coi là một trong những ngôi chùa đẹp. Sách Đại Nam nhất thống chí chép rằng: “Chùa Quang Minh ở xã Hậu Bổng, huyện Gia Lộc có ngàn cây xanh biếc, bốn mặt nước trong, xa xa phía trước có đường cái chạy qua và có dòng sông bao bọc, thật xứng đáng là một thắng cảnh của thiền lâm”.

    Chùa Bóng không chỉ nổi tiếng về vẻ đẹp mà còn được biết đến bởi có nhiều vị cao tăng đạo hạnh, có công lao hoằng dương Phật pháp, trong đó, có Thiền sư Huyền Chân (còn gọi là Thiền sư Bật Sô). Theo Quang Minh tự sự tích cho hay, Thiền sư Huyền Chân người làng Hàm Nghi, xã Danh Hương, trấn Sơn Nam Hạ (nay thuộc huyện Kiến Xương, Thái Bình) thế danh là Đức, sinh và mất năm nào chưa rõ.

    Tương truyền rằng khi đã về già, một hôm, Thiền sư Huyền Chân nằm mơ thấy Phật A Di Đà (Amitabhâ) đến nói cho biết rằng: “Ngươi dày công với Phật sự đã lâu, lòng từ bi của ngươi đã được Phật Tổ thấu hiểu, vì thế, đến kiếp sau, ngươi sẽ được làm Đại đế ở phương Bắc”.

    Tỉnh dậy, Thiền sư Huyền Chân liền kể lại giấc mơ với đệ tử của mình và dặn: “Sau này, lúc ta viên tịch, các con hãy lấy son viết lên vai ta mấy chữ sau: An Nam quốc, Quang Minh tự, Sa Việt Tì khưu sau đó mới đem nhục thân của ta đi hỏa thiêu”. Các đệ tử đều lắng nghe, ghi nhớ và về sau làm theo đúng ý của Thiền sư Huyền Chân.

    Vậy là qua tìm kiếm, triều đình nhà Lê không chỉ biết được ngôi chùa Quang Minh mà còn khám phá ra một câu chuyện lạ về tiền kiếp của ông vua nước láng giềng phương Bắc. Sau đó, nhà Lê cho lấy nước giếng của chùa Quang Minh đem sang biếu Minh Thần Tông. Minh Thần Tông liền dùng nước ấy để rửa thì quả là rất hiệu nghiệm, lấy làm vui mừng vì thế đã sai gửi 300 lạng vàng thưởng cho Nguyễn Tự Cường. Tự Cường liền đem toàn bộ số vàng này cúng cho chùa Quang Minh để lo việc trùng tu.

    Sau này Nguyễn Tự Cường làm quan đến chức Hữu Thị lang Bộ Lễ, tước Xuân Quận công; khi mất, ông được tặng chức Thượng thư, hàm Thiếu bảo.
    http://baodatviet.vn/Home/congdongvi...108261.datviet

  2. #2

    Mặc định

    Hay thật, vua phương Bắc chỉ là một nhà sư phương Nam!
    Nam mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát.
    Nam mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Đại Chuẩn Đề Vương Bồ Tát. Nam mô tát đá nẫm, tam miễu tam bồ đà câu chi nẫm, đát điệt tha, án chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha, bộ lâm. Nguyện tiêu tai chướng; Nguyện giáng cát tường; Nguyệt trưởng thiện căn; Nguyện sinh Tịnh độ.

  3. #3

    Mặc định

    ặc sao nhà sư phương Nam mà không làm vua phương Nam mà lại làm vua phương Bắc nhỉ??

  4. #4

    Mặc định

    tại sao ông ấy phải tẩy mấy dòng chữ ấy đi chứ? hiccc,chả nhẽ ông ấy ko thấy kiếp trước là người nước Việt là điều tốt sao?ko biết đời của ông vua này có mang quân sang xâm chiếm nước Việt(quê cha đất tổ của ông ấy) hay ko nữa?nếu biết mà vẫn cứ làm thì ........kiếp sau ông là súc sinh đi!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Bí ẩn cuộc sống sau khi chết!!! (Tổng hợp)
    By dc_bac in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 22
    Bài mới gởi: 17-12-2012, 11:36 AM
  2. Thượng đế là ai ?
    By kiennguyen in forum Đạo Cao Đài
    Trả lời: 371
    Bài mới gởi: 09-01-2012, 09:31 PM
  3. Việt dịch đạo đức kinh và bàn luận
    By nhaply in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 152
    Bài mới gởi: 09-05-2011, 04:19 PM
  4. Những Bí Ẩn Về Tiền Kiếp, Hậu Kiếp
    By dc_bac in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 08-05-2011, 10:07 PM
  5. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 01-04-2011, 06:14 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •