kết quả từ 1 tới 20 trên 20

Ðề tài: Giải oan cho "bảo tàng văn hóa" lên đồng

  1. #1

    Mặc định Giải oan cho "bảo tàng văn hóa" lên đồng

    Giải oan cho "bảo tàng văn hóa" lên đồng
    Cập nhật lúc 24/02/2011 0954 AM (GMT+7)

    - Lần đầu tiên, có một cuộc "giải oan" cho lên đồng - “bảo tàng sống” của văn hóa dân tộc.




    Chương trình hội thảo và biểu diễn “Lên đồng – Bảo tàng sống của người Việt” tối 23/2 đã khiến Trung tâm Văn hóa Pháp - L’Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội) lần đầu tiên rơi vào tình trạng quá tải. TS Nguyễn Xuân Diện (Viện nghiên cứu Hán Nôm) chắc sẽ không còn rơi nước mắt khi biết được rằng có hàng trăm bạn trẻ đứng theo dõi chương trình của ông qua màn ảnh lớn bên ngoài trung tâm. Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa – GS.TS Ngô Đức Thịnh thẳng thắn trả lời mọi câu hỏi khi bị nghi ngờ về việc nghiên cứu lên đồng để “tiến căn trình đồng mở phủ”…





    Không nặng nề và khô cứng, cuộc nói chuyện đầy lí thú của GS Ngô Đức Thịnh và TS Nguyễn Xuân Diện đã xóa tan khoảng cách giữa khán giả trẻ tuổi và những người am hiểu về lên đồng.

    GS Thịnh đưa một ví dụ sinh động về thái độ với hoạt động Lên đồng hiện nay: “Lên đồng chỉ giống một đứa trẻ mới sinh ra, những kẻ "đồng đú - đồng đua" khiến đứa trẻ đó bị bẩn. Bỏ rơi đứa bé là điều không nên, hãy gột rửa cho nó như người Việt ta có câu gạn đục khơi trong mới là hành động đúng đắn”.

    Lên đồng là một bảo tàng sống

    TS Nguyễn Xuân Diện thu hút sự chú ý bằng lời trích dẫn của một học giả nước ngoài trước khi đưa ra lí giải: “Lên đồng có đầy đủ âm sắc của âm nhạc Việt qua hát chầu văn và dàn nhạc chầu, các điệu múa và trang phục thiêng của các vùng miền cũng được thể hiện. Rồi mỹ nghệ chế tác tinh xảo cùng nghệ thuật điêu khắc, hội họa qua các đồ dâng cúng, tranh thờ, tượng Phật… Đặc biệt hơn cả, do không phải kiêng nên lên đồng còn tôn vinh văn hóa ẩm thực Việt Nam qua các sản vật của ba miền đất nước khi dâng hầu”

    GS Đức Thịnh cho rằng: “Lên đồng là bảo tàng sống vì ba lí do. Các nhân vật lịch sử được sống lại và nhập hồn vào thanh đồng qua quần áo, điệu múa chứ không phải là bức tượng trong tủ kính. Tính đa văn hóa và bình đẳng giữa các dân tộc Việt Nam thông qua điệu nhạc nhảy múa của những giá chầu là lí do thứ hai. Và cuối cùng việc thờ đạo Mẫu như câu nói tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ là biểu hiện của nét văn hóa gia đình đặc trưng của người Việt”.




    Giá hầu Đức Trần Triều mang tính “saman” nặng hơn khi thanh đồng dùng thanh sắt nhọn đâm xuyên qua má và xuyên qua quả cau lúc “nhập hồn”




    Cấm người có “căn” tức là cấm họ trở lại cộng đồng !

    Với những điều tra của mình, GS Ngô Đức Thịnh đã khẳng định: “Gần 100% những người có “cơ đầy” mắc các bệnh tật sau khi trình đồng đều thoát bệnh”. Ông nhấn mạnh rằng: “Đây không phải mê tín dị đoan mà nhân tố quan trọng nhất đó chính là niềm tin vào những thứ mang tính chất siêu nhiên, những cái con người không giải thích được”.

    Đặt ngược vấn đề vị GS cũng thẳng thắn nói: “Nếu như chúng ta cấm những người có “căn” và có nhu cầu hầu đồng để giải tỏa niềm tin tôn giáo thì liệu có giống chúng ta đã đẩy họ ra khỏi cộng đồng? Tôi thấy câu trả lời đã có khi chúng ta nhìn vào số lượng và sự quan tâm tới buổi hội thảo ngày hôm nay”.

    Ông cũng nói thêm rằng, hiện nay có nhiều người có khả năng tìm mộ như bà Trần Ngọc Ánh (có công tìm ra phần một của cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập đã được nhà nước công nhận) đang được tổ chức của ông kêu gọi tập hợp để nghiên cứu và giải thích một cách khoa học.

    Chính chúng ta tự làm hỏng đạo Mẫu

    Không thể phủ nhận, một trong những nguyên nhân khiến hoạt động lên đồng “có tính chất mê tín dị đoan” bị cấm theo Nghị định 75 là từ chính những người đã lợi dụng nó cho những động cơ không lành mạnh. GS. Ngô Đức Thịnh trong buổi đăng đàn cũng đã phải thừa nhận: “Chính chúng đã làm hỏng đạo Mẫu. Không có một tôn giáo nào trên thế giới dạy con người ta làm điều xấu, chỉ có con người lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng đó làm điều xấu mà thôi.”

    Khép lại buổi nói chuyện, GS Thịnh một lần nữa đã kêu gọi ngay chính những “ông đồng bà cốt” hãy tự chấn chính lại “ngôi nhà thánh Mẫu” để mọi người nhìn vào đó và công nhận đạo Mẫu, ghi nhận lên đồng là một hoạt động văn hóa tốt đẹp mà ông cha đã để lại.



    Thanh đồng Trần Đức Hạnh biểu diễn các giá Mẫu, giá Đệ Nhị, Ông Bảy, Bà chúa Thượng ngàn, Cô Bơ


    Buổi biểu diễn lên đồng công khai lần đầu tiên tại trung tâm Hà Nội đã được tổ chức một cách bài bản, khoa học và nghiêm túc đã “giải oan” cho một “bảo tàng sống” của văn hóa dân tộc vốn bị mang tiếng lâu nay.




    · Bài và ảnh : Nguyễn Hoàng
    Last edited by Bin571; 24-02-2011 at 03:36 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Xem lên đồng ở trung tâm Hà Nội
    Cập nhật lúc 24/02/2011 0900 AM (GMT+7)

    - Buổi biểu diễn lên đồng công khai lần đầu tiên tại trung tâm Hà Nội (tối 23/2) đã được tổ chức một cách bài bản, khoa học và nghiêm túc, có sự tham gia của các “thanh đồng” các vùng miền quanh thủ đô.

    Một tiếng trước giờ khai mạc, hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền) đã chật kín. Quan tâm đến loại hình nghệ thuật mang nặng yếu tố tín ngưỡng dân gian này không chỉ có những người lớn tuổi mà còn hiện diện rất đông những người trẻ. Phóng viên VietNamNet xin gửi tới độc giả chùm ảnh ghi lại chương trình:



    Không gian sân khấu tái hiện buổi lên đồng với dàn ca trù, thanh đồng, con nhang, phủ thờ…



    Giá Đức Trần Triều do thanh đồng Lê Văn Hưu đến từ Nam Hà trình diễn




    Thanh đồng Trần Đức Hạnh biểu diễn các giá Mẫu, giá Đệ Nhị, Ông Bảy, Bà chúa Thượng ngàn, Cô Bơ







    Cô đồng không còn là mình khi các con nhang cổ vũ và hú họa




    Giá Ông Hoàng Mười hút thuốc nghe hát chầu văn



    Giá Cô Bơ Thác Hàn múa chèo qua sông



    Thanh đồng Nguyễn Tiến Bình đang trình diễn màn múa đao của giá Quan lớn Tuần Tranh



    Giá Cô Chín múa thêu thùa



    Giá Cô Bé cửa suốt





    Một điểm đặc biệt tại giá hầu Đức Trần Triều đó là tính “saman” nặng hơn khi thanh đồng dùng thanh sắt nhọn đâm xuyên qua má và xuyên qua quả cau lúc “nhập hồn”



    Thực hiện: Nguyễn Hoàng
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Bin571 Xem Bài Gởi
    Giải oan cho "bảo tàng văn hóa" lên đồng
    Cập nhật lúc 24/02/2011 0954 AM (GMT+7)

    - Lần đầu tiên, có một cuộc "giải oan" cho lên đồng - “bảo tàng sống” của văn hóa dân tộc.




    Chương trình hội thảo và biểu diễn “Lên đồng – Bảo tàng sống của người Việt” tối 23/2 đã khiến Trung tâm Văn hóa Pháp - L’Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội) lần đầu tiên rơi vào tình trạng quá tải. TS Nguyễn Xuân Diện (Viện nghiên cứu Hán Nôm) chắc sẽ không còn rơi nước mắt khi biết được rằng có hàng trăm bạn trẻ đứng theo dõi chương trình của ông qua màn ảnh lớn bên ngoài trung tâm. Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa – GS.TS Ngô Đức Thịnh thẳng thắn trả lời mọi câu hỏi khi bị nghi ngờ về việc nghiên cứu lên đồng để “tiến căn trình đồng mở phủ”…





    Không nặng nề và khô cứng, cuộc nói chuyện đầy lí thú của GS Ngô Đức Thịnh và TS Nguyễn Xuân Diện đã xóa tan khoảng cách giữa khán giả trẻ tuổi và những người am hiểu về lên đồng.

    GS Thịnh đưa một ví dụ sinh động về thái độ với hoạt động Lên đồng hiện nay: “Lên đồng chỉ giống một đứa trẻ mới sinh ra, những kẻ "đồng đú - đồng đua" khiến đứa trẻ đó bị bẩn. Bỏ rơi đứa bé là điều không nên, hãy gột rửa cho nó như người Việt ta có câu gạn đục khơi trong mới là hành động đúng đắn”.

    Lên đồng là một bảo tàng sống



    · Bài và ảnh : Nguyễn Hoàng


    lên đồng chỉ giống như 1 đứa trẻ mới sinh ra thôi ư ?
    1 đứa trẻ có tới hàng nghìn năm tuổi - 1 đứa trẻ đã tồn tại trường tồn và xuyên suốt cùng chiều dài lịch sử của non sông đất nước này tới hàng nghìn năm lịch sử ...............và rất nhiều rất nhiều điều để nói về đứa trẻ ấy
    tôi tôn trọng Gs . thịnh , nhưng tôi không nghĩ với sự hiểu biết và trình độ tư lí lí luận của 1 giáo sư văn hóa lại có thể nói như vậy .
    có chăng là những đứa trẻ - những kẻ tha hóa - những loại đồng đua đồng đú - bằng xuơng bằng thịt này này mới làm cho ngôi nhà của đạo mẫu bị vấy bẩn .

  4. #4

    Mặc định

    Cần đánh giá khoa học về loại hình “lên đồng”1000 25/02/2011

    Thay vì phải "lén lút" diễn ra tại các điện thờ tư nhân hay những đền miếu tự phát, lần đầu tiên, các "thanh đồng" đã đường hoàng trình diện giữa trung tâm Thủ đô, trong khuôn khổ Hội thảo "Lên đồng, bảo tàng sống của văn hóa Việt" do Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam phối hợp với L'Espace tổ chức vào tối 23/2 vừa qua.

    Có minh họa diễn xướng hầu đồng với các giá tiêu biểu (trong tổng thể 36 giá đồng): Ba giá Mẫu, Trần Triều, Quan Đệ Tam, Quan lớn Tuần Tranh, Chầu Đệ Nhị, Chầu Bát, Chầu Bé, Chầu Thác Bờ, Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười, Cô Cam Đường, Cô Bơ Thoải, Cô Bé…, nên Hội thảo đã thu hút được số lượng khán thính giả đông ngoài dự đoán của nhà tổ chức.

    "Bảo tàng sống của văn hóa Việt" hồi sinh mạnh mẽ

    GS Ngô Đức Thịnh, người đã bỏ nhiều năm để nghiên cứu về Đạo Mẫu, diễn giả chính tại Hội thảo, khẳng định "Lên đồng là nghi lễ tiêu biểu, điển hình nhất trong tục thờ Mẫu, một hành trình của thần linh và số phận", ẩn chứa đặc trưng nội tâm rõ rệt của người Việt. Bản chất tôn giáo của lên đồng chính là "sự nhập hồn nhiều lần của thần linh Tứ phủ vào thân xác ông đồng, bà đồng, nhằm trị bệnh, cầu sức khỏe, tài lộc, may mắn".

    Theo biến thiên lịch sử, lên đồng từng bị coi như điều cấm kỵ, một ví dụ hùng hồn của hủ tục mê tín dị đoan cần loại bỏ khỏi đời sống xã hội. Dù vậy, mặc những dè bỉu và lên án trong tư duy một thời, lên đồng vẫn tồn tại, là hình thức diễn xướng dân gian, một nghi lễ không thể thiếu trong Đạo Mẫu, tín ngưỡng riêng của người Việt, tôn thờ nữ thần, người Mẹ, như đấng tối cao có "quyền năng sáng tạo, che chở cho con người, đáp ứng khát vọng của con người về Phúc, Lộc, Thọ".

    Từng trực tiếp tham dự nhiều buổi "hầu đồng", GS Ngô Đức Thịnh cũng phải công nhận, diễn tiến của mỗi lần trình diễn lên đồng cực kỳ phong phú, đa dạng, và có tính khu biệt, độc đáo nhất định ở mỗi vùng, miền khác nhau. Đó cũng là kết tinh của đời sống tinh thần vốn mang đậm bản sắc nền văn minh lúa nước, được nhân dân Việt Nam truyền lại tự bao đời.

    Trong hầu đồng, văn học truyền miệng, âm nhạc mà điển hình nhất là thể loại chầu văn, cùng với nhảy múa, điêu khắc, hội họa… được tích hợp, làm nên trò diễn xướng dân gian mê đắm, có một không hai.

    GS Thịnh nhấn mạnh: "Lên đồng lắng đọng tinh túy, là bảo tàng sống của văn hóa Việt bởi: Các nhân vật lịch sử sống lại và nhập hồn vào thanh đồng (trong mỗi buổi lên đồng, người đứng giá hầu được gọi là "thanh đồng", nam xưng "cậu", nữ xưng "cô, bà") qua quần áo, điệu múa chứ không phải những bức tượng.

    Đồng thời, từ âm nhạc và các động tác nhảy múa của mỗi giá chầu, tính đa văn hóa, sự bình đẳng giữa các dân tộc được biểu hiện mạnh mẽ. Hơn nữa, tín ngưỡng thờ Mẫu là minh chứng tiêu biểu của truyền thống đề cao giá trị gia đình, như vốn quý ngàn đời của người Việt chúng ta".




    Lên đồng chưa thành di sản nhân loại, vì thiếu kiểm soát

    Hơn bất kỳ một quyển sách khô cứng, một bức tranh hay một bức tượng nào, lên đồng là một bảo tàng sống động. Người Việt đã triển lãm nền văn hóa Việt Nam cho người Việt và người nước ngoài. Những người tham gia hầu đồng chính là những người quản lý nhà bảo tàng, những người bảo vệ cho văn hóa Việt Nam.

    Việc làm của họ đảm bảo cho các thế hệ tương lai vẫn sẽ tiếp tục có cơ hội được chiêm ngưỡng những khía cạnh khác nhau của văn hóa Việt Nam, mà chúng đang dần bị nhạt nhòa đi trong đời sống xã hội hằng ngày, chỉ còn hiện diện trong điện thần của Đạo Mẫu", TS. Frank Proschan - Chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) nhận định.

    Tụng ca lên đồng bằng những lời lẽ biểu cảm, sự đam mê cộng với nhiều năm dồn công sức tìm tòi, khám phá, nhưng GS Ngô Đức Thịnh lại khăng khăng bảo lưu ý kiến, chưa nên đề xuất UNESCO phong tặng lên đồng là "di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại". Dẫu đau lòng, GS Thịnh vẫn phải bày tỏ thái độ, hiện lên đồng chưa được nhìn nhận thực sự đúng mức ngay ở trong nước. Các nhà quản lý văn hóa, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, đồng thuận về lên đồng.

    Cốt yếu hơn, GS Ngô Đức Thịnh tha thiết, lên đồng nhiều lúc bị gán cho "tội danh" mê tín dị đoan, cũng khởi nguồn từ chuyện, còn nhiều người lợi dụng nghi lễ tôn giáo này để làm những việc xấu. Hoạt động của một số thanh đồng thiên về bói toán, phán truyền, nhắm vào sự cả tin, nhẹ dạ của các "con nhang đệ tử" khiến cho lên đồng nhuốm màu sắc tiêu cực.

    GS Ngô Đức Thịnh đúc kết, chỉ khi nào hình thức hầu đồng được chấn chỉnh theo nguyên bản như nó vốn có bao đời nay, và cả xã hội cùng đồng tình, nhìn nhận ra bản chất tốt đẹp của lên đồng, thì khi ấy, tự thân lên đồng sẽ thành di sản nhân loại



    Khánh Bằng
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

    Mặc định

    Lên đồng - văn hóa hay dị đoan?
    Cập nhật lúc 28 AM, 23/02/2011

    Cứ vào dịp lễ hội, hình thức lên đồng hay còn gọi là hầu đồng lại diễn ra một cách rôm rả. Tuy nhiên, theo GS.TS Ngô Đức Thịnh, cần phải phổ biến rộng rãi vấn đề lên đồng tới công chúng để mọi người hiểu rõ hơn để tránh tình trạng lợi dụng để thu lợi bất chính.

    Lên đồng là hình thức tín ngưỡng dân gian, rất phổ biến ở Việt Nam, châu Á và nhiều nước trên thế giới. Một số nước đã ghi nhận giá trị của hình thức tín ngưỡng dân gian này là di sản văn hóa phi vật thể như Kut ở Hàn Quốc, Shaman ở Indonesia và Shaman ở Mông Cổ. Lên đồng của Việt Nam chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật và lịch sử, đã được nhiều chuyên gia trong nước, quốc tế nghiên cứu, giới thiệu và bảo tồn.

    Bảo tàng sống của văn hóa Việt

    “Hơn bất kỳ một quyển sách khô cứng, một bức tranh hay một bức tượng nào, lên đồng là một bảo tàng sống động. Những người tham gia hầu đồng chính là những người quản lý nhà bảo tàng, những người bảo vệ cho văn hóa Việt Nam. Việc làm của họ đảm bảo cho các thế hệ tương lai vẫn sẽ tiếp tục có cơ hội được chiêm ngưỡng những khía cạnh khác nhau của văn hóa Việt Nam, mà chúng đang dần bị nhạt nhòa đi trong đời sống xã hội hàng ngày, chỉ còn hiện diện trong điện thần của đạo Mẫu”, TS Frank Proschan, nói.

    Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn tín ngưỡng dân gian, Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia và là nhà nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này, thì việc lên đồng hiện nay rất phổ biến ở Việt Nam và ngày càng phát triển mạnh. Lên đồng là bảo tàng sống của văn hóa Việt. Hình thức diễn xướng của lên đồng tích hợp những giá trị văn hóa rất lớn. Đây không phải là một tín ngưỡng độc lập mà là một nghi lễ của Đạo Mẫu của Việt Nam”.


    Một buổi lên đồng.
    Cũng theo vị GS này, lên đồng còn được xem là thứ hiện sinh. Đạo Mẫu và lên đồng thể hiện quan điểm về nhân sinh quan gắn với dân tộc. Đây là thứ tín ngưỡng thể hiện chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Tất cả các vị thần trong đạo Mẫu đều được lịch sử hóa. Đặc biệt, lên đồng còn có giá trị tri thức và là một hình thức chữa bệnh.

    Có thể khẳng định, lên đồng ở Việt Nam là một di sản văn hóa phi vật thể rất đặc biệt. Theo GS Thịnh, trước đây đã có nhiều bạn bè quốc tế khuyên ông đưa lên đồng trình UNESCO và chắc chắn sẽ được công nhận, vì sự lôi cuốn của nó không kém những cái được công nhận thậm chí còn hơn. “Mặc dù vậy, tôi cho rằng chưa nên đưa lên đồng trình UNESCO, vì sự đồng thuận trong xã hội chưa nhiều. Mọi người hiểu về hầu đồng chưa rõ và còn bị lợi dụng nhiều và làm biến dạng. Phải khi nào người dân đồng thuận, quốc tế đồng thuận mới tốt được”, GS Thịnh cho biết.

    Lên đồng có thể chữa được bệnh?

    Hiện nay, bên cạnh hình thức lên theo đúng truyền thống, vẫn còn không ít những người lợi dụng hình thức này để thu lời bất chính. Không những thế, nhiều người khẳng định lên đồng có thể chữa được bệnh. Về vấn đề này, GS Thịnh khẳng định là đúng. Bởi chính ông đã có những nghiên cứu và thống kê. “Những trường hợp tôi đã thống kê, những người có căn số thường điên loạn, ốm đau không có chỗ nào chữa khỏi và sau khi lên đồng 100% đã khỏi. Tôi đã viết hẳn một chương trong cuốn sách Lên đồng để chứng minh điều đó hoàn toàn đúng, không có gì mê tín dị đoan. Tôi gọi lên đồng là cách họ tái hòa nhập với cộng đồng như một con người trong cộng đồng. Cấm lên đồng là một sai lầm”, GS Thịnh, cho biết.

    Tuy nhiên, theo GS Thịnh, trong nghi lễ lên đồng, có người tốn rất nhiều tiền nhưng cũng có người tốn rất ít. Có những người lên đồng một buổi chỉ mất vài triệu đồng thôi nhưng có những người mất hàng trăm triệu đồng. Đó là quyền của mỗi người. Cái quan trọng là vận động sao cho người tham gia lên đồng có ý thức để không phung phí.

    “Còn trong chuyện lợi dụng lên đồng để làm giàu, chúng ta cần uốn nắn, hạn chế. Chẳng hạn, có một bà đi buôn, đến hầu đồng có thể sẵn sàng bỏ ra 10 triệu để phát lộc, nhưng ngày mai tới mua hàng bà ấy lại tính toán từng xu, đó là tính cách của mỗi người”, ông Thịnh cho biết thêm.







    Mạnh Trung
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6

    Mặc định

    Lên đồng 'tái sinh' 50 vị thánh thần
    Cập nhật lúc 53 AM, 27/02/2011

    “Trong lên đồng, các vị anh hùng lịch sử nhập vào thân xác của những ông đồng, bà đồng và họ được sống lại bằng xương bằng thịt…”.



    Lên đồng - bảo tàng sống của Văn hóa Việt là tiêu đề của một buổi hội thảo vừa diễn tại Trung tâm văn hóa Pháp (Hà Nội) chiều tối ngày 23/2. Tại hội thảo, giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam đã diễn giải những góc nhìn mới lạ về bản chất của lên đồng với tư cách là một loại hình nghi thức tín ngưỡng đang gây nhiều tranh cãi ở Việt Nam.

    Hiểu thế nào về về lên đồng?

    Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho rằng, muốn hiểu về lên đồng thì trước tiên phải hiểu về đạo Mẫu của người Việt. Bản thân đạo Mẫu lại là một vấn đề hết sức rộng lớn và phức tạp.

    Hiểu một cách khái lược, đạo Mẫu là sự tôn thờ Thánh Mẫu theo quan niệm đây là người cai quản các miền khác nhau của vũ trụ và có thể che chở cũng như ban phát cho con người sức khỏe, tài lộc. Đạo Mẫu khác với nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác ở Việt Nam ở chỗ, đạo này không hướng con người về một thế giới sau khi chết, mà hướng đến đời sống trần tục ở nhân gian.

    Bên cạnh đó, đạo Mẫu là một tín ngưỡng đa thần, với trên dưới 50 vị thần được phân thành các hang bậc từ cao xuống thấp. Vị thần cao nhất là Thánh Mẫu, dưới Thánh Mẫu có hàng Quan, hàng Ông Chầu, hàng Ông Hoàng, hàng Cô, hàng Cậu… Các vị thần cũng được phân theo 4 phủ, được biểu tượng bằng 4 màu khác nhau: Thiên phủ màu đỏ, Địa phủ màu vàng, Thượng ngàn màu xanh...



    Lên đồng chính là nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các vị thần này vào thân xác của các ông đồng, bà đồng. Lúc đó họ không còn là mình nữa mà trở thành hiện thân của các vị thần linh trong một màn diễn xướng vô cùng đặc sắc với sự kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật như hát, múa và cả điêu khắc, hội họa…

    Trên khía cạnh tôn giáo, lên đồng được coi là một trong những hình thức Shaman (xuất nhập hồn) giáo trên thế giới. Shaman giáo là hiện tượng tâm linh phổ quát của rất nhiều dân tộc trên thế giới, điển hình là ở vùng Siberi Mông Cổ. Tại Hàn Quốc, Trung Quốc…cũng có hình thức tín ngưỡng tương tự lên đồng nhưng có nhiều khác biệt so với lên đồng của Việt Nam.

    Chủ nghĩa yêu nước trong lên đồng

    Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh, đạo Mẫu và lên đồng ẩn chứa nhiều giá trị đối với đời sống tinh thần người Việt ngày nay. Trong đó, có một giá trị rất đặc biệt được giáo sư nhấn mạnh, đó là sự thể hiện chủ nghĩa yêu nước trong diễn xướng lên đồng.

    Điều này thể hiện trước hết ở chỗ, khoảng 50 vị thần trong đạo Mẫu phần lớn đều đã được lịch sử hóa, trở thành những nhân vật có công với nước. Đó là những nhân vật lịch sử có thật như Phạm Ngũ Lão, Đức Thánh Trần, Yết Kiêu, Dã Tượng, bà Bát Nàn và nhiều vị khác. Nói một cách khác, những nhân vật lịch sử đó đã được thần thánh hóa.


    Diễn xướng lên đồng là sự tái hiện các nhân vật lịch sử.

    Trong diễn xướng lên đồng, sự tái hiện của các vị thần linh cũng chính là sự tái hiện các nhân vật lịch sử kể trên. Trong màn diễn xướng này, các vị anh hùng lịch sử nhập vào thân xác của những ông đồng, bà đồng và được sống lại bằng xương bằng thịt với những hành động, bằng những trang phục đặc trưng.

    Bởi vậy, có thể nói, đạo Mẫu chính và diễn xướng lên đồng là biểu hiện của một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được tâm linh hóa và trở thành tín ngưỡng. Việc tôn thờ những vị thần trong đạo Mẫu chính là tôn thờ chủ nghĩa yêu nước của người Việt. Một chủ nghĩa yêu nước như vậy là rất sâu sắc.

    Lên đồng và tinh thần hòa hợp dân tộc

    Bên cạnh chủ nghĩa yêu nước, một giá trị khác không kém phần quan trọng của diễn xướng lên đồng là tinh thần hòa hợp dân tộc.

    Tinh thần này thể hiện ở sự tích hợp văn hóa, với sự xuất hiện dấu ấn văn hóa của các dân tộc thiểu số trong lên đồng. Đó là các vị thần có nguồn gốc từ các dân tộc miền núi như những vị hàng Chầu, hàng Quan… Đặc biệt thú vị là khi các vị đó giáng đồng vào các ông đồng bà đồng thì từ ăn mặc đến âm nhạc, đến nhảy múa là sự tái hiện lại văn hóa của dân tộc đó. Vì vậy, khi xem lên đồng chúng ta không chỉ thấy được văn nhóa của người Kinh mà còn cả văn hóa của các dân tộc khác.

    Có thể khẳng định rằng không có một tín ngưỡng nào của người Việt lại tôn thờ các vị thần thuộc nhiều dân tộc khác nhau như đạo Mẫu. Điều này cho thấy sự bình đẳng trong quan niệm tín ngưỡng, không có sự phân biệt dân tộc lớn, dân tộc nhỏ trong đạo Mẫu.

    Đây là sự phản ánh tinh thần cố kết, gắn bó của các dân tộc trong lãnh thổ Việt Nam trước kia trên bình diện tâm linh, một vốn quý mà người Việt Nam ngày nay cần vun đắp để góp phần phát huy tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc.

    Giáo sư Ngô Đức Thịnh kết luận: “Bản chất của lên đồng là tốt đẹp và không phải là một hoạt động mê tín dị đoan. Vấn đề là một số người đã lợi dụng lên đồng để mưu cầu một số điều không tốt. Không một tôn giáo hay tín ngưỡng nào dạy con người làm điều xấu cả, chỉ có con người lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng để làm điều xấu mà thôi… Việc chúng ta cần làm là gạn đục khơi trong, thanh lọc để lên đồng luôn là một hiện tượng lành mạnh như cha ông, tổ tiên của chúng ta đã làm”.

    Hồng Quân
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #7

    Mặc định

    Mình muốn xem lại buổi ghi hình này quá.
    Bác Bin571 và các bạn có biết link nào để dowload hoặc mua đĩa xem ở đâu ko ạ,chỉ cho mình với,thanks mọi người nhiều

  8. #8

    Mặc định

    Bản thân văn hóa Lạc Việt có sức sống phi thường. Xin nhớ rằng: Khái niệm Tứ phủ chỉ đặc biệt nhất ở Việt Nam. Những hình thức tương tự ở các quốc gia khác là đặc điểm văn hóa tâm linh của họ. Văn hóa thể này không có tính sao chép. Vì không phải do người dương chủ động được. Người dương chỉ là thể bị động. Phật, Thánh,Tiên, Thần mới là thể chủ động. Văn hóa tâm linh này là riêng của Việt Nam gắn liền với các vị Liệt Thánh Liệt Thần, các vị Tiền Hiền của các dân tộc Việt nam. Các vị đã gắn kết tâm linh cho người Việt qua hoạt động văn hóa này. Đoàn kết dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, phát triển bền vững cũng nên nhờ hoạt động văn hóa này.

    Tuy vậy cũng nhiều người lợi dụng trục lợi trong việc thực hành các nghi thức văn hóa và ...

    Cần phải có hình thức quản lý phù hợp không có nghĩa là không hiểu hết thì cấm. Thực tế cấm thì sẽ có rất nhiều người bị "bệnh" không thuốc nào, bệnh viện nào, bác sĩ nào, thầy lang nào chữa khỏi. Đối tượng bị bệnh lại là thân nhân của người có quyền thì sao?Mà cấm không được thì hoạt động "chui" và tiêu cực lại phát sinh ngay ở những người có chức trách và các nơi tổ chức hầu chui.
    ...
    {Chuyện dài nhiều tập...}

  9. #9

    Mặc định

    “Vỡ sân” xem lên đồng tại L’Espace “



    (TT&VH) - Chiều 23/2/2011, rất đông những người quan tâm đã đổ xô về Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace (24 Tràng Tiền - Hà Nội) trước thông tin có biểu diễn hầu đồng trong cuộc tọa đàm khoa học về đề tài này.

    Theo lịch của Ban tổ chức, buổi tọa đàm có tên: Lên đồng - Bảo tàng sống của văn hóa Việt khai mạc vào 17h. Nhưng từ rất sớm, bãi để xe đối diện L’Espace đã chật cứng. Rất đông những người chậm chân phải tới các bãi xe dù trên phố Nguyễn Khắc Cần, thậm chí là gửi nhờ tầng hầm của khách sạn cạnh đó với giá 10.000 đồng/xe máy.

    30 phút trước khi bắt đầu, cửa vào hội trường L’Espace phải đóng chặt vì lý do an toàn. Trước tấm biển “Hội trường đã kín chỗ”, rất đông người tới dự chương trình phải dồn đống lại trong phòng chờ của L’Espace, thậm chí là chen chúc kín các bậc cầu thang. Trong số này có một số gương mặt quen thuộc của giới nghiên cứu văn hóa như GS Chu Hảo, PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái, PGS-TS Nguyễn Đỗ Bảo (Chủ tịch Hội Mỹ thuật HN), nhiếp ảnh gia Xuân Bình... cùng nhiều phóng viên báo chí.


    Dòng người chen chúc trước cầu thang lên hội trường

    16h50, cảnh lời qua tiếng lại diễn ra khá căng thẳng trước hai cánh cửa đóng kín của hội trường. Kiên nhẫn giải thích, rồi cũng tới lúc nhân viên an ninh của L’Espace phải to tiếng trước những đám đông đang nổi nóng. “Tây hay ta cũng ở ngoài, đây là lệnh của giám đốc”. Vừa nói, anh vừa hì hục hé cửa cho diễn giả GS Ngô Đức Thịnh lách vào rồi hớt hải ập cửa. Dưới cầu thang, những người nhanh chân đã lập tức xí chỗ, ngồi bệt trước màn hình lớn được nối trực tiếp vào hội trường.

    17h, buổi tọa đàm bắt đầu. 2 diễn giả, GS Ngô Đức Thịnh và TS Nguyễn Xuân Diện, cùng bắt đầu điểm lại lịch sử phát triển và những nét đặc sắc của văn hóa Đạo Mẫu tại Việt Nam. Dưới phòng chờ, một đám đông người đứng kẻ ngồi cùng chen vai một cách... rất có trật tự trước màn hình lớn đang truyền hình trực tiếp buổi tọa đàm. Lác đác có mặt một vài du khách người Pháp rất háo hức chứng kiến sự nghiêm túc và cầu thị của những người đang căng tai dán mắt vào màn hình.

    17h30, trước câu hỏi của TS Nguyễn Xuân Diện về ý tưởng đề cử hầu đồng vào danh sách xét duyệt di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, GS Ngô Đức Thịnh lắc đầu: “Chưa nên, nếu không tự ổn định ngay ở môi trường VN trước đã. Khác với bản chất nguyên sơ là một hành vi tín ngưỡng giàu tính văn hóa, hầu đồng bây giờ lai tạp, biến tướng và bị lợi dụng vào mục đích kiếm tiền quá nhiều”. Trước đó, trong lúc chờ tới màn biểu diễn hầu đồng, một số người trong hội trường có nhu cầu ra ngoài phòng chờ để giải lao nhưng cũng đành quay vào trước hai cánh cửa đóng kín.

    Rồi theo nhịp thời gian, cũng tới lúc chương trình biểu diễn về hầu đồng được bắt đầu trước sự háo hức của người xem. Hội trường vẫn đóng kín, một số khán giả đứng ngoài mỏi chân đã bỏ về. Nhưng trước màn hình tại phòng chờ vẫn còn rất đông những người chăm chú ngồi thưởng thức nghệ thuật hầu đồng. Máy ảnh và điện thoại được tận dụng tối đã để quay lại những khuôn hình đang hiện ra trên màn ảnh lớn.

    Cần hiểu rõ, trước những quan điểm khá trái chiều, đây là một lần hiếm hoi mà những giá đồng tiêu biểu được mang ra trình diễn trong một trung tâm văn hóa tại Hà Nội - chứ không phải là trong những buổi lên đồng theo hình thức bán công khai. Háo hức trước một sự tò mò có thật, việc một chương trình miễn phí tại L’Espace trở nên quá tải là điều dễ hiểu...


    Cúc Đường
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  10. #10

    Mặc định

    Mình rất thích nghe thể loại này? có phải mình đã là người…?

  11. #11

    Mặc định

    [QUOTE=Bin571;259745]Giải oan cho "bảo tàng văn hóa" lên đồng

    - Lần đầu tiên, có một cuộc "giải oan" cho lên đồng - “bảo tàng sống” của văn hóa dân tộc.

    Lên đồng là một bảo tàng sống

    TS Nguyễn Xuân Diện thu hút sự chú ý bằng lời trích dẫn của một học giả nước ngoài trước khi đưa ra lí giải: “Lên đồng có đầy đủ âm sắc của âm nhạc Việt qua hát chầu văn và dàn nhạc chầu, các điệu múa và trang phục thiêng của các vùng miền cũng được thể hiện. Rồi mỹ nghệ chế tác tinh xảo cùng nghệ thuật điêu khắc, hội họa qua các đồ dâng cúng, tranh thờ, tượng Phật… Đặc biệt hơn cả, do không phải kiêng nên lên đồng còn tôn vinh văn hóa ẩm thực Việt Nam qua các sản vật của ba miền đất nước khi dâng hầu”

    GS Đức Thịnh cho rằng: “Lên đồng là bảo tàng sống vì ba lí do. Các nhân vật lịch sử được sống lại và nhập hồn vào thanh đồng qua quần áo, điệu múa chứ không phải là bức tượng trong tủ kính. Tính đa văn hóa và bình đẳng giữa các dân tộc Việt Nam thông qua điệu nhạc nhảy múa của những giá chầu là lí do thứ hai. Và cuối cùng việc thờ đạo Mẫu như câu nói tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ là biểu hiện của nét văn hóa gia đình đặc trưng của người Việt”.
    Tôi hoàn toàn đồng ý: lên đồng là một bảo tàng sống là nét văn hóa gia đình đặc trưng của người Việt”.
    nhưng thực tại, thấy có nhiều người ko biết có phải căn đồng hay ko? mà nhiều lý do như ốm đau hay chỉ là do cầu buôn bán phát đạt cũng theo đồng, vì vậy họ đã bị những "đồng giả" lợi dụng, lừa gạt nên có những người theo đến mất cả gia nghiệp. Những người giàu có thì vài chục triệu ko "hề hắm" gì, chỉ tội cho những người nghèo vì bệnh tật mà nghe thầy phán, rồi theo hầu đến "sạt nghiệp" tiền mất tật mang....thật tội nghiệp!


    Chính chúng ta tự làm hỏng đạo Mẫu

    Không thể phủ nhận, một trong những nguyên nhân khiến hoạt động lên đồng “có tính chất mê tín dị đoan” bị cấm theo Nghị định 75 là từ chính những người đã lợi dụng nó cho những động cơ không lành mạnh.
    Đúng như GS. Ngô Đức Thịnh nói
    GS. Ngô Đức Thịnh trong buổi đăng đàn cũng đã phải thừa nhận: “Chính chúng đã làm hỏng đạo Mẫu. Không có một tôn giáo nào trên thế giới dạy con người ta làm điều xấu, chỉ có con người lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng đó làm điều xấu mà thôi.”
    Theo tôi nếu việc lên đồng đã đc công nhận là nét một văn hóa của người Việt thì nên có những tổ chức đứng ra giám sát, không để cho những kẻ lợi dụng Thánh,Thần làm bậy hoặc lừa gạt vì mục đích tiền bạc... Việc múa đồng có thể nói là tái tạo lại hình tượng các vị Thánh nhằm ca ngợi công đức của các vị Quan, Thánh có công đức với nhân dân...VV. Chính vì vậy người múa đồng không được làm hỏng hình tượng của các ngài ấy...

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nad80 Xem Bài Gởi
    Mình muốn xem lại buổi ghi hình này quá.
    Bác Bin571 và các bạn có biết link nào để dowload hoặc mua đĩa xem ở đâu ko ạ,chỉ cho mình với,thanks mọi người nhiều
    chú có thể lên youtube xem ak đầy đủ cả tọa đàm và trình đồng :) của buổi hôm đấy ^^

  13. #13

    Mặc định

    Buổi tọa đàm này có hầu đồng nhưng mang nặng kiểu biểu diễn nên nhạt và không hay
    Last edited by tuanbeo; 24-05-2011 at 02:30 PM.
    Có những thứ chúng ta phải từ bỏ, chỉ để học được chúng.
    Có những thứ chúng ta phải học, để từ bỏ chúng.

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tuanbeo Xem Bài Gởi
    Buổi tọa đàm này có hầu đồng nhưng mang nặng kiểu biểu diễn nên nhạt và không hay
    mô phật đã gọi là diễn thì còn gì là tâm linh nữa
    Họ còn ngang nhiên Bán Thánh bằng cách đóng thuế Khoán cho các đền phủ để cửa hờ cho bọn có Tiền và Cơ Cánh mua để kinh doanh mà
    Thanh Việt thời nay giá cao hơn Kim Cương đấy các bác ạ
    Nói thì hay lắm nhưng làm đâu đã hay mà làm gì tới lượt các tay đó làm Nhiệm vụ được giao mà
    Ê kíp rồi
    TÔI LÀ NGƯỜI ĐI TÌM CHÍNH TÔI

    rose4 rose4 rose4

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi damquangvinh Xem Bài Gởi
    lên đồng chỉ giống như 1 đứa trẻ mới sinh ra thôi ư ?
    1 đứa trẻ có tới hàng nghìn năm tuổi - 1 đứa trẻ đã tồn tại trường tồn và xuyên suốt cùng chiều dài lịch sử của non sông đất nước này tới hàng nghìn năm lịch sử ...............và rất nhiều rất nhiều điều để nói về đứa trẻ ấy
    tôi tôn trọng Gs . thịnh , nhưng tôi không nghĩ với sự hiểu biết và trình độ tư lí lí luận của 1 giáo sư văn hóa lại có thể nói như vậy .
    có chăng là những đứa trẻ - những kẻ tha hóa - những loại đồng đua đồng đú - bằng xuơng bằng thịt này này mới làm cho ngôi nhà của đạo mẫu bị vấy bẩn .
    văn hóa hầu đồng ở miền bắc nói riêng.trong thời gian gần đây có nhiều điều kiện phát triển nhờ sự phát triển của tâm linh được đón nhận thông thoáng, nhưng chúng ta tự hỏi xem ,người hiểu rõ thì ít,người theo vì sự lo sợ thì nhiều,nên về văn hóa này đã được hiểu rõ hay chưa,hay chỉ là có tin nhưng là thiếu hiểu biết,nên được ví von vậy đâu sai. là nghìn năm tuổi nhưng đúng với người làm về nó,nghiên cứu về nó,dùng nó làm phương tiện,thử hỏi những người là tân đồng,những người lâu năm nhưng k có điều kiện tìm hiểu thì k là vậy sao,họ chỉ mong có những ham muốn của mình
    vui vẻ là sức khỏe đây hug007

  16. #16

    Talking

    Trích dẫn Nguyên văn bởi damquangvinh Xem Bài Gởi
    lên đồng chỉ giống như 1 đứa trẻ mới sinh ra thôi ư ?
    1 đứa trẻ có tới hàng nghìn năm tuổi - 1 đứa trẻ đã tồn tại trường tồn và xuyên suốt cùng chiều dài lịch sử của non sông đất nước này tới hàng nghìn năm lịch sử ...............và rất nhiều rất nhiều điều để nói về đứa trẻ ấy
    tôi tôn trọng Gs . thịnh , nhưng tôi không nghĩ với sự hiểu biết và trình độ tư lí lí luận của 1 giáo sư văn hóa lại có thể nói như vậy .
    có chăng là những đứa trẻ - những kẻ tha hóa - những loại đồng đua đồng đú - bằng xuơng bằng thịt này này mới làm cho ngôi nhà của đạo mẫu bị vấy bẩn .
    DamQuangVinh có nhiều comment miệng thì luôn phật 1 phật 2 thế mà lại có những phát ngôn dạng "nát". Cứ nghĩ mình là ai!

  17. #17

    Mặc định

    Bản thân Sunato là 1 Thanh đồng nhưng khi đọc cuốn sách do ông Ngô Đức Thịnh viết, Sunato thấy là GS Thịnh nghiên cứu về Đạo Mẫu mà ko hiểu biết về Đạo Mẫu dẫn đến có những sai lầm cơ bản, chư vị có thể đọc cuốn Đạo Mẫu và Văn Hóa Dân Gian do GS Ngô Đức Thịnh viết, sẽ thấy có nhiều cái nực cười.

  18. #18
    Lục Đẳng Avatar của ngocpham
    Gia nhập
    Jul 2012
    Nơi cư ngụ
    thăng long thành......!
    Bài gởi
    7,345

    Mặc định

    moi ng moi viec ,hau bong co tu xa xua roi cac bac ...

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi sunato_6 Xem Bài Gởi
    Bản thân Sunato là 1 Thanh đồng nhưng khi đọc cuốn sách do ông Ngô Đức Thịnh viết, Sunato thấy là GS Thịnh nghiên cứu về Đạo Mẫu mà ko hiểu biết về Đạo Mẫu dẫn đến có những sai lầm cơ bản, chư vị có thể đọc cuốn Đạo Mẫu và Văn Hóa Dân Gian do GS Ngô Đức Thịnh viết, sẽ thấy có nhiều cái nực cười.
    Sunato có thể chỉ ra sai lầm đấy là gì không? Bác Thịnh là chuyên gia hàng đầu về Đạo Mẫu, tháng giỗ cha năm nay Nam Định tổ chức nhiều chương trình trong đấy có hội thảo về Đạo Mẫu và shaman giáo nói chung. Bạn nào muốn tìm hiểu thì nên tham gia.

  20. #20

    Mặc định

    Để bảo vệ và giữ gìn đc lịch sử văn hóa và tín ngưỡng dân gian,ngoài những tổ chức cá nhân đang tham gia hoạt động để duy trì và phát triển trong nhân dân cần phải có những người tìm hiểu nghiên cưu và phân tích như gs Thịnh .Với mục đích bảo tồn và làm trong sáng và phát triển bền vững ,không để những kẻ lợi dụng tín ngưỡng của nhân dân kiếm trác làm bậy ,ảnh hưởng đến nét đẹp quý báu của đạo mẫu nói riêng và của văn hóa lịch sử vn nói chung

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. BỬU SƠN KỲ HƯƠNG - TÁC GIẢ VƯƠNG KIM
    By vankhuc in forum Bửu Sơn Kỳ Hương
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 22-07-2012, 04:47 PM
  2. Trả lời: 162
    Bài mới gởi: 24-06-2012, 10:16 PM
  3. Thượng đế là ai ?
    By kiennguyen in forum Đạo Cao Đài
    Trả lời: 371
    Bài mới gởi: 09-01-2012, 09:31 PM
  4. Dành cho người hữu duyên
    By nguoi_mu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 101
    Bài mới gởi: 24-04-2011, 07:54 PM
  5. Lên đồng" có phải là mê tín dị đoan?
    By con tứ phủ in forum Đạo Mẫu,Đạo Tứ phủ
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 11-01-2011, 07:24 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •