kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Pháp Thoại Tu Thiền

  1. #1

    Mặc định Pháp Thoại Tu Thiền

    Kính gởi các bạn quan tâm lĩnh vực thiền định, dưới đây là những bài pháp thoại của Thiền sư Nhất Hạnh trong chuyến về Việt Nam lần II:

    http://www.plumvillage-vn.org/vn2007...hoaiVN2007.htm

    Các bạn có thể nghe đầy đủ các bài pháp thoại khác của Thiền sư tại trang web Làng Mai sau đây:

    http://www.langmai.org/TNH/PhapThoai/TNH_PhapThoai.htm

  2. #2

    Mặc định

    GIỚI THIỆU VỀ THIỀN SƯ THICH NHẤT HẠNH

    Thiền sư Thích Nhất Hạnh, pháp danh Trừng Quang, sinh năm 1926 tại Thừa Thiên Huế với tên húy là Nguyễn Xuân Bảo. Năm 16 tuổi xuất gia ở chùa Từ Hiếu, Huế, nơi ông thọ giáo với thiền sư Thanh Quý Chân Thật.

    Tốt nghiệp Viện Phật học Bảo Quốc ở miền Trung, Thích Nhất Hạnh tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành nhà sư vào năm 1949. Thích Nhất Hạnh bây giờ được công nhận như là một Dharmacharya và sau đó trở thành lãnh tụ tinh thần của chùa Từ Hiếu và một số chùa khác. Ông đứng đầu nhánh Từ Hiếu đời thứ 8 của dòng Liễu Quán, đời thứ 42 của phái thiền Lâm Tế Dhyana (Lin Chi Chan 臨濟禪, hay Rinzai Zen).

    Năm 1956 ông còn là Tổng biên tập tờ báo Phật giáo Việt Nam, ông đã góp công sức cho việc thành lập nhiều cơ quan của Phật giáo như là: Nhà xuất bản Lá Bối, trường Đại học Phật giáo Vạn Hạnh ở Sài Gòn, trường Thanh niên hoạt động xã hội.

  3. #3

    Mặc định

    TRỌN ĐỜI DÂNG HIẾN CHO PHẬT GIÁO TOÀN THẾ GIỚI

    Trong giảng dạy Phật pháp, Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức uyên thâm của ông về nhiều trường phái thiền truyền thống khác nhau, kết hợp với phương pháp Phật giáo Theravada và tâm lý học phương Tây để tạo thành cách tiếp cận hiện đại của ông đối với thiền. Nhờ vậy Thích Nhất Hạnh không chỉ là thiền sư có uy tín trong nước, mà đã trở thành một người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo phương Tây.

    Theo Đài BBC, Ông là người rất có uy tín tại phương Tây, và một số người cho rằng có lẽ ông là nhà sư nổi tiếng thứ hai ở phương Tây, sau đức Đạt Lai Lạt Ma.

    Tham khảo:
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...hat_hanh.shtml

    Năm 1967, Thiền sư Nhất Hạnh đã được Mục sư Martin Luther King Jr. đề cử cho giải Nobel Hòa bình. Mục sư Martin Luther King Jr. trước đó cũng được trao giải Nobel Hòa bình năm 1964.

    Năm 1995, Thiền sư Nhất Hạnh vinh dự được nói chuyện ở Hội nghị State of the World Forum tại San Francisco về "Chiều sâu tâm linh cho thế kỷ XXI" trước các vị nguyên thủ quốc gia, các nhà khoa học xã hội và kinh tế.

    Tháng 12-2000, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton mời Thiền sư đến Nhà Trắng để diễn giảng về "Hiểm họa Sida". Năm 2003, Thiền sư có buổi diễn giảng tại Quốc hội Hoa Kỳ cho các nghị sĩ của hai viện Thượng viện và Hạ viện, và sau đó tổ chức một khóa tu cho một số nghị sĩ. Thiền sư đã từng thuyết trình ở Quốc hội Canada và Ấn Độ về phương pháp sống chánh niệm.

    Thiền sư đã từng giảng dạy tại Đại học Columbia, Boston và New York (Hoa Kỳ), Đại học Amsterdam (Hà Lan), Đại học Sorbonne (Pháp). Tại hai trường Đại học Long Island (New York) và Đại học Loyola (Chicago) đã trao tặng Thiền sư văn bằng Tiến sĩ Nhân văn về hoạt động giáo dục, văn hóa và xã hội.

    Thiền sư là người khai sơn: Phương Bối Am (Bảo Lộc, Lâm Đồng 1956), chùa Lá Pháp Vân (Tân Phú, Sài Gòn 1964), tại Pháp có Phương Vân Am - Troyes (1970), Phương Khê - Gironde (1978), Đạo tràng Mai Thôn (1982) có các chùa Pháp Vân và Sơn Hạ - Dordogne, Cam Lộ - Lot et Garonne, Từ Nghiêm - Gironde, tại Mỹ có tu viện Rừng Phong và Thanh Sơn - Vermont (1997), tu viện Lộc Uyển - Escondido, California (2001).

    Thiền sư đã đào tạo nhiều thế hệ xuất gia tại quê hương cũng như tại hải ngoại. Trên 100 tác phẩm của Thiền sư đã được lưu hành rộng rãi trên thế giới bằng nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Hoa, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha...

    ĐÔI NÉT VỀ ĐẠO TRÀNG MAI THÔN

    Đạo tràng Mai thôn hay gọi tắt là Làng Mai, là một trung tâm thiền tập, tọa lạc tại miền Tây Nam nước Pháp được Thiền sư Nhất Hạnh thành lập vào đầu năm 1982.

    Những năm đầu, nhiều cây hồng ăn trái ( persimon ) đã được trồng xung quanh trung tâm thiền tập này cho nên được gọi là Làng Hồng. Nhưng sau đó, 1250 cây mai thuộc loại Le pruniers’d Agen được trồng bằng tiền túi của thiếu nhi gốc Việt cho nên Làng Hồng đã đổi tên thành Làng Mai. Tên chữ là Đạo Tràng Mai Thôn.

    Mỗi năm Đạo Tràng Mai Thôn tổ chức những khóa tu mùa Hè, mùa Thu, mùa Đông, v.v... Số thiền sinh về tham dự mỗi năm có thể lên tới hai ngàn năm trăm người, đến từ hai mươi quốc gia. Thiền sư Nhất Hạnh đang trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn các khóa tu học cùng với mười ba vị giáo thọ thường trú phụ tá, phần lớn là giới xuất gia.

    HAI CHUYẾN TRỞ VỀ VIỆT NAM

    Thích Nhất Hạnh một người cổ vũ cho hòa bình, và Trường Đại học Phật giáo Vạn Hạnh Sài Gòn trước đây do Thiền sư Nhất Hạnh thành lập thời chiến tranh trở thành một trường đại học có uy tín về nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Một biến cố xảy ra vào tháng 4 năm 1965, khi đoàn sinh viên trường Vạn Hạnh đưa ra thông điệp "Lời Kêu Gọi Vì Hoà Bình". Nội dung lời kêu gọi là "đã đền lúc hai miền Bắc - Nam của Việt Nam họp lại để tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh và đem lại cho mọi người Việt Nam cuộc sống hoà bình với lòng tôn trọng lẫn nhau". Từ biến cố đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhận sự lạnh nhạt từ cả hai phía chính quyền Việt Nam thời chiến lúc bấy giờ, và Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã phải xuất ngoại từ đó đến nay.

    Chuyến trở về Việt Nam lần I từ 12 tháng 1 đến 11 tháng 4 năm 2005, Thích Nhất Hạnh quay về Việt Nam sau một loạt thương lượng khó khăn, cuối cùng Thích Nhất Hạnh đạt được thỏa thuận cho Thiền sư cùng với tăng đoàn 100 tăng ni và 90 thành viên khác của dòng tu thiền Làng Mai đi khắp đất nước, tổ chức thuyết giảng, xuất bản sách và tư liệu Phật Giáo.

    Chuyến trở về Việt Nam lần II đang diễn ra, từ ngày 20 tháng 2 (mùng 4 Tết) đến ngày 9 tháng 5 năm 2007, Thiền sư lại cùng phái đoàn Phật giáo quốc tế hơn 300 tăng ni, thiền sinh, Phật tử thuộc tăng thân Làng Mai trở về Việt Nam với nhiều hoạt động như tổ chức các khóa tu trong nước, các buổi pháp thoại, gặp gỡ tăng ni phật tử ba miền.

    Chuyến trở về lần II này của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được mọi người quan tâm nhiều, với việc tổ chức Đại Trai Đàn Chẩn Tế Bình Đẳng, tổ chức tại ba miền Nam, Trung, Bắc, cầu nguyện siêu độ cho hàng triệu đồng bào từng là nạn nhân của chiến tranh, và tất cả vong linh Việt Nam không phân biệt địa phương, chủng tộc, tôn giáo, chính trị, già trẻ hay trai gái".

  4. #4

    Mặc định

    ĐẠI TRAI ĐÀN CHẨN TẾ BÌNH ĐẲNG GIẢI OAN

    Thiền sư Nhất Hạnh nói: Thiền định có khả năng chuyển hóa và trị liệu. Đất nước và dân tộc ta qua một cuộc chiến tranh kéo dài đã phải gánh chịu nhiều khổ đau. Hàng triệu người đã chết vì bom đạn, hàng trăm ngàn chiến sĩ đã bỏ mình trên mọi nẻo đường của đất nước và hài cốt chôn vùi ở đâu vẫn còn chưa tìm ra hết được. Bao nhiêu người đã chết trong lao tù, bao nhiêu người đã chết ngoài biển cả. Bao nhiêu người tuy còn sống nhưng vấn tiếp tục gánh chịu oan khổ. Những oan khổ ấy nếu chưa được công nhận, chưa được đưa lên vùng ánh sáng của ý thức, thì vẫn còn âm thầm nuôi dưỡng khổ đau, và truyền về cho những đời sau, oán oán chập chùng.

    Vì vậy, các Trai đàn Chần tế bình đẳng cầu siêu độ được tổ chức mùa Xuân năm nay là những thực tập chuyển hóa, trị liệu rất cần thiết; nhìn bằng con mắt thiền học thì ta thấy được như thế, mà nhìn bằng con mắt sử học và tâm lý học ta cũng thấy được như thế.

    Thiền, trước hết là chính niệm: thấy được những gì đang xảy ta trong tâm ta và nơi hoàn cảnh ta. Thấy được rồi mới biết phải làm gì để chuyển hóa, trị liệu và nuôi dưỡng. Chân ngôn là lời nói phát sinh từ định: ba nghiệp thân, miệng và ý một khi được thống nhất trọng định thì lời nói sẽ là chân ngôn và sẽ có khả năng chuyển hóa và trị liệu. Trai đàn chẩn tế bình đẳng cầu siêu độ được tổ chức trong tinh thần ấy, đem ý thức sáng tỏ chiếu vào những niềm đau khổ của người đã khuất và người còn sống, nói lên lời thương xót và cầu nguyện; đó là chân ngôn của cả một dân tộc để tự trị liệu cho mình.

    Ai trong chúng ta mà đã không gánh chịu oan khổ của cuộc chiến? Tới với nhau để cùng cầu nguyện cho tất cả những người đã xấu số, không phân biệt già trẻ, gái trai, Bắc Nam, chủng tộc, tôn giáo và đảng phái chính trị, đó là một sự thực tập trị liệu rất Thiền, và rất cần thiết. Đất nước đang đứng trước một vận hội mới, nếu thống nhất được lòng dân thì ta sẽ không bỏ mất cơ hội này.

    Tham khảo:
    http://www.langmai.org/ChuyenDiVietN...ante/index.htm

  5. #5

    Mặc định

    TẤM LÒNG NHÀ SƯ VÀ BẢN HỢP ĐỒNG

    Tại Liên hoan phim Cannes tổ chức tại Pháp ngày 23-5-2006 có một sự kiện đặc biệt: vị thiền sư Thích Nhất Hạnh và các tăng thân Làng Mai của ngài xuất hiện giữa thế giới của các nghệ sĩ điện ảnh. Hóa ra, vị thiền sư và tăng đoàn Làng Mai được mời đến Cannes để ký hợp đồng làm phim với nhà tỉ phú Ấn Độ Bhupendra Kuman Modi, hợp đồng cho phép tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng của thiền sư Thích Nhất Hạnh được dựng thành phim.

    Theo tờ Hollywood Reporter, đây là lần làm phim đầu tiên của doanh nhân ngành truyền thông người Ấn có tài sản 2,4 tỉ USD đang sở hữu một hý viện gồm tám màn ảnh ở Bắc Ấn Độ. Nội dung phim dựa theo tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng, viết về cuộc đời của đức Phật Thích Ca.

    Ông Modi là một người Ấn Độ ôm ấp giấc mộng làm phim về cuộc đời đức Phật từ nhiều năm nay. Ông từng nhận được nhiều bản thảo của các nhà Phật học viết về cuộc đời đức Phật, nhưng duyên lành đến mới cách đây hai năm, khi ông Modi được đọc cuốn Đường Xưa Mây Trắng bằng tiếng Hindu.

    Ông Modi nói với phóng viên tờ Hollywood Reporter: “Tôi tìm được cuốn Đường Xưa Mây Trắng từ hai năm nay, cuốn sách đã thay đổi đời tôi và nay tới lượt tôi phải chia sẻ hạnh phúc với thế giới”. Kinh phí làm phim dự trù 120 triệu USD, con số phá kỷ lục về đầu tư cho sản xuất một bộ phim ở Ấn Độ. Nhà sản xuất phim Michen Shane bày tỏ: “Chúng tôi mong đợi phim này sẽ là một anh hùng ca cho các thời đại, sánh ngang với các phim Lawrence of Arabia, và Gladiator”.

    Phim sẽ được chính thức bấm máy vào ngày 11-9-2006 và sẽ quay tại Mỹ, Nhật Bản, Trung Hoa, Thái Lan, Ấn Độ với sự tham gia của các diễn viên thượng thặng trong làng điện ảnh quốc tế.

    NỘI DUNG THƯƠNG THẢO BẢN HỢP ĐỒNG LẠ LÙNG

    Tờ báo Hollywood Reporter tường thuật cuộc thương thảo hiếm có trong lịch sử điện ảnh thế giới như sau:

    Doanh nhân ngành truyền thông, một tỉ phú người Ấn Độ hỏi tác giả Đường xưa mây trắng:

    - Xin thầy cho biết tôi phải trả bao nhiêu tiền cho tác quyền?

    Thiền sư Nhất Hạnh trả lời:

    - Tôi xin được hiến tặng tác phẩm này và không lấy của quí vị một đồng xu. Tôi chỉ muốn những người làm phim, các nhà viết kịch bản, nghệ sĩ, diễn viên, nhà tài trợ, nhà sản xuất cùng chung sống với nhau tại Làng Mai một thời gian để có đủ điều kiện lột tả hết tuệ giác của đức Phật qua nghệ thuật điện ảnh.
    Đó là món quà chúng ta sẽ hiến tặng cho thế hệ tương lai, là thông điệp của tình thương và sự hiểu biết. Giúp cho người trẻ đủ sức vượt qua những hận thù, bạo động, hiểu lầm... và chung sống với nhau trong tình huynh đệ. Trong tương lai, sau khi phát hành, nếu phim có lời, tôi chỉ xin 1% tiền lời đó để hiến tặng trẻ em nghèo khổ tại Ấn Độ mà thôi.

    Tình thương và tuệ giác của thiền sư Nhất Hạnh đã làm mềm trái tim của nhà doanh nghiệp, ông Modi tiếp lời thiền sư:

    - Thưa thầy, vậy thì phần tôi, tôi sẽ hiến 1% cho trẻ em nghèo khổ ngoài nước Ấn Độ chúng tôi...(ngập ngừng, xúc động) như tại VN chẳng hạn. Thế là bản hợp đồng “bất bình thường” đã được hoàn tất hôm thứ ba 23-5-2006 tại LHP Cannes”.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •