Trang 1 trong 3 123 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 45

Ðề tài: Trao đổi về pháp môn "Thiền Quán Tự Tại"

  1. #1

    Smile Trao đổi về pháp môn "Thiền Quán Tự Tại"

    Quán Tự Tại





    Đây là pháp môn thiền quán, quan sát, quán chiếu vạn pháp nhờ đó mà thấy rõ thực tướng của vạn pháp, thấu triệt chân lý, đạt được năng lực tự tại.

    Pháp môn này đã được nhắc đến rất cụ thể trong "Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa" và "Đại Bi Tâm Đà La Ni".

    Thiền Quán Tự Tại là pháp môn mà qua đó ngài Tất Đạt Đa Cồ Đàm khi ngồi dưới cội Bồ Đề đã thấy rõ chân thực tướng của vạn pháp mà trở thành « Người Tỉnh Thức ».
    Ngài đã phá bỏ được hoàn toàn luận chấp, tà kiến, những quan niệm nhận thức sai lầm về vạn pháp, ngài nói lên sự thật, chân lý, những gì ngài đã thực chứng và truyền dạy ra rộng khắp.

    Trong phạm vi hạn hẹp của sự thực chứng của bản thân, tôi chỉ nói lên những gì mình biết, mình trãi nghiệm, mong được gặp gỡ các thiện tri thức, hữu duyên, cùng trao đổi, giúp đỡ nhau tiến bộ hơn trên « Con Đường Tỉnh Thức ».

    Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa, nam mô tất kiết lật tỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà, nam mô na ra cẩn trì, hê rị ma ha bàn đà sa mế, tát bà a tha đậu du bằng a thệ dựng, tát bà tát đá na ma bà tát đa na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha, Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa.

  2. #2

    Mặc định

    Đề mục 1 : Quán hơi thở.


    Bản thân tôi khi mới tập thiền quán, cứ hễ mỗi khi nhắm mắt lại thì những hình ảnh lộn xộn, những suy nghĩ lung tung nó cứ tràn ngập tâm trí, không sao mà yên được. Thế mới thấy cái đảo điên vọng tưởng nó hỗn độn hỗ lốn đến chừng nào.

    Tôi đã có thử qua pháp « nhất tâm nhất niệm », tức trong đầu cứ nghĩ đến 1 pháp thân hay 1 câu chú nào đó của chư vị, cứ tập trung vào đó không ngơi nghĩ, lung lay, đúng là có khả quan hơn hẳn, những suy nghĩ xáo trộn, hình ảnh lung tung đã từ từ mờ dần bởi sự tập trung đó. Nhưng cũng khó ghê lắm, cứ hễ 1 phút lơi là là y như rằng lại bị những dòng suy nghĩ cuốn theo, để rồi 1 lúc sau chợt bừng tỉnh mà quay về nhất niệm.

    Thế rồi 1 ngày, tôi có duyên được 1 anh bạn chỉ phương pháp « quán hơi thở », mới đầu tôi lấy làm không được kính trọng lắm, tôi thấy sao mà nó bình thường và đơn giản quá, nhưng khi thực hành rồi thì thấy diệu dụng thật tuyệt vời.

    Rất đơn giản, đầu tiên tôi chọn cho mình 1 tư thế ngồi thật thoải mái, có thể là bán già, kiết già hoặc chỉ đơn giản là bắt chéo chân mà thôi, tôi cố giữ thẳng lưng để khiến cho mình không quá dễ chịu mà đi vào giấc ngủ, khi cảm thấy mình thoải mái rồi thì lúc đó tôi mới khép nhẹ đôi mắt lại.
    Khởi đầu, tôi để mặc cho tâm trí vẫy vùng với những thứ lộn xộn của nó, 1 lúc sau tôi mới tập trung vào hơi thở của mình, « quán hơi thở » ở đây tức rằng ta tập trung vào hơi thở của mình, quán sát nó, lắng nghe nó, ta thở vào ta biết mình đang thở vào, ta thở ra thì biết mình đang thở ra.
    Thật kì diệu, những suy nghĩ hình ảnh hỗn độn đã không còn làm vướng bận tâm trí tôi nữa, tôi chỉ còn thấy hơi thở của chính mình. Cứ tập quen dần dà như thế, tôi càng lúc càng nhận ra rằng những hỗn độn đó vắng bặt ngay cả khi tôi chưa cần phải quán hơi thở của mình.

  3. #3

    Mặc định

    Đề mục 2 : Quán Nhân Duyên



    Từ lúc tu tập pháp môn thiền quán tự tại, tôi bắt đầu có thói quen quan sát sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh mình.

    Vào 1 hôm nọ trời chiều thanh mát, tôi thấy mình thư thái đến lạ, ngồi giữa vườn cây, tôi thả mình vào cảnh sắc thiên nhiên.

    Vẫn tư thế ngồi bán già quen thuộc, lưng giữ thẳng, sau 1 bài quán hơi thở, tôi bắt đầu chú ý đến 1 khóm hoa hồng đang nở rộ trắng cả 1 góc vườn. Những cành hồng mọc thật là rất khác nhau, tôi thấy có cành chỉ vừa lên búp, có cành hoa vừa hé nở, lại có càng hoa đã nở rất to nhưng cũng có vài cành hoa đã ngã màu và thậm chí có cả những cành hoa khô lại, rũ cặp cả xuống.

    Tôi bỗng thấy lạ, không phải là trước giờ tôi chưa từng thấy hoa hồng, lạ ở đây vì trước đây nhìn hoa nhưng không để tâm vào hoa, thấy hoa nhưng không ý thức về sự tồn tại của nó. Nhưng giờ đây tôi đã khác, tôi cảm thấy mình có tầm nhìn rộng lớn và bao quát hơn, tôi nhìn mọi thứ vừa xa lạ vừa quen thuộc, đóa hoa vẫn là đóa hoa nhưng nay nó lại có thêm điều gì đó mà tôi không lý giải được, tôi thấy gần gũi.
    Nhìn khóm hoa 1 lát, tôi có những sự nghi hoặc nảy sinh, tôi thấy dòng suy nghĩ trôi chảy và nhất quán, thống nhất, nó không chạy tán loạn hay lung tung, nó tập trung vào đề mục mà tôi suy nghĩ.
    Đầu tiên tôi nghĩ rằng không chỉ riêng hoa hồng mà các loài cây có phải tự nó mọc lên hay không?
    Trước tiên tôi thấy hình như là không phải, vì tôi nhớ cách đây không lâu chính tay ba mình đã gieo hạt giống, rồi tưới nước cho nó, chăm bẵm cho nó, rồi nó lớn lên hằng ngày, thế là tôi nghĩ chắc là không phải nó tự mọc lớn lên mà là do có chăm cho nó lớn lên. Nhưng mà hình như cũng không phải, tôi để ý góc xa xa cạnh hàng rào có bụi cỏ dại mọc cũng rất xanh tốt, tôi nhớ là không có ai tự nhiên lại đi trồng có dại như thế, tự nó mọc lên đấy chứ. Tôi nhìn lại khóm hồng, tôi chợt thấy rằng việc nói do có người trồng mà nó mọc lên cũng không hẳn là đúng vì nó có thể do con chim nào đó vô tình nhả hạt giống xuống đất và nó phát triển nhờ mưa tự nhiên mà.
    Vậy phải chăng là cây nó tự mọc? Tôi đi sâu vào đề mục này, nhìn lại quá trình từ lúc gieo hạt giống, tới nãy mầm, tới lớn lên, tới ra hoa rồi tàn héo. Tôi để tâm mình thư thái và quán chiếu quá trình đó, tới những mối liên hệ tới quá trình đó.
    Và tâm trí tôi chợt lóe sáng, những luồng suy nghĩ mới vẻ cứ chảy tràn, tôi thấy mình hoan hỉ đến lạ, tôi tự thấy rằng cây hoa hồng từ hạt giống nãy mầm lớn lên ra hoa rồi tàn héo, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nói riêng những khóm hoa hồng ở nhà tôi, nó phải nhờ việc ba tôi gieo hạt, rồi nhờ vào đất, rồi nước, rồi ánh sáng mặt trời, rồi không khí... Tôi thấy tất cả những yếu tố đó gộp lại, không thiếu 1 yếu tố nào thì khóm hoa hồng nó mới xuất hiện và phát triển.
    Tôi lập tức hiểu ra 1 điều rằng, không phải các loài cây tự nó mọc lên mà hết thảy là do các nhân duyên đã hợp lại với nhau mà khiến nó có thể mọc lên.
    Tiếp sau đó, tôi lại nghĩ rằng việc cây cối mọc lên là do những nhân duyên tác hợp với nhau, thế còn việc hoại diệt, cây cối nói chung hay đóa hồng này nói riêng thì việc hoại diệt có phải là do tự thân nó không?
    Với việc quán chiếu những nhân duyên tác hợp mà cây có thể mọc lên, tôi lần leo hướng đó. Tôi nhìn vào khóm hồng, tôi thấy có cành hoa thì có những con sâu bé bé đang đục khoét, có cành thì trơ trụi vì lúc sáng mẹ có bứt vài bông đem vào cắm trong nhà, tôi lại nghĩ đến những cây nhỏ trong vườn héo khô vì đất đã khô cằn do lâu rồi không có giọt mưa nào cũng không được tưới nước. Tôi thấy rõ quá trình hoại diệt là do rất nhiều yếu tố, cây chết vì thiếu nước, cây chết vì đất khô, cây chết vì sâu bọ, cây chết vì bị bứng khỏi đất… Đi sâu vào những yếu tố đó, tôi lại càng nhận thức rõ ràng rằng việc tàn hoại của cây là do những nhân duyên hợp nhau mà thành.
    Việc quán sự sinh diệt của cây cối và nhận ra đó là do những nhân duyên tác thành mà không phải là do tự thân nó đã trở thành bài học cực kì quan trọng giúp cho tôi pháp triển trí huệ của mình trong quá trình thức tỉnh, nhận ra thực tướng của vạn pháp.

    Tôi gọi đấy là phép “Quán Nhân Duyên”.

  4. #4

    Mặc định

    Đề mục 3: Con gà và quả trứng.




    Một lần tình cờ, nghe người bạn của tôi đố tôi rằng “ Con gà có trước hay quả trứng có trước?”

    Đây thực sự là 1 đề tài hóc búa, lẽ thường, từ quả trứng rồi nở ra gà con, nếu nhìn như thế thì có vẻ quả trứng có trước nhưng ta lại đặt câu hỏi, thế làm thế nào để có quả trứng?
    Đương nhiên là do gà trống và gà mái giao phối, rồi gà mái đẻ ra trứng, nếu như thế thì lại là con gà có trước, nhưng lại đặt câu hỏi làm sao có con gà, thì con gà lại nở ra từ quả trứng.
    Đây là câu đố xoay vòng, đang lúc suy nghĩ mãi, tôi lại nhớ đến pháp môn quán tự tại, phép quán nhân duyên.

    Tôi thả lỏng tâm trí, để tâm thoải mái mà đi sâu vào quá trình từ gà sinh trứng rồi trứng nở ra gà. Tôi lại thấy rất nhiều yếu tố, nguyên nhân trong quá trình này. Để quả trứng có mặt thì phải có yếu tố là gà trống và gà mái gặp nhau, giao phối, rồi gà mái đẻ trứng, rồi ấp ứng mà trứng nở mà gà con có mặt, gà con lớn lên lại giao phối rồi đẻ trứng rồi gà con lại có mặt.
    Hết thảy những yếu tố này không thể thiếu được, nếu không có sự gặp nhau sẽ không có sự giao phối không có sự giao phối sẽ không có thể đẻ trứng, không có sự ấp, trứng sẽ không nở và không nở sẽ không có gà con.
    Chợt bỗng thấy tâm mình bình yên và thoải mái đến lạ, quán sát vào câu đố “ con gà có trước hay quả trứng có trước?” Tôi không thấy cả con gà có trước hay quả trứng có trước, mà tôi thấy những nhân duyên tác thành có mặt trước tiên.

    Tôi đã thấy sự sanh ra của quả trứng rồi thành con gà không phải là tự thân xảy ra mà cũng là do những nhân duyên tác thành, tôi lại tiếp tục quán sâu sát vào sự hoại diệt của con gà thì thấy nhiều nguyên nhân yếu tố như bị người ta giết thịt, bị bệnh chết, khát chết, đói chết… Hết thảy là do những nhân duyên tác thành mà dẫn đến sự hoại diệt.
    Cũng như quán sát quá trình sinh tử của cây cỏ, nay tôi quán sát quá trình sinh diệt của con gà rồi nhân rộng ra các loài động vật nói chung, tôi thấy sự sinh diệt cũng không phải do tự thân mà do những nhân duyên tác hợp mà thành.

  5. #5

    Mặc định

    Đề mục 4: Sóng.




    Một lần nọ đi biển, lúc mọi người thích thú đắm mình trong dòng nước bất tận, tôi chỉ thích tìm 1 nơi thật yên bình, lặng ngắm biển, thấy trong lòng thư thái và dễ chịu đến lạ.

    Tôi ngắm những đợt sóng lên rồi xuống, thành rồi hoại, cứ thế mà tiếp diễn liên tục.
    Tôi để tâm thoải mái và quan sát, sau bài quán hơi thở, tôi dụng phép quán nhân duyên đi vào quá trình hình thành và tàn hoại của sóng, tôi thấy rõ những yếu tố tác hợp, từ tự có mặt của sức gió, nước biển… mà sóng được hình thành, rồi khi sóng hình thành đến tàn hoại do sức thổi đã hết, do sóng vào vùng nước cạn dần…

    Cũng như cây cỏ và loài thú, tôi thấy việc thành và hoại của sóng biển cũng là do những nhân duyên tạo tác.

    Trời bỗng nổi cơn mưa, mưa nhỏ, đủ để lấm tấm mặt biển, tôi nhìn lên trời, những đám mây đen.
    Tôi nhờ nhìn thấy những nhân duyên tạo thành sóng biển, nay lại dụng phép quán nhân duyên quán sát cơn mưa.
    Tôi thấy quá trình từ những giọt nước bốc hơi thành mây, những đám mây khi gặp không khí lạnh, nó đọng lại và rớt xuống tạo thành những cơn mưa, cơn mưa làm đầy những sông suối, hồ… rồi từ đó mà nhờ những đợt nắng, không khí nóng, lại bốc hơi lên thành mây.
    Hết thảy quá trình sinh rồi hoại đều do những nhân duyên tạo tác không thể vắng mặt bất kì nhân duyên nào.

    Tôi chợt thấy những hiện tượng tự nhiên như sóng, mưa cũng không phải tự thân nó hình thành và tàn hoại mà hết thảy cũng là do những nhân duyên tác hợp mà thành.

  6. #6

    Mặc định

    - Những gì mà đạo hữu trải qua cũng là những gì mà wake trải qua. Tất nhiên mực độ của chúng ta có khác nhau. Wake có một số điều muốn hỏi: khi đạo hữu quan sát khu vườn, quan sát bông hoa chẳng hạn, đạo hữu thử dừng ánh mắt ở đó và chỉ nhìn bông hoa mà không nghĩ đến điều gì khác không? Đạo hữu thử làm vậy xem, rồi kể lại với wake xem đạo hữu cảm thấy điều gì nhé?
    - Hi vọng bạn có nhiều thành tựu trong quá trình hạ thủ công phu!
    Người trú giới có trí
    Tu tập tâm và tuệ
    Nhiệt tâm và thận trọng
    Tỳ kheo ấy thoát triền.

  7. #7

    Mặc định

    Cám ơn huynh Wake rất nhiều. Đệ chỉ đang ghi chép lại những quá trình từ lúc bắt đầu tu tập pháp môn này cho đến hiện tại, đệ vẫn sẽ post bài tiếp mong huynh có thể chỉ dẫn thêm.
    Còn để trả lời câu hỏi của huynh thì cho đệ nói rằng ở thời điểm hiện tại khi đệ quan sát bông hoa như huynh nói thì đệ chỉ thấy bông hoa đó thôi, thấy nó như tất cả mọi người thấy vậy, chỉ khác chăng có thể là đệ có dụng tâm quan sát chứ không phải chỉ lướt qua mà thôi. Hết thảy khi quan sát, đệ chỉ cảm thấy an lạc, tự tại, không còn vướng bận bởi những dòng suy nghĩ ngược xui.

    Thân nhẹ, tâm an, miệng mỉm cười.

    ^^

  8. #8

    Mặc định

    - muốn dừng lại mà quan sát được bông hoa ít nhất lúc đấy đạo hữu cũng phải tự nhủ rằng: ta đang nhìn bông hoa, ta đang nhìn bông hoa... Nếu không tự nhủ như vậy thì mắt đạo hữu không thể đặt lâu ở bông hoa được. Nếu lúc nào quên tự nhủ thì lập tức cải "tưởng" sẽ khởi lên thay cái "sắc".
    - Như vậy thực tướng của công phu đang làm có phải hành giả đang học cách sống với chỉ một trong năm uẩn(ở đây là sắc uẩn)?
    - Mọi thứ đều vô thường nhưng ở đây chúng ta sẽ thấy có một thứ thường hằng: cái biết(thức uẩn), cái biết chẳng bao giờ rời chúng ta cả. Đạo hữu cứ hạ thủ công phu xem cuối cùng sắc -thọ -tưởng- hành cuối cùng sẽ quy lại cả về cái biết(thức uẩn) mà thôi.
    - Thế mà ngũ uẩn giai không, thì không biết ta phải làm gì nữa để quán thấy thức uẩn không có tự tính. Đạo hữu thử nghĩ xem. Chứ wake thấy thức uẩn luôn hiện hữu nghiêm mật, nguyên khối, chưa bị chia chẻ. Vậy làm thế nào tìm được tâm bây giờ?
    ---------
    + Lúc đạo hữu hạ thủ công phu đạo hữu cảm thấy an lạc, nhưng khi quay về với lúc bình thường đạo có tự hỏi vì sao lúc đó mình cảm thấy an lạc không?
    + Lúc đạo hữu tự nhủ ta thấy hoa, ta thấy lá, ta thấy gai.... cũng chẳng khác nào lúc dừng lại ở hoa và tự nhủ ta thấy hoa, ta thấy hoa... Đây là những cái biết do nghiệp từ vô thủy, khi tự nhủ như vậy có phải vì ta không khởi niệm tham, sân mà ta cảm thấy an lạc? Mà hễ thấy an lạc là thọ uẩn xuất hiện. Chỉ có điều khác là ở đây có lẽ ta không tạo tác thêm nghiệp mới.
    - Ngôn ngữ giả lập khó diễn đạt. Đạo hữu có chỗ nào chưa hiểu ý chúng ta trao qua đổi lại để làm rõ nghĩa.
    Người trú giới có trí
    Tu tập tâm và tuệ
    Nhiệt tâm và thận trọng
    Tỳ kheo ấy thoát triền.

  9. #9

    Mặc định

    Đầu tiên là cảm ơn huynh Wake đã để tâm đến pháp môn này, trả lời câu hỏi của huynh nhé.
    Trước hết đệ xin nói rằng, mục đích của pháp môn này là nhận ra thực tướng của vạn pháp, thoát khỏi khổ ách, đạt được năng lực tự tại, tỉnh thức. Những đề mục mà đệ đã trình bày ở trên là quá trình từ lúc đầu tu học pháp môn cho đến lúc hiện tại, là sự thực chứng ở nhiều cấp độ khác nhau, đệ sẽ post dần lên.
    Tiếp tục xin trả lời những câu hỏi của huynh rằng, nhờ pháp môn quán hơi thở, huynh dần sẽ vào trạng thái tịnh - định, lúc này việc quấy nhiễu của những ảo vọng của huynh sẽ ít dần, cho đến lúc im bặt, vắng lặng.
    Về pháp môn quán nhân duyên sẽ giúp cho huynh thấy được thực tướng của vạn pháp, thấu và không còn vô minh che khuất, huynh sẽ không thoát được những ràng buộc, khổ ách do vô minh mang lại.
    Quán hơi thở và quán nhân duyên là pháp môn nằm trong pháp môn " Quán Tự Tại ", khi huynh đã trãi qua quá trình chứng nghệm thực chứng vạn pháp, chân lý, lúc này huynh không còn sự trói buộc, cảm thấy ung dung tự tại, không lo nghĩ, mộng tưởng hay sợ hãi. Lúc này việc quan sát của huynh không còn khởi niệm nữa, quan sát chỉ là quan sát. Quan sát trong sự tỉnh thức.
    Ví như lúc đầu huynh nhìn đóa hoa, huynh sẽ chìm trong những dòng suy nghĩ bất tận về vô số nhân duyên chồng chéo tạo nên đóa hoa. Nhưng khi đã đạt được năng lực tự tại, việc nhìn đóa hoa là thực sự nhìn đóa hoa, thấy vẻ đẹp của đóa hoa mà không khởi niệm, chỉ là quan sát, quan sát trong tỉnh thức.
    Còn về câu hỏi của huynh về ngũ uẩn thì có 1 đề mục của đệ có nói đến điều đó, do quán thấy hết thảy là do nhân duyên tạo tác nên nhận thấy vô thường, vô ngã, thấy được điều đó mà thoát khỏi ràng buộc, khổ ách.
    Đệ sẽ viết ra rồi post lên dần dần.
    Huynh thông cảm là tài khoản đệ mới lập nên đang còn trong diện chờ kiểm duyệt của mod nên bài đệ post phải mất vài ngày ( đợi mod kiểm duyệt ) nó mới xuất hiện.
    Mong huynh an lạc. ^^

  10. #10

    Mặc định

    Đề mục 5: Con người.



    Tôi nhờ phép quán nhân duyên mà đã thấy rằng cây cối, động vật, hiện tượng không tự thân nó sanh ra cũng không tự thân nó mất đi, mà hết thảy là do những mối nhân duyên tạo tác mà thành. Nay tôi nhờ những phép quán chiếu đó mà quán tới bản thân con người, bản thân tôi.

    Nhờ phép quán nhân duyên mà tôi thấy rõ ràng rằng bản thân con người cũng như cây cối, động vật, hiện tượng hết thảy đều không tự tánh tự sanh ra cũng không tự tánh tự hoại đi mà hết thảy đều những nhân duyên tạo tác.

    Cụ thể hơn, tôi đi vào quá trình hình thành mình, tôi thấy rằng việc ba mẹ duyên gặp gỡ nhau, rồi yêu nhau, cưới nhau, qua quá trình giao hợp rồi những mối duyên chín mùi mà bào thai thành hình, rồi bào thai được chăm sóc cho phát triển, đến ngày được sanh ra, rồi được chăm bẵm phát triển lớn lên. Trong mỗi quá trình đó lại có những mối nhân duyên khác tác hợp thành, tôi thấy rõ những mối nhân duyên chằng chịt chồng chéo lên nhau tạo tác hợp thành mà có sự xuất hiện của tôi.
    Rồi cả việc khi còn bé, lớn lên, già, bệnh, rồi chết đi, tôi nhìn thấy hết thảy những mối nhân duyên, những yếu tố nguyên nhân tác thành.

    Qua đó tôi càng thấy rõ, con người không tự sanh ra cũng như chết đi, mà cũng như cây cối, động vật, hiện tượng hết thảy đều do những mối nhân duyên tạo tác mà thành.

    Đây là bước khởi đầu cho quá trình nhận thức thực tướng của vạn pháp.

    Tôi thấy vạn pháp không có tự tánh tự sanh ra và hoại diệt, mà hết thảy là những sự kết hợp, tạo tác đan xen lẫn nhau mà có sự thành và hoại, tôi thấy hết thảy là do những mối nhân duyên ràng buộc đó.

  11. #11

    Mặc định

    Đề mục 6: Vô Thường



    Nay tôi đã có thực chứng về sự sanh diệt của vạn vật, tôi lại đi sâu sát quán chiếu lại hết thảy các quá trình đó 1 lần nữa.
    Tôi quán chiếu các nhân duyên tạo tác mà sanh, rồi cũng nhân duyên tạo tác mà diệt, hết thảy các quá trình đó đều hiện rõ.
    Qua việc quán chiếu sâu sát đó, tôi thấy hết thảy các hiện tượng đều không thường hằng, không có sự tồn tại vĩnh viễn, bất biến, tất cả là những quá trình biến đổi không ngừng, thay đổi liên tục, sanh rồi diệt, diệt rồi sanh.

    Tôi thực chứng sự vô thường.

  12. #12

    Mặc định

    Nam mô a di đà phật đây là hành trì thực tiễn ,người sẽ đắc thành chánh quả ,sau này thành phật tôi tán thán công đức NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
    Last edited by minh đài; 24-02-2011 at 07:46 AM.
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  13. #13

    Mặc định

    Đề mục 7: Vô Ngã




    Đã có sự thực chứng về vô thường, nay tôi tiếp tục đi sâu quán sát về ngã. Đầu tiên, tôi quán chiếu lại sự thành hoại của bản thân do các nhân duyên tạo tác mà thành, tôi đi sâu vào câu hỏi “cái gì là ta ?”

    Cũng như sự thành và hoại đều do sự tác hợp của nhân duyên, thì cái ta cũng vậy? Không có cái duy nhất nào gọi là ta, mà hết thảy là các yếu tố cấu thành lại giả tạm gọi là ta.
    Ví dụ đơn giản, ta nhìn 1 bông hoa ta thấy nó có rất nhiều bộ phận như cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa…hết thảy những bộ phận đó kết hợp lại với nhau thì được giả tạm gọi là hoa.
    Hay như chiếc xe đạp, ta thấy nó có nào là bánh xe, căm xe, sườn xe, yên xe, tay lái, thắng… hết thảy kết hợp lại, giả tạm gọi là xe đạp.
    1 cánh hoa không thể gọi là hoa, hay 1 chiếc bánh xe không thể gọi là xe. Thì bản thân ta cũng thế, 1 cánh tay không thể gọi đó là ta, 1 con mắt không thể coi là ta, mà hết thảy những thứ như tay, chân, mắt, mũi, miệng… kết hợp lại với nhau giả tạm gọi đó là ta, 1 người với tên A, B, C giả tạm gọi tương ứng với những sự kết hợp đó.
    Đó là phần ta có thể nhìn thấy rõ ràng được, nay tôi lại đi quán sát thâm sâu hơn về cái mà người ta vẫn cho là cái ta vi diệu ở bên trong, điều khiển, tạo tác, chi phối, biểu cảm, thể hiện…giả tạm gọi là Ngã.
    Tôi quán chiếu sâu sát về Ngã, tôi đi vào sự thọ cảm, đối tượng thọ cảm, biểu hiện thọ cảm, cảm xúc thọ cảm. Tôi chợt thấy được 1 sự thật màu nhiệm vi diệu.
    Tôi thấy rằng có những bộ phận trên cơ thể ta làm điều kiện cho sự thọ cảm, tôi thấy đầu tiên là mắt, là nhãn căn, đối tượng của mắt là những gì mắt thấy là nhãn trần (sắc) và cái thấy đó là nhãn thức. Tiếp theo là tai, là nhĩ căn, đối tượng của tai là những gì tai nghe được là nhĩ trần (thinh) và cái nghe thấy đó là nhĩ thức. Mũi là tỉ căn, đối tượng của mũi là những hương mà mũi ngửi được là tỉ trần ( hương ) và cái ngửi thấy đó là tỉ thức. Lưỡi là thiệt căn, đối tượng của lưỡi là những vị mà lưỡi nếm được là thiệt trần (vị) và cái nếm thấy đó là thiệt thức. Thân thể là thân, đối tượng của thân thể là những gì thân thể xúc chạm là thân trần (xúc) và cái xúc chạm đó là thân thức. Và cuối cùng là ý thức là tập hợp hết thảy những thức kia, đối tượng của ý thức là pháp, hết thảy các pháp.
    Tôi thấy rằng qua các căn đó là điều kiện để có sự thọ cảm, rồi từ sự thọ cảm đó mà những tình cảm trỗi dậy, lợi lạc có, tai hại có. Những tình cảm đó lại là tác nhân chi phối lời nói, hành động của ta. Vì bởi vô minh che lấp, không thấy thiệt chân tướng, thực tướng, vẫn còn vướng mắc, chấp kiến nên ta vướng vào những tình cảm không lợi lạc, dẫn đến những lời nói không lợi lạc và hành động không lợi lạc; những lời nói, hành động đó là tác nhân tạo nên những quả báo tương ứng sau này.

    Nay đã quán thấy thế, lại quán thấy hết thảy đều vô thường. Tôi thấy rằng, mắt này rồi sẽ hoại, tai này, mũi này, lưỡi này, thân này rồi sẽ hoại; không còn có những phương tiện tiếp xúc với ngoại cảnh trần thì hết thảy những thọ cảm cảnh trần rồi sẽ không xuất hiện, thọ cảm không xuất hiện thì những tình cảm vương vào thọ cảm cũng sẽ không xuất hiện, không còn những điều kiện tạo tác thì hành động tạo nghiệp cũng không xuất hiện.
    Chỉ riêng đi vào từng thức một, ta đều thấy có sự hoại thành, thành hoại liên tục, ví như ta quan sát bông hoa, suy nghĩ khởi niệm về bông hoa, rồi lại quan sát dòng nước, suy nghĩ khởi niệm về dòng nước…. Ta thấy rõ ràng rằng 1 niệm hoại rồi 1 niệm khác lại thành, nó liên tiếp nhau trong sát na mà khiến ta có vọng tưởng về sự bất biến thường hằng. Cũng như những tình cảm, biểu hiện… nó cũng luôn biến đổi, thành rồi hoại, vừa vui đó, lại buồn, rồi hận, rồi thương, hết thảy cứ thành hoại nối tiếp nhau…

    Tôi thấy rằng giả tạm có 1 cái gọi là Ngã chi phối, biểu hiện, điều khiển… vì còn có những phương tiện làm điều kiện cho sự hình thành của những cái thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm, nghĩ. Rồi từ đó lại sinh khởi những tình cảm nương vào đó, rồi làm nhân cho những lời nói, hành động tạo tác.

    Tôi thấy hết thảy những nhân duyên tạo tác, kết thành với nhau mà có cái giả tạm gọi là Ngã.

    Tôi chứng thực vô ngã.

  14. #14

    Mặc định

    MINH ĐÀI chỉ xin góp một chúc nha ,nếu đạo hữu nghỉ rằng không thấy tôi,không thấy anh,tức là không thấy một cách tự nhiên ,nói ví dụ như MINH ĐÀI viết lên nếu đạo hữu dùng cách quán bỏ,đạo hữu quán không thấy không nghe giữa đạo hữu và MINH ĐÀI nghĩa là đạt đến không thọ ,không khởi ,không trụ ,không thấy các vô thường của biến đổi luôn ,đạo hữu thử hành xem nó thành diệt thọ,dẫu có nhưng không nhiễm,tức bỏ cái thấy
    Last edited by minh đài; 24-02-2011 at 06:33 PM.
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi minh đài Xem Bài Gởi
    MINH ĐÀI chỉ xin góp một chúc nha ,nếu đạo hữu nghỉ rằng không thấy tôi,không thấy anh,tức là không thấy một cách tự nhiên ,nói ví dụ như MINH ĐÀI viết lên nếu đạo hữu dùng cách quán bỏ,đạo hữu quán không thấy không nghe giữa đạo hữu và MINH ĐÀI nghĩa là đạt đến không thọ ,không khởi ,không trụ ,không thấy các vô thường của biến đổi luôn ,đạo hữu thử hành xem nó thành diệt thọ,dẫu có nhưng không nhiễm,tức bỏ cái thấy
    Vị nầy lại linh tinh nữa rồi
    Thí dụ đang chạy xe ngoài đường, tỷ không thấy xe tải hay không nghe tiếng còi xe đi!
    Biết thì nói không thì thôi nghe đạo hữu, không nói ra người ta cũng không cho mình chưa chứng mà!

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi linh_tinh_85 Xem Bài Gởi
    Vị nầy lại linh tinh nữa rồi
    Thí dụ đang chạy xe ngoài đường, tỷ không thấy xe tải hay không nghe tiếng còi xe đi!
    Biết thì nói không thì thôi nghe đạo hữu, không nói ra người ta cũng không cho mình chưa chứng mà!
    --------------------------------------------
    Đệ này !tỷ đâu nói đệ điếc đâu ,cũng đâu nói đệ đui đâu mà chỉ khuyên đệ bỏ xã ,đừng chấp mà ,he...he...đệ ơi mỗi câu giởn cũng là phật phảp ,hãy nhìn bằng trí tuệ
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  17. #17

    Mặc định

    Nếu còn thấy cái đắc của mình là chưa đắc ,linh-tinh85 xã luôn cái đắc mới là đắc ,khi thấy người đi bộ ,linh-tinh nên tặng thêm cái xe,thấy người đi xe nên tặng họ đôi cánh, thấy họ bay nên giúp vượt khỏi vũ trụ luôn ,giúp mà không thấy giúp mới không còn sân si linh-tinh85 nên buông luôn cái tâm thấy ,sẽ không thấy MINH ĐÀI NÓI
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  18. #18

    Mặc định

    chém rất hay , nhưng tôi chưa thấy có gì thay đổi cả , con gà vẫn là con gà , quả trứng vẫn là quả trứng

  19. #19

    Mặc định

    @ Quán Tự Tại: rốt cục đâu là Chân Ngã?
    Cư trần lạc đạo

  20. #20

    Mặc định

    Đề mục cuối cùng: yên lặng!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Đạo Phật Có 8 Lớp Học
    By phimanh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 20-09-2012, 09:33 PM
  2. BỬU SƠN KỲ HƯƠNG - TÁC GIẢ VƯƠNG KIM
    By vankhuc in forum Bửu Sơn Kỳ Hương
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 22-07-2012, 04:47 PM
  3. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 11-01-2011, 11:36 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •