Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 29

Ðề tài: Sốc:Tôn Ngộ Không không phải là hư cấu

  1. #1

    Mặc định Sốc:Tôn Ngộ Không không phải là hư cấu

    Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện Tôn Ngộ Không có nguyên mẫu là một người có nguồn gốc tên họ, tuổi tác, quê quán hẳn hoi…

    Gần đây, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện một số bức bích họa có niên đại trên 1.000 năm trong Động Thiên Phật cách huyện lỵ Tây An, tỉnh Cam Túc chừng 90 km, có hai bức vẽ rất rõ hình Phật Bà Quan Âm ngồi trên đài Kim Cương bảo thạch bồng bềnh giữa các vầng mây trắng trên nền trời xanh, một vị hòa thượng trong bộ cà sa vàng óng, mũ miện lấp lánh trong ánh hào quang rực rỡ, đang chắp tay thi lễ nghiêm trang bên bờ sông đối diện. Sau lưng nhà sư là một Hầu hình nhân (Khỉ hình người) mặt đầy lông, đôi mắt tròn xoe, hai lỗ mũi hếch, hàm răng vẩu lộ ra ngoài.

    “Người khỉ” này tay cầm cương ngựa, cũng kính cẩn đứng yên ngước nhìn Quan Âm, trông rất sống động. Ở các làng gần đó cũng tìm thấy 4 bức tranh nữa tả cảnh thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh giống như mô tả trong kiệt tác Tây Du Ký của nguyên tác Ngô Thừa Ân và trong phim ảnh sau này.

    Kết hợp thêm các phương pháp khảo cứu kỹ thuật hiện đại và dân gian rộng rãi, các nhà nghiên cứu do Giáo sư Hà Văn Kiệt lãnh đạo đã công bố một loạt công trình mà kết quả đều chứng minh rằng Hầu hình nhân, tức hình mẫu thực của Tôn Ngộ Không huyền thoại chính là Thạch Bàn Đà quê thành Tiên Dương, nơi Huyền Trang dừng lại năm 629, trên đường đi Tây Trúc lấy kinh (sử sách còn ghi lại).

    Tới tận bây giờ trong nhân dân vùng này còn lưu truyền, lấy làm tự hào về địa phương mình vốn có tổ tiên được ghi danh trong lịch sử, được đúc tượng thờ trong chùa Đường Tăng trên thượng nguồn sông Mã Giám gần làng Trần Hà, nơi có phần mộ bà thân sinh Đường Tăng…

    Chuyện kể rằng Thạch Bàn Đà người dân tộc Hồ, tướng mạo xấu xí đến mức cổ quái nên người quanh vùng gọi Hầu hình nhân. Xấu người nhưng được nết, rất thông minh, dũng cảm, sức khỏe lại hơn người, giỏi võ nghệ, thường vào rừng cứu người, trừ thú dữ, rất thông thuộc đường núi hiểm trở vùng Tân Cương.

    Anh tò mò đến xem, nghe Huyền Trang giảng Kinh, bị cảm hóa, xin đem cả ngựa theo nhà sư đi Tây Thiên. Thử thách, chiến công đầu của Ngộ Không là đưa Đường Tăng vượt sông Hồ Lô, qua Ngọc Môn Quan, Ngũ Phong Sơn… cứ thế - hiểm nguy, thách thức… cả chục năm trời thầy trò đều chiến thắng chỉ bằng niềm tin và ý chí.

    Từ một con người bằng xương bằng thịt, chính nhân dân và văn chương nghệ thuật hàng ngàn năm đã nhào nặn nên một Tôn ngộ Không huyền thoại - một Tôn Hành Giả hay Giả Hành Tôn vẫn từ nguyên mẫu một thanh niên đầy nghĩa khí.
    Người đạo sĩ cuối cùng

  2. #2

    Mặc định

    cái này lạ nha ;)) thế không hỉu ông Ngô Thừa Ân này tìm hiểu ở đâu ra :)

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Continue Xem Bài Gởi
    cái này lạ nha ;)) thế không hỉu ông Ngô Thừa Ân này tìm hiểu ở đâu ra :)
    từ cuốn nhật ký của thầy trần huyền trang
    Người đạo sĩ cuối cùng

  4. #4
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định

    Không biết có hư cấu hay không nhưng ở miếu Bà (. . . chi nhánh đặt tại huyện Nhà Bè), mấy năm trước khi tôi đi miếu này thì không thấy thờ họ Tôn, nhưng khoảng hai năm trở lại đây tôi thấy có am thờ họ Tôn.
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  5. #5
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định

    ]Không biết có hư cấu hay không nhưng ở miếu Bà (. . . chi nhánh đặt tại huyện Nhà Bè - tp HCM), mấy năm trước khi tôi đi miếu này thì không thấy thờ họ Tôn, nhưng khoảng hai năm trở lại đây tôi thấy có am thờ họ Tôn.
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  6. #6
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định

    (gõ nhầm . . .)
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  7. #7
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định

    Mạng có vấn đề mong mod xóa dùm
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi splen Xem Bài Gởi
    ]Không biết có hư cấu hay không nhưng ở miếu Bà (. . . chi nhánh đặt tại huyện Nhà Bè - tp HCM), mấy năm trước khi tôi đi miếu này thì không thấy thờ họ Tôn, nhưng khoảng hai năm trở lại đây tôi thấy có am thờ họ Tôn.
    cái này là tụi nhà bè nhiễm phim tây du ký nè :votay:, giỡn chơi chút,có thể ông Thạch Bàn Đà cũng đã thành phật vì ông đã góp phần rất nhiều trong việc cứu chúng sinh
    Người đạo sĩ cuối cùng

  9. #9

    Mặc định

    Nhân vật Tôn Ngộ Không cũng là nhân vật có thực.
    Truyện tây du ký là do một vị tiên viết ra, là Ngô Thừa Ân đó.
    Và tác phẩm này đã được thần hóa đôi chút để mọi người đều yêu thích.
    Phân minh đời đạo duyên tình động,

    Khai triển vô minh tự rõ lòng,

    Nguyên lý Trời ban duyên lý thú,

    Chung vui học hỏi chẳng chờ mong

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi khoahocvovi Xem Bài Gởi
    Nhân vật Tôn Ngộ Không cũng là nhân vật có thực.
    Truyện tây du ký là do một vị tiên viết ra, là Ngô Thừa Ân đó.
    Và tác phẩm này đã được thần hóa đôi chút để mọi người đều yêu thích.
    Cũng không thần hóa lắm đâu,thiên nhiên ngày xưa thật bao điều huyền bí,những tiếng gọi mê hoặc trong rừng thẳm,những con quái thủ khổng lồ bị đột biến,những tên quái thai thù hận loài người vì loài người đã bỏ rơi họ,khoa học cũng đưa ra giả thuyết cũng có tồn tại những sinh vật nửa người nửa thú là kết quả của sự giao phối khác loài...
    Người đạo sĩ cuối cùng

  11. #11

    Mặc định



    ngoài ra tôn ngộ không còn được miêu tả y chang loài này,tức loài người tuyết thần bí.
    Người đạo sĩ cuối cùng

  12. #12

    Mặc định





    Người đạo sĩ cuối cùng

  13. #13

    Mặc định

    Theo mô tả, người tuyết cao khoảng 2,4m, khi rống lên có thể làm tuyết lở; luôn lẩn tránh và sống ở những nơi xa xôi ít người biết đến. Những ngày gần đây, các chứng cứ của các nhà khoa học Anh cho thấy loài động vật có tính chất huyền thoại này thật sự đã tồn tại.

    Các nhà khoa học đã sử dụng kính hiển vi để phân tích một số sợi tóc tìm được trên những phiến đá trong khu rừng già gần biên giới Ấn Độ - Bangladesh. Kiểm tra cho thấy những sợi tóc này dày và dai, không phải của động vật hoang dã, đồng thời giống "đến kỳ lạ" những sợi tóc được cho là của người tuyết do Edmund Hillary thu nhặt được khi chinh phục đỉnh Everest nửa thế kỷ trước.

    “Những sợi tóc này là chứng cứ rõ ràng cho thấy người tuyết đã tồn tại. Chúng tôi rất phấn khởi khi phát hiện điều này”, nhà nghiên cứu Ian Redmond nói.

    Ian Redmond cùng với các đồng nghiệp tại Trường ĐH Brookes Oxford (Anh) đã bác bỏ giả thiết cho rằng những sợi tóc này là của động vật sống trong vùng như gấu đen, khỉ, chó sói và lợn rừng. Khi được tìm thấy, chúng còn khá nguyên vẹn cùng với lớp biểu bì, dài khoảng 3,3 - 4,4 cmm, khá dày, chắc và quăn.

    “Chúng tôi không phát hiện sự tương đồng nào giữa những sợi tóc này với các loài thú sống trong khu vực. Điều đáng ngạc nhiên là chúng có một sự tương đồng với những sợi tóc được ngài Edmund Hillary mang về. Chúng tôi nghĩ chúng có thể cung cấp nhiều thông tin có giá trị về người tuyết”, Ian Redmond nói.

    Theo các nhà khoa học, việc kiểm tra DNA có thể giúp khám phá những bí mật về người tuyết. Tuy nhiên họ lo ngại một khi sự tồn tại của người tuyết được khẳng định, số lượng các cuộc tìm kiếm người tuyết sẽ càng nhiều, gây khó khăn cho sự tồn tại của cộng đồng nhỏ bé này

    Mô tả chính thức đầu tiên về người tuyết được nhà thám hiểm người Anh LA Waddell đưa ra vào năm 1889. Trong nhật ký thám hiểm, ông viết: “Có những dấu chân lớn trên tuyết cho thấy đó là của những người lông lá khắp người sống hoang dã trong khu vực đầy tuyết này”.

    Đến năm 1921, đội thám hiểm Everest thuộc Hội Địa lý hoàng gia Anh đã tìm thấy những dấu chân của “người hoang dã sống trong tuyết” ở độ cao hơn 6.000m. Từ đó, khái niệm về người tuyết hoang dã hình thành với nhiều cuộc tìm kiếm được tổ chức, song không ai phát hiện được gì.

    Người tuyết gọi theo tiếng Tây Tạng là yeti, nghĩa là gấu đá.

    Trong những câu chuyện từ xa xưa của người Tây Tạng, người tuyết là người sống về đêm, có thể huýt sáo và giết người chỉ với một cú đấm.

    Các nhà điều tra cho rằng có hai nhóm người tuyết tồn tại, gồm loài dzu-the cao khoảng 2 - 2,4 m và loài nich-the cao khoảng 1,5 - 1,8 m.

    Dấu chân người tuyết đo được dài 33 cm, rộng 25 cm.

    Những hóa thạch của loài khỉ dạng người tương tự người tuyết đã được tìm thấy tại chân núi Hymalaya.
    Người đạo sĩ cuối cùng

  14. #14
    Đai Đen Avatar của Qin ShiHuang
    Gia nhập
    Jun 2010
    Nơi cư ngụ
    TP HCM Q.10
    Bài gởi
    755

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi khoahocvovi Xem Bài Gởi
    Nhân vật Tôn Ngộ Không cũng là nhân vật có thực.
    Truyện tây du ký là do một vị tiên viết ra, là Ngô Thừa Ân đó.
    Và tác phẩm này đã được thần hóa đôi chút để mọi người đều yêu thích.
    Xin có đôi điều về chuyện "Tây Du Ký".
    Tôi đọc được trong cuốn "Thất Chơn Nhơn Quả",được in 1959 (? ,nếu không lầm)tại Sài Gòn ,vào phần cuối của cuốn sách này ,có đề cập đến một giả thuyết (? ,tôi cho là giả thuyết ,còn cuốn sách viết ra để độc giả biết là cuốn sách "Tây Du Ký" là của một Đạo sỉ ẩn danh .)
    ( Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Tây du ký
    Bìa bản Tây du ký chữ Hán thế kỉ 16
    Tác giả Ngô Thừa Ân
    Tựa gốc 西游记
    Quốc gia Trung Quốc
    Ngôn ngữ Chữ Hán
    Chủ đề Thần thoại, Phật giáo
    Thể loại Tiểu thuyết
    Ngày phát hành Thập niên 1590
    Kiểu sách In khắc gỗ
    Bài này viết về một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Trung Hoa. Các nghĩa khác xem tại Tây du ký (định hướng)
    Tây Du Ký (phồn thể: 西遊記; giản thể: 西游记; bính âm: Xī Yóu Jì; Wade-Giles: Hsi Yu Chi), là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa, và được xem là tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất cho thế hệ trẻ[cần dẫn nguồn]. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường được cho là của học giả Ngô Thừa Ân. Tiểu thuyết thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) để lấy kinh.)
    Người Đạo sỉ đó ,sau khi viết xong bộ sách "Tây Du Ký" ,đã đến gặp một người bạn là một tu sỉ Phật giáo là một nhà sư ,đưa cuốn sách của mình cho người bạn đọc ( bạn tâm giao mổi người tu theo mổi cách ,người là Đạo sỉ ,người thì Hòa Thượng ),sau khi đọc xong cuốn sách "TDK" người bạn tu theo PG đó thấy quá hay và cũng muốn viết ra một cuốn sách để đối đáp với bạn Đạo Sỉ của mình ,đã bước vào chốn thanh tịnh ,tham Thiền một thời gian và sau đó đã viết ra một cuốn sách ,đó là cuốn "Phong Thần".
    (Tác giả của Phong thần diễn nghĩa có thuyết nói là Hứa Trọng Lâm (許仲琳; 许仲琳), hiệu là Chung Sơn Dật Tẩu (mất 1566), người Phủ Ứng Thiên huyện Trực Lệ biên soạn. Thuyết khác lại cho rằng tác giả rất có thể là Lục Tây Tinh (陸西星; 陆西星), hiệu Trường Canh (mất 1601), người huyện Hưng Hóa, tỉnh Giang Tô viết[1]. ).
    Nội dung của hai cuốn sách là dùng một câu chuyện ngoài đời sống để viết thành một câu chuyện của việc tu hành của "một con người",nghĩa là nhân cách hóa các nhân vật trong truyện là những cái tánh của một con người ,và những cái nạn mà con người hay gặp trong khi tu hành để về cỏi Phật .
    Còn "Phong Thần" trong đó nói lên cuộc nội chiến của một thân xác ( của hành giả )khi bước trên con đường Tu Đạo .
    Một Đạo sĩ viết về Tu Phật ,còn nhà sư thì viết về Tu Đạo .
    Rất tiếc ,cuốn sách mà tôi có "Thất Chơn,Nhơn Quả",cho bạn mượn và đã bị mất,mặc dù trên thư viện ebook có ,nhưng không có phần sau đó ( mà tôi nêu ra để cho các bạn đọc và biết thêm một thông tin về TDK )Nhưng cũng chưa chắc gì đúng ! Việc này để các nhà nghiên cứu văn học họ tìm hiểu .thân chào

  15. #15

    Mặc định

    tôn ngộ không nhân vật này có thật ,có người có xác của ông tề thiên xuống,ông ta lóc chóc,nhảy nhót,giống như trong truyện miêu tả
    Pháp nào cho kịp hội long hoa

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nhulaiphatto Xem Bài Gởi
    tôn ngộ không nhân vật này có thật ,có người có xác của ông tề thiên xuống,ông ta lóc chóc,nhảy nhót,giống như trong truyện miêu tả
    trong truyện của ngô thừa ân miêu tả ông ta không lóc chóc nhảy nhót đâu
    Người đạo sĩ cuối cùng

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi bộ xương Xem Bài Gởi
    trong truyện của ngô thừa ân miêu tả ông ta không lóc chóc nhảy nhót đâu
    Trong truyện là theo ý của tác giả,chứ tác giả có thấy ở ngoài không,có thấy xác tề thiên xuống xác chưa.
    Pháp nào cho kịp hội long hoa

  18. #18

    Mặc định



    Đây là hội chứng "tề thiên đại thánh" đấy
    Người đạo sĩ cuối cùng

  19. #19

    Mặc định

    không biết trư bát giới,sa ngộ tĩnh có phải là hư cấu không nhỉ,nói thật đi đường xa,băng rừng,ngang sa mạc mà đi có 2 thầy trò thì làm sao ổn đc.Một mình Ngộ Không làm sao đánh lại những loài như cọp,voi,kẻ cướp
    Người đạo sĩ cuối cùng

  20. #20
    Lục Đẳng Avatar của Ivan_vanbinh
    Gia nhập
    Sep 2010
    Nơi cư ngụ
    Thiên Sơn Đỉnh
    Bài gởi
    15,470

    Mặc định

    Rất thích nhân vật Tôn Ngộ Không này :)
    "Xin làm chiếc Lá lặng lẽ rơi
    Để Gió cuốn trôi nơi cuối trời...
    "

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Ý nghĩa của 64 quẻ và 384 hào
    By Bin571 in forum Dịch Học
    Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 08-07-2012, 04:04 PM
  2. Dành cho người hữu duyên
    By nguoi_mu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 101
    Bài mới gởi: 24-04-2011, 07:54 PM
  3. Chữ không trong Kinh Bát Nhã !
    By vietnamese in forum Đạo Phật
    Trả lời: 16
    Bài mới gởi: 09-01-2011, 03:14 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •