kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Giải mã Bia không chữ của Võ Tắc Thiên

  1. #1

    Mặc định Giải mã Bia không chữ của Võ Tắc Thiên

    Giải mã Bia không chữ của Võ Tắc Thiên



    Tấm bia mộ không chữ (Vô tự bia) của Võ Tắc Thiên.

    Lăng mộ chôn chung của Đường Cao Tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên rộng 80ha được đặt trên núi Lương Sơn ở Tây Bắc thành phố Tây An (Trung Quốc). Phía trước lăng mộ có hai tấm bia đá cao trung bình khoảng 6,3m, tấm bia chếch về hướng Tây là Thuật thánh bia ca tụng Đường Cao Tông văn trị võ công, văn bia là do đích thân Võ Tắc Thiên soạn ra và do Đường Trung Tông - người con thừa kế ngôi vị của Võ Tắc Thiên viết. Tấm bia này do 7 phần ghép lại mà thành, vì thế nó còn được gọi Thành thất tiết bia, tấm bia rộng 1,86m, nặng 81, 6 tấn. Còn tấm bia chếch về hướng Đông là tấm “Vô tự bia” (Bia không chữ) của Võ Tắc Thiên, tấm bia là một khối đá điêu khắc lớn, rộng 2,1m, nặng 98, 8 tấn. Phía đầu tấm đá đó chỉ khắc 8 đầu rồng quấn vào nhau. Hai bên thân bia khắc hai con đường, trên con đường đó khắc một con tuấn mã và một con sư tử đực thần thái uy nghiêm.
    Hơn 1300 năm qua đã có một số giả thiết "giải mã" những ẩn ý bí ẩn về Vô tự bia nhưng xem ra câu chuyện huyền bí này vẫn chưa có hồi kế



    Võ Tắc Thiên qua kí hoạ
    của người xưa


    Ngầm tự hào về bản thân


    Bản thân Võ Tắc Thiên cho rằng, bà là người công cao đức trọng, công lao của bà không thể nào ghi hết trên một tấm bia. Bà cho rằng, mặc dù bà làm thân nữ nhi, nhưng Cao Tông là kẻ tầm thường, còn bà tài năng tuyệt đối hơn hẳn Cao Tông, hơn nữa trong thời gian bà chấp chính, xã hội an bình, nhân dân an cư lạc nghiệp, đây có thể coi là một chính tích to lớn của bà. Nhưng một điều đáng tiếc là, thời đó nhiều người coi Võ Đế là kẻ đi ngược lại giang sơn xã tắc nhà Đường, rằng bà là kẻ phản nghịch nên đối với những công lao của bà, họ coi như không có. Chính vì thế, Võ Tắc Thiên lập tấm bia trống là hàm ý những công lao to lớn của bà để người đời sau tự kể ra và ghi chép lại.

    Hoặc, Võ Tắc Thiên muốn để hậu thế bình xét cả cuộc đời của bà. Quan điểm này so với quan điểm trước hoàn toàn tương phản. Theo quan điểm này thì Võ Tắc Thiên rất tự hào về bản thân mình. Là người thuộc hàng nữ lưu không để làm ngơ với việc tranh giành chính trị, hơn nữa bà còn đạt tới đỉnh cao của quyền lực. Bà muốn người đời công bằng mà bình xét tài năng văn trị võ công của bà, và bà muốn công kích sự khẳng định của người con trai thứ ba Lý Hiển về bà là không khách quan, không công bằng. Chính vì xét thấy như vậy nên Võ Tắc Thiên muốn giao hết công tội cả đời mình cho người đời sau phán xét. Quan điểm thứ ba này so với mỗi quan điểm khác đều rất có lý đến nỗi mà cho đến bây giờ vẫn chưa có gì chứng tỏ được quan điểm nào mới là chủ ý ban đầu của Võ Tắc Thiên.

    Biểu hiện sự oán hận của vua con

    Quan điểm khác cho rằng Võ Tắc Thiên sinh thời cũng không hề tính tới việc viết văn bia cho mình. Bia không chữ thực chất là chủ trương bởi do con trai nối ngôi Lý Hiển. Đường Trung Tông Lý Hiển tuy là con ruột của Võ Tắc Thiên, nhưng từng một thời gian dài sống trong sự sợ hãi tột cùng về sự lạm dụng quyền lực, mấy lần suýt bị giết chết. Võ Tắc Thiên từng đầu độc, hại chết thái tử Lý Hoằng, phế thái tử Lý Hiển làm thường dân. Đường Trung Tông Lý Hiển ban đầu mới tại vị chưa được một năm, đã bị Võ Tắc Thiên phế hoàng vị, đuổi khỏi kinh thành trong hai mươi năm, Lý Hiển đều trong tình trạng sợ hãi lo lắng, mỗi lần nghe Võ Tắc Thiên sai người tới thăm, đều sợ tới mình hồn xiêu phách lạc. Con trai trưởng là Lý Trọng Nhuận, con gái là Lý Tiên Huệ đều vì nói lời bất cẩn mà bị Võ Tắc Thiên giết chết.

    Ngoài ra Võ Tắc Thiên những năm cuối đời còn suy nghĩ tới việc muốn đem hoàng vị truyền cho con cháu nhà họ Võ. Từng trải qua một thời gian dài trong sự đè nén mà kìm kẹp, trở lại Hoàng vị của mình, Trung Tông Lý Hiển tuy không thể công khai việc oán hận đối với mẹ, cũng không thể nào viết được những lời ngon ngọt để ca tụng công đức, chi bằng cách một chữ cũng không khắc nên để lại một bức “Vô tự bia”. Ngoài ra Lý Hiển cũng khó có thể đặt hiệu xưng cho bà. Nếu như tán tụng Võ Tắc Thiên có thể khắc lên Đại Chu thiên sách kim luân thánh thần hoàng đế thì con cháu nhà họ Lý Đường cũng không mấy ai tình nguyện. Hoặc khắc rằng Tắc Thiên là Đại thánh hoàng hậu cũng không ổn vì Võ Tắc Thiên rõ ràng cũng là Đại Chu hoàng đế gần 16 năm liền. Trước sau đều khó, thực chỉ còn cách lập một bia không chữ ở bên Thuật Thánh Bia của Cao Tông mà thôi.

    Do sự mài mòn của thời gian


    Những năm gần đây lại còn thêm một số sử gia nói tới những kiến giải mới về “Vô tự bia”. Cho rằng tấm bia ban đầu đã được liệu sẵn bia văn, nhưng do nhiều nguyên nhân mà bia văn bị mất không khắc lên được bia mộ mà có khả năng lớn là đã bị chôn trong địa cung của Càn Lăng. Nếu quan sát kĩ Vô tự bia có thể thấy mặt dương của bia đều bố trí đầy những đường nét đánh ô, tuy đã hơn 1300 năm mưa gió mài mòn cho tới nay vẫn còn trông thấy rõ ràng. Căn cứ mặt dương của bia mà tính toán thì ước chừng có khoảng hơn 3000 từ.

    NGUYỄN KIM



    Cũng có giả thiết: Võ Tắc Thiên ngầm ví mình như một con tuấn mã, bên cạnh chồng bà, cũng là vị vua tiền nhiệm Đường Cao Tông Lý trị (được bà ngầm ví như một con sư tử). Hai linh vật trong Vô tự bia này cùng song hành trên con đường trị quốc.

    Lại có kiến giải: Võ Tắc Thiên biết mình có tội lớn, thay vì để hậu thế cười chê chi bằng không chạm chữ nào lên bia. Cũng có ý kiến cho rằng, sau khi Võ Tắc Thiên lập ra triều nhà Chu, trong lòng cảm thấy hổ thẹn bất an, chuyên tâm nghĩ rằng sau khi mình chết đi, giang sơn xã tắc sẽ trả về cho nhà Đường. Tuy nhiên có những chuyện xảy ra trong quãng thời gian bà chấp chính khiến bà không có lòng tin vào điều đó, càng sợ người đời quở trách bà về tội cướp ngôi, thành ra bà để lại một tấm bia không chữ cũng là để tự mình chuộc lỗi.



    Võ Tắc Thiên (625 - 705), tên thật là Võ Chiếu. Bà là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Từ một tài nhân, bà đã từng bước tiến lên, trở thành hoàng hậu, cuối cùng lên ngôi hoàng đế dựng lên nhà Đại Chu. Việc bà lên nắm quyền cai trị bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ nhưng các nhà sử học từ sau năm 1950 đã có cái nhìn khác về bà. Truyền thuyết dân gian về Võ Tắc Thiên thì có rất nhiều, từ chuyện tuyển thanh niên vào cung thỏa mãn dục vọng, sợ mèo, trị ngựa dữ... Bản thân Võ Tắc Thiên không phải là người cam chịu cô đơn, vì thế cho dù có chết đi bà cũng để lại một tấm bia không có chữ khiến hàng ngàn năm sau người đời vẫn còn nhiều tranh cãi.
    Last edited by Bin571; 25-12-2010 at 08:21 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Chả biết các bác nhìn ra sao chứ em thấy cái khối bia trông giống biểu tượng LINGA trong tín ngưỡng phồn thực, mà như vậy cần gì phải có chữ nghĩa làm gì nhỉ, đúng không các bác
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Bin571 Xem Bài Gởi
    Chả biết các bác nhìn ra sao chứ em thấy cái khối bia trông giống biểu tượng LINGA trong tín ngưỡng phồn thực, mà như vậy cần gì phải có chữ nghĩa làm gì nhỉ, đúng không các bác
    Mod quên post hình rồi , nên ......:smug:
    xin Mẹ rủ lòng thuơng xót linh hồn Phaolo Trần Bình Nguyên rose4

  4. #4

    Mặc định

    Bí mật lăng mộ của nữ Hoàng Đế VÕ TẮC THIÊN

    Võ Tắc Thiên là một nữ Hoàng Đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bà nổi tiếng không chỉ bởi tài năng, sự độc ác mà còn nổi tiếng về tình sử có một không hai.



    Khám phá mới về lăng mộ của Võ Tắc Thiên

    Là lăng mộ của nữ Hoàng Đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, thuộc khu Càn Lăng nổi tiếng cách Tây An 80km về phía tây bắc. Mới đây, các nhà khảo cổ tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc đã có nhiều phát hiện mới về lăng mộ này và bí ẩn di địa hạ cung dần dần được khai phá.



    Đường vào khu Càn Lăng




    Khuôn viên Càn Lăng


    Đường Càn Lăng được xây trên núi, quy mô rộng lớn là nơi an nghỉ của Hoàng đế đại Đường Cao Tông Lý Trị Hòa và Hoàng Đế Võ Tắc Thiên, là lăng mộ Hoàng Đế nhà Đường duy nhất chưa hề bị khai quật ở Trung Quốc, nơi đây thường được gọi là “Đường Lăng chi quán”.





    Mộ đạo vào địa cung gồm hai phần hào đệm và đường hầm đá. Hào đệm sâu tới 17m, toàn bộ lát nền bằng đá phiến dài 1,25m, rộng từ 0,4 đến 0,6m. Mộ đạo nằm theo độ dốc, dài 63,1m, nam rộng bắc hẹp, với độ rộng bình quân là 3,9m. Đá phiến được xây móc xếp từng tầng thuận theo chiều dốc từ nam tới bắc cộng là 39 tầng. Mặt bằng dùng khoảng 8.000 phiến đá.

    Giữa các phiến đá được liên kết với nhau bằng chốt (cá) rãnh cánh én bằng thép gió. Giữa phiến trên và phiến dưới đục lỗ thông và dùng cây thép xuyên quan níu chặt với nhau, rồi nung chảy thiếc sắt rót vào cho đông cứng, khiến các phiến đá kết thành một khối. Các nhà khảo cổ khảo sát quanh Càn Lăng tịnh không phát hiện dấu hiệu bọn trộm mộ từng phát hiện ra cửa đường hầm vào địa cung. Điều này chứng tỏ Càn Lăng là lăng mộ duy nhất của các hoàng đế nhà Đường chưa bị đào trộm thành công.



    Thạch Tượng bao vây Càn Lăng lộ


    Hạ cung Càn Lăng được biến hóa từ Tẩm Cung trước đây mà thành, chủ yếu bao gồm Phụng mộ chủ Linh quỷ, người đời sau hay cúng bái ở nơi đây. Còn về Đường Thái Tông Lý Thế Dân khi qua đời và an táng ở Tẩm Cung, sau này do hỏa hoạn đã dời tới chân núi, hậu thế thường gọi là Hạ Cung.



    Tượng đá không đầu - bí ẩn chưa lời giải đáp




    Sư Thạch tượng




    Tượng Mã Thạch


    Theo các nguồn tin được biết thì nơi đây được cọi là một bộ phận quan trọng của “Hạng mục bảo hộ đại di sản Đường Lăng Thiểm Tây”, Năm 2000, các nhà khảo cổ đã được cấp phép nghiên cứu chi tiết và đã phát hiện một điều rất lý thú là kết cấu địa môn phía đông, tây và bắc của Càn Lăng có những đặc điểm rất giống nhau.



    Tấm bia vô danh để hậu thế phán xét "công" và "tội"




    Đường Cao Tông Càn Lăng




    Tấm bia đá giới thiệu khu Càn Lăng


    Ngoài ra, khảo cổ gia còn nghiên cứu chi tiết khu bắc môn thì phát hiện ra Thạch Mã, Thạch Hổ, Thạch Sư, Thạch Khắc, trong đó phát hiện ra Thạch Hổ là tư liệu quan trọng giúp con người hiểu hơn về ngoại thạch Bắc môn Lăng hoàng đế đời Đường. Và đặc biệt là tượng không đầu vẫn là bí ẩn đối với hậu thế.




    Hạ cung Càn Lăng


    Võ Tắc Thiên - Thiên tài hay ác quỷ?

    Cuộc đời của Võ Tắc Thiên đã trải qua các vị trí tài nhân, chiêu nghi, hoàng phi, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng đế, thái thượng hoàng, nhưng cuối cùng trước khi qua đời đã quay lại với vị trí hoàng hậu của nhà Đường. Việc bà nổi lên nắm quyền cai trị bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ nhưng các nhà sử học từ sau thập kỷ 1950 đã có cái nhìn khác về bà.





    Võ Tắc Thiên xuất thân từ huyện Văn Thuỷ, thuộc quận Tinh Châu nay là thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây. Sinh ra trong một gia đình quý tộc danh tiếng ở Sơn Tây. Bà được đưa vào hậu cung Đường Thái Tông nhà Đường vào khoảng năm 637 và là một Tài Nhân, tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm. Thấy tên Võ Chiếu không đẹp, Đường Thái Tông đặt tên cho bà là Mị, có nghĩa là "duyên dáng, xinh đẹp", và vì vậy còn được người Trung Quốc gọi là Võ Mị Nương. Trong thời gian này bà đã gặp thái tử Lý Trị và đã có quan hệ thân thiết với vị vua tương lai này.

    Năm 649, Đường Thái Tông băng hà, theo luật lệ, Võ Mị Nương phải rời cung để vào chùa Cảm Nghiệp xuống tóc. Thái tử Lý Trị lên ngôi, tức là Đường Cao Tông đã đưa bà quay trở lại. Năm 654, Võ Tắc Thiên sinh một con gái, nhưng đứa trẻ bị chết sau khi sinh vài ngày. Trước khi đứa trẻ chết, Vương hoàng hậu có đến thăm, do đó Cao Tông nghi ngờ hoàng hậu đã hạ thủ. Truyền thuyết cho rằng chính Võ Tắc Thiên đã giết con để vu tội cho hoàng hậu. Võ Chiêu nghi được phong làm Thần phi. Rất nhiều người đã chống lại Võ Tắc Thiên nhưng đều bị giết hại, bà nghiễm nhiên bước lên ghế hoàng hậu.





    Năm 660,Đường Cao Tông bị trúng gió đột quỵ, Võ hậu liền tham gia chính sự từ phía sau rèm cùng vua, nên gọi là Nhị thánh lâm triều. Cao Tông nhất nhất đều nghe theo lời Võ hậu, tuy nhiên nhận thấy sự nguy hiểm của bà, nên đã ngầm ra lệnh cho Thượng Quan Nghi tìm cách phế truất. Việc bại lộ, Thượng Quan Nghi bị Võ hậu xử tội chết, Cao Tông cũng mất hết quyền lực, hoàn toàn phụ thuộc vào Võ hậu. Thái tử Lý Trung (con của Cao Tông và một người thiếp thấp kém, Vương hoàng hậu nhận làm con) bị giáng và bị giết. Con cả của Võ hậu là Lý Hoằng được phong thái tử.

    Năm 667, Cao Tông quá yếu, giao cho thái tử Lý Hoằng giám quốc, thực ra vẫn do Võ hậu làm chủ. Năm 674, triều đình tôn Cao Tông là Thiên hoàng, Võ hậu là Thiên hậu. Võ Tắc Thiên thích dùng tôn xưng Thiên hậu cho đến tận khi làm hoàng đế. Võ hậu phế Thái tử Lý Hoằng, đưa con thứ hai là Lý Hiền lên làm thái tử, rồi lại giáng Lý Hiền, đưa con thứ ba là Lý Hiển lên thay.Trong giai đoạn này, Võ hậu đã có nhiều chính sách chính trị đổi mới, được đánh giá cao.

    Năm 683, Đường Cao Tông băng hà, thái tử Lý Hiển lên ngôi, tức là Đường Trung Tông, Võ Tắc Thiên làm Hoàng thái hậu, nắm toàn bộ chính sự. Một tháng sau, với lý do Đường Trung Tông để vợ là Vi hoàng hậu lộng quyền, Võ hậu phế vua xuống làm Lư Lăng Vương, lập con trai thứ tư (Lý Đán) lên làm vua, tức Đường Duệ Tông. Trong các năm tiếp theo, Võ hậu lần lượt ra tay với các vương gia là con của Đường Thái Tông như Việt vương Lý Trinh, Lang Nha vương Lý Trọng.

    Đồng thời Võ hậu cho xây dựng nhiều cung điện, lớn nhất là tòa Minh Đường cao gần ba trăm trượng, sau đổi là Vạn Tượng Thần cung. Minh Đường hoàn thành, có kẻ dâng viên đá trên có chữ "Thánh mẫu lâm nhân, Vĩnh xương đế nghiệp" nên Võ hậu đổi tôn hiệu của mình là Thánh mẫu thần hoàng.





    Năm 690, sư Pháp Minh dâng bốn quyển Đại Vân kinh ca ngợi Võ hậu là Phật Di Lạc xuống trần, là chủ của thiên hạ. Võ hậu sai in rồi phát ra khắp nơi, đề cao Phật giáo trên Đạo giáo.

    Tháng 9 năm 690, Võ hậu lên ngôi Hoàng đế, đổi quốc hiệu là Chu với ý kế tục sự nghiệp nhà Chu xưa kia, quốc tính là họ Võ, tôn Chu Văn Vương làm Thủy tổ Văn hoàng đế. Giáng Đường Duệ Tông xuống làm Hoàng tự, rồi sau đó phế bỏ, lại phong cháu là Võ Thừa Tự làm Ngụy vương, Võ Tam Tư làm Lương vương.





    Đến năm 705, Võ hậu ngoài 80 tuổi đã rất ốm yếu. Tháng 2, tể tướng Trương Giản Chi lãnh đạo cuộc đảo chính giết hai anh em họ Trương, xông vào cung buộc Võ hậu truyền ngôi cho thái tử Lý Hiển. Đường Trung Tông Lý Hiển lại lên làm vua lần nữa, Võ hậu trở thành Thái thượng hoàng, rồi qua đời vào tháng 11 năm 705. Khi lâm chung bà yêu cầu dùng thụy hiệu là Hoàng hậu chứ không phải Hoàng đế, do đó không có miếu hiệu.

    Nhìn vào các sự kiện trong cuộc đời bà theo ám chỉ trong văn chương có thể mang lại nhiều ý nghĩa: một phụ nữ đã vượt qua những giới hạn của mình một cách không thích hợp, thái độ đạo đức giả khi thuyết giáo về lòng trắc ẩn trong khi cùng lúc ấy lại tiến hành mô hình tham nhũng và hành xử một cách xấu xa, và cai trị bằng cách điều khiển từ phía hậu trường.


    Mei Ying (24H.COM.VN
    Last edited by Bin571; 25-12-2010 at 08:32 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Cõi Vô Hình
    By Bin571 in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 55
    Bài mới gởi: 25-03-2015, 02:01 AM
  2. Kinh Địa Mẫu - Bản 01
    By Love_Tamlinh in forum Quang Minh Tu Đức
    Trả lời: 27
    Bài mới gởi: 24-09-2013, 03:30 PM
  3. Thích Thông Lạc giảng Pháp mà phỉ bán Phật ?
    By lamquochung in forum Đạo Phật
    Trả lời: 70
    Bài mới gởi: 22-07-2011, 08:03 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •