kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Kinh Người Có Lòng Tin

  1. #1

    Mặc định Kinh Người Có Lòng Tin

    Kinh Người Có Lòng Tin

    1.- Và này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Thầy về người không Chân nhân và người không Chân nhân hơn cả người không Chân nhân; về bậc Chân nhân và bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
    - Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
    Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau:

    2.- Này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân?
    Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không có lòng tin, không có xấu hổ, không có sợ hãi, nghe ít, biếng nhác, thất niệm, liệt tuệ.
    Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là người không Chân nhân.

    3. Này các Tỷ-kheo, thế nào là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân?
    Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình không tin và khích lệ người khác không tin; tự mình không xấu hổ và khích lệ người khác không xấu hổ; tự mình không sợ hãi và khích lệ người khác không sợ hãi; tự mình nghe ít và khích lệ người khác nghe ít; tự mình biếng nhác và khích lệ người khác biếng khác; tự mình thất niệm và khích lệ người khác thất niệm; tự mình liệt tuệ và khích lệ người khác liệt tuệ.
    Này các Tỷ-kheo, đây gọi là gọi là người không Chân nhân còn hơn cả người không Chân nhân.

    4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân?
    Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có lòng tin, có xấu hổ, có sợ hãi, nghe nhiều, siêng năng tinh cần, có niệm, có trí tuệ.
    Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là bậc Chân nhân.

    5. Này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân?
    Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người tự mình đầy đủ lòng tin, còn khích lệ người khác có đầy đủ lòng tin; tự mình có xấu hổ và khích lệ người khác có xấu hổ; tự mình có sợ hãi và khích lệ người khác có sợ hãi; tự mình nghe nhiều và khích lệ người khác nghe nhiều; tự mình siêng năng tinh cần và khích lệ người khác siêng năng tinh cần; tự mình chánh niệm và khích lệ người khác chánh niệm; tự mình có trí tuệ và khích lệ người khác có trí tuệ.
    Người này, này các Tỷ-kheo, được gọi là gọi là bậc Chân nhân còn hơn cả bậc Chân nhân.

    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/...chi04-1921.htm
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

  2. #2

    Mặc định

    :love_struck: Rất ý nghĩa thưa hiền giả.
    Mà đây là kinh Nikaya, hiền giả cũng biết à :thinking:

  3. #3

    Mặc định

    a di đà phật, thiện tri thức cuối cùng cũng đã tới.
    Kẻ nào không thể tiếp nhận cái độc nhục mạ một cách hoan hỷ như uống nước cam lộ, kẻ ấy không thể được ca tụng là người nhập đạo có trí. Giặc cướp công đức không chi hơn giận dữ.

  4. #4

    Mặc định

    Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật, hóa ra hiền giả là thiện trí thức:batting_eyelashes:

  5. #5

    Mặc định

    @Thầy Delightdhamma, em cho rằng chúng ta phải tỉnh giác để nhận ra lằn ranh giữa không có niềm tin (hoài nghi) và có niềm tin. Cũng như giữa mê tín và chánh tín vậy. Niềm tin mù quáng hay còn gọi là mê tín chính là sở tri chướng trên con đường tu tập của người phật tử.
    Trong bộ luận Thanh Tinh Đạo, Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) nói rằng "hoài nghi", tiếng Pali là "Vicikicchà" được hiểu là một thái độ cuồng tín mù quáng, không sẵn sàng tra vấn, học hỏi. Do đó cần phải trừ khử kiết sử nầy. Ðức Phật khuyến khích chúng ta phải biết suy tư, luận giải và chứng nghiệm, vì Pháp là "mời mọi người đến xem xét" (ehipassika). Ðể rồi chúng ta thấy, biết rõ ràng sự ích lợi của Phật Pháp cho con đường hành trì của ta, và từ đó, ta có một niềm tin vững chắc vào Tam Bảo, không còn thắc mắc, phân vân, hay do dự gì nữa.
    Là người Phật tử, chúng ta hãy tỉnh giác khi tiếp nhận những kiến thức, ngay cả 5 bộ kinh Nikaya, được coi là kim khẩu của Đức Phật. Khi đối cảnh, chúng ta luôn xem xét sự vật hay sự việc theo cái tâm phân đoán chủ quan của chúng ta mà không bao giờ xem nó như đúng là nó. Ví dụ trong bài kinh số 1 Trung bộ kinh, nhiều người hiểu lầm về từ "tưởng tri" cho rằng đó là sự tưởng tượng về một sự vật không có thật. Nhưng sự vật thì vẫn có thật, nó vẫn hiển hiện đó, chỉ là chúng ta nhìn và nhận thức nó một cách méo mó, lệch lạc theo cách nhìn của cá nhân chúng ta.
    Last edited by phuc_hien; 18-04-2011 at 12:25 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Đạo Phật Có 8 Lớp Học
    By phimanh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 20-09-2012, 09:33 PM
  2. Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung
    By vietnamese in forum Đạo Phật
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 17-06-2012, 09:44 AM
  3. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 29-03-2011, 07:05 PM
  4. Truyền thọ tam quy
    By phúc minh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 21-03-2011, 06:28 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •