Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 30

Ðề tài: Bất Nhị

  1. #1

    Mặc định Bất Nhị


    Bất Nhị
    (Niềm vui không nguyên nhân)

    Thế nào là Bất nhị (Atvatya)?

    Bất nhị là không hai. Thế nào là không hai? Không hai là không lạc vào hai cực đối đãi của một vấn đề. Bản chất sự vật là thái cực nội bao âm và dương trong nó, trong âm có dương, trong dương có âm. Âm dương tương thôi thì nhi sinh ra vạn pháp. Trong sự việc nào cũng gồm đủ hai mặt đối đãi của nó. Bạn thấy một việc thuận lợi, thật sự mầm tan vỡ đã ở bên trong. Bạn thấy một việc buồn rầu, thật sự mầm an lạc có bên trong. Bạn thấy một chúng sanh, thật sự mầm Phật tánh đang phát triển bên trong. Bạn thấy một sinh vật chuyển động, thật sự mầm yên lặng đang lớn dần bên trong. Bạn thấy ánh sáng, thật sự mầm của Phật tánh là bóng tối huyền diệu ẩn tàng bên trong. Bạn thấy yên lặng, thật sự âm nhạc cõi lặng yên ngân nga không bao giờ dứt trong tâm thức của vũ trụ . Chúng sanh vô minh chỉ thấy mặt hiển tướng của vấn đề, không thấy mầm ẩn tàng của sự việc. Hai mặt một vấn đề luôn đi đôi với nhau . Không thể cầu thành Phật khi không có mầm chúng sanh bên trong. Chúng sanh là mặt bên kia của Phật. Bạn đang vui cười hớn hở vì sự thành công trong cuộc đời, đó là Bạn đang bắt đầu đến việc thất bại nhất định sẽ xảy ra trong mai sau. Khi Bạn sinh ra đời và lớn dần lên có nghĩa là Bạn chết đi từ từ. Hai mặt một vấn đề gọi là Nhị Nguyên, gọi là âm dương, gọi là bản chất của sự vật không cách gì thay đổi được cả. Hai mặt này luân phiên, cái thì hiển, cái thì mật, cái thì lộ bên ngoài, cái làm nhân bên trong, chúng tác động vơi nhau làm cho vật chất năng động và biến hóa không ngừng nghỉ . Bởi vậy Như Lai nói : Vật chất vật pháp chẳng qua là sự năng động không bao giờ ngừng... Thấy như thật nghĩa là gì? Thấy như thật nghĩa là thấy mặt hiển tướng của một sự việc . Người có trí tuệ và có tuệ giác nhà Phật thì biết ngay mầm đối đãi của nó cũng đang lớn dần từng giây, từng phút bên trong và đó là sự tự nhiên… Thấy được hai mặt của một vấn đề để cuối cùng vượt lên trên, nghĩa là thích ứng với nó. Không tự đặt ra các mục tiêu theo tham dục của mình, bắt buộc sự vật phải biến hóa theo sự hiểu của mình. Đó là thấy như thật.

    Vậy Bất nhị nghĩa là cái nhìn tuệ giác của Con nhà Phật biết sự vật là tương thôi đối đãi, do đó không làm gì có sự vui, không làm gì có sự buồn, không làm gì có sự sung sướng hoặc đau khổ... Các tình cảm này đều thể hiện tâm thức Nhị nguyên của chúng sanh. Khi Bạn tiến đến trạng thái chánh định do hiểu nguyên lý bất nhị và năng động của sự vật thì tâm Bạn luôn luôn bình và an, tịnh và định... Bởi độ tịnh, Bạn có niềm vui không nguyên nhân, đó là niềm vui thường trú không bao giờ mất đi . Nó khác với cái vui giả tạo của thế gian sẽ tiếp nối theo là sự đau khổ do mầm đau khổ xuất hiện cùng một lượt theo nguyên tắc bất nhị (Atvatya). Trái lại tâm Bạn tịnh thì sự vật nhìn qua cõi giới tịnh này trở nên yên lặng, sáng suốt và như thật. Bởi vậy trạng thái tâm thức đi liền là sự an lạc không suy nghĩ, sự an lạc không có nguyên nhân. Đó là sự an lạc tự nhiên do tịnh mà có, không phải so sánh với đau khổ. Chúng sanh an lạc hoặc vui là đối đãi của một nguyên nhân, mất nguyên nhân này họ sẽ thấy khổ ngay. Người nghèo thì tham vọng thành giàu, khi sở đắc tiền bạc vật chất thì thấy sung sướng, mất nguyên nhân tiền bạc vật chất thì tự nhiên thấy đau khổ, cái vui của họ cột liền với nguyên nhân có vật chất. Không như vậy, trạng thái an lạc tự nhiên gọi là niềm vui không nguyên nhân của thiền nhân, không khởi sự từ một nguyên nhân nào cả. Bạn tịnh thì tự khắc sự an lạc đi liền. Tịnh nghĩa là an lạc mặc dù sự việc đến với Bạn theo mặt hiển tướng có thuận lợi hoặc trở ngại hay không, bởi vì sự việc đến một lần bằng hai mặt, sự cảm nhận của Bạn bị chệch đi Bạn mới có nguyên nhân… Như vậy tịnh thì tự khắc có an lạc tự nhiên, như vậy định và tĩnh tâm thì khắc có niết bàn tại thế… Cõi Ta bà này đều đau khổ (Dukkha). Bởi vì chúng sanh là nhị nguyên.

    Vậy nhị nguyên có nghĩa là Dukkha. Cõi tịnh độ của đức A Di Đà có nghĩa là niết bàn an lạc, bởi vì tịnh có nghĩa là Nirvana. Tịnh có nghĩa là Atvatya. Vì rời xa cái đối đãi, rời xa nhị nguyên mà trở thành bất nhị nghĩa là không hai. Đó là bước thứ nhất của người tu thiền luôn luôn tịnh, quan sát sự vật cảm nhận như thật, bởi vậy tuệ giác này làm cho họ thích ứng tự nhiên với mọi biến cố của cuộc sống, thích ứng tự nhiên với mọi sự vật mà không chấp chặt vào mặt hiển tướng của sự vật ấy. Đó gọi là an lạc thiền. Sau khi Bạn an lạc thiền vì tâm thức bất nhị như vậy, Bạn sẽ kiến tánh, nghĩa là thành Phật.

    Bạn kiến tánh là thế nào? Kiến tánh là thấy bản chất sâu lắng của sự vật, nhìn một sự vật, nghe một âm thanh, biết một sự việc thông qua cái vỏ bên ngoài là mặt hiển giáo của nó, phải xuyên thấu vào trung tâm của sự vật, thấy xuyên thấu vào biển âm thanh của sự việc, hiểu xuyên thấu vào biển nguyên nhân của sự việc. Bạn nhìn ở cái cốt lõi, Bạn thấy cái chính giữa, Bạn cảm nhận ở trung tâm. Đó là điểm yên lặng tột cùng của sự vật, đó là mầm phát triển của Phật tánh ở nơi nơi.

    Gọi là Như Lai có mặt khắp muôn nơi, gọi là Phật và chúng sanh đồng tại thế, bởi vì bản chất sự vật và Phật tánh ẩn tàng bên trong. Gọi là thành Phật nghĩa là sao? Gọi là thành Phật nghĩa là tâm thức của các Bạn giao hòa rung động, cảm nhận trực tiếp với cốt lõi của sự vật. Không nơi nào không có Phật, không chỗ nào không có Như Lai. Tánh bao trùm khắp mọi nơi thấm đậm sự vật. Bạn định thì có an lạc. Bạn hành thâm bát nhã ba la mật đa đẩy sự tịnh này vào trung tâm sự vật thì Bạn gặp thấy Phật, tức là Bạn rung động và giao hòa với sự tự nhiên... Bạn ngồi thiền trong yên lặng như vậy, Bạn tiến sâu vào sự yên lặng này, cuối cùng Bạn sẽ thể nhập bản chất cội nguồn của nó. Đó là hào quang của Như Lai rực rỡ tam phương đại phương thế giới. Bạn nghe tiếng chim hót, Bạn cảm nhận khoảng trống yên lặng đầy âm thanh huyền diệu ở giữa tràng âm thanh này, đó là Bạn thấy tánh của Như Lai. Bạn thấy sự vật đang diễn ra, tâm Bạn không lay động mà giữ được an lạc vì tâm Bạn cảm nhận, giao hòa và rung động với cái yên lặng tột cùng ở giữa biển hỗn độn của sự vật. Vậy Bạn thấy một cái gì thì Bạn tịnh tâm, thì cái thấy này sẽ bắt đầu xuyên thấu sự vật ấy. Cái thấy này đừng phát xuất ở tâm trí Bạn, cái thấy này phát xuất ở sự rung động của con tim Bạn, thì sự xuyên thấu này sẽ tạo thành sự hội nhập, khế hợp cùng rung động với bản tánh của Như Lai.

    Cái thấy xuyên thấu này, cái thấy rung động này, cái thấy làm Bạn khế hợp với sự vật gọi là thấy như thật. Đó là con mắt trên bàn tay của Tổ sư Thiên Thủ Thiên Nhãn (Avalo kytetsvara bodhisattva). Nếu Bạn có tay mà không có mắt thì không phải là môn sinh của Ngài. Mỗi tay tượng trưng cho một sự việc của thế gian, một pháp của chúng sanh, vô lượng tay tượng trưng cho vô lượng vô biên pháp của chúng sanh. Các pháp này đều có tuệ giác là cái thấy trung tâm, cái thấy bằng con tim, cái thấy rung động cái thấy bất nhị (Atvatya). Nếu Bạn có cái thấy bất nhị, nếu Bạn có cái biết bất nhị tức là Bạn có con mắt của Như Lai trong từng cánh tay. Như vậy đó là pháp bất nhị của Như Lai. Bất nhị chứ không phải một vì chẳng có một nửa. Nó là thể rỗng không, nên gọi là bất nhị, nó là sự phản ảnh trực tiếp không thông qua so sánh nên gọi là bất nhị, nó là sự rung động của con tim Bạn, không phải là tiếng nói của lý trí. Nó chính là kiến tánh.

    Trực chỉ chơn tâm kiến tánh thành Phật là như vậy.

    Hy vọng con tim các Bạn rung động, mầm Bồ đề tâm khởi lên, Phật tánh sáng suốt chiếu rọi trong tâm Bạn
    !


    THEO: ĐẠO TÂM

  2. #2

    Mặc định

    nam mô a di đà phật
    Từng ngày cuộc sống đi qua
    Xin cây đạo đức nở hoa trong lòng

  3. #3

    Mặc định

    TRỰC CHỈ CHÂN TÂM
    KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT

    ...LAN TỎA HƯƠNG SEN...



  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lotus74 Xem Bài Gởi

    Bất Nhị
    (Niềm vui không nguyên nhân)

    Thế nào là Bất nhị (Atvatya)?

    Bất nhị là không hai. Thế nào là không hai? Không hai là không lạc vào hai cực đối đãi của một vấn đề. Bản chất sự vật là thái cực nội bao âm và dương trong nó, trong âm có dương, trong dương có âm. Âm dương tương thôi thì nhi sinh ra vạn pháp. Trong sự việc nào cũng gồm đủ hai mặt đối đãi của nó. Bạn thấy một việc thuận lợi, thật sự mầm tan vỡ đã ở bên trong. Bạn thấy một việc buồn rầu, thật sự mầm an lạc có bên trong. Bạn thấy một chúng sanh, thật sự mầm Phật tánh đang phát triển bên trong. Bạn thấy một sinh vật chuyển động, thật sự mầm yên lặng đang lớn dần bên trong. Bạn thấy ánh sáng, thật sự mầm của Phật tánh là bóng tối huyền diệu ẩn tàng bên trong. Bạn thấy yên lặng, thật sự âm nhạc cõi lặng yên ngân nga không bao giờ dứt trong tâm thức của vũ trụ . Chúng sanh vô minh chỉ thấy mặt hiển tướng của vấn đề, không thấy mầm ẩn tàng của sự việc. Hai mặt một vấn đề luôn đi đôi với nhau . Không thể cầu thành Phật khi không có mầm chúng sanh bên trong. Chúng sanh là mặt bên kia của Phật. Bạn đang vui cười hớn hở vì sự thành công trong cuộc đời, đó là Bạn đang bắt đầu đến việc thất bại nhất định sẽ xảy ra trong mai sau. Khi Bạn sinh ra đời và lớn dần lên có nghĩa là Bạn chết đi từ từ. Hai mặt một vấn đề gọi là Nhị Nguyên, gọi là âm dương, gọi là bản chất của sự vật không cách gì thay đổi được cả. Hai mặt này luân phiên, cái thì hiển, cái thì mật, cái thì lộ bên ngoài, cái làm nhân bên trong, chúng tác động vơi nhau làm cho vật chất năng động và biến hóa không ngừng nghỉ . Bởi vậy Như Lai nói : Vật chất vật pháp chẳng qua là sự năng động không bao giờ ngừng... Thấy như thật nghĩa là gì? Thấy như thật nghĩa là thấy mặt hiển tướng của một sự việc . Người có trí tuệ và có tuệ giác nhà Phật thì biết ngay mầm đối đãi của nó cũng đang lớn dần từng giây, từng phút bên trong và đó là sự tự nhiên… Thấy được hai mặt của một vấn đề để cuối cùng vượt lên trên, nghĩa là thích ứng với nó. Không tự đặt ra các mục tiêu theo tham dục của mình, bắt buộc sự vật phải biến hóa theo sự hiểu của mình. Đó là thấy như thật.

    Vậy Bất nhị nghĩa là cái nhìn tuệ giác của Con nhà Phật biết sự vật là tương thôi đối đãi, do đó không làm gì có sự vui, không làm gì có sự buồn, không làm gì có sự sung sướng hoặc đau khổ... Các tình cảm này đều thể hiện tâm thức Nhị nguyên của chúng sanh. Khi Bạn tiến đến trạng thái chánh định do hiểu nguyên lý bất nhị và năng động của sự vật thì tâm Bạn luôn luôn bình và an, tịnh và định... Bởi độ tịnh, Bạn có niềm vui không nguyên nhân, đó là niềm vui thường trú không bao giờ mất đi . Nó khác với cái vui giả tạo của thế gian sẽ tiếp nối theo là sự đau khổ do mầm đau khổ xuất hiện cùng một lượt theo nguyên tắc bất nhị (Atvatya). Trái lại tâm Bạn tịnh thì sự vật nhìn qua cõi giới tịnh này trở nên yên lặng, sáng suốt và như thật. Bởi vậy trạng thái tâm thức đi liền là sự an lạc không suy nghĩ, sự an lạc không có nguyên nhân. Đó là sự an lạc tự nhiên do tịnh mà có, không phải so sánh với đau khổ. Chúng sanh an lạc hoặc vui là đối đãi của một nguyên nhân, mất nguyên nhân này họ sẽ thấy khổ ngay. Người nghèo thì tham vọng thành giàu, khi sở đắc tiền bạc vật chất thì thấy sung sướng, mất nguyên nhân tiền bạc vật chất thì tự nhiên thấy đau khổ, cái vui của họ cột liền với nguyên nhân có vật chất. Không như vậy, trạng thái an lạc tự nhiên gọi là niềm vui không nguyên nhân của thiền nhân, không khởi sự từ một nguyên nhân nào cả. Bạn tịnh thì tự khắc sự an lạc đi liền. Tịnh nghĩa là an lạc mặc dù sự việc đến với Bạn theo mặt hiển tướng có thuận lợi hoặc trở ngại hay không, bởi vì sự việc đến một lần bằng hai mặt, sự cảm nhận của Bạn bị chệch đi Bạn mới có nguyên nhân… Như vậy tịnh thì tự khắc có an lạc tự nhiên, như vậy định và tĩnh tâm thì khắc có niết bàn tại thế… Cõi Ta bà này đều đau khổ (Dukkha). Bởi vì chúng sanh là nhị nguyên.

    Vậy nhị nguyên có nghĩa là Dukkha. Cõi tịnh độ của đức A Di Đà có nghĩa là niết bàn an lạc, bởi vì tịnh có nghĩa là Nirvana. Tịnh có nghĩa là Atvatya. Vì rời xa cái đối đãi, rời xa nhị nguyên mà trở thành bất nhị nghĩa là không hai. Đó là bước thứ nhất của người tu thiền luôn luôn tịnh, quan sát sự vật cảm nhận như thật, bởi vậy tuệ giác này làm cho họ thích ứng tự nhiên với mọi biến cố của cuộc sống, thích ứng tự nhiên với mọi sự vật mà không chấp chặt vào mặt hiển tướng của sự vật ấy. Đó gọi là an lạc thiền. Sau khi Bạn an lạc thiền vì tâm thức bất nhị như vậy, Bạn sẽ kiến tánh, nghĩa là thành Phật.

    Bạn kiến tánh là thế nào? Kiến tánh là thấy bản chất sâu lắng của sự vật, nhìn một sự vật, nghe một âm thanh, biết một sự việc thông qua cái vỏ bên ngoài là mặt hiển giáo của nó, phải xuyên thấu vào trung tâm của sự vật, thấy xuyên thấu vào biển âm thanh của sự việc, hiểu xuyên thấu vào biển nguyên nhân của sự việc. Bạn nhìn ở cái cốt lõi, Bạn thấy cái chính giữa, Bạn cảm nhận ở trung tâm. Đó là điểm yên lặng tột cùng của sự vật, đó là mầm phát triển của Phật tánh ở nơi nơi.

    Gọi là Như Lai có mặt khắp muôn nơi, gọi là Phật và chúng sanh đồng tại thế, bởi vì bản chất sự vật và Phật tánh ẩn tàng bên trong. Gọi là thành Phật nghĩa là sao? Gọi là thành Phật nghĩa là tâm thức của các Bạn giao hòa rung động, cảm nhận trực tiếp với cốt lõi của sự vật. Không nơi nào không có Phật, không chỗ nào không có Như Lai. Tánh bao trùm khắp mọi nơi thấm đậm sự vật. Bạn định thì có an lạc. Bạn hành thâm bát nhã ba la mật đa đẩy sự tịnh này vào trung tâm sự vật thì Bạn gặp thấy Phật, tức là Bạn rung động và giao hòa với sự tự nhiên... Bạn ngồi thiền trong yên lặng như vậy, Bạn tiến sâu vào sự yên lặng này, cuối cùng Bạn sẽ thể nhập bản chất cội nguồn của nó. Đó là hào quang của Như Lai rực rỡ tam phương đại phương thế giới. Bạn nghe tiếng chim hót, Bạn cảm nhận khoảng trống yên lặng đầy âm thanh huyền diệu ở giữa tràng âm thanh này, đó là Bạn thấy tánh của Như Lai. Bạn thấy sự vật đang diễn ra, tâm Bạn không lay động mà giữ được an lạc vì tâm Bạn cảm nhận, giao hòa và rung động với cái yên lặng tột cùng ở giữa biển hỗn độn của sự vật. Vậy Bạn thấy một cái gì thì Bạn tịnh tâm, thì cái thấy này sẽ bắt đầu xuyên thấu sự vật ấy. Cái thấy này đừng phát xuất ở tâm trí Bạn, cái thấy này phát xuất ở sự rung động của con tim Bạn, thì sự xuyên thấu này sẽ tạo thành sự hội nhập, khế hợp cùng rung động với bản tánh của Như Lai.

    Cái thấy xuyên thấu này, cái thấy rung động này, cái thấy làm Bạn khế hợp với sự vật gọi là thấy như thật. Đó là con mắt trên bàn tay của Tổ sư Thiên Thủ Thiên Nhãn (Avalo kytetsvara bodhisattva). Nếu Bạn có tay mà không có mắt thì không phải là môn sinh của Ngài. Mỗi tay tượng trưng cho một sự việc của thế gian, một pháp của chúng sanh, vô lượng tay tượng trưng cho vô lượng vô biên pháp của chúng sanh. Các pháp này đều có tuệ giác là cái thấy trung tâm, cái thấy bằng con tim, cái thấy rung động cái thấy bất nhị (Atvatya). Nếu Bạn có cái thấy bất nhị, nếu Bạn có cái biết bất nhị tức là Bạn có con mắt của Như Lai trong từng cánh tay. Như vậy đó là pháp bất nhị của Như Lai. Bất nhị chứ không phải một vì chẳng có một nửa. Nó là thể rỗng không, nên gọi là bất nhị, nó là sự phản ảnh trực tiếp không thông qua so sánh nên gọi là bất nhị, nó là sự rung động của con tim Bạn, không phải là tiếng nói của lý trí. Nó chính là kiến tánh.

    Trực chỉ chơn tâm kiến tánh thành Phật là như vậy.

    Hy vọng con tim các Bạn rung động, mầm Bồ đề tâm khởi lên, Phật tánh sáng suốt chiếu rọi trong tâm Bạn
    !


    THEO: ĐẠO TÂM
    .
    :listen:

    Đây chưa là tuyệt đối, vẫn còn nằm trong vòng đối đải.

    Không lầm nhị nguyên. Là vượt trên pháp đối đải .

    Một người khôn ngoan nhìn bàn tay không phải ở mặt trắng hay đen của bàn tay mà cả hai mặt trắng đen nhưng không khởi phân biệt.
    Tam điễm như tinh tượng.
    Hoành câu tợ nguyệt tà.
    ...

  5. #5

    Mặc định

    Cho tôi xóa.
    Last edited by Le Hoang; 15-09-2008 at 08:53 PM.

  6. #6

    Mặc định

    Tất cả mọi vật ở chung quanh ta đều có thể được nhìn dưới con mắt Pháp để nhận ra rằng không có sự bền vững tuyệt đối, do đó luôn mang đến phiền não, thất vọng. Điều đó không tạo ra cho ta sự chán nản, phiền muộn. Trái lại, chúng giúp ta thoát ra khỏi đau khổ, phiền muộn, vì chúng giúp ta coi thường mọi việc xảy ra. Làm giảm bớt lòng ham muốn trong ta, vì ta biết rằng mọi ham muốn đều không thể được hoàn toàn thỏa mãn, vì mọi thứ đều vô thường.
    Thành tâm kính lậy Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo tác đại chứng minh
    Kính lạy đức Địa tạng, vị đại sĩ đại bi đại nguyện đại định đại lực

  7. #7

    Mặc định

    17) "'Tất cả đều có’, này Kaccàna, là một cực đoan. 'Tất cả đều không có’ là một cực đoan. Không chấp nhận hai cực đoan ấy, này Kaccàna, Như Lai thuyết pháp một cách trung đạo. Do duyên vô minh, nên hành khởi. Do duyên hành, nên thức khởi... Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Do sự ly tham, đoạn diệt vô minh không có dư tàn nên các hành diệt... Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này".
    18) -- Như vậy, này Hiền giả Ananda, là điều sẽ đến với các bậc Tôn giả nào có được những đồng Phạm hạnh như vậy, những vị có lòng từ mẫn, những vị muốn sự lợi ích, những vị giáo giới, những vị giảng dạy, nghe được lời thuyết pháp này từ Tôn giả Ananda, tôi được an trú vững chắc trong Chánh pháp.

    Channa (Tạp 10, Ðại 2,66b) (S.iii,132)

    Chỉ có thể gửi đến các bạn một bài kinh . Phần còn lại là tùy vào duyên của các bạn . Nói nhiều sợ phải mạo phạm .

  8. #8

    Mặc định

    đã gọi là Bất nhị thì khi mở lời đã thuộc về pháp đối đãi thế gian, để chỉ chỗ cứu cánh của pháp môn này, ngài Duy ma chỉ còn biết lên pháp tòa mà ngồi im lặng, nên được Văn Thù Bồ tát tán thán ko tiếc lời.

  9. #9

    Mặc định

    Sự im lặng của Duy Ma Cật là "sự im lặng sấm sét" chẳng là sự bặt im lặng trong đối đãi, sao lắm người hiểu như thế rồi cho đạo không chỗ nói. Cứ nghĩ nói ra là không phải đạo.

    Sự Im lặng của Duy Ma Cật mà muôn ngàn ngữ trong đó, sự im lăng này khi nói hay không nói đều chính là sự im lặng đó, nên việc nói vẫn chính là sự "im lặng sấm sét".

    Lắm người chấp ngữ rồi mê theo đó không cho khai thông trí tuệ. Sự im lặng của Duy Ma Cật là Đại Ngôn Thuyết không phải sự im lặng trong tích lặng không sanh vọng tưởng mà đoạn mất Đại Trí Tuệ.

    Ngày Duy Ma Cật mà từ sự im lặng đó thông Đại Ngôn Thuyết thì "Tất cả Pháp là Phật Pháp", chẳng phải như kẻ chấp "bất nhị" mà không thấy được ngay nhị nguyên cũng đầy đủ tính "bất nhị", mà chẳng hề chấp vướng.

    Người chấp "bất nhị" phá bỏ nhị nguyên thì vẫn chưa thật hiểu thế nào là "bất nhị" cả. Chớ phỉ báng pháp của Ngài Duy Ma Cật mà đoạn mất căn giống trí tuệ của mình bằng việc phá nhị nguyên để tìm bất nhị. Vì ngay nhị

    nguyên đó có đầy đủ tính bất nhị mà Ngài Duy Ma cật Đại ngôn thuyết! Nên hiểu cho sâu thì ngay pháp đối đãi thế gian có đầy đủ tính bất nhị của ngài DMC mà chỉ Bậc Đại Trí như Văn Thù Sư mới hiểu rõ pháp của ngài

    DMC. Phàm phu nào dám hiểu, dám dùng, đùng lộgn ngôn bình luận pháp Bất nhị của ngài DMC theo kiến giải phàm phu.
    Last edited by mackiller; 29-09-2008 at 09:13 PM.

  10. #10

    Mặc định

    Khi nghe nói hai từ Bất Nhị, liền đưa tay lên miệng ra dấu cho người đó bảo: "IM"


    Trích dẫn Nguyên văn bởi kieplangthang Xem Bài Gởi
    Tất cả mọi vật ở chung quanh ta đều có thể được nhìn dưới con mắt Pháp để nhận ra rằng không có sự bền vững tuyệt đối, do đó luôn mang đến phiền não, thất vọng. Điều đó không tạo ra cho ta sự chán nản, phiền muộn. Trái lại, chúng giúp ta thoát ra khỏi đau khổ, phiền muộn, vì chúng giúp ta coi thường mọi việc xảy ra. Làm giảm bớt lòng ham muốn trong ta, vì ta biết rằng mọi ham muốn đều không thể được hoàn toàn thỏa mãn, vì mọi thứ đều vô thường.
    không, mà chẳng không tức là không. tâm sanh phiền não do không chấp không mà chấp có. mọi việc xảy ra chẳng thể coi thường được. còn biết hoàn toàn thỏa mãn hay không thì thật đã là ham muốn.

    tặng các đạo hữu vài chữ: "ngay bước khởi đầu đã là điểm kết thúc"

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Khong Tinh Xem Bài Gởi
    Khi nghe nói hai từ Bất Nhị, liền đưa tay lên miệng ra dấu cho người đó bảo: "IM"




    không, mà chẳng không tức là không. tâm sanh phiền não do không chấp không mà chấp có. mọi việc xảy ra chẳng thể coi thường được. còn biết hoàn toàn thỏa mãn hay không thì thật đã là ham muốn.

    tặng các đạo hữu vài chữ: "ngay bước khởi đầu đã là điểm kết thúc"
    Vị này thấy được gì mà nói "ngay bước khởi đầu đã là điểm kết thúc". Nói Nói Nói.... Không nói biết tay!

  12. #12

    Mặc định

    Khi đọc bài "BẤT NHỊ",tôi xin có một số ý như sau.Khi bàn "BẤT NHỊ",mọi người coi là phương tiện hay là gì?Tại sao con người ngày nay nói nhiều về"BẤT NHỊ" nhưng chúng ta vẫn không chứng tỏ dược?"BẤT NHỊ" có hòa hợp với thế giới khoa học không?
    Đây là một số ý nhờ các thầy chỉ dạy.Xin cám ơn

  13. #13

    Mặc định

    Chẳng có Văn Thù, chẳng có Duy Ma Cật, cũng chẳng có Bất Nhị, cũng chẳng phải là chẳng có Văn Thù, Duy Ma Cật, "Bất Nhị"...Không 1 gì tức là bất nhị, cũng chẳng phải chẳng có 1 gì là Bất Nhị.

  14. #14

    Mặc định tâm động

    xin hỏi phướng động hay gió động ?
    không phải phướng động,cũng không phải gió động
    mà tâm các nhân giả động.
    khi tâm nhất động thì đã rơi vào nhị nguyên rồi.

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lyquochoang Xem Bài Gởi
    xin hỏi phướng động hay gió động ?
    không phải phướng động,cũng không phải gió động
    mà tâm các nhân giả động.
    khi tâm nhất động thì đã rơi vào nhị nguyên rồi.
    Tâm vốn không hình không tướng sao bảo nó động với tỉnh gì.

  16. #16

    Mặc định tâm

    không khí không hình không tướng mà khi động thì thành gió có thể thổi bay tất cả,tại sao lại không động chứ ?

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lyquochoang Xem Bài Gởi
    không khí không hình không tướng mà khi động thì thành gió có thể thổi bay tất cả,tại sao lại không động chứ ?
    Ai bảo Không khí là không hình không tướng, không thấy không thể nói là không hình không tướng. Nếu đã không hình tướng sao nói là khi động thì làm thổi bay.
    Last edited by VôPháp; 17-12-2008 at 05:11 PM.
    Chẳng Thể Nói.

  18. #18

    Mặc định tâm

    bạn có thấy không khí có hình tướng gì không ? nếu đã không thấy thì rõ ràng là không hình không tướng rồi,còn nó có thể thổi bay tất cả cũng vì nó không hình không tướng đó,như có rất nhiều người có hình có tướng cũng bị một cơn bão không hình không tướng chôn sạch.

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lyquochoang Xem Bài Gởi
    bạn có thấy không khí có hình tướng gì không ? nếu đã không thấy thì rõ ràng là không hình không tướng rồi,còn nó có thể thổi bay tất cả cũng vì nó không hình không tướng đó,như có rất nhiều người có hình có tướng cũng bị một cơn bão không hình không tướng chôn sạch.
    Thế nào thì nói là vô hình vô tướng, cái mà được nói là vô hình vô tướng vì nó không có hình dạng, không có màu sắc, không thể nắm được, không thể nếm được, không thể cằm được, không thể sờ được thì mới gọi là vô hình vô tướng.
    Chẳng Thể Nói.

  20. #20

    Mặc định

    hình là gì ? tướng là gì ? ánh trăng dưới nước có nắm được không ? nếm được không? cầm được không hay sờ được không? ảnh trong gương cũng thế thôi ! cái có hình có tướng còn như vậy thì cái vô hình vô tướng như thế nào ?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •