kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Đường tinh luyện là hiểm họa của nhân loại

  1. #1

    Mặc định Đường tinh luyện là hiểm họa của nhân loại

    Giới thiệu: Tác phẩm này là của William Dusty, sách dày trên 200 trang. Ở đây chỉ tóm tắt ý chính, giống như trong sưu tầm và “đọc báo giùm bạn” mà thôi (các đề mục nhỏ do người tóm tắt đặt để tiện cho người đọc). Bạn nào cần thông tin cụ thể và chính xác xin tìm đọc bản gốc của tác giả.

    Nội dung gồm:
    1. Đường phá hoại sức khỏe con người
    2. Đường đã hành hạ người dân nô lệ
    3. Con người vẫn sống không có lương thực nhiều ngày, miễn là không ăn đường
    4. Đường đã gây sự suy tàn một số quốc gia
    5. Đường - Vị thần chết dễ thương thứ sáu
    6. Cà phê – Vị thần chết dễ thương thứ nhất
    7. Sữa bò – Vị thần chết dễ thương thứ hai
    8. Hãy vững vàng trước các vị thần chết dễ thương


    Người sưu tầm.
    Nguyễn Hoàng

  2. #2

    Mặc định Đường tinh luyện là hiểm họa của nhân loại

    ĐƯỜNG PHÁ HOẠI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

    Đường làm cho hiệu năng bộ óc bị suy giảm và nhận định sai lệch. Đường làm cho cơ thể uể oải và óc bị trai lười, gây ảo giác.

    Nha sĩ Robert Boesler ở New Jersey có nói vào năm 1912: “Việc sản xuất đường bằng kĩ nghệ tân tiến đích thực đưa đến nhiều bệnh mới. Đường trắng chỉ là acid đậm đặc được kết tinh. Sự mất sinh lực do dùng đường ở các thế kỷ qua và đầu thế kỷ này không bao giờ bù đắp được vì di chứng đã đem lại cho chủng tộc rồi…Cái gì bị đường tàn phá thì vô phương cứu chữa”.

    Khi ta dùng đường kỹ nghệ tinh chế vì nó có tính chất giống như gluco nên khỏi cần phối hợp với hóa chất trong cơ thể mà đi trực tiếp vào ruột và đi vào máu để phá thế quân bình hiện hữu giữa gluco và oxy. Mức ĐT liền tăng dữ dội… Nang lượng thận liền tiết ra kích thích tố và tuần tự phối hợp với mọi nguồn hóa chất để tiếp ứng đường. Insulin tiết ra từ lá lách làm hạ mức đường trong máu…Mức đường hạ quá nhanh nên gây hậu quả khốc liệt…Lá lách và nang lượng thận phải ngưng tiết ra dịch vị. Rồi thận tái hoạt động để đưa lượng đường lên mức quân bình.

    Khi ăn đường ta thấy phấn chấn, tiếp theo thấy mệt mỏi khi mức đường hạ thấp, nên ta phải gắng sức để cử động hay suy nghĩ…khủng hoảng chồng lên khủng hoảng, khủng hoảng sau trầm trọng hơn khủng hoảng trước. Đường càng dư thừa khủng hoảng càng trầm trọng. Tiếp tục dùng thêm đường gây nên cặp khủng hoảng mới. Hậu quả là:
    - Thận phải hỏng sau bao tháng hảo ngọt vì bao biến chứng cấp tốc.
    - Hormon tiết ra không đủ, toàn bộ hệ thống nội tiết bị suy kiệt.
    - Óc bị rối loạn, lấy giả làm thật, ta lừng khừng bất định, gặp phiền não.
    - Tay chân bủn rủn, rã rời vì còn đâu hệ thống nội tiết hùng hậu để giúp ta đương đầu.
    - Ngày lại ngày sinh hoạt của ta mất dần hiệu suất lúc nào cũng mệt mỏi, không hoàn tất được việc gì.

    Các tế bào óc, tùy thuộc luợng đường quân bình trong máu để được nuôi dưỡng, bị hậu quả nhanh nhất. Số bệnh nhân thần kinh tăng cao và cứ tăng mãi.

    Nhà nội tiết học cận đại John W. Titera: ”Ta có đủ khả năng cải thiện sức khỏe, năng lực và nhân phẩm bằng cách tránh ăn đường bất cứ hình thức nào”

    Đường đích thực là tên sát nhân độc đáo trong lịch sử loài người, hơn cả á phiện và phóng xạ. Đường gây nguy hại đặc biệt nhất cho các người dùng gạo làm thực phẩm chính…Những ai còn mê muội, đem cho hay bán kẹo cho các trẻ nít, sẽ phải chịu trách nhiệm nặng nề cho thái độ này, họ sẽ phải đối đầu với nỗi kinh hoàng.

    Ngày nay các nhà y học thiên nhiên có thể không đồng ý nhau trên nhiều quan điểm, nhưng tất cẩ đều cùng quả quyết: “Thân thể con người không chịu nổi đường tinh chế”

    Nhiều bác sĩ nổi tiếng của Pháp đã xác nhận bệnh tâm thần là huyền thoại và chứng rối loạn cảm xúc chỉ là dấu hiệu đầu tiên nói lên sự bất lực hấp thụ đường của cơ thể.

    Theo khoa châm cứu trong y học Đông phương, mọi sự vật đều nẩy sinh từ nguyên lý âm dương hòa hợp. Đường là món cực âm và thịt màu đỏ lại quá dương. Lạm dụng đường đưa đến các bệnh thịnh âm như ung thư và cái gọi là Schizophrenia (loạn trí).

    Các triệu chứng như dễ nóng dận, hay lo âu, buồn nản, sợ sệt, tửu lượng kém, không tập trung tinh thần được, dị ứng, huyết áp thấp đều là do khổ ách của đường.

    Bác sĩ Nhật James Hurt năm 1633 có viết: “Đường rất độc hại cho cơ thể, sử dụng thái quá làm cho máu nóng, gây sự bế nghẹn ở nội tạng, bệnh lao phổi, thối răng, làm cho răng đen và hơi thở hôi hám. Do đó hãy nhắc thanh niên đừng lạm dụng đường”.

    Ngày nay, chứng Cachexia (suy nhượng cơ thể toàn diện vì kém dinh dưỡng) có thể xẩy đến với các bệnh mãn tính như lao phổi và các chứng ác tính ở thời kì cuối. Y khoa phải ngụp lặn mất 300 năm mới thấy được một điều hiển nhiên và mạnh dạn công bố: “Bao nhiêu triệu chứng của hằng bao nhiêu bệnh tật mang những tên gồm những từ ngữ đa vần đều do đường gây ra”.

    Sau thế chiến thứ hai, dân Nhật dần bỏ cách ẩm thực cổ truyền để chạy theo y khoa dinh dưỡng Tây Phương. Đường thêm vào bữa ăn thì bệnh tật Tây Phương cũng thêm vào đời sống của họ.

    George, môt thiếu niên bị tiểu đường đã khóc để trút bỏ oán hờn lên người mẹ, “Xưa kia sao mẹ cho con bú nước đường qua núm vú cao su để chẳng bao lâu con không dám rời cây kim bằng thép này”.

    Đường tinh chế nguy hiểm cho người dùng vì chỉ cho calori. Nguy hại hơn, nó rút các sinh tố quý báu và các chất tiềm tàng trong cơ thể.

    Nếu bất thần dùng quá nhiều đường, quân bình của cơ thể bị chao đảo, các khoáng chất như sodium (trong nước muối biển), potassium và magnesium (trong thức ăn thảo mộc) và chất vôi trong xương đều được tận dụng: các acid trung hòa phải được tạo ra nhằm đưa tỉ lệ acid kiềm về mức bình quân để cho máu có đủ phẩm chất cần thiết. Ngày nào cung dùng đường, lượng acid cứ gia tăng, chất khoáng cứ bị tổn hại, chất vôi của xương phải tiêu hao, răng phải bị hư và cơ thể phải suy nhược…

    Đường dư thừa được trữ trong gan và cơ dưới dạng glucose (tức glycogen). Vì dung tích của gan có hạn, nên lượng đường tinh chế hàng ngày (nếu vượt quá lượng đường thiên nhiên cần thiết cho cơ thể) sẽ chẳng bao lâu làm gan phình to như khinh khí cầu. Glycogen dư thừa vào máu dưới dạng acid béo, luân chuyển khắp cơ thể và sau cùng được tồn trữ tại các nơi ít hoạt đông như bụng, mông, vú và đùi.

    Khi hết chỗ chứa, các acid béo ghé vào các cơ quan năng động như tim, thận… làm cho các cơ quan này lười hoạt động, để rồi các mô của chúng bị suy thoái và trở thành mỡ. Hoạt động của tim thận suy kém, tạo áp suất máu bất bình thường và gây bệnh cho cơ thể.

    Đường tinh luyện thiếu hẳn các chất khoáng thiên nhiên (mía, củ cải đường thì có đủ). Hệ thần kinh đối giao cảm bị hệ lụy, bèn ảnh hưởng đến tiểu não, bộ phận này bị tê liệt dần (sinh hoạt bình thường của não ít khi được quan niệm như bộ máy tiêu hóa trên mặt sinh học). Hệ tuần hoàn và bạch dịch bị xâm phạm, rồi phẩm chất của hồng huyết cầu phái suy kém. Bạch huyết cầu tăng ồ ạt làm chậm sự tái tạo của các mô.

    Khả năng phòng chống bị hạn chế làm cho cơ thể trở nên bạc nhược, không thích ứng được với thời tiết, muỗi mòng hay vi khuẩn.

    Ăn nhiều đường có hại đến bộ óc. Acid glutamic ổn định sinh hoạt của óc, dưỡng chất trọnh yếu này có trong nhiều loại thảo mộc, các sinh tố B đóng vai trò trọng yếu trong việc phân hóa acid glutamic thành các hợp chất vừa đối nghịch vừa bổ xung cho nhau và có ảnh hưởng đến óc. Các vi khuẩn cộng sinh (symbiotic) nơi ruột giúp chết tạo các sinh tố B. Hằng ngày đường tinh chế làm suy tàn các vi khuẩn hữu ích này và trữ lượng sinh tố B cũng cạn dần.

    Ăn nhiều đường gây buồn ngủ, làm khả năng tính toán và trí nhớ bị mê mờ.
    Đường là nhân tố gây sâu răng.
    Đường trong bữa ăn đích thực gây béo phì.
    Bữa ăn không đường đã chữa lành nhiều chứng tàn tật (crippling), các bệnh trầm kha của nhân loại như tiểu đường, ung thư và bệnh tim.

    Ngài Frederic Banting, người đồng phát minh ra insulin, nhận xét vào năm 1911 ở Panama: “Chủ đồn điền nào ăn nhiều đường đều bị tiểu đường, còn dân bản xứ làm phu đốn mía chỉ gặm mía nên nước tiểu không ngọt (không bị tiểu đường).

    Giáo sư Magendie nuôi chó bằng nước và đường, và chúng chết tại phòng thí nghiệm.
    Bác sĩ Price xem toàn thế giới là phòng thí nghiệm và kết luận: Những ai có nếp sống thời cổ sẽ được hàm răng cứng chắc và sức khỏe tổng quát tuyệt vời, họ chỉ ăn thực phẩm thiên nhiên không tinh chế, trồng tại địa phương họ ở. Khi các món ăn tinh chế, các món có pha đường, xâm nhập vào các “bữa ăn văn minh” thì sức khỏe suy kém rõ rệt chỉ trong vòng một thế hệ thôi.

    Giáo sư Earnest Hooten đã viết: “…chính món ăn trong chai, trong hộp khiến ta cần răng giả”

    Nước uống đóng chai có đường như Coca Cola đã bị lên án: “Coca Cola! Vâng đúng vậy coca là một thực thể, đã hội nhập vào tâm tư của 97% thanh niên, từ 6 đến 19 tuổi. Coca cám dỗ họ, cho đến khii hàm răng thối rụng như bậc cha ông của họ vậy”

    Quy trình tinh chế đường trong nhà máy, mía hay củ cải sau rốt trở thành một hóa chất thuần khiết như bạch phiến hay heroin. Các tay kinh doanh đường có bao giờ nói cho ta biết sự tinh khiết của đường có lợi ích gì.

    Thực ra đường sucrose chỉ cho năng lượng bằng calories và chất gây mê nghiện cho khẩu vị.

    Sự gia tăng năng lượng nhanh chóng, cơ thể dễ cảm nhận là do nơi đường sucrose không khởi sự tiêu hóa từ miệng hay bao tử, mà đi thẳng xuống ruột non rồi đi ngay vào máu.

    Tốc độ sucrose đi nhanh vào máu gây cảm giác khoái lạc, nhưng hậu quả bất lợi nhiều hơn.

    Đường sucrose tinh chế có công dụng như chất kích thích máu hiếu chiến của lính trong thế chiến thứ I và thứ II. Nhưng đến chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam thì quân đội đã chán ngấy đường nên nhiều quân nhân đã quay sang dùng đọt gai, cần sa và nhiều thứ dữ dội hơn.

    Họ quảng cáo trên TV: Đường tinh chế cũng được đảm bảo là làm từ chất liệu thiên nhiên. Nhưng 90% chất liệu tàng trữ trong mía và củ cải đường đã bị phá hủy. Heroin cũng được quảng cáo là làm từ chất liệu thiên nhiên.

    Ngày nay đến siêu thị, bạn nên chọn mua những món mà trên nhãn có đề mấy chữ: “không pha trộn đường tinh”(No sugar added). Dùng từ khoa học carbonhydrate (tinh bột) để né tránh từ sugar (đường) là quỷ kế tụ vệ của gian thương.

    Bác sĩ Martin xếp đường vào loại thuốc độc vì nó bị kỹ nghệ triệt hết năng lực tự sinh (life force) sinh tố và chất khoáng. Thiên nhiên cung cấp những chất này trong mỗi cây mía với liều lượng đủ hòa hợp với cacbon. Sự biến dưỡng không trọn vẹn chất carbon, tạo ra độc tố như acid pyruvic và các loại đường dị thường với 5 nguyên tử carbon. Acid pyruvic tồn đọng tại óc và hệ thần kinh còn đường dị thường thì ẩn trong tế bào máu đỏ, gây trở ngại cho việc hô hấp của tế bào, khiến tế bào bị thiếu oxy rồi phải chết, cơ thể sẽ suy thoái…

    ĐƯỜNG ĐÃ HÀNH HẠ NGƯỜI DÂN NÔ LỆ

    “Trước khi đến châu Âu, thùng đường nào cũng đẫm máu và nước mắt của người dân nô lệ”. Đó là câu nói của triết gia người Pháp Claude Adren Helvetus vào giữa thế kỉ 18 khi Pháp nhập cuộc tranh dành đường.

    CON NGƯỜI VẪN SỐNG KHÔNG CÓ LƯƠNG THỰC NHIỀU NGÀY, NẾU KHÔNG ĂN ĐƯỜNG

    Hai người đàn ông sống suốt 72 ngày trên một chiếc thuyền lật úp ngoài khơi Thái Bình Dương, năm 1973 mà chỉ dùng trung bình 5 ngày một chén nước mưa, hằng ngày dùng một chén nước muối, 1 muỗng café bơ đậu phộng và vài con cá mòi.

    Cuối năm 1970, một em bé bỏ nhà đi hoang 10 ngày vào vùng rừng rậm ở tiểu bang Wyoming, không ăn chi hết, thỉnh thoảng trời lạnh dưới 0oC, thế mà cậu vẫn bình yên.

    Năm 1793, một tàu chở đầy đường bị đắm, có 3 thủy thủ sống sót sau 9 ngày. Một thí nghiệm sau đó vào năm 1816, ông F.Magendie nhà sinh học người Pháp cho chó ăn đường hoặc dầu oliu và nước, tất cả đều mệt lả rồi chết.

    Với chút ít nước, không cần thực phẩm, ta dư sức sống hơn 9 ngày.

    Nước lã còn giúp bạn sống một thời gian, còn nước với đường sẽ giết bạn, con người không thể dùng thuần đường mà sống.

    Có một cô gái bị thương nặng trong tai nạn phi cơ, nhờ uống nước tuyết tan mà sống hơn một tháng.

    ĐƯỜNG GÂY RA SỰ SUY TÀN NHIỀU QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

    Đường gây ra sự suy tàn của đế quốc Ả Rập vì họ dùng đường quá nhiều.
    Hậu quả của việc nghiện đường của quân đội đế quốc Thổ Nhĩ Kì giống như lính Mỹ nghiện heroin ở châu Á vậy.

    Năm 1560, khi uy quyền và giàu sang của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lên tột đỉnh, nhưng chỉ cần nhìn thấy các vua chúa háo ngọt ta cũng có thể đoán biết ngày tàn của họ sắp đến.

    Năm 1719, nước Pháp thành công trong việc biến củ cải ngọt thành 8 triệu cân đường, quân viễn chinh Pháp được tiếp tế đầy đủ chuẩn bị tiến vào Moscow, nhưng cũng như quân Moor trước kia bị đường phá sức không chịu nổi khí hậu băng giá khắc nghiệt, phải thối lui khi đối đầu với quân kháng chiến của Ngac chưa bị “oái gân” vì đường pha với nước trà.

    Số lượng đường tiêu thụ ở Anh quốc năm 1662 nhảy vọt lên 16 triệu cân Anh. Thế rồi năm 1665, một tai ách giáng xuống Luân Đôn. Trong tháng 9 năm ấy, 30 ngàn người chết vì bệnh dịch hạch. Vô phương cứu chữa và bệnh hoành hành cả năm trời. Dân nhà quê thoát nạn vì không dùng đường.

    Anh quốc từ năm 1700 đến 1800 lượng đường tiêu thụ tăng lên 8 lần từ 20 triệu cân lên đến 160 triệu cân. Sau đó bành mì và đường được tiêu thụ cùng cân lượng. Mỗi người ăn 73 cân một năm.

    Trong những thế kỉ 17, 18 các món ăn tráng miệng bằng trái cây tươi bị thay thế bằng các món có tẩm đường nên số bệnh nhân scurvy tăng nhiều.

    Người ta hay đổ lỗi cho vi khuẩn gây bệnh lao, nhưng cứu xét tương quan bệnh này với đường thì nhiều bằng chứng cho thấy bữa ăn dùng nhiều đường có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn nẩy nở. Công nhân lò đường mắc bệnh lao nhiều nhất.

    Khi Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu làm ăn lớn lao với thuộc địa của mình là Cuba thì cũng là lúc họ thoát khỏi ách cai trị của Anh. Nhờ đất đai phì nhiêu, Cuba cung cấp nhiều nguyên liệu cho nền kĩ nghệ đồ sộ của Hoa Kỳ. Xưa kia đường màu nâu có vị tươi mát tự nhiên. Ngày nay những nhà máy đường khổng lồ dùng xương thú vật để chế biến đường trắng như thủy tinh. Có một số tiểu bang trồng mía nhưng nguồn lợi quan trọng cho ngân sách liên bang lại chính là thuế. 90% đường tiêu dùng ở Hoa Kỳ là nhập từ Cuba. Thuế đánh vào đường nhập là 2 xu một cân Anh, đã đóng góp vào cho 20% ngân sách liên bang. Chẳng mấy chốc Hoa Kỳ vượt qua Anh rất xa về lượng đường, hơn cả lượng đường thế giới năm 1865. Vào khoảng 1920, chính phủ cấm nấu rượu thì lượng đường tăng gấp đôi và cứ tăng mãi và cơ thể người dân cứ chịu thêm khổ ách chưa từng có trong lịch sử loài người.

    Kì lạ thay á phiện và đường luôn kề vai nhau. Cả hai đều gây nghiện ngập cho con người, đều cho cảm giác mê ly và đều được dùng để điều trị bệnh.

    Năm 1880, mỗi người dân Đan Mạch dùng đến 29 cân Anh đường hàng năm và tử suất ghi nhận là 1,8/100.000 người. Năm 1911 lượng đường tiêu thụ gấp đôi (82 cân/người) số tử vong lên đến 8/100.000 người. Năm 1934 lượng đường tinh chế cho mỗi đầu người là 113 cân Anh thì tử suất là 18,9/100.000 người.

    Ở Thụy Điển mỗi người dùng 12 cân đường vào năm 1880, lên đến 120 cân Anh năm 1929, cứ 6 người thì có một người bị ung thư.

    Đến năm 1929, bác sĩ Frederic Banting, người phát minh ra insulin, bèn cho dân chúng biết là chất đó chỉ tạm giảm bệnh chứ không trị lành tiểu đường. Cách ngừa bệnh tiểu đường là bỏ hẳn lề thói nguy hiểm mê ăn đường cho thỏa thích, vô tiết độ.

    Năm 1910, khi Nhật Bản tiếp nhận nguồn cung cấp đường vừa nhiều vừa rẻ của Đài Loan thì số người bị lao cũng tăng lên.

    Đường là nguồn lợi rất khổng lồ, đế quốc Anh, nữ hoàng Elizabeth I chuẩn bị chiến tranh để chiếm ưu thế. Thuộc địa Bắc Mỹ không có vũ lực nên vương quốc Anh làm chủ đại dương và kiểm soát doanh nghiệp đường. Chữ đường được truyền miệng vào Anh ngữ thành chữ sugar, sugar lại đồng nghĩa với tiền.

    ĐƯỜNG – VỊ THẦN CHẾT DỄ THƯƠNG THỨ SÁU

    Cả thế giới ngày nay đang nghiện đường (sugar addiction), số lượng đường tiêu thụ năm 1975 của loài người là 150 tỷ cân Anh. Và không có chi là ngẫu nhiên khi bệnh sốt vàng da đầu tiên do muỗi truyền nhiễm ở tây bán cầu năm 1647 lại xẩy ra ở đảo Barbados (Caribes) trù phú nhờ kĩ nghệ đường.

    Tháng3/1974, trung úy Hiro Onada của quân đội Nhật hoàng, rời đám rừng già Philipine để lên phi cơ về Nhật sau gần 30 năm xa cách xã hội loài người. Hàm răng ông còn nguyên vẹn không chiếc nào bị hư. Người ra kết luận vì 30 năm qua ông không dùng đường.

    Tờ New York Times tháng 6/1975 đăng tin 44% dân Scottland trên 16 tuổi đều mất hết răng, chỉ có 2% mới có được hàm răng bình thường. Báo cáo kết luận: do hằng năm mỗi người dân xứ này dùng 120 cân Anh đường.

    Trong cuộc họp của hiệp hội quốc tế nghiên cứu răng tại Chicago, các bác sĩ báo cáo và nhận xét: Ăn uống các món ăn có nhiều đường làm giảm đến 2/3 công năng trao đổi hóa chất trong hormon…Ăn nhiều đường làm rối loạn quân bình hormon và giảm năng suất lưu chuyển các chất bên trong cơ thể…dẫn đến răng hư.

    Một trong các niềm vui đáng chú ý nhất cho người ăn kiêng đường dưới mọi hình thức là ngao du trong rừng hay nằm dài ở bãi biển mà ruồi muỗi không đến quấy rầy. Ngưng dùng đường khoảng 1 năm hay hơn bạn cũng sẽ hưởng được sự thích thú này.

    Dân Trung Quốc nhẩy vọt từ xe bò kéo lên phi cơ phản lực, nhưng việc thích nghi với kĩ thuật là một việc, còn con người có được thích nghi với môi sinh đày ắp đường hay không là một việc khác.

    Có thể kết luận: nơi nào con người sống bằng thực phẩm nguyên vẹn (whole foods) thì các bệnh về đường không ngóc đầu nổi.

    Việc tinh chế carbonhydrate như đường trắng và bột mì trắng phá hoại cơ thể con người băng 3 hình thái chính:
    1. Đường tinh chế nhân tạo bị cô đọng lại gấp 8 lần bột mì. 8 lần phản thiên nhiên và có thể gây nguy hiểm gấp 8 lần. Chính tính cách phản thiên nhiên này đánh lừa vị giác, làm ngon miệng, khiến ta ăn uống quá độ. Ai có thể ăn 2,5 cân Anh củ cải đường một ngày? Thế mà chỉ 5 ounces (hơn 150 mg) đường trắng tinh chế là tương đương với lượng củ cải kể trên.
    2. Thực phẩm gốc thực vật mà bị mất chất xơ, gây sâu răng, các bệnh về nướu răng, bệnh bao tử, trương tĩnh mạch, trĩ…
    3. Thực phẩm bị mất protein gây ra ung loét bao tử.
    Bệnh vành tim và tiểu đường đều do đường trắng và bột mì trắng gây ra.
    Dân Natal ở nam Phi châu tiêu thụ gấp 9 lần lượng tiêu thụ ở Ấn Độ nên họ bị tiểu đường nhiều nhất thế giới.
    Lúc đầu Heroin được giới thiệu là vô hại, không gây nghiện ngập, có thể dùng thay bạch phiến. Gần đây methadone được công bố là thay thế được heroin vì nó vô hại, không gây nghiện. Rồi thình lình hai món nhân tạo này bị khám phá là nguy hiểm như các chất ma túy trước kia.

    Cũng vậy, người ta khoe khoang chất ngọt nhân tạo là tốt lành, thay cho đường được. Y khoa luôn biện hộ cho saccharine và cyclamate (các loại đường hóa học), bảo rằng chúng ít hại hơn. Nhiều khoa học gia đang phấn khởi với một loại đường nhân tạo nữa, nhưng sau đó người ta đã chứng minh được chúng quá độc hại.

    Đường hóa học ngoài gây nguy hại cho cơ thể, còn làm cho ta không cảm thụ được vị ngon ngọt của các món thiên nhiên nữa.

    Vây, không dùng đường tinh luyện là đúng đắn nhất!

  3. #3

    Mặc định Đường tinh luyện là hiểm họa của nhân loại

    CAFÉ – VỊ THẦN CHẾT DỄ THƯƠNG THỨ NHẤT

    Khi dùng café, giác quan thường được thức tỉnh, màu sắc và âm thanh được cảm nhận với cường độ cao hơn. Phần trước của bộ óc, cứ điểm của ý thức và sinh hoạt trí tuệ bị kích thích. Nhờ đó người uống khai triển được óc phân tích, óc phê bình, mới dễ tiếp thu các quan niệm mới và được mẫn tiệp trong sự giao tế phức tạp, trong sự bày tỏ các nguyên tắc chi phối các hiện tượng khác biệt, trong sự phát biểu các chi tiết các ý tưởng.

    Sử gia người Đức, Henrich Jacbs quả quyết rằng café là lực lượng tiên phong hình thành thế giới hiện đại. Để giúp cho những người về đêm được linh hoạt, hữu hiệu và để tăng nhịp tiến hóa của cuộc sống, café đã gia tăng năng suất và trí tuệ. Nhờ phẩm chất kích thích của café mà người ta mới cam chịu được những thời gian dài đăng đẳng, buổn tẻ nhưng cần thiết trong các văn phòng hay xưởng máy đã được kỹ nghệ hóa hay hành chính hóa.

    Tuy nhiên phần thưởng vẻ vang dành cho thế lực và năng lực tinh thần này phải trả bằng một giá. Trong 1 hoặc 2 giờ sau khi uống café, insuline ở lá lách tiết ra, đưa lượng đường về mức bình thường hay dưới mức bình thường để rồi người trở nên mệt mỏi, dễ bị căng thẳng, mất khả năng tập trung tinh thần và chán ngán sự đời…chỉ còn sinh lực để nhấp thêm một ly café nữa!!!

    Uống café làm ta thêm khát nước và làm mất đi vài chất dinh dưỡng trong cơ thể.
    Đích thực nó là thuốc mê, một chất kích thích thể xác và tinh thần, một món thuốc gây nghiện ngập.

    Dược chất đáng lo ngại nhất trong café là caffein (trimethyl dioxypurin) tinh chế màu trắng có kiềm tính. Các chất kích thích khác là trigonellin (thành phần chủ yếu trong nicotine) các chất dầu có hương thơm và các loại acid.
    Café gây tác hại não tùy (medulla oblongata) cho nên nó dấy động cả hệ thống thần kinh: nhịp thở nhanh hơn, mạch máu nhảy nhanh hơn, áp suất máu gia tăng. Gan tiết chất glycogen dự trữ, tăng mức đường trong máu lên, tạm thời gây cảm giác hưng phấn và triệt tiêu sự thèm ăn. Thận và bọng đái bị kích thích nên phải đi tiểu nhiều (café có thể gây ra bệnh di tinh, xuất tinh sớm, bệnh bất lực sinh lý trở nên trầm trọng hay khó trị). Tính nhu động của đầu ruột già cũng bị kích thích mạnh. Tóm lại nhiều cơ quan bị chấn động.

    Theo khoa học Đông phương, có liên quan giữa sự sợ hãi và thận, ưu phiền và lá lách, giận hờn và gan. Các tâm trạng đó làm suy yếu các bộ phận vừa kể. Vì bị kích thích quá dồn dập nên hệ thần kinh bị tổn thương. Tâm trạng cuồng loạn, tính hay quên…có thê do bị ngộ độc nặng chất caffein rồi!

    70 cốc café đủ giết một người trong ngày và 7 cốc gây hậu quả dữ dội cho sức khỏe.
    Café được xếp vào hạng thứ tư trong danh sách 10 thực phẩm tệ hại nhất vì nó hủy diệt sinh tố B, C.

    Ở Mỹ, người ta tìm thấy vi lượng của 6 loại thuốc độc hại trong café nhập khẩu, trong đó có 4 loại bị cấm chỉ ở Mỹ vì tác nhân gây ung thư trong viện thí nghiệm súc vật.

    Lewis E.Machatka có viết trong báo Better Life Journal: café chứa acid tanic dùng để thuộc gia thú, nó là thuốc tẩy thương hạng cho các vật dụng dính mỡ dầu trong nhà, café dùng tẩy rửa các lốp xe màu trắng tốt hơn các hóa chất thông dụng, dân Afganistan để café quanh nhà nhằm diệt chuột vì nước ở xứ này quá thiếu thốn.

    Café là một món thuốc, một chất kích thích mạnh, đầy cám dỗ… Vậy có nên dùng café không? Nếu có thì nên dùng cách nào?

    Ngoài các hậu quả nguy hại của café, còn có các lý do vững chãi khác khiến ta nên tránh dùng vì:
    1. Việc café được xem là nguồn năng lượng duy nhất cho hiệu năng làm việc và sáng tạo vẫn chưa được minh chứng.
    2. Ta vẫn có tinh thần minh mẫn, diễn đạt tư tưởng lưu loát khi ta ăn uống đúng phép, luyện tập thân thể đều đặn.
    3. Sự tiêu thụ café cũng mặc nhiên quan hệ ngầm đến kinh tế và sự phân phối hàng hóa

    Có nhiều phương cách hữu ích cho 3 hạng người (hạng kiêng khem, hạng hưởng lạc, hạng ghiền) giảm hay loại hẳn nhu cầu uống café
    1. Hãy dùng thức ăn quân bình
    2. Luyện tập thể dục hàng ngày
    3. Tìm cách thay thế món café. Các loại trà không phải thảo dược như China Black, Dajeeling hay Pekoe có chứa caffein thường cùng số lượng như café nhưng lại không có các thứ dầu độc hại và acid mạnh, tạo phản ứng bất lợi cho người dùng.

    Tuy nhiên, nếu bạn là người thích lạc thú trần gian, không thể bỏ được café thì hãy:
    1. Tìm cho được loại café hảo hạng, loại trồng bằng phân hữu cơ.
    2. Hạt café nên trữ trong tủ lạnh, uống bao nhiêu thì xay ra bấy nhiêu để tránh mùi nồng hôi của dầu do thời gian gây ra
    3. Nên dùng cốc bằng sành sứ, đất nung để đựng café.
    4. Không nên xài bình lọc café thông dụng và máy bơm điện bên trong, vì tất cả acid, dầu và caffein đều không vướng lại bên trong cái lọc.
    5. Ta nên ngâm bột café trong nước tủ lạnh trong suốt 24h rồi lấy ra 2 hay 3 muỗng nhỏ chất đậm đặc này pha với nước sôi, ta có cốc café tuyệt vời mà không tác hại đến sức khỏe.
    6. Thêm chút muối thiên nhiên để giảm vị chua.
    7. Pha trộn với rau diếp đắng (chicory) đã rang làm cho café thêm hương vị, lại triệt tiêu được các chất độc trong café.
    8. Hãy nhai ngụm café vữa uống để nước miếng trộn vào café trước khi nuốt.

    Tốt nhất không nên tiếp tục dùng café vì café cũng liên quan đến đường mà như ta đã biết là một thần chết.

    SỮA BÒ – VỊ THẦN CHẾT DỄ THƯƠNG THỨ HAI

    Sữa bò dành cho bò con. Sữa bò gây xốp xương?
    Hàng năm mỗi người dân Mỹ dùng 375 cân Anh sữa, hoặc các món làm từ sữa.

    Người ta ca tụng sữa bằng câu hoa mỹ: “Nhanh lên, uông hết sữa đi con”.
    Nhưng rồi ngày càng nhiều lương y, công dân và cả Sở thương vụ Liên bang đã tái xét tính chất cao quý của sữa bò vì sữa liên kết với chứng thiếu sắt nơi trẻ con, chứng vọp bẻ, chuột rút, tiêu chảy, sình bụng, nhiều chứng dị ứng, xơ cứng động mạch và bệnh tim…nơi người lớn.

    Không phải mọi người đều tiêu hóa được sữa bò.
    Sữa bò kém bổ dưỡng hơn sữa mẹ và thích hợp nhu cầu dinh dưỡng của bò con mà thôi.

    Sữa mẹ thích hợp với trẻ sơ sinh. Sữa mẹ cung cấp cho đứa trẻ một thức ăn hoàn hảo, tiện lợi và đã được hâm nóng sẵn. Cho con bú tăng cường mối quan hệ mẹ con, bảo vệ đưa trẻ khỏi bị bệnh truyền nhiễm nhờ kháng thể người mẹ truyền sang con, đồng thời giúp phụ nữ phát phì lúc mang thai giảm bớt số cân thừa.

    Trẻ nuôi bằng sữa mẹ hiếm khi bị béo phì, và hầu như không bị thiếu máu do thiếu chất sắt.
    Những món ăn từ sữa tạo nên đờm nhớt trong cơ thể gây cảm lạnh, triệu chứng dị ứng và viêm xoang.

    Tuy chưa có bằng chứng khoa học xác nhận, nhưng có dấu hiệu dùng nhiều sữa bò sẽ gây thâm tím bất thường ở trẻ em và thanh thiếu niên.
    Nhiều người tin rằng việc từ bỏ sữa bò là một yếu tố giúp cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

    Sữa mẹ dồi dào sinh tố C mà sữa bò không có, kể cả sữa tươi chưa tiệt trùng.

    Bác sĩ Morishita (Nhật Bản): Sữa bò chứa nhiều canxi, nên thuyết dinh dưỡng hiện đại khuyên không nên uống sữa. Lúc nào lượng K và Mg không cân đối với Na và Ca thì ta bị bệnh.
    Sữa bò gây xốp xương? Có phải canxi tăng bổ làm loãng xương? Quá nhiều canxi mới sinh bệnh này. Tại sao canxi thừa lại được xương tiếp nhận? Để lượng canxi trong máu không tăng quá mức.

    Tóm lại: Sữa bò chỉ dành cho bò con.

  4. #4

    Mặc định Đường tinh luyện là hiểm họa của nhân loại

    HÃY VỮNG VÀNG TRƯỚC CÁC VỊ THẦN CHẾT DỄ THƯƠNG

    Trước hết xin tri ân tác giả vì nội dung phong phú của tập sách nhỏ này. Tôi đã đọc nhiều tác phẩm, của các tác giả chuyên ngành dinh dưỡng nói về sự hạn chế và tác hại của đường tinh luyện, của café và của sữa bò, trong đó có các nhà khoa học như Tề Quốc Lực, Hồng Chiêu Quang… Sau khi đọc tác phẩm nói về đường này, tuy không quá mới mẻ đối với tôi nhưng bằng nhiều dẫn chứng sống động và hệ thống, đã tô đậm thêm sự nhận thức đủ cường độ để làm cho tôi vững vàng hơn trước sự cám dỗ của những vị thần chết dễ thương.

    Thưa các bạn! Ở phần tóm lược trên đây, tôi hoàn toàn trung thành với nội dung tác phẩm. Nhưng ở mục thứ 8 này là phần nói lên thái độ của mình, tôi xin trình bày thêm nhận thức của tôi về đường và café, sữa bò qua một số tác phẩm khác mà tôi đã có dịp nghiên cứu, nghĩa là nội dung tôi thêm vào đây không có ở tác phẩm “ĐƯỜNG LÀ HIỂM HỌA CỦA NHÂN LOẠI”, cụ thể là:

    - Đường và thịt cá làm cho con người mau già mau chết, không phù hợp với sinh lý con người.

    - Đường trong rau củ quả là hoàn toàn vô hại, chỉ có đường cô đặc trái với thiên nhiên mới có hại nhiều.

    - Trước đây ở Âu Mỹ người ta mê tín ngưỡng đường vĩ nghĩ nó sản sinh ra năng lượng nên cứ ăn dùng thoải mái… không ít nhà giàu dùng nước ngọt thay nước lã…kết quả là bệnh tiểu đường trở nên phổ biến.

    - Đường còn là kẻ thù của hệ miễn dịch. Những thử nghiệm mới đây cho biết, nửa giờ sau khi ăn đường , khả năng đề kháng bắt đầu suy yếu. Tất nhiên những người nghiện đường, ăn đường mọi lúc mọi nơi thì hệ miễn dịch trở ngày càng tồi tệ hơn có thể dẫn đến liệt kháng thể hoàn toàn.

    - Đường là loại thức ăn rất hấp dẫn, đến ruồi kiến cũng phải mê nhưng ăn ở dưới dạng thiên nhiên thì không thể lạm dụng được. Tổ tiên loài người nhất định nhờ đó mà rất ít đau bệnh, cụ thể nhất là bộ răng. Từ sau khi đường được cô đặc, nhân loại tha hồ lạm dụng, thế là bọn vi trùng như tìm được chỗ dung thân và thường xuyên gây ra những trận đại dịch giết người vô kể. Sau đó là bọn siêu vi làm mưa làm gió… và gần đây là bọn HIV xuất hiện gây nên bệnh AIDS nguy hiểm gấp ngàn lần.

    - Đã đến lúc dứt khoát tẩy chay bánh kẹo, nước ngọt… vì đường là kẻ thù của hệ miễn dịch.

    - Người không lao động chân tay mà lại lười tập thể dục, nếu lạm dụng đường, cái hại của nó có thể nhân lên gấp bội. Tóm lại, người nào tuyệt đối không dùng đường trong hình thức bánh kẹo, nước ngọt…người đó sẽ có hệ miễn dịch luôn hoạt động tốt không thua gì các loài thú thiên nhiên. Những người này, dù HIV xâm nhập cũng không gây nên bệnh AIDS. Đó là một trong những trường hợp nhiễm mà không bệnh…

    - Thường tình đi thăm bệnh nhân, người ta hay cho đường, cho sữa, … không ai biết là làm thế lại vô tình đưa bệnh nhân đến nghĩa địa sớm hơn. Thật ra khoa học đã cảnh báo rồi, nhưng vì có lẽ do đường quá hấp dẫn nên người ta cố tình lờ đi để được thỏa mãn vị giác: với phản ứng hoàng hóa (caramenlization), các nhà khoa học đã chứng minh khá thuyết phục về cái hại của đường, qua đó họ cho ta biết rằng, trong khi tế bào hấp thụ chất đường, có một phần chất đường kết hợp với các protein tạo nên một chất kết dính giống như chất caramel màu vàng khi ta nấu sữa, và chất kết dính màu vàng này sẽ làm cho tế bào trở nên xơ cứng, mất linh hoạt, mau già và mau chết.

    - Bệnh điên (loại không thành dịch) do lạm dụng đường. Ăn quá nhiều đường, ngoài bệnh tiểu đường, suy giảm miễn dịch, phản ứng hoàng hóa…còn có thể bị điên nữa! Tại vì một phân tử đường (glucose) muốn biến thành năng lượng phải có 6 phân tử oxy để đốt… và sau đó thải ra 6 phân tử nước và 6 phân tử carbonic. Carbonic là khí độc! Nếu một người sống tĩnh tại, khí độc đó khó có thể tống suất ra hết được. Cho nên lạm dụng đường, tế bào thần kinh có thể bị nhiễm độc dẫn đến kết quả man man, nhẹ nhất cũng là ba trợn, cà trớn, cố chấp…Hitler có thể đại biểu cho hạng người này. Những hậu cần của tên độc tài phát xít này cho biết Hitler rất háo ngọt, trên bàn làm việc của hắn bao giờ cũng đầy bánh kẹo, và gần như trong suốt thời gian làm việc hắn cứ lai rai ăn hết thứ này đến thứ khác. Chính do thần kinh hắn có vấn đề nên mới khiến hắn ngông cuồng, và trở thành người hiếu chiến, hiếu thắng và hiếu sát như chúng ta đều biết…Tất nhiên chỉ có người có bộ thần kinh yếu kém và nghiện đường mới bị như thế.

    - Tại sao đến bây giờ, người ta vẫn chưa đủ khôn ngoan để thấy rằng, trên thế giới nơi nào các bệnh do vi trùng ít đi thì các bệnh về cơ năng nhiều lên. Vậy là những đứa con ngỗ nghịch có chạy đằng trời cũng không tránh khỏi sự trừng phạt của Mẹ thiên nhiên.

    - Có lẽ cụ thể nhất là ở Mỹ, vì bao đời này người ra ăn ở quá sạch nên các bệnh truyền nhiễm rất ít, nhưng các bệnh về cơ năng như tim, mạch, ung thư, tiểu đường…thì tỉ lệ cao nhất thế giới.

    - Vậy con người phải làm gì để tỏ ra thuần phục thiên nhiên? Ăn uống phải giữ gìn tuyệt đối, không đụng đến đồ kĩ nghệ hóa học. Mặt khác phải sống thật lương thiện. Người nào có đủ hai điều kiện này HIV có xâm nhập cũng “hòa cả làng” không bao giờ gây nên bệnh AIDS… Những kẻ ăn uống bừa bãi, tâm địa xấu xa…bọn bạch cầu trong họ hẹn nhát không thể tưởng tượng nổi HIV chỉ cần thâm nhập một ít thôi cũng có thể biến chúng thành những kẻ phản nghịch một cách dễ dàng.

    - Dùng sữa bò để thay thế sữa mẹ nuôi trẻ là một sai lầm không thể tha thứ được! Bởi vì trong sữa bò chỉ có chất phát triển bắp thịt (protein), thiếu hẳn chất phát triển bộ não (lipaz). Cho nên bò tuy lớn xác nhưng lại là loài ngu nhất. Loài linh trưởng biết tư duy cụ thể, tức những suy nghĩ mang kết quả tức thì (chỉ có con nguời đã có ý thức mới biết tư duy trừu tượng). Con linh trưởng biết bẻ nhánh cây để khoèo những trái cây ở xa tầm tay với, còn con bò chưa biết “tư duy cụ thể”, người ta cột nó trên một cái cọc nó cũng chịu chết chứ không bao giờ biết nhổ cọc.

    Riêng tôi, tôi sẽ quyết tâm rèn luyện “làm chủ cái miệng của mình” để có thể “làm chủ các loại bệnh tật” (nghiêm túc nhưng linh hoạt). Tôi không dám có lời khuyên gì hơn với lý trí và ý chí tuyệt vời của các bạn.

    Người sưu tầm
    Nguyễn Hoàng

  5. #5
    Thành viên tích cực SPAM Avatar của hcthinh
    Gia nhập
    Apr 2010
    Bài gởi
    38,281

    Mặc định

    chết rồi, bi giờ chúng ta phải làm sao đây hở huynh LTL?????

    đệ sợ chít lắm...đệ đang yêu... huhuhu....
    Hoàng Đế Spam
    Chủ Tịch Hội Đồng KHOA HỌC HUYỀN BÍ - TÂM LINH - HUYỀN THUẬT.

  6. #6

    Mặc định

    Người ta nói khi Lê nin bệnh do mấy lần bị ám sát. Bấy giờ người ta cũng ưu tiên cho Ông nhiều nhất 2 thứ rất được coi là quan trọng trong đời sống khó khăn lúc bấy giờ. Đó là Sữa, Trứng.
    Còn anh bạn tôi nói:"... nếu tôi không tẩm bổ cho bố tôi nhiều thì có lẽ ông chưa chết...".
    Mất cân bằng tự nhiên trong cơ thể còn có 2 thứ trắng nữa là Gạo trắng, Muối trắng.

    HÃY LÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG MINH
    và nên CẢNH GIÁC VỚI QUẢNG CÁO

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện kể của Phật tử khi gặp một số nhà ngoại cảm
    By Bin571 in forum Ngoại cảm - Khả năng đặc biệt
    Trả lời: 23
    Bài mới gởi: 18-09-2015, 10:05 PM
  2. Thích Thông Lạc giảng Pháp mà phỉ bán Phật ?
    By lamquochung in forum Đạo Phật
    Trả lời: 70
    Bài mới gởi: 22-07-2011, 08:03 AM
  3. Lịch sử kỳ diệu của con đường quân sự vĩ đại nhất thế giới
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 16-12-2010, 12:47 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •