kết quả từ 1 tới 15 trên 15

Ðề tài: Văn Miếu - Võ Miếu - Quốc Tổ Miếu

  1. #1

    Mặc định Văn Miếu - Võ Miếu - Quốc Tổ Miếu

    Việt Nam còn mấy ngôi Văn Miếu ?

    Cổ nhất có lẽ là Văn Miếu Quốc Tử Giám ở thành Thăng Long nay là Hà Nội, và ở miền Bắc.

    Tiếp theo là Văn Miếu ở Cố đô Huế ở miền Trung.

    Và cuối cùng là Văn Miếu Vĩnh Long ở miền Nam.

    Chẳng biết còn ngôi Văn Miếu nào nữa không ? Nhưng những ngôi Văn Miếu vừa kể trên muộn nhất là Văn Miếu Vĩnh Long cũng có trên trăm năm. Mình thì cũng chưa từng đến viếng một ngôi miếu nào kể trên, chỉ đọc trên sách báo hay xem trên đài truyền hình. Nhưng mình có dịp đến viếng thăm Văn Miếu Trấn Biên ở Biên Hòa, đây là Văn Miếu mới được xây dựng mới đây, nghĩa là sau năm 1975, và có lẽ vào thời kỳ đổi mới.

    Văn Miếu Trấn Biên cũng có những hạng mục công trình tương tự như Văn Miếu Hà Nội như cổng vào Đại Thành Môn, Khuê Văn Các, Thiên Quang Tĩnh...

    Văn Miếu được dựng lên là để thờ Khổng Tử và những nho gia hay văn thần, tức là những người đã từng đèn sách với Tứ Thư Ngũ Kinh, và lấy những lời dạy của Khổng Mạnh là kim chỉ nam.

    Văn Miếu Trấn Biên thì cũng ngoài lệ ấy, nhưng Khổng Tử được chạm trên một phù điêu và dựng phía ngoài ngay trước sân đối diện với điện chánh của Văn Miếu. Bên trong ngay điện chánh là phù điêu trống đồng phía trước là tượng bán thân lĩnh tụ VN. Hai gian bên cạnh, một gian thờ các nho gia VN đại khái như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Mạc Đỉnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du,..; một gian thờ các nho gia của Gia Định Thành như Võ Trường Toản, Ngô Nhân Tịnh, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu,...

    Thăm Văn Miếu Trấn Biên ra về, mình thầm nghĩ, đã có Văn Miếu thờ các nho gia, văn thần tại sao không có Võ Miếu để thờ các võ tướng, danh tướng Việt Nam. Mà VN từng có Võ Miếu hay không? Mình cũng chẳng rỏ, nhưng học sử thì nhớ rằng, khi thành Hà Nội thất thủ vào tay thực dân, Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu lúc ấy đã treo cổ tự vẫn tại Võ Miếu Hà Nội. Thật sự thì Hoàng Tổng đốc cũng là một văn thần, hay nho gia chứ không phải là một võ tướng, tức là xuất thân từ khoa cử, vì triều Nguyễn trọng văn khinh võ.

    Nghĩ như thế, một Võ Miếu, nhưng rồi nghĩ đi nghĩ lại, thay vì một Võ Miếu để thờ những Danh tướng VN, thì tại sao lại không dựng một Đền Thờ Quốc Tổ Việt Nam. Chính giữa Thờ Vua Hùng, cùng những vị vua anh hùng của VN. Hai gian hai bên, một gian thờ các vị anh hùng dân tộc từ thời lập quốc đến trước Ngô Vương Quyền; một gian thờ các anh hùng từ Ngô Vương Quyền đến nay.

    Mình nghĩ phải chi mà mỗi tỉnh ở Việt Nam có được một đền thờ Quốc Tổ quy mô cở Văn Miếu Trấn Biên thì mỗi năm khi làm lễ Giổ Tổ Hùng Vương tại đền những người đến dự hay những ai tham quan đền thờ có thể ôn lại toàn bộ Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam.

    Ở Việt Nam bây giờ có rất nhiều đền thở liệt sĩ, có thể nói là mỗi huyện, mỗi tỉnh đều có, rất khang trang, chưa kể đền thờ những vị tướng lĩnh, hay lĩnh đạo gần đây của chế độ. Mỗi tỉnh một ĐỀN THỜ QUỐC TỔ quy mô cở Văn Miếu Trấn Biên nghĩ cũng phải là quá đáng!

    Trân trọng

  2. #2

    Mặc định

    Văn miếu Hưng Yên cũng có lịch sử khá lâu!
    Văn miếu Bắc Ninh, nơi khởi nguồn của nho học tại Việt Nam, là nơi Sĩ Nhiếp mở trường dạy chữ Hán đầu tiên tại nước ta !
    Thái âm sinh dương
    Dương tẩu huyền quan
    Thiên nhai nhất tuyến võ đông gian
    Chân ý tàng thần vô tận viễn
    Tâm công vạn quyển tịnh như lan ...

    _________________________________
    Võ Đang Thiếu Dương Tử - Hoàng Đạo Gia

    Bế quan tu luyện . . .

  3. #3

    Mặc định

    Phải chăng 100 năm vật đổi sao dời?
    15/08/2008 10:05 (GMT + 7)
    Xin đừng tiếp tục bắn vào lịch sử, dù vô tình. Mọi người Việt có thể còn nhiều điều khác nhau nhưng đều có điểm chung đó là chung một cội nguồn, chung giá trị của dân tộc. Dân tộc là vĩnh cửu.

    Thượng tuần tháng 6.2008, Bộ Thông tin –
    Truyền thông phát hành bộ tem kỷ niệm

    100 năm, vật đổi sao dời?

    Chúng ta đều biết: vào những năm đầu thế kỷ 20, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng đã hình thành nhóm tư tưởng và hành động nổi tiếng, được gọi là phong trào Duy Tân. Người đương thời gọi các ông là “Bộ ba Quảng Nam”.

    Đầu năm 1908, do ảnh hưởng của phong trào Duy Tân, nhân dân nhiều tỉnh nổi dậy đòi giảm sưu hạ thuế. Để cách ly Trần Quý cáp với các đồng chí của mình, thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn đã điều ông từ Quảng Nam về làm giáo thọ tại Khánh Hòa (ông đỗ tiến sĩ năm 1904), sau đó lấy cớ Trần Quý Cáp có liên quan đến cuộc biểu tình hàng tháng trời của đồng bào ở quê nhà, kẻ thù đã bắt giam và đưa ông ra pháp trường chém ngang lưng ngày 15-6- 1908!

    Phong trào Duy Tân gãy một trụ cột.

    Cái chết của ông đã làm chấn động lòng người trong cả nước thời bấy giờ. Phan Chu Trinh viết: “Lời nguyền trời đất còn ghi tạc/ Giọt máu non song đã chảy tràn”. Trong tù Quảng Nam, Hùynh Thúc Kháng khóc bạn bằng bài thơ:

    Gươm sách xăm xăm tách dặm miền
    Làm quan vì mẹ, há vì tiền
    Quyết đem học mới thay nô kiếp
    Ai biết quyền dân nảy họa nguyên

    Bồng đảo gió chưa tan giấc mộng
    Nhatrang cỏ đã khóc hồn thiêng
    Chia tay chén rượu còn đang nóng
    Đà Nẳng đua nhau lúc xuống thuyền

    Còn Phan Bội Châu thì nấc nghẹn, thảng thốt :

    Non nước trời Nam nhìn bóng xế
    Đau lòng bảy chữ hóa nghìn thu ( 1)

    Hạ tuần tháng 3- 2006, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, UBND TP.HCM, UBND tỉnh Quảng Nam, UBND TP Đà Nẵng đồng tổ chức nhiều họat động kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà cách mạng Phan Chu Trinh ( 24.3.1926 – 24.3.2006)! (Cụ Phan mất tại Sài Gòn).

    Tiếp đến, tháng 4- 2007, nhiều họat động tưởng nhớ 60 năm ngày mất của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng (21-4-1947 - 21-4-2007) đã được tổ chức tại Quảng Nam, Quảng Ngãi và Hà Nội (cụ Huỳnh mất tại Quảng Ngãi).

    Thượng tuần háng 6.2008, ngoài việc Bộ Thông tin – Truyền thông phát hành bộ tem kỷ niệm, thì không thấy có một họat động nào ở Quảng Nam, Khánh Hòa, hay của một tổ chức nào của Trung ương để kỷ niệm 100 năm ngày mất của Trần Quý Cáp!

    Phải chăng 100 năm, vật đổi sao dời? Có chắc không ai bị lãng quên, không điều gì bị lãng quên?

    Tôi hoàn toàn không nghĩ các cơ quan liên quan có thái độ gì, nhưng tôi cho rằng đây là thiếu sót rất lớn, cần phải công khai, và dù chậm cũng phải tổ chức kỷ niệm trong năm 2008 này để hậu thế tưởng nhớ và tạ lỗi với anh linh cụ Trần Quý Cáp, xin cụ tha thứ và nhất định không được lặp lại!

    Chuyện của ngành văn hóa quốc gia?

    Sinh thời, khi đề cập đến chiến thắng Điện Biên Phủ, Tổng Bí thư Lê Duẩn có nói: “Điện Biên Phủ là một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ 20”. Câu này nói lên tầm cỡ của Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa trong lịch sử dân tộc. Nhớ lại, Nhà nước đã từng tổ chức trọng thể 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2004), 30 năm chiến thắng 30.4, thống nhất đất nước (1975 – 2005) và 40 năm Tổng Tiến công nổi dậy Mậu Thân (1968 – 2008).

    Nhìn lại trong năm 2008 này, những gì đã diễn ra vào dịp kỷ niệm 720 năm chiến thắng Bạch Đằng Giang (1288 – 2008) và 580 năm chiến thắng Chi Lăng (1428 – 2008), tức năm tròn – năm chẵn, cho thấy hình như những niềm tự hào to lớn này bây giờ không phải là chuyện của ngành văn hóa quốc gia?


    Đền thờ Trần Quý Cáp tại Diên Khánh, Khánh Hòa. Ảnh: wiki



    ***

    Trang thông tin điện tử Hà Tĩnh đưa tin: “Từ 18 - 19/9/2007, đồng chí Nguyễn Thị Doan – Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Cùng đi có đại diện Văn phòng Chủ tịch nước, Trung ương Hội LHPN Việt Nam… Phó Chủ tịch nước đã đến đặt vòng hoa, thắp hương tưởng niệm tại khu mộ cố Tổng Bí thư Trần Phú và khu lưu niệm nhà thờ cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập; khu di tích TNXP và mộ 10 cô gái tại Ngã ba Đồng Lộc ”. (2)

    Nếu chuyến đi thăm Hà Tĩnh này, bà Phó chủ tịch nước bớt chút thời giờ viếng mộ đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới, thăm khu tưởng niệm nhà đại ái quốc Phan Đình Phùng, thì chắc chắn dân sẽ yêu mến bà hơn!

    Phải chăng, những người bố trí lịch thăm viếng cho Phó Chủ tịch nước không nhớ Nguyễn Du, Phan Đình Phùng là nhân vật lớn của dân tộc và là niềm tự hào không chỉ của người Hà Tĩnh?

    Trả lời phỏng vấn trên VietNamnet ngày 8.8.2008 trong bài “Đưa VN đến với thế giới bằng những con đường”, nhà sử học Dương Trung Quốc đã kể việc Đoàn Thủ tướng Phan Văn Khải đã đến viếng tượng Nguyễn Trãi tại Quebec – Canada.

    Ông nói rất chí lý: “Tôi cho là đến đó mà không đến thăm viếng sẽ là lỗi rất lớn, để lại ảnh hưởng xấu trong cộng đồng người Việt, kể cả đối với người sở tại. Vì người của mình mà mình không đến viếng thì viếng ai nữa, mặc dầu tượng Nguyễn Trãi được tạc rất nhỏ. Người khen đẹp, người khen chưa đẹp nhưng nó rất linh thiêng”.

    ***

    Đầu tháng 4/2008, các báo có bài viết về kỷ niệm trọng thể 28 năm ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (30/3/1980 – 30/3/2008). Tôi có hỏi một số bạn làm báo: sao dịp 24.3.2008, tức 82 năm ngày mất Cụ Phan Chu Trinh, không thấy báo nào đưa tin (sáng 24.3.2008, tôi có đến thắp nhang tại mộ cụ Phan và biết rằng tại đây có tổ chức kỷ niệm). Được trả lời : “Tại ban tổ chức không báo ”.

    Tôi nghĩ, cách làm như vậy là bị động, từ bị động dẫn đến sơ suất, bất nhất trong thông tin. Lẽ ra, ngay từ cuối năm trước, tùy theo tôn chỉ mục đích của mình, báo cần có kế họach trước về các sự kiện, các nhân vật cần thông tin kỷ niệm để chủ động bài vở.

    Được như vậy, báo chí sẽ góp sức làm mọi người nhớ lại và biết ơn Trần Quý Cáp nhân 100 năm ngày mất của ông, mọi người sẽ được ôn lại khí thế hào hùng của Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa..

    Từ chuyện sơ suất rất đáng trách về việc “quên” kỷ niệm 100 năm ngày mất của cụ Trần Quý Cáp, việc cấp quốc gia chưa coi trọng giáo dục truyền thống thông qua dịp kỷ niệm các chiến thắng oai hùng của dân tộc: Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa cùng nhiều giá trị chung của dân tộc chưa được trân trọng đúng mức…

    Thiết nghĩ đến lúc Bộ Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch cần xem lại, hàng năm, sự kiện nào, nhân vật nào được tổ chức kỷ niệm ở cấp quốc gia, phần nào là trách nhiệm của địa phương trên nền tảng công bằng với lịch sử.

    ***

    Quan điểm của người viết bài này thì cho rằng, một khi “ Điện Biên Phủ là một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ 20” thì kỷ niệm 220 năm chiến thắng Đống Đa vào mồng 5 tháng giêng sang năm (Kỷ Sửu - 2009) không chỉ là việc của Huyện Tây Sơn, của tỉnh Bình Định và UBND Quận Đống Đa như lâu nay, mà đó phải là trách nhiệm của ngành văn hóa quốc gia.

    Xin đừng tiếp tục bắn vào lịch sử, dù vô tình. Mọi người Việt có thể còn nhiều điều khác nhau nhưng đều có điểm chung đó là chung một cội nguồn, chung giá trị của dân tộc. Dân tộc là vĩnh cửu.

    Xin hãy phát huy các giá trị đó, kết hợp hài hòa giữa dân tộc và cách mạng, góp phần đại đoàn kết toàn dân. Cách mà chúng ta đối xử với tiền nhân, đặc biệt là các bậc anh hùng, danh nhân của đất nước hôm nay chắc chắn sẽ là tấm gương để thế hệ sau coi đó mà xử sự với chúng ta.

    Nguyễn Thiện (Giám đốc Công ty Truyền thông Tiêu Điểm (TPHCM), Tác giả chương trình “Dân ta biết sử ta ”)
    (1) Tháng 4/1908, ông tiếp được thư nhà có kể vụ chống thuế sôi động ở Quảng Nam. Vui mừng, ông lấy bút phê ngay vào sau thư 7 chữ “Ngô dân thử cử, khoái, khoái, khoái”, nghĩa là “ Dân ta làm thế, sướng, sướng, sướng”. Bố chánh Khánh Hòa lúc đó đang ngồi nói chuyện với ông đã đánh cắp bức thư và nộp cho Pháp.

    (2) Nguồn : http://www.hatinh.gov.vn/Home/index....=show&nid=1304
    Thế giới vô thường quán chiếu đề sinh tử sự đại
    Vô hình hành nghiệp viễn ly tức chứng ngộ niết bàn

  4. #4

    Mặc định

    Câu hỏi là "HỒN THIÊNG SÔNG NÚI Ở NƠI NÀO?"

    Chắc có người sẽ trả lời rằng:

    - "HỒN THIÊNG SÔNG NÚI" thì ngự từ Ải Nam Quan tới mũi Cà Mau.
    - "HỒN THIÊNG SÔNG NÚI" ở Lủng Cú đến mũi Cà Mau.
    - "HỒN THIÊNG SÔNG NÚI" ở Cao Bằng đến Cà Mau, từ Cái Bầu, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Sơn, Phú Quốc...

    Và rồi thì câu hỏi "HỒN THIÊNG SÔNG NÚI có từ lúc nào?"

    - Chắc không ai trả lời có từ năm bảy chục năm nay!
    - Hoặc nếu có người trả lời y vậy thì sao?
    Thế giới vô thường quán chiếu đề sinh tử sự đại
    Vô hình hành nghiệp viễn ly tức chứng ngộ niết bàn

  5. #5

    Mặc định

    ...

    Ngày 1/9/2008 Quảng Ngãi đã khánh thành 'Khu lưu niệm Phạm Văn Đồng'; theo thông báo chính thức từ chính quyền, tổng kinh phí hơn 46 tỉ đồng, trong đó phần xây lắp hơn 20 tỉ, trên diện tích hơn 2 ha (Giá đất là 1,3 triệu/m2, trị giá đất khoảng 26 tỉ).

    Bốn mươi sáu tỉ kia có thể làm được những gì cho nhân dân Mộ Đức, Quảng Ngãi?

    Xin thưa:

    - Xây dựng 3.067 ngôi nhà cho người nghèo;

    - Tạo điều kiện cho 115.000 trẻ em nghèo có điều kiện mua sách vở đến trường trong năm học mới;

    - Là tiền thuế của 144.230 người dân Mộ Đức trong 2 năm (Dự toán thu ngân sách năm 2008 của huyện là 23,1 tỉ đồng)

    Đó là chưa tính đến các chi phí khánh thành, duy tu, chi lương cho nhiều người trông coi, bảo vệ.

    Một người con của quê hương núi Ấn sông Trà, nhưng đến khi chết rồi vẫn còn làm khổ nhân dân Quảng Ngãi, có phải vì ông là đảng viên Cộng sản, học trò của Hồ Chí Minh không? Trong khi cụ Huỳnh Thúc Kháng, quyền chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam dân chủ cộng hòa, yên nghỉ trên núi Ấn lộng gió, ngôi mộ đơn giản được xây dựng từ thời ông Ngô Đình Diệm, ngày ngày khách trong ngoài nước, đủ mọi thành phần đến viếng thăm đều thể hiện lòng tôn kính.

    'Vạn Niên là Vạn Niên nào
    Thành xây xương lính, hào đào máu dân'

    Câu ca dao xưa đi vào tiềm thức của thế hệ chúng tôi, 'thế hệ sinh ra và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa'; câu ca dao khơi mào cho cuộc khởi nghĩa nông dân mang tên 'khởi nghĩa Chày Vôi' (năm Bính Dần 1866) xuất phát từ việc xây dựng Vạn niên cơ, quân sĩ và dân phu phải làm lụng khổ sở, nhiều người oán giận, vua Tự Đức một thời đã đi vào lịch sử dân tộc là vị vua hôn quân vô đạo.

    Tôi đã đến lăng mộ vua Tự Đức, cũng đã đến khu tưởng niệm Phạm Văn Đồng. Trên tất cả mọi phương diện (đất đai, diện tích, quy mô, kinh phí, thời gian, …) lăng Tự Đức còn lâu mới bằng khu tưởng niệm Phạm Văn Đồng - một vị thủ tướng dưới chế độ XHCN còn hơn cả vị hoàng đế của triều đại phong kiến, ngay cả khi đã chết.

    Lịch sử rất sòng phẳng. Thời gian trôi qua, dân tộc sẽ có cái nhìn khách quan hơn, đánh giá công, tội một cách rõ ràng; sự kính trọng đối với từng nhân vật lịch sử không cần phải áp đặt, cưỡng chế.

    Là một người dân Mộ Đức, tôi cảm thấy có tội khi nói thêm (Quê tôi) 'là quê hương của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng'.


    Đỗ Mai Lộc.

    Mộ Đức, Quảng Ngãi, Việt Nam.

    ---
    Chỉ trích đăng mà không biết thực tế ra sao, vị nào thấy đúng hay sai chỗ nào cần thêm bớt thì cho ý kiến!
    Chân thành cám ơn!
    Thế giới vô thường quán chiếu đề sinh tử sự đại
    Vô hình hành nghiệp viễn ly tức chứng ngộ niết bàn

  6. #6

    Mặc định Tết: Chùa có thể đi trước trong việc phục hồi y phục truyền thống dân tộc?

    Tết: Chùa có thể đi trước trong việc phục hồi y phục truyền thống dân tộc?




    Y phục truyền thống dân tộc được nói đến ở đây là áo dài khăn đóng dành cho nam giới, mà trước đây, ở miền Nam, gọi là quốc phục.



    Áo dài khăn đóng dành cho nam giới, ngoài vẻ trang nghiêm như áo tràng lam, còn đậm đà bản sắc dân tộc và thể hiện sự trang trọng đặc biệt trong ngày lễ Tết

    Áo dài khăn đóng nam giới trước năm 1975 được giới Phật tử sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết.

    Trên pháp tòa chùa Xá Lợi, trụ sở của Hội Phật học Nam Việt, thường thấy các vị cư sĩ mặc áo dài khăn đóng, thường là màu xanh dương, đăng đàn thuyết pháp, hành lễ.

    Mãi tới gần đây, một số cư sĩ cao niên hội viên Hội Phật học Nam Việt cũ vẫn mặc áo dài khăn đóng trong các khóa lễ Phật đản, phong thái rất uy nghi, trang trọng.

    Điều đáng tiếc là ngày nay, tại TP.HCM chiếc áo dài khăn đóng dành cho nam giới hầu như không còn được thấy nữa, kể cả ở các cụ ông cao tuổi và trong ngày Tết.

    Dịp Hội nghị Apec được tổ chức tại Hà Nội, chúng ta vui mừng được thấy các nhà lãnh đạo quốc tế dự họp mặc áo dài truyền thống Việt Nam dành cho nam giới (nhưng không đội khăn đóng).

    Tuy đó là một dấu ấn phục hồi y phục truyền thống dân tộc dành cho nam giới, thế nhưng, đó chỉ là một điểm nhấn hình thức. Việc phục hồi đã không mở rộng ở cấp độ rộng rãi hơn, ngoại trừ một số lễ nghi đặc biệt như Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch).

    Nhưng điều lạ, là xem hình ảnh các chùa Việt ở Mỹ, Canada, lại có thể thấy hình ảnh người cư sĩ mặc quốc phục đi chùa lễ Phật, kể cả mặc khi di chuyển ngoài đường, lái xe hơi, điều hầu như không thể đối với áo tràng lam.

    Thế thì, tại sao giới cư sĩ Phật giáo Việt Nam trong nước lại không thể đi đầu trong việc phục hồi áo dài khăn đóng truyền thống của dân tộc, trước hết là ở các cụ ông cao tuổi và những bé trai ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học.

    Áo dài khăn đóng dành cho nam giới, ngoài vẻ trang nghiêm như áo tràng lam, còn đậm đà bản sắc dân tộc và thể hiện sự trang trọng đặc biệt trong ngày lễ Tết.

    Một điểm thuận lợi nữa là, như đã nói, nếu như áo tràng lam thường chỉ mặc trong chùa, thì áo dài khăn đóng có thể mặc đi lại trên đường phố.

    Tuy nhiên, việc phục hồi vẫn còn khó khăn. Nếu không đẩy nhanh được tiến độ, áo dài khăn đóng nam giới, y phục cổ truyền ngày lễ của dân tộc dần dần chỉ còn trên mặt báo, các chương trình video… mà thôi.

    Việc đẩy mạnh phục hồi dạng y phục truyền thống dân tộc này có thể bắt đầu từ việc lễ chùa ngày Tết.

    Các vị cư sĩ nam giới giữ nhiệm vụ tri khách ngày Tết có thể mặc áo dài khăn đóng trước hết ở chùa.

    Áo dài khăn đóng nam giới đánh dấu sự khác biệt của ngày Tết, ngày lễ trong chùa so với ngày thường và đó là một nét nhấn cho sự gắn bó giữa Phật giáo Việt Nam và truyền thống dân tộc.

    Nếu tiến trình phục hồi thuận lợi, từ các ngôi chùa, ngôi đình, áo dài khăn đóng trở nên quen mắt hơn, xuất hiện nhiều hơn sẽ là một bước tiến trong việc gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

    MINH THẠNH

    ---

    Bác Minh Thạnh có những đề nghị về truyền thống, khi trước là cây nêu tết, không biết có bao nhiêu người hưởng ứng. Bây giờ là quốc phục, tức là áo dài khăn đóng, khăn xếp. Dĩ nhiên đối với phái nữ, áo dài là quốc phục chắc không ai chối cải. Nhưng áo dài khăn đóng với nam giới, lại còn phải bàn, mà không biết bàn với ai đây. Ai có trách nhiệm về việc này? - Quốc hiệu, quốc kỳ, quốc ca, quốc thiều, quốc huy, rồi vừa rồi mới nghe đến quốc hoa, đã bình chọn. Tại sao bình chọn quốc hoa mà không bàn đến quốc phục?

    Ở Sài Gòn, trước bảy lăm, vì quen với cải lương Hồ Quảng, rồi Hát Bội, Hát Bộ hay Hát Tuồng, toàn áo mão xênh xang, tuồng xưa, từ truyện Tàu, thỉnh thoảng cũng có tuồng Việt, rất hiếm, vua quan thì cũng áo mão, không biết theo truyền thống hay cứ tùy hỉ. Sau bảy lăm, được xem nhiều tuồng tích Việt hơn, nhất là những đoàn ở Hà Nội, nhưng sau thấy toàn áo dài khăn đóng, vua cũng áo dài khăn đóng, quan văn cũng áo dài khăn đóng, quan võ cũng áo dài khăn xếp chỉ thêm đai lưng. Thấy hơi tẻ nhạt, chán ngắt, vì quen với áo mũ ngày nào, màu sắc lộng lẫy. Bây giờ thấy lại có chút gì truyền thống của Việt Nam. Đùng một cái phim Đường Đến Thăng Long toàn áo mũ, và phim cũng được dàn dựng quay bên Tàu, không biết có phải cởi mở, đổi mới hay ý gì khác không?

    Có lần đọc bài báo thấy một nhà ngoại giao kể chuyện trình quốc thư, một số quốc gia đòi hỏi người trình quốc thư phải mặc quốc phục, mà quy định quốc quyền Việt Nam chưa cho phép áo dài khăn đóng, nên phải mướn bộ đồ có hai cái đuôi lòng thòng, lại không sai quy định (!) để trình quốc thư, lạ nhĩ lại có những nước nào rắc rối thế? Trong khi Việt Nam, phim từng chiếu cảnh áo dài khăn xếp bị cho là phong kiến (Định mang áo dài khăn xếp mà làm cách mạng à?)

    Vậy thì nhiệt tình của Bác Minh Thạnh chắc phải phải chờ đến quốc quyền thì quốc phục mới có cơ thành quy chế, nhờ người có quyền thể nghiệm trước trong những lễ hội, phải thế không?
    Thế giới vô thường quán chiếu đề sinh tử sự đại
    Vô hình hành nghiệp viễn ly tức chứng ngộ niết bàn

  7. #7
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    những bài viết rất hay .
    những giá trị tinh túy , cốt lõi của dân tộc cần đuợc khôi phục lại .

  8. #8

    Mặc định

    Chào bạn tieuyen; Rất cùng ý kiến về nhận xét của bạn trong việc 1.9.2008 .

    Tuy nhiên, là dân thường như bạn và tôi thì cũng chỉ có ý kiến đến thế thôi chứ cũng không làm gì thay đổi được gì Còn với những người có thể thay đổi được thì lại không muốn thay đổi vì nhiều nguyên do,thường là nguyên do ích kỷ!!! (dù họ biết chắc chắn là cái ích kỳ của họ sẽ hại dân và sẻ mang lại tiếng xấu cho họ, chắc họ nghĩ cũng đáng để mang tiếng xấu để đánh đổi với việc vinh thân phì gia!)

  9. #9

    Mặc định



    Chúng ta tự hào là con dân nước Việt và cũng tự hào ngâm câu :

    Văn Hiến Bốn Ngàn Năm Có Sẵn
    Há Cần Dị Chủng Đến Dâng Công

    Thiện chí bồi công tông tổ quang vinh vang xã tắc
    Niệm cầu lập đức tử tôn hiển hách rạng sơn hà

  10. #10
    Tứ Đẳng Avatar của gioidinhtue
    Gia nhập
    Jan 2010
    Nơi cư ngụ
    Quảng Đà
    Bài gởi
    4,281

    Mặc định

    "Việt nam 4 ngàn năm văn hiến". Đây chỉ là truyền thuyết, chưa ai dám khẳng định hết (?). Có chăng nên đổi lại là "mấy ngàn năm" thôi. Hihihi :D
    "Niệm lên danh hiệu Phật,
    Muôn đức đủ đầy trong.
    Chuyên trì danh hiệu ấy,
    Muôn hạnh đủ không sai.
    "

    :praying:2Nam mô A Di Đà Phật.:praying:2
    ---o0o---

    Thường Như - Thiện Tường - Mãn Ngọc - Trực Minh.


  11. #11

    Mặc định

    "Việt nam 4 ngàn năm văn hiến". Đây chỉ là truyền thuyết, chưa ai dám khẳng định hết (?). Có chăng nên đổi lại là "mấy ngàn năm" thôi. Hihihi
    Hì hì thì bên Tàu người ta cũng dựa vào Truyền thuyết để nói " Đại Hán 5000 năm lịch sử " đó thôi. Chúng ta cũng dựa vào truyền thuyết để hình thành cái Tinh Thần Dân Tộc chứ không phải để tự sướng tinh thần như mấy bạn giới trẻ dạo này mắc phải?? Quá khứ là cái đáng trân trọng nhưng đừng mãi nhìn về thời huy hoàng quá khứ mà quên mất hiện tại và tương lai.....

  12. #12

    Mặc định Không của Việt Nam thì của ai?

    SGTT.VN - Tuần qua, báo “tập trung oánh lễ hội”. Có mỗi một lễ hội không bị “oánh”, là ngày thơ, nhưng tin tức dành cho nó không nhiều. Báo nào cũng đưa đúng mấy hình – mà nếu dùng nhầm hình năm ngoái thì cũng không ai nhận ra – kèm theo miêu tả không khí không mấy sôi nổi. Từ đó mới thấy, thơ mình bao năm qua không đổi. Thơ không đổi nên lễ hội thơ không đổi, chỉ ngày càng già đi, chết trong sáo ngữ.
    Năm nay, cái làm cho ngày thơ trông có vẻ rộn ràng không phải là nhờ thơ, mà nhờ… hệ thống đèn lồng treo ở cửa Văn Miếu.
    Đèn lồng – cũng như thơ – bao lâu nay vẫn thế, chỉ khác là vì có hình dạng vừa xinh vừa vui nên xuất hiện chỗ nào thì cứu nguy cho cái không khí tẻ nhạt của chỗ đó – những chỗ nào cần tính văn hoá, tính dân tộc, tính lễ hội… mà chưa biết làm gì cho ra mấy tính ấy, như tiền sảnh của các khách sạn lớn, các trung tâm du lịch “cổ”, các nhà hàng có tên hay tiếng “xưa”… chẳng hạn (ngay ở chỗ đã văn hoá lắm rồi, dân tộc lắm rồi như đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn – Kiếp Bạc, Hải Dương, hay là trong lòng phố cổ Hà Nội, cũng thấy người ta treo lủng lẳng đèn lồng trước cửa).
    Cũng chung ý đó nên đã có năm, ở thành phố được coi là mới mẻ, hiện đại, hội nhập như Sài Gòn cũng có đèn lồng đỏ treo rợp trên cây xanh của đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi. Không đợi đến đêm, ban ngày đèn cũng rực. Dân chúng thích thú đi dạo dưới đèn, chụp ảnh về đố nhau, “tao đang ở đâu?”.
    Tết mấy năm trước, có tỉnh, thành còn có cả dãy phố hè nhau treo đèn lồng. Ý chẳng biết từ đâu, nhưng mỗi nhà nghe nói đã đóng tiền cho việc mua đèn lồng và mắc đường dây cho đồng bộ. Những chiếc đèn lồng được làm bằng vải màu đỏ và có những hoa văn độc đáo có các chữ phúc, lộc, thọ viết bằng tiếng Hoa. Ai cũng sung sướng ra mặt vì sau pháo, giờ nhờ có cái đèn lồng mà… ra không khí tết.
    Nhưng mà bây giờ hết rồi, cái phong trào “không nằm trong chủ trương chỉ đạo” này bị dẹp rồi, là vì tuy không vi phạm pháp luật, tuy không ảnh hưởng gì về kinh tế nhưng mà… nó là văn hoá không thuần Việt. Nhìn vào phố đèn lồng như thế, chẳng biết ta hay Tàu. Trung tâm Sài Gòn cũng đã sửa, mấy tết gần đây thôi đèn lồng, chỉ thấy hoa mai xốp và chim én nhựa lượn giữa đèn dây xanh, dây đỏ, dây vàng.
    Vậy cái đèn nào là thuần Việt?
    Cái gì yếu tự nó chết, cái nào mạnh (không cần hô, gọi, cầu, ép) thì nó vẫn hiên ngang đứng đó.
    Đèn trắng, vàng đầy đường mừng năm mới? Đèn xanh đỏ mừng Giáng sinh? Hay đèn… cầy lúc thành phố cúp điện thường xuyên? Trong phong trào cả nước đang đi tìm những cái “quốc” (quốc hoa, quốc phục, quốc sắc…) chưa thấy nghĩ đến quốc đăng?
    Cũng phải thôi. Vì thưa, có tìm cũng chẳng thấy. Việt Nam mình không có đèn lồng cũng chẳng có đèn dây. Chỉ có một cái đèn là đèn ông sư xoay tròn, lắc lư vào Trung thu, giờ đã chết tức tưởi trước cái đèn bằng nhựa, có pin chớp nháy từ Trung Quốc mang sang rồi. Giờ đòi cái gì thuần để mà đấu với hai cái kia?
    Nhưng mà nói thật, cuộc đấu tranh ấy, thấy dân tình chẳng ai còn hứng thú gì nữa, vì đã đến thời này rồi (cái thời mà chúng ta ra sức kêu gọi hưởng ứng “thế giới phẳng”), cái gì yếu tự nó chết, cái nào mạnh (không cần hô, gọi, cầu, ép) thì nó vẫn hiên ngang đứng đó.
    Ví như, đèn lồng, dẹp ở đâu không cần biết, nhưng mà ở Lương Nhữ Học – quận 5, Sài Gòn thì vẫn sáng rực vào mỗi dịp Trung thu. Người ta vẫn rào rào ra đó mua đèn, coi đèn, chụp hình. Nhìn vào đó, vẫn vui vẻ gọi là phố Tàu giữa Sài Gòn. Sài Gòn không mất, phố Tàu cũng không mất. Và cũng đèn lồng như thế, treo thành cả dãy phố như thế, chúng ta vẫn gọi Hội An là phố cổ của Việt Nam. Hội An không mất. Việt Nam cũng không mất. Chúng ta chẳng phải lo gì chuyện này, vì cái phố cổ này, nếu không của Việt Nam thì là của ai?
    Vậy nên, suy đi tính lại rồi, hoàn toàn yên tâm được, tết đến, có thể treo các đèn Âu đèn Mỹ. Như thế còn hơn cảnh quyết không về thăm nước, rồi đến ngày tết lủi thủi một mình ăn bánh chưng mua siêu thị Tàu ở quận 13.
    Ch.e
    Thế giới vô thường quán chiếu đề sinh tử sự đại
    Vô hình hành nghiệp viễn ly tức chứng ngộ niết bàn

  13. #13

    Mặc định

    Tên "Ngoại Lai" Mode Thời Thượng

    Nguyễn Thị Tuyết

    03 tháng 03 năm 2011

    Ngày nay mode đặt tên cho người mẫu diển viên hay người đẹp ‘Ta Tây’ lẩn lộn, vì diễn viên hải ngoại thì về nước đóng phim hay trình diễn ca nhạc, còn diễn viên hay nghệ sỹ trong nước thì ra hải ngoại cũng những công việc tương tự. Tên tuổi thì được thổi phồng tùy theo người bảo trợ hay tự cá nhân những nhân vật này ‘mạnh tay’ đến đâu, để tiếng tăm vang càng xa càng tốt.

    Đọc một bài báo trong nước thấy diễn viên Elly Phạm, người đẹp Yhumi... khá nổi tiếng ở giới trẻ Việt Nam, tôi nghĩ là Việt Kiều về nước và thành công, nhưng thực tế họ là Việt Nam chính cống, tại sao mang những cái tên ‘ngoại lai’ này ?. Thực tế cho thấy đó chỉ là cái ‘mode’ thời thượng mà thôi. Ngược lại, Phạm Quỳnh Anh, Ngô Thanh Vân, Lý Nhã Kỳ...là những Việt Kiều sinh hay lớn lên tại hải ngoại, thì mang cái tên hoàn toàn Việt Nam. Đối với phương Tây họ phát âm tên tiếng Việt thật là một cực hình, nên hầu hết bậc cha mẹ đều phải đặt con có chữ lót theo âm Tây phương để họ dể phát âm hơn, nên bắt buộc người Việt Nam phải đặt tên con theo cách Việt Tây lẫn lộn. Muốn đặt tên cho con mình mang âm Viêt Nam hoàn toàn không hẳn là chuyện dễ dàng, ở công sở, trường học có khi con mình cũng phát âm chưa chính xác nữa là họ, khi họ phát âm ra thì mình nghĩ không phải tên mình , thế rồi sẽ mất quyền lợi cho chính con em mình hay bản thân mình. Cháu tôi lai Tây nhưng tên hoàn toàn Việt Nam, khi nộp đơn xin việc họ nghĩ là Việt Nam hay Châu Á , nhưng khi đối diện thì đâu thấy có chút gì trên gương mặt là Việt Nam. Tây họ hỏi ‘Cô là Việt Nam hả?’ một cách ngạc nhiên.

    Tôi có một cô bạn làm luật sư ở Seattle. Cô ấy kể một trường hợp thật vui khi cô tham dự một cuộc hình sử ông Peter Taylor vì chạy xe quá tốc độ (speeding). Cô bạn tôi làm bồi thẩm viên (prosecutor) tức biện hộ cho cảnh sát để kết án nạn nhân. Khi Tòa gọi tên Mr. Peter Taylor ra thì thấy một người Á châu trạc 50 bước lê bục. Ông ấy trã lời tiếng Việt với cô bạn luật sư tôi rằng ông ta cần thông dịch viên vì ông ấy được bảo lãnh qua Mỹ vài năm nên chưa đủ trình độ anh ngữ để hầu tòa. Cô bạn tôi hỏi ngược lại ông tại sao ông là da vàng mủi tẹt lại lấy cái tên thật Mỹ vậy. Ông cho biết là người bảo lãnh của gia đình ông tên Taylor. Vì nể tình nghĩa ông Taylor đã bảo lãnh và nuôi nấng gia đình ông trong những lúc đầu ở Mỹ cho nên ông xin đổi lại tên thật của ông là Trần văn Phát thành Peter Taylor!!!!

    Để thích nghi cho đời sống ở hải ngoại, nhiều khi chúng ta có khuynh hướng dùng những cái tên để người ngọai quốc dể gọi như Charles, David, Smith, Britney, Michael, Elton, Jack, Michelle, Michel, etc... để tránh nhiều sự hiểu lầm trong lúc phát âm hay phát ngôn sai lệch cái tên cúng cơm thật đẹp của con cái chúng ta. Chúng ta thường tránh dùng những tên mà người ngọai quốc bị khó khăn khi phổ âm như – Hương, Hiếu, Huy, Huệ, Nguyên, Huân, Hoa, Phúc. Những tên Việt ít bị phổ âm sai mà chúng ta nên dùng khi đặt tên cho con cái như – Mai, Lan, Vân, Trí, Phú, Phát, Đại, Việt, Tân, Thy, v.v.v...

    Ngược lại trong nước có xu hướng đặt tên con cho kịp với thời thượng, bạn tôi ở Việt Nam cũng có đứa con trai tên Henry Hưng, tôi nghe tưởng nó lấy chồng ngoại quốc, nhưng hỏi lại thì chồng cô bạn, trăm phần trăm Việt Nam, nhưng vì anh cô bạn tôi ở Úc Châu thích cái tên này, nên đặt tên con cho nó nghe có cái vẻ Tây phương vậy mà. Một số cha mẹ Việt Nam có xu hướng đặt tên con cho giống tên các diễn viên Hàn Quốc, như trước đây cha mẹ thích đặt tên con theo các truyện của Kim Dung nghe cho có vẽ văn hoa.

    Nhìn ở khía cạnh tích cực, thì đặt tên con mang cả tiếng Anh và Việt, thì dể dàng hòa nhập vào cộng đồng phương Tây, hay người trong nước đặt tên con Ta Tây lẫn lộn thì con cái sẽ dễ dàng làm việc với các Công Ty đa quốc gia hay ra hải ngoại làm việc hơn.

    Nhưng nếu người Việt có tên thật là Việt Nam và tên giao tiếp là tiếng anh thì dễ dàng hơn cho ‘Ta và Tây’, nếu không thì chúng ta suy nghĩ vả chăng người Việt giỏi ngoại ngữ hơn tiếng mẹ đẻ, nên phát âm không chính xác tên tiếng Việt?



    Nguyễn Thị Tuyết

    Brussels, Belgium

    March 2, 2011

    http://khoahoc.net/baivo/nguyenthitu...enngoailai.htm
    Thế giới vô thường quán chiếu đề sinh tử sự đại
    Vô hình hành nghiệp viễn ly tức chứng ngộ niết bàn

  14. #14

    Mặc định

    tại Hà nội cũng có đủ Văn Miếu, Võ miếu và Y miếu. Nhà cháu cope lại các bác cao thủ cho nhà cháu thêm chut thông tin.
    Văn Miếu - Quốc Tử GiámBách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Mục từ "Quốc Tử Giám" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại Quốc Tử Giám (định hướng).
    Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học.[1] Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.

    Mục lục [ẩn]
    1 Lịch sử
    2 Kiến trúc
    2.1 Văn Hồ
    2.2 Văn Miếu Môn
    2.3 Đại Trung Môn
    2.4 Khuê Văn Các
    2.5 Giếng Thiên Quang, Bia Tiến sĩ
    2.6 Đại Thành Môn, khu điện thờ
    2.7 Đền Khải Thánh - Quốc Tử Giám
    2.8 Nhà Tiền đường, Hậu đường
    2.9 Những tu sửa sau năm 1954
    2.10 Đánh giá
    3 Ý nghĩa
    4 Ghi chú
    5 Xem thêm
    6 Tham khảo
    7 Liên kết ngoài

    [sửa] Lịch sử
    Khuê Văn Các - Kiến trúc tiêu biểu của Văn Miếu - Quốc Tử GiámVăn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông (Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 1111,Tl, tr.234) chép: "Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.". Như vậy Văn miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông.

    Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). (Việt sử thông giám cương mục. Nxb. Văn sử địa. 1957) chép: "Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 tháng 4... lập nhà Quốc Tử Giám; tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó". Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.

    Năm Nguyên Phong thứ 3 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ "Quý Sửu năm thứ ba(1253)... Tháng 6 lập Quốc Học Viện tô tượng Khổng Tử, Chu công và Á Thánh, vẽ tượng 72 người hiền để thờ... Tháng 9 xuống chiếu cho các nho sĩ trong nước đến Quốc học viện giảng học tứ thư, lục kinh" (ĐVSKTT). Lấy Phạm Ứng Thần giữ chức Thượng thư kiêm chức Đề điệu Quốc Tử viện để trông nom công việc học tập tại Quốc Tử Giám.

    Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

    Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp, Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi.

    Không phải khoa thi nào tiến hành xong đều được khắc bia ngay, không phải bia đã dựng thì vĩnh tồn, không hư hỏng, không mất mát. Từng thời có những đợt dựng, dựng lại lớn, như năm 1653 (Thịnh Đức năm thứ nhất, năm 1717 (Vĩnh Thịnh năm thứ 13).

    Cuối triều Lê, thời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Dù không còn giữ được đủ bia, nhà công trình điêu khắc giá trị và tư liệu lịch sử quý báu.

    Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình.

    Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội. Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông. Như vậy vào đầu thời Nguyễn, Văn miếu Thăng Long đã một lần được sửa sang chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Còn Quốc Tử Giám thì đổi thành học đường của phủ Hoài Đức và sau đó tại khu vực này xây đền Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.

    Đầu năm 1947, thực dân Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay toàn bộ khu Thái Học được xây dựng với diện tích 1530m2 trên tổng diện tích 6150m2 gồm các công trình kiến trúc chính là Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà chuông, nhà trống được mô phỏng theo kiến trúc truyền thống trên nền đất xưa của Quốc Tử Giám.

    [sửa] Kiến trúcVăn Miếu-Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long, xưa thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương; thời Pháp thuộc làng Thịnh Hào, tổng Yên Hạ, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông. Nay thuộc thành phố Hà Nội. Bốn mặt đều là phố, cổng chính là phố Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu. Quần thể kiến trúc này nằm trên diện tích 54331m2 bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám, trường học cao cấp đầu tiên của Việt Nam.
    Nhà Thái học sinh đời Lý - Trần quy mô thế nào, hiện chưa khảo được, vì các tư liệu lịch sử không thấy ghi lại. Thời thuộc Minh, nhiều di tích lịch sử văn hoá bị đốt hoặc đưa về Yên Kinh, (Bắc Kinh), nhưng Văn Miếu vẫn được người Minh tôn trọng. Năm Giáp Ngọ (1414) Hoàng Phúc xin với vua nhà Minh cho lập Văn Miếu ở các châu, huyện trong cả nước.[2]
    Năm Quý Mão niên hiệu Hồng Đức thứ 14 (1483) Lê Thánh Tông, đã thực hiện một đợt đại trùng tu, được ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư như sau: Tháng Giêng, mùa xuân sửa nhà Thái học ...Đằng trước nhà Thái học dựng Văn Miếu. Khu vũ của Văn Miếu có điện Đại Thành để thờ Tiên Thánh, Đông vũ và Tây vũ chia ra thờ các Tiên hiền, Tiên nho; điện Canh Phục để làm nơi túc yết, Một kho để chứa đồ tế khí và một phòng để làm nhà bếp; đằng sau nhà Thái học, dựng cửa Thái học, nhà Minh luân. Giảng đường phía đông và giảng đường phía tây thì để làm chỗ giảng dạy các học sinh. Lại đặt thêm kho Bí thư để chứa ván gỗ khắc thành sách; bên đông bên tây nhà Thái học làm nhà cho học sinh trong ba xá, mỗi bên ba dãy, mỗi dãy 25 gian để làm chỗ nghỉ ngơi của học sinh
    Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết vào tháng 11 niên hiệu Hồng Thuận năm thứ 3 (1511) vua Lê Tương Dực: Sai Nguyễn Văn Lang sửa lại điện Sùng Nho ở Quốc Tử Giám và 2 giải vũ, 6 nhà Minh Luân, phòng bếp, phòng kho, cùng làm mới 2 nhà bia bên đông bên tây, mỗi gian tả hữu đều để 1 tấm bia[3]
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhà Lê đã được Lê Quý Đôn miêu tả trong Kiến văn tiểu lục (sách viết năm 1777) thì: Văn Miếu; Cửa Đại Thành Nhà 3 gian 2 chái, lợp bằng ngói đồng (ngói ống), Đông Vũ và Tây Vũ 2 dãy đều 7 gian, đằng sau cửa nhỏ 1 gian, điện canh phục 1 gian 2 chái, nhà bếp 2 gian, kho tế khí 3 gian 2 chái, cửa Thái học 3 gian, có tường ngang lợp bằng ngói đồng (ngói ống), nhà bia phía đông và tây đều 12 gian, kho để ván khắc sách 4 gian, ngoại nghi môn 1 gian, xung quanh đắp tường, cửa hành mã ngoài tường ngang 3 gian, nhà Minh Luân 3 gian 2 chái, Cửa nhỏ bên tả và bên hữu đều 1 gian, có tường ngang. nhà giảng dạy ở phía đông và phía tây 2 dãy, mỗi dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá ở phía đông và phía tây đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người[4].
    Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn. Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch vồ (đây là sản phẩm của nhà Hậu Lê)

    Hiện nay quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chia làm ba khu vực chính: 1 là Văn hồ, 2 vườn Giám và 3 là khu nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám đây là khu chủ thể, bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc Việt Nam (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19).
    [sửa] Văn Hồ
    Hồ Văn hay hồ Giám phía trước cổng vào Văn Miếu.Phía nam, trước mặt Văn Miếu là hồ Minh Đường hay Văn hồ dân gian thường gọi là hồ Giám. Chính quyền thành phố Hà Nội đã cố gắng giải toả, nhưng hiện nay diện tích cũng chỉ còn được 12297 m2, giữa hồ có gò Kim Châu, trên gò dựng Phán Thuỷ đường (là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa). Theo ý đồ kiến trúc, đây vốn là cái "tiểu minh đường" của Văn Miếu, là một bộ phận khăng khít của toàn bộ công trình kiến trúc chung. Năm 1863, trong dịp sửa nhà bia Văn Miếu, Văn Hồ đã được một lần tu sửa. Sự việc này còn ghi lại rõ ràng trên tấm bia đá dựng ở gò giữa hồ: Trước miếu có hồ lớn, trong hồ có gò Kim Châu, vào khoảng niên hiệu Cảnh Trị (1668-1671), Tham tụng họ Phạm (Phạm Công Trứ) làm 10 bài thơ vịnh Phán thuỷ để ghi lại cảnh đẹp ... Mùa thu năm Quý Hợi niên hiệu Tự Đức (1863) tôi [5] cùng Cao đài Đặng Lương Phủ (Đặng Tá) dựng đình bia Tiến sĩ và sửa sang khu hồ ... Mùa thu năm Ất Sửu (1865), Đặng sứ quân lại xuất tiền nhà xây một đình trên gò Kim Châu. Đình làm xong gọi là Văn hồ đình. ... .

    Ngày 12 - 2 - 1998, trong khi nạo vét cải tạo hồ Văn đã tìm thấy tấm bia Hoàn Văn hồ bi, soạn năm Bảo Đại thứ 17 (1942), do cử nhân khoa Quý Mão Hoàng Huân Trung [6] soạn. Điều đặc biệt là mặt sau của bia khắc bản dịch chữ Hán ra chữ Quốc ngữ do đốc học Trần Trọng Kim và Nguyễn Quang Oánh dịch. Cho biết hồ này và cả giải đất chạy suốt chiều dài mé tây của Văn Miếu đều thuộc quần thể khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 20 do phân cách địa giới hành chính, khu vực Văn Miếu thuộc đất tỉnh Hà Đông. Khi đất Văn Miếu - Quốc Tử Giám trao lại cho tỉnh Hà Nội thì bỏ sót lại khu hồ Văn, vì thế năm 1939 các văn thân nho sĩ tỉnh Hà Nội đệ đơn trình Thị trưởng Hà Nội xin Công sứ toàn quyền Bắc Kỳ trả lại hồ Văn vào địa phận Văn Miếu, văn bia có đoạn viết: Hồ này ở ngoài tường cửa thứ ba Văn Miếu tên là hồ Minh Đường hay là Văn hồ. Hồ rộng 1 vạn chín trăm thước vuông tây, trong hồ có gò tròn tên gọi Kim Châu rộng hai trăm thước vuông tây

    Một hồ nước trong, quanh bờ cây cối râm mát, một gò đất nổi giữa hồ trên có một kiến trúc nhỏ đẹp lẩn dưới cành lá sum suê, cảnh này mở đầu cho một khu kiến trúc sẽ trở thành một tấm gương soi, nhân đôi cảnh trí, có tác dụng gây cho khách tham quan cảm giác mát mẻ dịu dàng ngay từ khi mới đặt chân vào khu kiến trúc.[7]

    Khu nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám tôn nghiêm, được ngăn cách với vườn Giám và không gian bên ngoài bằng tường gạch vồ và được chia làm 5 lớp không gian khác nhau, mỗi lớp được giới hạn bởi các tường gạch và có các cửa thông nhau: một cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên với các kiến trúc chủ thể là: cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, Khuê Văn các, cổng Đại Thành, khu điện thờ, cổng Thái Học và kết thúc là khu Thái Học.
    [sửa] Văn Miếu Môn
    Văn miếu môn, cổng dẫn vào khu thứ nhấtPhía trước Văn Miếu môn là tứ trụ (nghi môn) và hai tấm bia Hạ mã hai bên đó là mốc ranh giới chiều ngang phía trước mặt cổng. Xưa kia dù công hầu hay khanh tướng, dù võng lọng hay ngựa xe hễ đi qua Văn Miếu đều phải xuống đi bộ ít nhất từ tấm bia Hạ mã bên này sang tới tấm bia Hạ mã bên kia mới lại được lên xe lên ngựa. Thế đủ biết Văn Miếu có vị trí tôn nghiêm tới chừng nào. Tứ trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn trên có hình 2 con nghê chầu vào. Quan niệm tâm linh cho rằng đây là vật linh thiêng có khả năng nhận ra kẻ ác hay người thiện. Hai trụ ngoài đắp nổi 4 con chim phượng xoè cánh chắp đuôi vào nhau. Tứ trụ có đôi câu đối chữ Hán:

    Đông, tây, nam, bắc do tư đạo
    Công, khanh, phu sĩ, xuất thử đồ
    Tạm dịch là:
    Đông, tây, nam, bắc cùng đạo này (đạo Nho)
    Công, khanh, phu sĩ xuất thân từ đường này
    Văn Miếu môn tức là cổng tam quan phía ngoài. Cổng có ba cửa, cửa giữa cao to và xây 2 tầng. Tầng trên có ba chữ 文廟門 (Văn miếu môn). Kiểu dáng kiến trúc Văn Miếu môn nhiều nét độc đáo rất đáng lưu ý trong khi nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam. Nhìn bên ngoài tam quan là 3 kiến trúc riêng biệt. Cửa chính giữa thực chất xây 2 tầng. Mặt bằng hình vuông. Tầng dưới to, tầng trên nhỏ chồng lên giữa tầng dưới. Ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 3, vua Khải Định bắc tuần có đến chiêm bái Văn Miếu Hà Nội và làm hai bài thơ tứ tuyệt bằng chữ Hán, rồi phán cho tỉnh thần Hà Đông khắc vào bia dựng trên gác tam quan. (rất tiếc bia hiện nay không còn, chỉ còn lại bệ bia, hai mặt bệ là hình hổ phù rất đẹp) Nguyên văn hai bài thơ như sau:

    Bài thứ nhất
    Hóa thành nam quốc ái văn hoa,
    Thánh đạo chân truyền quán bách gia,
    Tằng vi Bắc phương danh giáo địa,
    Nghi hồ miếu mạo vĩnh nguy nga.
    Tạm dịch là:

    Giáo hoá lan tràn khắp nước ta,
    Đạo Thánh đứng đầu cả bách gia,
    Nghe nói Bắc phương văn vật thịnh,
    Thảo nào Văn Miếu vẫn nguy nga.
    Bài thứ hai
    Thời trung văn giáo nhập Viêm đô,
    Bách thế tôn sùng đệ nhất Nho,
    Thử đặc Lý triều lưu cổ tích.
    Kinh kỳ tự hữu hảo qui mô
    Tạm dịch là:

    Thời trung đạo ấy tới Viêm đô,
    Trăm thủa đề cao nhất đạo Nho,
    Triều Lý vẫn còn lưu dấu cũ,
    Kinh thành riêng để một quy mô.
    Phía trước cổng tam quan là đôi rồng đá cách điệu thời Lê, bên trong là đôi rồng đá thời Nguyễn. Hai mặt cổng tam quan Phía ngoài có hai câu đối nề (không rõ niên đại)

    Câu đối thứ nhất
    Đại quốc bất dịch giáo, bất biến tục, thả tôn sùng chi, diệc tín tư văn nguyên hữu tự
    Ngô Nho yếu thông kinh, yếu thức thời, vô câu cố dã, thượng tư thánh huấn vĩnh tương đôn.
    Tạm dịch nghĩa là:

    Nước lớn trong giáo dục, giữ thuần phong, đạo được tôn sùng, tin tưởng tư văn nguyên có gốc.
    Nhà Nho phải thông kinh, phải thức thời, chớ nên cố chấp, những lời thánh huấn phải ghi lòng.
    Câu đối thứ hai
    Sĩ phu báo đáp vị hà tai! Triều đình tạo tựu chi ân, quốc gia sùng thượng chi ý
    Thế đạo duy trì thử nhi! Lễ nhạc y quan sở tụy, thanh danh văn vật sở đô.
    Tam dịch nghĩa là:

    Sĩ phu có nhiều báo đáp, ơn triều đình đào tạo, ý nhà nước tôn sùng.
    Thế đạo nhờ đó duy trì, chốn lễ nhạc y quan, nơi thanh danh văn vật.
    [sửa] Đại Trung Môn
    Đại trung mônTừ cổng chính Văn Miếu môn, vào không gian thứ nhất gọi là khu Nhập đạo, theo đường thẳng tới cổng thứ hai là Đại Trung môn. Ngang hàng với Đại Trung môn bên trái có Thành Đức môn, bên phải có Đạt Tài môn. Theo văn bản của ông Đỗ Văn Ninh trước đây hai cổng tả môn và hữu môn ở phía trước và bằng Đại Trung môn, Thánh Dực môn và Đạt tài môn ở phía sau. Hiện nay hai bên là không gian cây xanh và thảm cỏ Bức tường ngang nối ba cửa vươn dài ra hai bên tới tận tường vây dọc bên ngoài. Hai bên tả hữu của cả khu Văn Miếu, cùng với tường ngang nơi Văn Miếu môn tạo thành một khu hình gần vuông có tường vây khép kín ra vào bằng Văn Miếu môn. Trong khu vực này trồng cây bóng mát gần kín mặt bằng. Hai chiếc hồ chữ nhật nằm dài sát theo chiều dọc bên ngoài. Cảnh này gây nên cảm giác tĩnh mịch, thanh nhã của nơi "văn vật sở đô". Cửa Đại Trung môn làm kiểu 3 gian, xây trên nền gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài, có hai hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc. Gian giữa cổng treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then Đại Trung môn.

    Con đường thẳng từ Văn Miếu môn tới Đại Trung môn lại vươn tiếp thẳng tới Khuê Văn Các. Từ hai cửa Đạt Tài và Thành Đức ở hai bên cửa Đại Trung, hai con đường nhỏ hơn song song chạy thẳng với con đường trục giữa, chia khu vực thứ hai này thành 4 dải khá cân bằng. Hai hồ nước được đào ở vị trí tương tự như hai hồ nước ở khu vực thứ nhất. Việc lặp lại một khu vực chỉ có cây có cỏ, việc làm thêm dãy tường ngăn và làm thêm lớp cửa ra vào, được các nhà kiến trúc cho là rất thành công trong ý đồ tạo nên cảnh thâm nghiêm, tĩnh mịch của khu vực kiến trúc.

    [sửa] Khuê Văn Các
    Khuê văn các - Thiên quang tỉnh, nơi giao hoà của đất, trời
    Vườn bia trước khi tu sửaKhuê văn các (nghĩa là "gác vẻ đẹp của sao Khuê") là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương thời cho xây dựng vào năm 1805. Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng mỗi bề có chiều dài là 6,8 mét. Để bước lên được nền vuông này phài đi qua ba bậc thang đá. Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo. Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét và trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng trừ mái lợp và những phần trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát có độ bền cao.

    Sàn gỗ có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn có diềm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng bằng gỗ. Bốn mặt tường bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía. Cửa và những thanh gỗ chống tượng trưng cho sao Khuê và những tia sáng của sao [8]. Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển sơn son thiếp vàng 3 chữ 奎文閣 (Khuê văn các). Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ Hán thiếp vàng. Cả bốn đôi câu đối này đều rất có ý nghĩa.

    Khuê tinh thiên lãng nhân văn xiển - Bích thuỷ xuân thâm đạo mạch trường.
    Hy triều phấn sức long văn trị - Kiệt các trân tàng tập đại quan
    Thành lâm Bắc đẩu hồi nguyên khí - Nguyệt tế thu đàm chiếu cổ tâm.
    Thánh hiền nhất thống đồ thư phủ - Văn hiến thiên thu lễ nghĩa bang.
    Tạm dịch nghĩa như sau:

    Sao Khuê trời sáng, văn minh rộng - Sông Bích xuân sâu, mạch đạo dài
    Triều ta tô điểm nhiều văn trị - Gác đẹp văn hay đón khách xem
    Bắc Đẩu soi thành nhiều khí tốt - Đầm thu bóng nguyệt sáng lòng xưa
    Nước lễ nghĩa nghìn năm văn hiến - Phủ đồ thư một mối thánh hiền
    Gác Khuê Văn vốn là nơi xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội. Gác nhỏ, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã, đặc biệt lại được chọn dựng giữa những cây cổ thụ xanh tốt, cạnh giếng Thiên Quang đầy nước trong in bóng gác.

    Phân tích. Theo Kinh dịch những con số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) thuộc về dương, biểu hiện sự sinh sôi nảy nở và phát triển, Khuê văn các có 8 mái là bát quái, có thêm 1 nóc ở trên là 9, số cửu trù, số cực dương. [9]Theo quan niệm của người xưa, giếng Thiên quang hình vuông tượng trưng cho mặt đất, cửa sổ hình tròn của gác Khuê văn tượng trưng cho bầu trời, có ý nói nơi đây là nơi tập trung mọi tinh hoa của trời đất, có ý tưởng đề cao trung tâm giáo dục văn hoá Nho học Việt Nam. [10]Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.

    Cửa Bi văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Thành Đức bên trái Bi văn có nghĩa là trang sức nên vẻ đẹp. Ý nói văn chương trau chuốt sáng sủa, có sức truyền cảm thuyết phục con người.
    Cửa Súc văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Đạt Tài bên phải Súc Văn có nghĩa là văn chương hàm súc phong phú, có khả năng nuôi dưỡng vẻ đẹp của tâm hồn.
    Hai cửa này cùng với gác Khuê Văn đồng thời mở đầu cho khu vực thứ hai, khu vực giếng Thiên Quang và hai vườn bia Tiến sĩ.[11]

    [sửa] Giếng Thiên Quang, Bia Tiến sĩ
    Toàn cảnh Thiên quang tỉnh (nhìn từ gác Khuê Văn), hai bên là hai khu nhà bia, phía cuối hình là Đại thành môn dẫn vào không gian thứ ba
    Bia tiến sĩ khoa thi nho học năm Nhâm Tuất (1442)Thiên Quang tỉnh (tức "giếng soi ánh sáng bầu trời") còn được gọi là Văn Trì (Ao Văn). Thiên Quang nghĩa là ánh sáng bầu trời. Đặt tên này cho giếng, người xây dựng có ý muốn nói con người thu nhận được tinh túy của vũ trụ, soi sáng tri thức, nâng cao phẩm chất, tô đẹp nền nhân văn. Giếng hình vuông, quanh bờ đều xây hàng lan can tới độ ngang lưng. Người xưa còn có quan niệm giếng hình vuông tượng trưng cho đất, cửa tròn gác Khuê Văn tượng trưng cho trời. Tinh hoa của cả trời cả đất đều được tập trung ở trung tâm văn hóa giáo dục uy nghiêm giữa chốn đế đô này. Một con đường nhỏ lát gạch bao quanh giếng cho phép người ta có thể dạo quanh giếng, lên gác Khuê Văn, vào cửa Đại Thành hoặc rẽ sang 2 vườn bia đá ở 2 bên.

    Nhưng có lẽ di tích có giá trị bậc nhất ở đây là 82 tấm bia Tiến sĩ dựng ở hai bên phải trái của giếng Thiên Quang, mỗi bên 41 tấm dựng thành 2 hàng ngang, mặt bia đều quay về phía giếng. Cả hai bên, giữa mỗi vườn bia xây một tòa đình vuông, 4 mặt bỏ trống, nền cao, giữa nền có bệ, cửa đều trông thẳng xuống giếng. Đây là hai tòa đình thờ bia. Xưa kia hàng năm xuân thu nhị kỳ trong Văn Miếu làm lễ tế thì ở đây cũng sửa lễ vật cúng bái các vị tiên nho của nước ta mà quý tính cao danh còn khắc trên bia đá. Trong 82 tấm bia còn lại tới ngày nay, tấm sớm nhất dựng vào năm 1484, khắc tên các vị tiến sĩ đỗ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) tấm cuối cùng dựng vào năm 1780, khắc tên các Tiến sĩ đỗ khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 40 (1779). Từ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 tới khoa cuối cùng là khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống năm thứ nhất 1787 tính cho đủ phải tới 124 khoa thi đình, nếu chỉ kể các khoa thi Tiến sĩ, không kể các khoa Đông Các và Chế khoa thì cũng phải 117 khoa, vậy nếu theo đúng điển lệ triều Hậu Lê thì phải lập đủ 117 tấm bia đề tên Tiến sĩ. Thế nhưng trải qua bao cơn binh lửa, vật đổi sao dời, số bia chỉ còn là 82 tấm. Nhiều tấm bia nọ lắp vào rùa kia, nhiều tấm nứt vỡ phải gắn chắp lại.

    Khi quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long đã làm hư hại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nông dân trại Văn Chương xin Nguyễn Huệ dựng lại bia đề tên Tiến sĩ trong nhà Giám viết rằng:

    Bia Tiến sĩ dựng trong Văn Miếu
    Khởi từ năm Đại Bảo thứ ba
    Xí vào Nhâm Tuất hội khoa
    Thái Tông ngự trị thuộc nhà Hậu Lê
    Rồi từ đó lệ về Quốc Giám
    Trải ba trăm ba mươi tám năm ròng
    Đến năm thứ 40 niên hiệu Cảnh Hưng vua Hiển Tông
    Là khoa Kỷ Hợi cuối cùng hết bia
    Tính gồm lại số bia trong Giám
    Cả trước sau là tám mươi ba
    Dựng theo thứ tự từng khoa
    Bia kia sáu thước cách xa bia này
    Nhà bia đủ đông tây 10 nóc
    Vuông bốn bề ngang dọc bằng nhau
    Mỗi bề hai chục thước tàu
    Cột cao mười thước có lầu chồng diêm
    Coi thể thế tôn nghiêm có một
    Cửa ra vào then chốt quan phòng
    Bốn quan nhất phẩm giám phong
    Ba cơ, bảy vệ canh trong canh ngoài
    Bia mới dựng đầy 2 nóc trước
    Tám nóc sau còn gác lưu không
    Năm năm chờ đợi bảng rồng
    Các quan bộ Lễ, bộ Công chiếu hành [12]

    Lời thơ vua Quang Trung ở Văn Miếu - Quốc Tử GiámTháng 4 năm 1976 Viện Khảo cổ học phối hợp với phòng Bảo tồn bảo tàng, sở Văn hóa Thông tin Hà Nội đã khai quật được một con rùa đá đế bia chìm sâu dưới lòng hồ cạnh Khuê Văn Các. Thân bia chưa thấy, song sự việc này đã nâng số bia Tiến sĩ lên con số 83. Những năm thực dân Pháp xâm lược rồi tạm chiếm Hà Nội, 2 vườn bia có lúc hoang vắng, cỏ cao lút đầu. [13] Hiện nay 2 vườn bia đã được tu sửa lại theo mẫu sửa nhà bia cuối cùng vào niên hiệu Tự Đức năm thứ 16 (1863), do Bố chính Hà Nội là Lê Hữu Thanh cùng với thự Hậu quân Đô thống, Tổng đốc Hà Ninh là Tôn Thất Hân và Án sát Hà Nội là Đặng Tá khởi xướng làm 2 nhà bia mỗi nhà 11 gian để che mưa nắng cho các di vật quý giá này. Nội dung được ghi rõ trong 2 tấm bia dựng ở bên trái sân Đền Khải Thánh - Quốc Tử Giám (xem phần trích trong mục Đền Khải Thánh - Quốc Tử Giám)

    [sửa] Đại Thành Môn, khu điện thờQua cửa Đại Thành là vào không gian thứ ba, khu vực chính của di tích Quốc Tử Giám - Văn Miếu. Cũng như cửa Đại Trung, cửa Đại Thành là một kiến trúc 3 gian với hai hàng cột hiên trước sau và một hàng cột giữa. Chính giữa, trên giáp nóc có treo một bức hoành khắc 3 chữ 大成門 (Đại thành môn) theo chiều ngang, đọc từ phải sang trái. Bên phải hai hàng chữ nhỏ dọc khắc Lý Thánh Tông, Thần Vũ nhị niên, Canh Tuất thu, bát nguyệt phụng kiến có nghĩa là: "Tháng 8 mùa thu năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ năm thứ 2 đời Lý Thánh Tông vâng sắc xây dựng" [14]. Bên trái một hàng chữ dọc khắc: Đồng Kháng tam niên, Mậu Tý trọng đông đại tu có nghĩa là "Tháng 11 năm Mậu Tý niên hiệu Đồng Khánh năm thứ 3 đại tu". [15] Bức hoành sơn thiếp giản dị, là sản phẩm của năm 1888, song nó là minh chứng cho một lần tu sửa lớn vào thời Đồng Khánh nhà Nguyễn, và cũng là một bằng cứ gián tiếp cho năm khởi dựng Văn Miếu vào thời vua Lý Thánh Tông.

    Cửa Đại Thành (cửa của sự thành đạt lớn lao), mở đầu cho khu vực của những kiến trúc chính, nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền v.v... và cũng là nơi giảng dạy của trường giám thời xưa, mang một cái tên đầy ý nghĩa tưởng không còn có thể chọn một tên nào có ý nghĩa hay hơn.

    Hai cửa nhỏ theo văn bản của ông Đỗ Văn Ninh là Kim Thành bên phải và Ngọc Thành bên trái, hiện nay là Kim Thanh môn và Ngọc Chấn môn nằm ngang với cửa Đại Thành, song 2 cửa này không mở vào thẳng khu vực chính, mà để đi qua con đường lát gạch phía sau 2 dãy Tả Vu và Hữu Vu để tiếp tục qua sang khu Khải Thánh phía cuối cùng của di tích.


    Bái đường Văn MiếuBước qua cửa Đại Thành là tới một sân rộng mênh mang lát gạch Bát Tràng. Hai bên phải trái của sân là 2 dãy Hữu Vu và Tả Vu. Chính trước mặt là tòa Đại Bái Đường rộng rãi, to lớn và thâm nghiêm trải suốt chiều rộng của sân nối giáp với đầu hồi của Tả Vu, Hữu Vu 2 bên, tạo thành cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và thuyền thống. Sau Đại Bái Đường, song song với Đại Bái Đường là tòa Thượng Điện, có quy mô tương tự cả về chiều cao lẫn bề rộng. Đại Bái Đường nối với Thượng Điện bằng một Tiểu Đình hình vuông. Nếu tách riêng cụm 3 kiến trúc này ra mà nói thì chúng được xây dựng theo hình chữ công mà Tiểu đình chính là nét sổ giữa và Đại Bái Đường, Thượng Điện là 2 nét ngang trên và dưới.

    Thượng Điện ở phía sau 9 gian, tường xây 3 phía, phía trước có cửa bức bàn đóng kín 5 gian giữa, 4 gian đầu hồi có cửa chấn song cố định. Nhìn chung Thượng Điện kín đáo và do đó cũng tối hơn Đại Bái, đó cũng là ý đồ của công trình sư muốn tạo cho nơi đây một không khí thâm nghiêm, u tịch và họ đã thành công mỹ mãn. Nơi đây là nơi thờ những vị tổ đạo Nho. Gian chính giữa có cái khám và ngai lớn để trên một bệ xây, trong có bài vị Chí thánh tiên sư Khổng Tử. Cách 2 gian 2 bên tới những gian khác cũng có bệ xây và cũng có khám, trong khám có ngai và bài vị. Bên trái có 2 ngai thờ Tăng Tử và Mạnh Tử; bên phải có 2 ngai thờ Nhan Tử và Tử Tư. Bốn vị được thờ trên đây tức là Tứ phối được quy định thờ từ ngày mới xây dựng Văn Miếu. Ngoài bài vị ra cả 4 vị đều có tượng gỗ sơn thiếp rất uy nghi.

    Hai gian đầu hồi cũng có 2 khám lớn xếp chầu vào gian giữa, thờ Thập Triết gồm những vị: Mẫu tử, Nhiễm tử, Đoan mộc tử, Trang Tử, Bốc tử, Hữu tử, Tề tử, Ngân tử, Suyền Tôn tử, Chu tử.

    Tòa Đại Bái bên ngoài cũng xây 9 gian, nhưng chỉ xây 2 tường hồi còn mặt trước mặt sau để trống. Tòa Đại Bái này có chức năng hành lễ trong những kỳ tế tự xuân thu. Chỉ gian chính giữa có hương án thờ còn các gian khác đều bỏ trống. Tại đây treo khá nhiều hoành phi câu đối. Bức hoành gian giữa khắc 4 chữ Khang Hi ngự thư và Đồng Khánh Mậu Tý trọng đông thuận đề (1888)

    Cũng như Thượng Điện, Đại Bái đường mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, kẻ bảy giản đơn không chạm trổ cầu kỳ, chồng đấu làm theo kiểu đấu đỡ cột chồng rất Việt Nam, khác hẳn với phong cách kiến trúc đồng thời của những công trình ở các nước láng giềng.

    [sửa] Đền Khải Thánh - Quốc Tử Giám
    Khổng Tử (551TCN - 479TCN) Tượng thờ trong điện Đại thành được làm năm 1729 [16]Khu Khải Thánh là khu sau cùng của di tích. Từ Văn Miếu sang đến Khải Thánh người ta có thể đi theo 2 con đường lát gạch phía sau Tả Vu và Hữu Vu, hoặc cũng có thể từ sau lưng Thượng Điện qua cửa tam quan. Cửa này là cửa chính cũng xây 3 gian, có mái lợp và cánh cửa đóng mở. Từ bên ngoài vào đền Khải Thánh cũng có thể qua một cổng nhỏ có cánh mở ở góc Đông Nam nơi tiếp giáp với bức tường ngăn 2 khu Văn Miếu và Khải Thánh.

    Đền Khải Thánh là nơi thờ cha mẹ Khổng Tử tức là Thúc Lương Ngột và Nhan Thị. Phần nửa diện tích của khu này là sân phía trước. Sân bị con đường lát gạch ngăn đôi dẫn từ cửa tam quan lên chính giữa đền thờ. Nửa sân bên trái có 2 tấm bia ghi đại lược như sau: Thăng Long là nơi đô thành cũ; là nhà Thái Học xưa. Hai bên cửa Văn Miếu có dựng bia đề tên Tiến sĩ, bắt đầu từ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo, tới khoa Kỷ Hợi niên hiệu Cảnh Hưng, nay hiện còn 82 tấm, đó chỉ là một số nhỏ. Trong thời gian từ đó tới nay gió táp mưa sa, cỏ lấp rêu phong, có tới hơn 20 tấm chữ khắc bị mòn, lỏng chỏng mỗi nơi mỗi tấm, phần nhiều sứt mẻ không thể đọc được hết. Tôi là Thanh đến làm quan ở đây, vẫn thường muốn làm việc ấy. Mùa thu năm nay, công việc đỡ bận, tôi bàn với quan tổng đốc và quan án sát, bàn cách làm nhà ngói mỗi bên 2 tòa nhà, mỗi tòa 11 gian. Tấm bia nào đổ lỏng chỏng thì đem xếp lại, mặt bia nào bị sứt sở thì đem so sánh mà khắc lại. Cất giữ lấy vết tích xưa vậy.... Thật sự 2 tấm bia này cũng là những tư liệu quý.

    Kiến trúc đền Khải Thánh sơ sài hơn song cũng có Tả Vu, Hữu Vu 2 bên và đền thờ ở giữa. Đền Khải Thánh xưa vốn là Quốc Tử Giám, nơi rèn đúc nhân tài cho nhiều triều đại. Năm 1946 quân Pháp đã bắn đại bác phá hủy sạch không còn lại một kiến trúc nào. Kiến trúc ngày nay là hoàn toàn mới. Toàn bộ mái đều được lợp hai lớp ngói lót, trên là một lớp chì dày 1,5mm rồi đến một lớp ngói lót nữa, và trên cùng là ngói mũi hài. Phần giữa các cột nhà với chân đá tảng cũng đặt một tấm chì dày 1,5mm để chống ẩm từ dưới lên. Nền sân đều được lát gạch bát kích thước 30x30x4cm. Xung quanh nhà đều được bó vỉa bằng đá xanh. Quy mô kiến trúc khu Thái Học mới rất bề thế, trang nghiêm và hài hoà với kiến trúc cảnh quan của khu Văn Miếu phía trước.

    [sửa] Nhà Tiền đường, Hậu đườngĐây là công trình xây dựng hoàn toàn mới do Trung tâm thiết kế tu bổ di tích - Bộ Văn hoá Thông tin thiết kế kỹ thuật, nằm trong công trình trùng tu khu Thái Học khởi công xây dựng ngày 13 - 7 - 1999.

    Nhà Tiền đường 9 gian với 40 cột gỗ lim chống mái, đầu hồi xây tường bằng gạch 30x30x7cm mặt ngoài để trần không trát. Gian đầu hồi và gian thứ ba mặt trước, mặt sau đều có cửa bức bàn chấn song con tiện dẫn sang nhà Hậu đường.

    So với nhà Bái đường của khu Văn Miếu, cột cái của nhà Tiền đường đều to và cao hơn, đường kính cột là 0,48m, chiều cao cột là 7m. Tiền đường là nơi trưng bày truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo ngày nay, đồng thời cũng là nơi tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, văn hoá nghệ thuật dân tộc. Ống muống nối Tiền đường với Hậu đường vào với nhau và có hai cửa sang nhà chuông, nhà trống.
    Hậu đường là kiến trúc gỗ hai tầng, tầng 1 gồm 9 gian, 2 chái với 72 cột gỗ lim, trong đó 8 cột cái cao 11,5m đường kính 0,56m. Hai đầu hồi xây tường bằng gạch 30x30x7cm mặt ngoài cũng để trần không trát. Phía trước là cửa bức bàn chấn song con tiện, xung quanh là vách đố lụa. Gian đầu hồi mặt sau, gian thứ 3 và gian thứ 7 mặt trước là cửa sổ chấn song con tiện.

    Tầng một là nơi tôn vinh Danh sư Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An và là nơi trưng bày về Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long và nền giáo dục Nho học Việt Nam giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám cùng những giá trị sâu sắc của truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học, đề cao nhân tài, thừa kế và phát huy di sản văn hoá dân tộc.
    Tầng 2 có 5 gian xung quanh là vách đố lụa, mặt trước có 5 cửa và mặt sau có 4 cửa để ra lan can phía trước và sau.

    Tầng 2 là nơi tôn thờ các danh nhân đã có công xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Nho học của Việt Nam. Đó là các vị Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
    [sửa] Những tu sửa sau năm 1954Năm 1954 sau ngày tiếp quản Thủ đô, cơ quan chủ quản ngành văn hoá Hà Nội trùng tu lại hai dãy Đông vu, Tây vu ở hai bên sân Đại bái.
    Ngày 28 - 4 - 1962, Bộ văn hoá đã công nhận xếp hạng là khu di tích lịch sử cấp Nhà nước.
    Ngày 25 - 4 - 1988, thành lập Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có chức năng quản lý tu bổ, tôn tạo di tích cho xứng đáng với danh tiếng và vai trò trong lịch sử phát triển nền văn hoá giáo dục của dân tộc.
    Năm 1991: Tu bổ điện Đại Thành và cải tạo toàn bộ hệ thống thoát nước.
    Năm 1992: Nạo vét cạp lại 4 hồ nhỏ ở khu vực thứ nhất và thứ hai.
    Năm 1993: Tu bổ thảm cỏ cây xanh, thay đất trồng lại cỏ, xây dựng nhà vệ sinh, nhà kho ở sau dãy hữu vu phía Tây.
    Năm 1994: Xây dựng lại 8 nhà che bia, sắp xếp bia Tiến sĩ, mỗi bên 4 dãy, mỗi dãy 10 bia. Đặt bia của 2 khoa thi 1442 và 1448 vào giữa hai toà đình bia, đồng thời sửa chữa toàn bộ đường đi trong khu di tích, nạo vét giếng Thiên Quang.
    Năm 1995: Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, tu bổ tường bao từ khu thứ nhất đến khu thứ tư của Văn Miếu, Tu sửa nhà Bái đường, Cổng Đại Trung, cổng Đại Thành, Khuê Văn Các, cổng Thái Học, sơn son thiếp vàng toàn bộ các cột, cổng, hoành phi câu đối của khu di tích.
    Ngày 13 - 7 - 1999 Khởi công xây dựng khu Thái Học làm nơi tôn vinh truyền thống văn hoá dân tộc. Đây là công trình kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội
    Ngày 8 - 10 - 2000 làm lễ khánh thành. [17]
    Trong đợt đại trùng tu (1990-2000) hai đơn vị thi công là: Công ty Tu bổ di tích và thiết bị văn hoá Trung ương và Công ty xây dựng và phục chế công trình văn hoá Hà Nội. Đã làm theo mẫu thiết kế của Công trình xây dựng khu Thái Học, Trung tâm thiết kế tu bổ di tích- Bộ Văn hoá Thông tin thiết kế mỹ thuật. Đã tham khảo Khổng Miếu Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, quê hương Khổng Tử. Thiết kế quy hoạch theo ý nghĩa là một nơi di tích trung tâm văn hoá nho học.
    [sửa] Đánh giáKhổng Tử là người Trung Quốc, Nho giáo là sản phẩm bắt nguồn từ Trung Quốc. Chế độ dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử cũng do người Trung Quốc chế định. Việc dựng Văn Miếu ở Việt Nam tất không thể không phỏng theo chế độ Trung Hoa. Song sự khác biệt giữa Văn Miếu Việt Nam và Văn Miếu Trung Quốc lại rất lớn và rất rõ ràng. Văn Miếu Hà Nội vai trò của nó không chỉ là một nhà quốc tế mà nó còn là một nhà quốc học.
    So sánh với kiến trúc thờ Khổng Tử ở Khúc Phụ, Trung Quốc, ta dễ thấy những điểm dị đồng. Cả 2 nơi Khúc Phụ và Hà Nội đều có những kiến trúc mang tên chung như Đại Trung môn, Đại Thành môn, Khuê Văn Các v.v... Thế nhưng điểm giống nhau chỉ là tên gọi mà thôi.
    Nhìn chung bố cục kiến trúc ở Khúc Phụ quy mô lớn hơn, Kiến trúc chủ thể sắp xếp trên trục Bắc Nam là: Kim Thanh Ngọc Chấn phường, Linh Tinh môn, Thánh Thời môn, cầu Bích Thủy, Hoằng Đạo môn, Đại Trung môn, Khuê Văn các, Đại Thành môn, Hạnh đàn, Đại Thành điện, Tẩm điện, Thánh Tích điện, đối xứng hai bên là các cổng nhỏ, lầu gác, Thi Lễ đường và các nhà bia ... Khải Thánh điện ở bên Tây của điện Đại Thành ... với kiểu dáng kiến trúc chồng diêm, chồng rường đòn bẩy tô vẽ màu sắc rực rỡ, kiến trúc rậm rì hơn. Kiến trúc ở Hà Nội quy mô nhỏ hơn, đi từ đầu tới cuối chỉ qua 5 cổng, kiến trúc thoáng hơn song cảnh trí xung quanh như cây cối, hồ nước, thanh nhã, phong quang thì rõ ràng hơn hẳn.
    Nếu đi sâu vào từng kiến trúc từ cột kèo, chồng đấu, cho tới những bức ván chạm trổ thì một Trung Quốc, một Việt Nam không sao lẫn nổi.
    Cho dù bóng dáng kiến trúc thời Lý, Trần nay không còn dấu vết nơi đâu, phần lớn kiến trúc đều là sản phẩm của thời Lê mạt, song Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội vẫn giữ được trọn vẹn giá trị của một khu di tích kiến trúc cổ Việt Nam xứng đáng được bảo tồn mãi mãi.
    Vào ngày 9 tháng 3 năm 2010, UNESCO đã chính thức công nhận 82 tấm bia tại Văn miếu - Quốc Tử Giám, là Di sản tư liệu thế giới
    nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83...B%AD_Gi%C3%A1m
    Võ miếu:
    Võ Miếu Thăng Long - Võ Miếu Việt? .
    Thứ năm, 07 Tháng 8 2008 14:49 Số truy cập: 573 ..Trong dịp kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, có một Võ Miếu Thăng Long và có thể sẽ là một Võ Miếu Việt nối liền, nối dài chứng tích địa danh của trận Đống Đa lịch sử lẫn Đàn Xã tắc vừa được phát lộ cùng trên một trục đường Nguyễn Lương Bằng?

    Ngó những dãy ô tô thuê chỗ đỗ ở khoảng sân trước Đền thiêng Trung Liệt cùng với hệ thống trò chơi những là đu quay và tàu hỏa chạy điện nhuôm nham chằng chịt làm nát vụn làm u tối khoảng không gian trước gò, tôi thầm nghĩ sẽ đến một ngày không xa, có thể vào dịp lễ hội ngàn năm Thăng Long chả hạn, Hà Nội sẽ phải gồng mình lên mà dọn dẹp nhiều thứ vớ vẩn! Và cả cái nền hoang phế miếu thiêng kia nữa chứ?

    Gò Đống Đa lẫy lừng với trận công phá ngoạn mục đuổi Tàu Mãn Thanh chạy có cờ của Nguyễn Huệ Quang Trung là di tích thì đã hẳn! Nhưng không rõ Trung Liệt miếu đã được xếp hạng Di tích quốc gia hay chưa? Nếu chưa thì là chậm. Nhưng sự đáng làm ấy, muộn còn hơn không!

    Phục dựng miếu Trung Liệt ở di tích Gò Đống Đa để nối tiếp nén hương xưa, để tiếp tục trở thành nơi thờ phụng và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh vì Thăng Long Hà Nội. Nên quá đi chứ? Thuận nhất của việc tôn tạo là cái nền cũ của Trung Liệt miếu hiện còn sờ sờ trơ trơ trên đỉnh gò. Muốn bày đặt hình dáng chi lên đó thì tùy.

    Ấy là tôi đang trao đi đổi lại với TS Nguyễn Công Việt sự hăng hái nhiệt tâm của nhà sử học kiêm Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc trong lần chuyện mới đây. Cứ như Dương tiên sinh, nếu Hà Nội mà phục dựng được một Trung Liệt miếu thì là một nghĩa cử hết sức tốt đẹp trong dịp kỷ niệm ngàn năm Thăng Long!

    Tôi lẩn mẩn hỏi thêm TS, tiền Nhà nước chắc có lẽ sẽ chi dùng cho việc phục dựng, thế còn phần nội dung liệu có lo được không và ai lo? Hóa ra cũng không mấy gay go bởi cứ như TS cho hay, cơ sở tư liệu để làm nên phần ruột của Trung Liệt miếu hiện nay còn khá phong phú.

    Đó là khối tư liệu hiện vật văn khắc Hán Nôm như bia chuông hoành phi câu đối... kết hợp thêm những tư liệu lịch sử địa chí, cổ chỉ, văn bản hành chính, thơ ca ghi chép về di tích gò Đống Đa và miếu Trung Liệt hiện còn lưu giữ ở Viện Hán Nôm và nhiều cơ quan bộ phận lưu trữ khác ở Hà Nội.

    Những tư liệu ấy cho phép nghĩ đến tiêu chí lẫn tiêu chuẩn của tượng thờ, bài vị, hương án, ngai thờ, đỉnh đồng lư hương hoành phi câu đối, bia, chuông cùng vũ khí đồ thờ khác trong hậu cung lẫn tiền đường của Trung Liệt miếu.

    Rồi không thể thiếu những văn bản Hán Nôm của các lần Trung Liệt miếu được các triều đại nhà nước phong kiến Việt Nam công nhận như sắc chiếu chỉ... Những thứ ấy có thể dùng phiên bản được đóng khung trong ảnh lớn. Rồi kết hợp cả việc trùng tu kiêm xây mới làm mới quần thể kiến trúc liên quan đến Trung Liệt miếu các hoành phi câu đối ở tam quan, thạch trụ đăng, ma nhai, bia đá, ghế đá bàn cờ bậc tường cho đến trồng cây...

    Câu chuyện của chúng tôi vòng vo thể nào mà lại nhắc đến một Vũ Miếu ở những thời đã lăng lắc... Từ rất lâu, ta đã có Văn Miếu và Y Miếu. Một Chu Văn An tuy chỉ được phối thờ nhưng tài năng đức độ linh thiêng không kém chi Khổng phu tử, Nhan Hồi trong Văn Miếu.

    Hoa Đà, Biển Thước dẫu tài danh lẫy lừng nhưng với tộc Việt, hai ông thày thuốc Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được thờ trong Y Miếu nhiều thế kỷ nay luôn ngời sáng và linh thiêng bởi ý chí tự chủ lòng tự tôn dân tộc.

    Thăng Long phi chiến địa có thể chỉ là một cái bùa trấn yểm của một đô thành linh thiêng? Một cách một kiểu nói của việc yêu chuộng hòa bình lẫn tôn vinh... Lịch sử phát triển của Thăng Long - Hà Nội không chỉ là những dấu son không thể mờ phai về văn hóa, kinh tế, xã hội mà còn là những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm.

    Sự hiện diện của Văn miếu cùng Y miếu nhiều thế kỷ đã tạo nên diện mạo đặc biệt của kinh thành Thăng Long xưa. Thế còn Võ Miếu? Một đất nước liên miên trận mạc cùng với tinh thần thượng võ quật cường ngay từ năm 1010, khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long khi xây kinh thành đã chú trọng việc binh.

    Kinh thành đại thể được giới hạn bằng ba con sông: Phía đông là sông Hồng, phía bắc và phía tây là sông Tô, phía nam là sông Kim Ngưu và chia làm hai phần: Hoàng thành và kinh thành.

    Hoàng thành nằm trong lòng kinh thành, vị trí gần hồ Tây, nơi có các cung điện hoàng gia, đồng thời là nơi thiết triều. Trong Hoàng thành còn ngăn ra một khu vực nữa gọi là Cấm thành. Đây là nơi ở của hoàng gia, gọi là Long thành. Những cung điện chính còn ghi chép trong sử sách như: Điện Càn Nguyên là điện chính, nơi vua làm việc, hai bên tả hữu là điện Tập Hiền và Giảng Võ.

    Như vậy, việc tập hợp hiền tài về văn và võ được tiến hành đồng thời, được coi trọng như nhau. Năm 1029, Vua Lý Thái Tông cho xây dựng lại Cấm thành, điện Càn Nguyên đổi thành Thiên An, trước điện là thềm rồng Long Trì, phía đông thềm rồng đặt điện Văn Minh, phía tây đặt điện Quảng Võ.

    Về sau, vua Lý Anh Tông (1138-1175) lập Giảng Võ trường, lấy đó làm nơi huấn luyện quân sự... Đến thời Trần, Thăng Long vẫn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa lớn nhất của Đại Việt bấy giờ.

    Nhà Trần ngoài việc trùng tu các công trình cũ còn xây dựng một số công trình kiến trúc mới ở Thăng Long: Lập Viện quốc học, Giảng Võ đường... Đến thời vua Lê - chúa Trịnh, Trịnh Doanh cho lập Võ Miếu vào năm 1740.

    Trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi rõ: Vị chính giữa thờ Võ Thành vương Thái công Vọng, còn từ Tôn Võ Tử, Quản Tử trở xuống 18 người phân phối thờ ở hai bên đông vũ và tây vũ. Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn được thờ theo vào Võ Miếu. Lập miếu riêng thờ Quan Công nhà Hán. Hàng năm, mùa xuân, mùa thu hai kỳ tế, đều dùng ngày Mậu vào thượng tuần. Cấp cho mỗi miếu một ấp dân hộ, để cung phụng việc thờ tự.

    Để thống trị Bắc Kỳ, năm 1805 nhà Nguyễn cho xây lại thành Thăng Long nhỏ hẹp hơn rất nhiều so với Hoàng thành các thời trước. Thành hình vuông mỗi bề chừng một cây số, trong thành có nhà Kính Thiên, cột cờ. Trước cột cờ là hồ Voi, nơi đặt dinh tổng trấn và các tào thay mặt các bộ. Có kho, Võ Miếu, đàn Xã tắc để tế trời đất, nền Tịch điền để làm lễ động thổ hàng năm.

    Địa điểm của Võ Miếu thời Nguyễn được xác định gần gò Khán Sơn, đâu như quãng tiếp giáp đường Hoàng Diệu với Điện Biên Phủ bây giờ. Cứ như ghi chép của Dumontier được dẫn trong Revue Indochinoise (1901) thì thế đắc địa lẫn phong thủy của Vũ Miếu có lẽ miễn bàn!

    Bởi Võ Miếu gần một cây đa thân to lớn cành lá lạ lùng rễ mọc tự nhiên to như những chiếc thùng qua nhiều thế kỷ bị vặn theo những hướng định trước và được kiên nhẫn chờ đợi. Làm thành chỗ này là rồng cuộn chỗ kia là rắn quấn. Có những rễ thẳng như cột chống đỡ cho tán lá chằng chịt có chỗ dạng chiếc ngai chỗ dạng chiếc bàn thờ. Tất cả phủ kín một vùng rộng tới năm mươi bước về mọi phía.

    Chao ôi người ngoại quốc đã được mục sở thị đã từng tấm tắc ngạc nhiên trong một ghi chép đâu đã phải xa ngái chi lắm. Những thứ biên chép đại loại như thế thường bặt vắng trong chính sử của nước nhà khiến hậu thế Việt chỉ còn biết bâng khuâng mà vọng ngoại để tìm hùng khí của tiên tổ trong những biên chép của họ may mà còn lưu trong Viễn Đông Bác Cổ!

    Sử đã bặt mà thực địa qua bao tao loạn cùng với lú lẫn của người đời cũng bặt luôn và triệt tiêu cho đến tận giờ những cảnh ấy! Thẫn thờ trong âm thanh gầm gào của các loại động cơ từ dòng xe đang vun vút nườm nượp bên mình và trong bịt bùng kín mít của các kiểu xây cất, có một buổi tôi cố tìm và cố tưởng tượng ra nền Võ Miếu linh thiêng năm 1882 ấy, Tổng đốc Hà Ninh Hoàng Diệu trước khi treo mình lên một cành đa lạ lùng (mà cái ông người Pháp Dumontier nọ từng trông thấy) đã nghiêm trang cất mấy lạy kính cẩn về cửa khuyết tận kinh thành Huế vì tội làm mất thành Hà Nội!

    Không biết đích xác nhưng có lẽ từ thời điểm mất thành ấy, Võ Miếu Thăng Long cũng mất dạng và bây giờ mất luôn dấu. Bây giờ xuôi Nam ngược Bắc dường như đã sạch bách các Võ Miếu? Khí muộn như Võ Miếu Huế xây năm 1835 dưới trào Minh Mạng ở phía Bắc sông Hương gần chùa Thiên Mụ sau nhiều năm là cơ sở của Hội phụ nữ địa phương giờ đã hư nát trầm trọng.

    Thời thái bình, đã đành như lời người xưa là chuộng văn gác lại việc võ... Nhưng cứ như thế nào ấy, dẫu chứng tích của những thời giữ nước hào hùng còn lưu giữ rải rác đâu đây nhưng hình như đang thiêu thiếu biểu tượng lẫn biểu trưng truyền đời của một dân tộc thượng võ? Đã và đang hiện diện khang trang một Văn Miếu một Y Miếu mà lại bặt vắng và mất dấu một Võ Miếu?

    Trở lại câu chuyện với ông Dương Trung Quốc bữa nọ. Ông cho rằng nếu khơi lại truyền thống của Giảng Võ Đường, nói như GS sử học Lê Văn Lan, một Võ Miếu ở đấy thì sẽ rất hợp! Nhưng chắc chắn sẽ rất khó khăn về địa điểm.

    Cũng như vậy, khi khơi lại nền Võ Miếu nhà Nguyễn, nơi Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết chắc lại càng nan giải bội phần bởi chả thể nhích ra nới ra một vài xăng ti mét chỗ con đường Hoàng Diệu và Điện Biên Phủ giao nhau ấy!

    Vậy nên chăng hoặc chi bằng, ta đã có một Trung Liệt miếu dẫu cho bây giờ hoang phế nhưng việc phục dựng lại sẽ nối dài việc thờ phụng những trung thần tiết liệt đời Lê rồi thờ những Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Nguyễn Cao, Nguyễn Huệ Quang Trung... Rồi phối thờ tiếp những tấm gương tiết liệt nào khác nữa thì cũng thuận tiện?

    Trong dịp kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, có một Võ Miếu Thăng Long và có thể sẽ là một Võ Miếu Việt nối liền lẫn nối dài chứng tích địa danh của trận Đống Đa lịch sử lẫn Đàn Xã tắc vừa được phát lộ cùng trên một trục đường Nguyễn Lương Bằng?

    Cuộc sống sẽ mất hầu hết ý nghĩa nếu như tuổi trẻ không biết đến công việc của các thế hệ trước mình. Mạn phép cụ Pautovxki, hậu sinh xin đổi công việc bằng chiến công để vận câu ấy của cụ vào trường hợp ở nước Nam này vậy! Và cũng để thêm hào sảng khi nhẩm lại đôi câu đối phía sau cửa tam quan Trung Liệt miếu may mắn còn sót lại:

    Bách niên thế bách niên nhân tiết liệt cao huyền tinh Đẩu bắc/ Thiên tải thượng , thiên tải hạ, tinh vân trường tại Nhị Nùng giang.

    (Tạm hiểu: Cuộc thế dẫu vần xoay cứ tiết liệt ngất trời sao Đẩu Bắc/ Nghìn năm sau nghìn năm trước mãi lung linh cùng sông Nhị, núi Nùng)

    nguồn: http://webcache.googleusercontent.co....google.com.vn
    Y miếu:
    Y Miếu Thăng Long, khởi dựng từ thế kỷ 18, là nơi thờ phụng hai vị danh y của Việt Nam - Tuệ Tĩnh và Lê Hữu Trác tôn vinh những giá trị sâu sắc của nền Nho Y. Y Miếu ngày nay đã được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia.
    Ngay những năm đầu mới lên ngôi, vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) đã cho tiến hành xây dựng Y Miếu ở phía tây kinh thành Thăng Long, thuộc huyện Quảng Đức, để thờ tiên thánh và các vị danh y lớn.

    Vào năm Canh Ngọ (1750), Xuyên Hầu và Ngoạn Quận công bắt đầu dựng xây Y Miếu, nhưng còn rất sơ sài. Đến năm Cảnh Hưng thứ 34 (1773), Chưởng viện Thái y Trịnh Đình Ngoạn đứng ra trông coi việc xây dựng Y Miếu với quy mô khá rộng lớn.

    Tấm bia của Viện Thái y hiện còn tại chùa Phổ Giác, phố Ngô Sĩ Liên (gần Y Miếu), khắc vào năm Giáp Ngọ (1774) niên hiệu Cảnh Hưng 35 có ghi lại việc chọn đất xây dựng Y Miếu.

    Nội dung văn bia nói rõ việc vua lệnh cho Viện Thái y chọn đất, nhận lĩnh tiền xây dựng Y Miếu. Công việc đã có sự lần lữa, chậm trễ, rồi bị bỏ lơi đi một thời gian. Mãi sau có Trịnh Hầu, người xã Định Công huyện Thanh Trì, tinh thông kinh sử nhiều đời làm thuốc và đến ông thì đã nghiên cứu đến nơi đến chốn nhiều bài thuốc tâm đắc của mọi nhà, nên hăng hái đứng ra xây dựng đền miếu.



    Nhận thấy khoảnh đất công giáp phía tây Phượng Thành, bên trái Văn Miếu, lại có dòng nước bao quanh, cách biệt nơi bụi bặm ồn ào có thể xây dựng được. Ông đã mạnh dạn tâu trình, liền được Chúa Trịnh khen ngợi chuẩn y, và ban cho 10 mẫu tự điền để dùng vào việc đèn hương. Lại được mẹ của Chúa ban cho hai hốt bạc. Noi theo thịnh tình của Quốc Thánh mẫu (mẹ Chúa) nhiều vị trong nội cung đều góp bạc, góp tiền để giúp vào việc xây dựng Y Miếu. Vậy nên chỉ "vài tháng đã xong, thẳng thắn, bay bướm, cung tường lộng lẫy, dãy dọc tòa ngang, cột rường đồ sộ...".
    Thời kỳ ban đầu, Y Miếu còn được gọi là Viện Thái y, sau thì được gọi là Y Miếu Thăng Long. Sang thời Nguyễn, Y Miếu Thăng Long được trùng tu lớn và nằm trong tổng Hữu Nghiêm sau đổi gọi là tổng Yên Hòa huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức. Từ năm 1942 thì Y Miếu Thăng Long thuộc địa phận Hà Nội. Di tích Y Miếu hiện nay mang biển số nhà 90A phố 224, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội.

    Y Miếu Thăng Long vừa để thờ vừa là nơi tưởng niệm hai danh y lớn của nước ta, là Tuệ Tĩnh thiền sư và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

    Ngày nay, trong Y Miếu vẫn còn các hoành phi, câu đối ca ngợi sự nghiệp cao đẹp của hai vị danh y Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác, cùng những giá trị sâu sắc của nền Nho y.

    Năm 1834, Y Miếu Thăng Long được trùng tu lớn, mở rộng thêm nhiều. Miếu được xây gần như hình vuông, hai lớp nhà ba gian kiểu tường hồi bít đốc, hướng đông nam. Nhà được làm hai tầng mái để tạo sự thông thoáng, mái trên tạo các đầu đao cong mềm mại; chính giữa bờ nóc đắp nổi đôi rồng chầu mặt trời. Bên trong, có khám thờ Tuệ Tĩnh cùng Lê Hữu Trác. Các gian bên thờ Thần Nông và những danh Nho. Trong những năm Pháp chiếm đóng Hà Nội, Y Miếu Thăng Long không được tu bổ, mà còn bị phá hủy nhiều.

    Từ khi Nhà nước giao cho Hội Đông y VN quản lý, Y Miếu lại được trùng tu, làm trụ sở của Hội Y dược VN. Y Miếu ngày nay đã được xếp hạng di tích lịch sử, chỉ còn tổng thể kiến trúc trong diện tích 747 m2. Hàng năm, vào ngày rằm tháng Giêng, là ngày hội, Y Miếu Thăng Long là nơi tụ hội, giao lưu của những người làm công tác đông y cả nước, và có nhiều du khách trong nước và quốc tế đến thăm tỏ lòng ngường mộ các danh y lớn của dân tộc VN
    nguồn: http://vietbao.vn/Van-hoa/Y-Mieu-Tha.../40055993/181/

  15. #15

    Mặc định Văn miếu Trấn Biên

    Văn miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, để tôn vinh Khổng Tử, các danh nhân văn hóa nước Việt và làm nơi đào tạo nhân tài phục vụ cho chế độ. Năm 1861, nơi thờ phụng trên đã bị thực dân Pháp phá bỏ. Mãi đến năm 1998, Văn miếu Trấn Biên mới được khởi công khôi phục lại nơi vị trí cũ, và hoàn thành vào năm 2002. Hiện nay toàn thể khu vực uy nghi, đẹp đẽ và qui mô này, tọa lạc tại khu đất rộng thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

    Xây dựng
    Năm 1698, khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào đến xứ Đồng Nai, thì vùng đất này đã khá trù phú với một thương cảng sầm uất, đó là Cù lao Phố.
    Để có nơi bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa giáo dục xưa và nay của dân tộc Việt ở vùng đất mới, 17 năm sau, tức năm Ất Mùi (1715), chúa Nguyễn Phúc Chu sai trấn thủ Nguyễn Phan Long và ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn miếu Trấn Biên[1].

    Đây là văn miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, có trước cả văn miếu ở Vĩnh Long, Gia Định và Huế.

    Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, chép:
    Văn miếu Trấn Biên được xây dựng tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, TP. Biên Hòa).
    Và theo mô tả của Đại Nam nhất thống chí, thì Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trên thế đất đẹp: Phía nam trông ra sông Phước Giang, phía bắc dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tươi tốt...Bên trong rường cột chạm trổ, tinh xảo... Trong thành trăm hoa tươi tốt, có những cây tòng, cam quýt, bưởi, hoa sứ, mít, xoài, chuối và quả hồng xiêm đầy rẫy, sum sê, quả sai lại lớn....
    Trước năm 1802, hằng năm, đích thân chúa Nguyễn Phúc Ánh đến Văn miếu Trấn Biên để hành lễ hai lần vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng từ khi chúa Nguyễn lên ngôi ở Huế, thì quan tổng trấn thành Gia Định, thay mặt vua, cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học đến hành lễ...
    Tương tự Văn miếu Huế, bên cạnh có Quốc tử giám để giảng dạy học trò. ở Biên Hòa, bên cạnh Văn miếu Trấn Biên là Tỉnh học (trường học tỉnh Biên Hòa). Trường học lớn của cả tỉnh này mãi đến đời vua Minh Mạng mới dời về thôn Tân Lại (nay thuộc phường Hòa Bình, Biên Hòa). Như vậy, ngoài vai trò vai trò thờ phụng, Văn miếu Trấn Biên còn đóng vai trò như một trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Biên Hòa xưa và của cả Nam Bộ trước khi Văn miếu Gia Định ra đời vào năm 1824.

    Trùng tu



    Khuê Văn Các.

    Văn miếu Trấn Biên có hai lần được trùng tu lớn: Lần trùng tu thứ nhất vào năm Giáp Dần (1794). Khi ấy, chúa Nguyễn Phúc Ánh sai Lễ bộ Nguyễn Hồng Đô lo việc trùng tu, "giữa làm Đại Thành điện và Đại Thành môn, phía Đông làm Thần miếu, phía Tây làm Dục Thánh từ, trước xây tường ngang, phía tả có cửa Kim Thanh, phía hữu có cửa Ngọc Chấn, chính giữa sân trước dựng Khuê Văn các treo trống chuông trên đấy, phía tả có Sùng Văn đường, phía hữu có Duy Lễ đường. Chu vi bốn mặt ngoài xây thành vuông, mặt tiền làm cửa Văn miếu, phía tả phía hữu có cửa Nghi môn, rường cột chạm trổ, quy chế tinh xảo, đồ thờ có những thần bái, khám vàng, ve chén và đồ phủ quỹ biên đậu đều chỉnh nhã tinh khiết" (theo Trịnh Hoài Đức - Gia Định thành thông chí).
    Lần trùng tu thứ hai vào năm Tự Đức thứ 5 (Nhâm Tý, 1852). Sau khi hoàn thành văn miếu có qui mô lớn hơn trước: "Văn miếu chính đường và tiền đường đều 5 gian, lại dựng thêm 2 dãy tả vu và hữu vu, mỗi dãy 5 gian, đền Khải Thánh, chính đường và tiền đường đều 3 gian, một tòa cửa giữa 3 gian, một tòa cửa trước 1 gian, một tòa kho đồ thờ 3 gian, một tòa Khuê Văn các 2 tầng, ba gian hai chái; phía trước, biển "Đại Thành điện" đổi làm "Văn miếu điện" và "Khải Thánh điện" đổi làm "Khải Thánh từ"[2]

    Bị phá bỏ

    Năm 1861, quân Pháp tiến đánh Biên Hòa, sau 2 ngày giao chiến với quân Việt. Khâm sai Nguyễn Bá Nghi rút quân về vùng rừng núi Phước Tuy, rồi ra Bình Thuận. Tuần vũ Nguyễn Ðức Duy và Án sát Lê Khắc Cần cố cầm cự rồi cũng rút quân theo. Ngày 17 tháng 12 năm 1861, quân Pháp chiếm được thành và đã cho phá bỏ Văn miếu Trấn Biên, sau 146 năm tồn tại.

    Được khôi phục

    Ngày 9 tháng 12 năm 1998, một công trình mới mang tên Văn miếu Trấn Biên được khởi công khôi phục lại trên nền văn miếu cũ tại phường Bửu Long, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.Cách trung tâm thành phố khoảng 3km, và gần Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long trong phạm vi khoảng 2 ha, với số tiền đầu tư gần 20 tỷ đồng.
    Công trình được khánh thành giai đoạn 1 vào ngày mùng 3 Tết Nhâm Ngọ (nhằm ngày 14 tháng 2 năm 2002). Sau đó, trong dịp kỷ niệm 290 năm Văn miếu Trấn Biên (1715 - 2005), nhiều hecta đất đã được giao thêm và giai đoạn 2 của công trình tiếp tục được thực hiện...

    Kiến trúc, thờ phụng



    Từ trên gác Khuê Văn Các nhìn được một phần Văn miếu Trấn Biên.
    Đây là công trình được xây dựng theo kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội, gồm các hạng mục: nhà thờ chính, tả vu hữu vu, sân hành lễ... thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài.

    Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh, là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly mầu xanh ngọc (gốm tráng men). Từ Văn miếu môn lần lượt là nhà bia truyền thống Trấn Biên - Đồng Nai, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thứ hai thờ Khổng Tử và sau cùng là nhà thờ chính rộng lớn. Ở đây có tấm bia lớn có khắc dòng chữ to: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia".

    Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, sơn son thếp vàng, nền lát gạch tàu, trên các cột nhà treo đôi liễn đối, như:

    Nguyễn Hữu Cảnh định nghiệp Trấn Biên,
    Lớp lớp anh tài giang lục tỉnh.
    Võ Trường Toản mở trường Gia Định,
    Đời đời sĩ khí nối tam gia.


    Ở gian giữa có bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương.

    Bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quí Đôn,... bên phải thờ danh nhân đất Nam Bộ như Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thông...

    Trong gian thờ này, đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời vua Hùng, cội nguồn của dân tộc Việt.
    Phía trước hai bên nhà thờ chính còn có hai ngôi miếu, miếu bên trái thờ Tiên sư, miếu bên phải thờ Tiền hiền-Hậu hiền.

    Ngoài ra, nơi Văn miếu Trấn Biên còn có khu sinh hoạt truyền thống gồm có nhà truyền thống, bia truyền thống, và các công trình phụ cận. Bia truyền thống Trấn Biên–Đồng Nai khắc bài văn khái quát về truyền thống văn hóa, giáo dục của Biên Hòa xưa và nay. Nhà truyền thống chủ yếu dùng để trưng bày và ghi danh những đơn vị, cá nhân đạt được các danh hiệu cấp nhà nước...[3]

    http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83...%A5n_Bi%C3%AAn
    Thế giới vô thường quán chiếu đề sinh tử sự đại
    Vô hình hành nghiệp viễn ly tức chứng ngộ niết bàn

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •