kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: 9 NHÓM 3 PHÁP GIỚI-ĐỊNH-TUỆ PHẬT GIÁO

  1. #1

    Mặc định 9 NHÓM 3 PHÁP GIỚI-ĐỊNH-TUỆ PHẬT GIÁO

    1.
    Sự tu tập tăng thượng giới được nêu bằng Giới
    Tu tăng thượng tâm bằng Ðịnh
    Tu tăng thượng trí tuệ bằng Tuệ


    2.
    Sự tốt đẹp của giáo lý ở chặn đầu được nêu bằng Giới do đoạn kinh: "Và gì là khởi điểm của các thiện pháp? Chính là giới hoàn toàn thanh tịnh". (S. V, 143) và do Pháp cú 183 "Không làm mọi điều ác". Giới là khởi đầu của giáo lý. Và giới tốt đẹp, vì nó đem lại những đức đặc biệt là bất hối, v.v...
    Sự tốt đẹp của giáo lý ở chặn giữa được nêu bằng Ðịnh. Do Pháp cú 183 "Không làm mọi điều ác", định là chặn giữa của giáo lý: "Thành tựu các hạnh lành".
    (Không làm mọi điều ác
    Thành tựu các hạnh lành
    Tâm ý giữ trong sạch
    Chính lời chư Phật dạy)
    Và Ðịnh tốt đẹp, vì đem lại các đức đặc biệt như thần thông v.v...

    Sự tốt đẹp của giáo lý ở chặn cuối được nêu bằng Tuệ. Do câu "Tâm ý giữ trong sạch. Chính lời chư Phật dạy". (Dh. 183) và vì tuệ là cao điểm của nền giáo lý, nên Tuệ là chặn cuối. Tuệ tốt đẹp vì đem lại đức bình thản đối với những điều khả ý và bất khả ý. Như kinh dạy:
    Như núi đá kiên cố
    Không bị gió lay động
    Huỷ báng hoặc tán dương
    Không lay động bậc trí. (Dh. 81)

    3.
    Điều kiện cần thiết để chứng ba minh được nêu bằng Giới. Vì nhờ sự hỗ trợ của Giới viên mãn mà người ta đắc ba minh.
    Ðiều kiện cần thiết để đắc sáu thông được nêu bằng Ðịnh, vì chính nhờ sự hỗ trợ của định viên mãn mà đạt đến sáu thông.
    Ðiều kiện cần thiết để đắc bốn vô ngại giải được nêu bằng Tuệ, vì chính nhờ sự hỗ trợ của tuệ viên mãn mà được bốn vô ngại giải.

    4.
    Sự tránh xa cực đoan mê đắm dục lạc được nêu bằng Giới
    Cực đoan ép xác khổ hạnh được nêu bằng Ðịnh
    Sự tu tập trung đạo được nêu bằng Tuệ.


    5.
    Giới được nêu làm phương tiện để vượt khỏi các đạo xứ
    Ðịnh để vượt khỏi các dục
    Tuệ để vượt tất cả hữu.


    6
    Sự từ bỏ những ô nhiễm do thay thế những pháp ngược lại là Giới
    Do nhiếp phục là Ðịnh
    Do đoạn tận là Tuệ.


    7.
    Ðề phòng vi phạm những điều ô nhiễm là nhờ Giới
    Đề phòng các ám ảnh của ô nhiễm là nhờ Ðịnh
    Đề phòng các tùy miên (khuynh hướng nội tại đưa đến ô nhiễm) là nhờ Tuệ.


    8.
    Sự thanh lọc những ô nhiễm do tà hạnh là nhờ Giới
    Thanh lọc những ô nhiễm do dục tham là nhờ Ðịnh
    Thanh lọc những ô nhiễm do tà kiến là nhờ Tuệ.


    9.
    Lý do đắc quả Dự lưu và Nhất lai là Giới
    Quả Bất hoàn là Ðịnh và quả A-la-hán là Tuệ.

    Vì bậc Dự lưu được gọi là người "thành tựu viên mãn các phẩm loại của giới", bậc nhất lai cũng vậy, bậc bất hoàn được gọi là "viên mãn định" và A-la-hán là bậc "tuệ viên mãn".

    Như vậy, 9 nhóm "3 pháp" đã được nêu lên:

    1.Các đức đặc biệt của giới định tuệ
    2. Là ba môn học, giáo lý tốt đẹp ở ba phương diện
    3. Điều kiện cần để chứng ba minh
    4. Sự tránh hai cực đoan và tu tập trung đạo.
    5. Cách vượt khỏi đoạ xứ, khỏi dục và khỏi hữu.
    6. Sự từ bỏ ô nhiễm ở ba bực.
    7. Sự đề phòng vi phạm.
    8. Sự thanh lọc ba thứ nhiễm ô.
    9. Lý do đắc các quả.

    (Thanh Tịnh Đạo)
    Last edited by delightdhamma; 25-04-2011 at 02:16 AM.
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

  2. #2

    Mặc định

    GIỚI CÓ 19 LOẠI

    1. Trước hết, tất cả giới thuộc một loại do đặc tính "kết hợp" của nó.
    2. Giới thuộc hai loại là hành và tránh (tác, chỉ)
    3. Hai loại là giới thuộc chánh hạnh, và giới khởi đầu đời sống phạm hạnh.
    4. Hai loại, là kiêng và không.
    5. Hai loại, là lệ thuộc và không.
    6. Hai loại, tạm thời và trọn đời.
    7. Hai loại, hữu hạn và vô hạn.
    8. Hai loại, thế gian và xuất thế.
    9. Ba loại, là hạ, trung, thượng.
    10. Ba loại, là giới vị kỷ, vị tha và vị pháp.
    11. Có dính mắc (chấp thủ), không dính mắc, và an tịnh.
    12. Thanh tịnh, bất tịnh, khả nghi.
    13. Giới hữu học, vô học và giới của người không phải hữu học hay vô học.
    14. Giới bốn loại, là giới thối giảm, giới tù đọng, giới tăng tiến và giới thâm nhập.
    15. Bốn loại, là giới tỷ kheo, Tỷ kheo ni, giới của người chưa thọ cụ và giới tại gia.
    16. Bốn loại, là giới tự nhiên, giới theo cổ tục, giới tất yếu, và giới do nhân về trước.
    17. Bốn loại, là giới thuộc Giới bổn Pàtimokkha, giới phòng hộ các căn, giới thanh tịnh sinh mạng và giới liên hệ bốn vật dụng.
    18. Giới năm loại, là thanh tịnh hữu hạn, thanh tịnh vô hạn, thanh tịnh đã viên mãn, thanh tịnh không dính mắc, thanh tịnh đã tịnh chỉ.
    19. Năm loại, là từ bỏ kiêng tác ý (tư tâm sở), chế ngự, và không phạm.

    ĐỊNH CÓ 16 LOẠI

    1. Định với đặc tính không phân tán.
    2. Định cận hành (upcàra) và định an chỉ (appanà).
    3. Định thế gian và xuất thế gian.
    4. Ðịnh có hỉ và câu hữu xã.
    5. Ðịnh câu hữu lạc và câu hữu xã.
    6. Ðịnh hạ, trung và thượng.
    7. Có tầm, tứ v.v...
    8. Ðịnh câu hữu lạc v.v...
    9. Ðịnh có giới hạn, đại hành và vô lượng.
    10. Định khó tiến và tuệ chậm...
    11. Định có giới hạn với đối tượng hữu hạn...
    12. Ðịnh phân loại theo các thiền chi.
    13. Theo thối giảm, tù đọng...
    14. Theo cõi.
    15. Theo bốn như y túc.
    16. Ðịnh theo năm thiền.

    TUỆ CÓ 16 LOẠI

    1. Tuệ phân biệt Danh Sắc
    2. Tuệ nắm bắt Duyên khởi
    3. Tuệ thẩm sát Tam tướng
    4. Sanh diệt tuệ
    5. Hoại diệt tuệ
    6. Kinh uý tuệ
    7. Quá hoạn tuệ
    8. Yếm ly tuệ
    9. Dục thoát tuệ
    10. Giản trạch tuệ
    11. Xả hành tuệ
    12. Thuận thứ tuệ
    13. Tuệ chuyển tộc
    14. Đạo tuệ
    15. Quả tuệ
    16. Phản khán tuệ

    (Thanh Tịnh Đạo)
    Last edited by delightdhamma; 25-04-2011 at 05:20 PM.
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. NIỆM PHẬT THẬP YẾU
    By vietnamese in forum Đạo Phật
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 02-08-2016, 04:12 PM
  2. BÀ LA MÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
    By aptruong in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 19-01-2011, 12:58 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •