Trang 1 trong 4 1234 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 73

Ðề tài: Phương pháp niệm Phật tâm bất loạn

  1. #1

    Talking Phương pháp niệm Phật tâm bất loạn

    PHƯƠNG PHÁP NIỆM PHẬT TÂM BẤT LOẠN

    NAM MÔ TÂY PHƯƠNG AN LẠC

    THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI A DI ĐÀ PHẬT



    Để được “Nhất tâm bất loạn”, người tu chỉ cần Chú ý kỹ và mạnh hơn một chút, rồi một chút nữa (cái khéo của người tu nằm tại chỗ này) cho đến khi nào thấy không có một ý nghĩ nào khởi lên hay xẹt ra được nữa, chỉ còn lại 4 chữ A Di Đà Phật mà thôi. Như vậy, là niệm Phật được “Nhất tâm bất loạn” rồi đấy.

    Trong kinh Tiểu bổn A Di Đà, đức Phật có dạy: “Muốn được vãng sanh về Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà, người tu phải đáp ứng đủ ba điều kiện dưới đây:

    1. Phước đức và căn lành phải lớn (Nguyên văn: Bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc).

    2. Niệm Phật cho được “Nhất tâm bất loạn” từ một ngày cho tới 7 ngày, (Nguyên văn: Chấp trì danh hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt “Nhất tâm bất loạn”).

    3. Khi sắp lâm chung tâm không điên đảo. (Nguyên văn: Kỳ nhân lâm mạng chung thời. A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền, thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo (= không loạn động), tức đắc Vãng sanh A Di Đà Phật, Cực Lạc quốc độ)”.

    Để đáp ứng cho một trong ba điều kiện nêu trên, chúng tôi hân hạnh giới thiệu “Phương pháp niệm Phật để được Nhất tâm bất loạn” như sau:

    1. Ngồi kiết già hay bán già hoặc xếp bằng.

    2. Hai mắt nhắm lại (vừa khít thôi).

    3. Không quán tưởng.

    4. Không nhớ đến Phật và Bồ Tát.

    5. Không lần chuổi.

    6. Trong tâm liên tục mặc niệm (niệm thầm trong tâm) bốn chữ “A Di Đà Phật” hay sáu chữ “Nam mô A Di Đà Phật”, mỗi chữ khoảng 1 giây đồng hồ.

    7. Trong khi đang mặc niệm bốn chữ A Di Đà Phật, người tu dùng con mắt tâm (tâm nhãn) quan sát trong thân (từ hai vai xuống tới rún) xem coi bốn chữ A Di Đà Phật khởi lên ở chỗ nào. Khi nước tâm (tâm thủy) lóng trong, người tu sẽ thấy được Điểm Niệm Phật (chỗ 4 chữ A Di Đà khởi lên).
    (Chú ý: Nếu người tu mặc niệm vài ba câu rồi ngừng lại để tìm Điểm Niệm Phật thì không thể thấy được, vì Điểm Niệm Phật đã tan rồi. Phải vừa mặc niệm vừa tìm, mới thấy được).

    8. Khi thấy được Điểm Niệm Phật rồi, người tu tập trung sự CHÚ Ý (CON MẮT TÂM) nhìn thẳng ngay vào Điểm Niệm Phật, giống như con mèo rình chuột vậy, không được lơi lỏng.

    9. Trong khi vừa mặc niệm vừa chú ý, vừa chú ý vừa mặc niệm một cách miên mật (như mèo rình chuột), người tu sẽ phát hiện có ý nghĩ này hay ý nghĩ nọ (tạp niệm) khởi lên xen vào, thì nên biết rằng mình niệm Phật chưa được “Nhất tâm bất loạn”.

    10. Để được “Nhất tâm bất loạn”, người tu chỉ cần Chú ý kỹ và mạnh hơn một chút, rồi một chút nữa (cái khéo của người tu nằm tại chỗ này) cho đến khi nào thấy không có một ý nghĩ nào khởi lên hay xẹt ra được nữa, chỉ còn lại 4 chữ A Di Đà Phật mà thôi. Như vậy, là niệm Phật được “Nhất tâm bất loạn” rồi đấy. (Chú ý: Đừng chú ý mạnh quá, sau khi nghỉ dụng công sẽ nặng đầu).
    Pháp niệm Phật này còn có tên khác là “Pháp cột tâm một chỗ” (Chế tâm nhứt xứ) dù là người mới bắt đầu lần thứ nhất, chỉ cần một thời gian ngắn là có thể đạt đến chỗ “Nhất tâm bất loạn”.

    Pháp này có hai tác dụng: thu hút vọng tưởng tạp niệm và tẩy rửa tâm linh sạch sẽ. Do đó, người mới bắt đầu tu tập mỗi lần dụng công chừng nửa giờ (30 phút), ngày vài lần, cộng chung lại khoảng hai, ba tiếng đồng hồ là được. Còn những người đã từng ngồi được từ một tiếng đồng hồ trở lên, thì mỗi lần dụng công từ 50 đến 60 phút, tổng cộng đúng 3 giờ hay 4 giờ, dành cho một ngày.

    Đã có rất nhiều người nhờ tu pháp này mà được lợi ích thiết thực trong việc tu hành. Nếu như có vị nào không tin, hãy thử tu thử vài tuần lễ xem sao, vì đâu có tốn đồng xu cắc bạc nào mà sợ.

    Ghi chú:
    - Mặc niệm hay niệm thầm trong tâm là tu trong tâm. Còn mở miệng niệm Phật là lìa tâm mà tu.
    - Nhắm mắt thấy tâm, mở mắt thấy cảnh.

    Trích
    http://www.buddhismcap.com/index.asp...ail&newsID=541

  2. #2

    Mặc định

    xin hoi : ban da thu chua ?
    xin loi, khong biet tai sao tu nhien may tinh cua toi khong danh duoc chu co dau

  3. #3

    Mặc định

    Dễ mà khó, khó mà dễ. Dễ là vì ai tụng kinh trì niệm Hồng Danh Nam Mô A Di Đà Phật đều được đều tốt cả, khó là trì niệm cho đến nhất tâm bất loạn thì không phải ai cũng đạt được dù là chỉ 2,3 lần chứ nói chi đến 7 lần liên tiếp, nhưng mà khó chứ không phải không có người đạt được.
    Buông đi, xả đi, để mà tu, nghe dễ quá phải không? Thưa anh chị ! Thực ra buông xả rất khó, đối với ai có cuộc sống buôn bán cực khổ, công việc phải tranh giành từng miếng cơm manh áo cho gia đình, vợ con, thì những trường hợp này buông xả để đến với tu tập thì hơi khó so với những ai có điều kiện và có duyên Đạo. Nên việc tu tập phải từng ngày tấn tới, tu là tu cho đến cuối đời, hôm nay trì niệm được 1 niệm, ngày mai cố gắng 2 niệm, rồi 3 niệm và cứ thế với tấm lòng thành muốn đến với Phật, hàng ngày chúng ta cố gắng công phu nhiều hơn nữa thì "Nhất Tâm Bất Loạn" đương nhiên sẽ có trong tâm ta. Còn không được cái gọi là Nhất Tâm Bất Loạn thì cũng tốt thôi, dẫu sao câu niệm Phật cũng xuất ra từ tâm ta, cứ rảnh lúc nào thì niệm lúc đó, cứ tu, cứ tập, ta tu ta biết. Tu là để xả bỏ chứ không phải tu là cầu xin cho riêng mình, khi tu đến một thời gian nào đó anh chị sẽ hiểu rất rõ về câu này. Mến
    Thiên Đường Có Lối Không Ai Hỏi
    Địa Ngục Cửa Cài Lắm Khách Thăm

  4. #4

    Mặc định

    có thể xã thân vì người ngoài tại sao không thể hiến mình vì chồng con?

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nắng-mai Xem Bài Gởi
    có thể xã thân vì người ngoài tại sao không thể hiến mình vì chồng con?
    Gì là đạo? Gì là đời?
    Sao ta đi mãi tìm hoài không ra?
    Aaa.... DiDiiiii.... Đà.aaaa... Phật...phậtttttttt

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi conrongsat13 Xem Bài Gởi
    PHƯƠNG PHÁP NIỆM PHẬT TÂM BẤT LOẠN
    Cảm ơn bài viết hay của conrongsat.

    Đây chính là điểm mấu chốt làm cho Tịnh Độ Tông, và các pháp Thiền Tông, Du già (Yoga) có cùng bản chất. (Và cũng cùng bản chất với các tôn giáo lớn khác).

    Đúng theo những điều mà Bát nhã ba la mật đa tâm kinh đã chỉ dẫn:

    "Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
    Này Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
    Này Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
    Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
    Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
    Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
    Không có khổ, tập, diệt, đạo.
    Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.
    Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.
    Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.
    Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.
    Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú:
    Yết đế yết đế, Ba la yết đế. Ba la tăng yết đế. Bồ đề , tát bà ha."
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  7. #7

    Mặc định

    @Aptruong

    Vậy bạn có thể giảng về bát nhã tâm kinh cho tôi nghe không, tôi không hiểu gì hết. Chân thành cám ơn.

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nguoi_mu Xem Bài Gởi
    @Aptruong

    Vậy bạn có thể giảng về bát nhã tâm kinh cho tôi nghe không, tôi không hiểu gì hết. Chân thành cám ơn.
    Có nhiều bài các cao tăng giải thich về Bát Nhã Tâm Kinh rồi, nên bạn đọc thêm nhé.
    Nhưng bạn đã hỏi thì tôi cũng mạo muội giải thich theo tri kiên của mình một cách đơn giản nhất để bạn tham khảo:



    Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.

    (Ngũ uẩn là:
    1. Sắc (zh. 色; sa., pi. rūpa), chỉ thân và sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý). Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng.
    2. Thụ (zh. 受, sa., pi. vedanā), tức là toàn bộ các cảm giác, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính.
    3. Tưởng (zh. 想, sa. saṃjñā, pi. saññā), là nhận biết các cảm giác như âm thanh, màu sắc, mùi vị..., kể cả nhận biết ý thức đang hiện diện.
    4. Hành (zh. 行, sa. saṃskāra, pi. saṅkhāra), là những hoạt động tâm lí sau khi có tưởng, ví dụ chú ý, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, tỉnh giác...
    5. Thức (zh. 識, sa. vijñāna, pi. viññāṇa), bao gồm sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
    Ngũ uẩn cũng được gọi là năm trói buộc vì chỉ có Phật hay A-la-hán mới không bị dính mắc nơi chúng. Đặc tính chung của chúng là Vô thường, Vô ngã và Khổ.
    Vậy nếu ta đạt được trí tuệ Bát Nhã thì Ngũ uẩn bị diệt và ta vượt qua mọi Khổ.)

    Này Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
    Này Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.

    (Nhấn mạnh khi đó cái cảm nhận của chúng ta là nhất nguyên, không chia chẻ.)

    Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
    Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp.
    Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
    Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh.
    Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
    Không có khổ, tập, diệt, đạo.
    Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.


    (Không còn Ngũ Uẩn, Không còn Lục căn, Không còn các khái niệm vô minh, không còn khái niệm chết, không còn cả chân lý tứ diệu đế. Điều này do Tâm đã hòa nhập làm một vào chân lý tối thượng nhất nguyên không chia chẻ do đó các khái niệm không còn tồn tại nữa)

    Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.

    (Khi đã hòa nhập làm một với chân lý tối thượng (hay trí tuệ Bát Nhã) thì Tâm không còn rào cản nào nữa nên sẽ chứng thực tướng của sự việc, không còn thấy cái ảo huyễn mộng tưởng như khi còn cản trở trói buộc của ngũ uẩn)

    Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.

    (Các vị Phật nhờ nương theo trí tuệ Bát Nhã mà “nhìn” được thực tướng của sự vật – nhìn đây bằng trực giác chứ không bằng các giác quan thông thường)

    Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.
    Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú:
    Yết đế yết đế, Ba la yết đế. Ba la tăng yết đế. Bồ đề , tát bà ha.


    (Vượt qua, vượt qua. Vượt qua bờ bên kia. Vượt qua hoàn toàn. Tuệ giác Thành tựu.)


    Vậy có thể nói, nếu chúng ta vượt qua việc cảm nhận thế giới bằng lục căn (ngũ quan và tư duy) thì chúng ta sẽ cảm nhận thế giới bằng trực giác. Tâm ta sẽ hòa một với vũ trụ nhất nguyên nên có thể hiểu biết và thấy hết thực tướng sự việc mà không qua suy luận, tư duy nào cả. Đó là trí tuệ Bát Nhã. Đạt được cảnh giới đó là ta sẽ hòa mình vào Niết bàn (hay còn gọi là Đạo trong Đạo giáo).
    Cái thực chứng được qua trực giác là một thể rất trừu tượng nên rất khó giải thích bằng lời nên thường nếu kêu họ giải thích thì cũng không thể nào giải thích được.
    Điều này tương đồng quan niệm với Đạo gia khí công, Yoga…

    Thiền tông cũng tập để đạt được trí tuệ Bát Nhã.
    Tịnh Độ Tông nếu tụng niêm tới khi tâm bất loạn cũng đạt được trí tuệ Bát Nhã đó.

    Bạn đã xem phim Matrix chưa? Để dễ hiểu tôi lấy phim đó làm ví dụ:

    Ngũ Uẩn là phần mềm Matrix, do Ngũ uẩn mà chúng ta thấy cuộc sống như ta đã thấy. Khi ngắt Matrix khỏi ta thì ta nhận ra một thực tế khác biệt hoàn toàn.

    Vài dòng mạo muội trao đổi cùng bạn.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  9. #9

    Mặc định

    Mình ngu dốt vẫn chưa thể hiểu thế nào là "Sắc tức thị không, không tức thị sắc" Bạn giảng kỹ giúp mình để mình học hỏi nhé. Bạn diễn giải như thế kia, bạn biết rõ như thế chắc bạn đã thực chứng Bát nhã rồi nhỉ???

  10. #10

    Mặc định

    [QUOTE=nguoi_mu;220013]Mình ngu dốt vẫn chưa thể hiểu thế nào là "Sắc tức thị không, không tức thị sắc" Bạn giảng kỹ giúp mình để mình học hỏi nhé. Bạn diễn giải như thế kia, bạn biết rõ như thế chắc bạn đã thực chứng Bát nhã rồi nhỉ???[/QUOT

    Trước tiên đạo hữu hãy tìm hiểu như thế nào là Sắc như thế nào là Không đã...Rồi tuần tự ...

  11. #11

    Mặc định

    Ồ Sắc thì mình biết, Không mình cũng biết....Nếu thanhmai08 biết thế nào là "sắc tức thị không, không tức thị sắc" thì giảng mình biết với nhé. Mình không biết. Chân thành cám ơn

  12. #12

    Mặc định

    Sắc là không mà không là sắc ! cái này tìm hiểu kỹ về 12 nhân duyên ắt sẽ rõ !

    ta phải hiểu rằng !

    Lục trần đều là hư vô !!
    Tánh không diệt hẵn lục trần ( phiền não)
    THỰC sắc ắt hẵn hiện ra!
    Last edited by tamducthanh; 04-12-2010 at 10:59 PM. Lý do: Thêm ý

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nguoi_mu Xem Bài Gởi
    Mình ngu dốt vẫn chưa thể hiểu thế nào là "Sắc tức thị không, không tức thị sắc" Bạn giảng kỹ giúp mình để mình học hỏi nhé. Bạn diễn giải như thế kia, bạn biết rõ như thế chắc bạn đã thực chứng Bát nhã rồi nhỉ???
    Sắc ở đây có thể hiểu là những thứ "Có" mà được cảm nhận bằng Sắc uẩn, tức là thấy được bằng mắt, sờ được bằng tay... và "Không" ở đây là những thứ không cảm nhận được bằng sắc uẩn.

    Này Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
    Này Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.


    Với sự cảm nhận thế giới của sắc uẩn thì sẽ chia chẻ thành Có/Không, cũng tương tự như vậy với các uẩn còn lại là Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều như thế.

    Nhưng với cảm nhận của trí tuệ Bát Nhã thì việc chia chẻ Có/Không đó không còn nữa, do đó không còn sinh/diệt, nhơ/sạch, thêm bớt gì nữa.

    Những điều trên để nói lên rằng cái "nhìn" của trí tuệ Bát Nhã là cái nhìn Nhất Nguyên đi tới bản thể của sự vật.

    Trí tuệ Bát Nhã cũng như khái niệm Đạo bên Đao gia là vô cùng trừu tượng, không thể diễn tả bằng lời. Tất cả những diễn tả bằng lời chỉ là gần đúng mà thôi. Chỉ có qua thực hành thì mỗi người sẽ tự thực chứng được nó.

    Nhưng việc hiểu Bát Nhã Tâm Kinh rất hay ở chỗ sẽ cho ta biết tinh túy cốt lõi của phép tu, tránh sa đà vào các rào cản ta trên con đường tu tập.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  14. #14

    Mặc định

    Em vẫn chưa hiểu bác aptruong va bác tamducthanh à. Em quê mùa chỉ biết có là có mà không là không. Không thể có cái có chính là không mà không chính là có được. Có cao nhân nào giảng cho thằng nhà quê em hiểu thế nào là có chính là không mà không là chính là có không ạ???? Như bác aptruong nói "... và "Không" ở đây là những thứ không cảm nhận được bằng sắc uẩn", vậy nó cảm nhận bằng cái gì hả bác??? Em thắng mắc thêm điều này "Có" cảm nhận được bằng Sắc Uẩn thì sao có thể chính là cái "Không" là những thứ không cảm nhận được bằng sắc uẩn ạ?
    Last edited by nguoi_mu; 05-12-2010 at 01:49 AM.

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nguoi_mu Xem Bài Gởi
    Em vẫn chưa hiểu bác aptruong va bác tamducthanh à. Em quê mùa chỉ biết có là có mà không là không. Không thể có cái có chính là không mà không chính là có được. Có cao nhân nào giảng cho thằng nhà quê em hiểu thế nào là có chính là không mà không là chính là có không ạ???? Như bác aptruong nói "... và "Không" ở đây là những thứ không cảm nhận được bằng sắc uẩn", vậy nó cảm nhận bằng cái gì hả bác??? Em thắng mắc thêm điều này "Có" cảm nhận được bằng Sắc Uẩn thì sao có thể chính là cái "Không" là những thứ không cảm nhận được bằng sắc uẩn ạ?
    Đúng là với trạng thái nhất nguyên thì thật khó mà tưởng tượng và các kinh sách của Phật gọi việc không thể lý giải đó là "Bất khả tư nghì" còn mở đầu "Đạo đức kinh" Lão tử cũng nói "Đạo khả đạo phi thường Đạo"
    (Xem thêm http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA...0_ngh%E1%BB%8B)

    Để hiểu rõ hơn về thế giới Nhất nguyên tôi xin trích dẫn một đoạn sách sau:

    Trích Đạo của Vật Lý, Chương 11: Vượt trên thế giới Nhị nguyên

    “Khi nhà đạo học phương Đông nói họ chứng mọi sự và biến cố là hiện thân của một nhất thể cơ bản, điều đó không có nghĩa là họ xem mọi sự vật như nhau. Họ thừa nhận tính cá thể của mọi sự, nhưng đồng thời cũng ý thức rằng, trong tính toàn thể bao trùm thì mọi khác biệt và đối lập đều tương đối cả. Đối với ý thức thông thường của chúng ta, thật khó chấp nhận tính thống nhất của mọi khác biệt - nhất là tính thống nhất của mọi đối lập. Đối với thế giới quan phương Đông, nó là nền tảng, đồng thời nó cũng là một trong những nét làm ta hoang mang nhất.
    Cặp đối lập là những khái niệm trừu tượng, chúng thuộc về lĩnh vực của tư tưởng và vì thế chúng chỉ là tương đối. Chỉ việc tập trung chú ý lên bất kỳ một khái niệm nào là chúng ta đã tạo ra cái đối lập với nó rồi. Lão Tử nói: “Thiên hạ đều biết tốt là tốt, thì đã có xấu rồi; đều biết lành là lành, thì đã có cái chẳng lành rồi”. Vì thế mà nhà đạo học vượt qua lĩnh vực của khái niệm suy luận và nhờ đó mà nhận biết cái tương đối và mối liên hệ hai cực của mọi đối lập. Họ nhận thức rằng, tốt và xấu, sướng và khổ, sống và chết không phải là những kinh nghiệm có tính tuyệt đối, thuộc về các loại hình khác nhau, mà chỉ là hai mặt của một thực tại duy nhất; chúng là hai cực của một cái toàn thể. Đạt được tâm thức nhận ra rằng mọi đối lập chỉ là hai cực và tất cả là một thể thống nhất, đạt đến như thế được xem là một trong những mục đích cao cả nhất của con người trong truyền thống tâm linh phương Đông. “Hãy an trụ mãi mãi trong thực tại, đứng ngoài mọi mâu thuẫn thế gian!”, đó là lời khuyên của Krishna trong Chí tôn ca (Bhagavad Gita) và lời khuyên này cũng được truyền cho Phật tử. D.T.Suzuki viết như sau:
    Ý niệm cơ bản của Phật giáo là, vượt khỏi thế giới của những đối lập, thế giới của sự phân biệt do óc suy luận dựng lên, thế giới của ô nhiễm do cảm thọ gây ra, và nhận ra thế giới huyền vi của trí vô phân biệt, thế giới đó chứa đựng sự chứng đạt tri kiến tuyệt đối 2.
    Toàn bộ giáo lý Phật giáo, hay cả toàn thể đạo học phương Đông nói về tri kiến tuyệt đối này, tri kiến chỉ đạt được trong thế giới vô niệm, trong đó sự thông nhất toàn thể mọi nhị nguyên đối lập là sự chứng thực sinh động.
    Sau đây là lời một thiền sư:
    Buổi tối nghe gà gáy sáng
    Nửa đêm thấy mặt trời soi.
    Tri kiến về tính phân cực của mọi đối lập, rằng ánh sáng và bóng tối, được và thua, tốt và xấu chỉ là khía cạnh khác nhau của một hiện tượng, là một trong những nguyên lý nền tảng của triết lý sống phương Đông. Vì mọi mặt đối lập phụ thuộc lẫn nhau, nên mối mâu thuẫn của chúng không bao giờ được giải quyết bằng sự thắng lợi hoàn toàn của một bên mà luôn luôn phải là biểu hiện của sự tương tác của hai bên. Do đó, tại phương Đông, người đúng lý không phải là người làm việc bất khả thi, là chỉ hướng về cái tốt, trừ diệt cái xấu, mà là người giữ được cân bằng giữa cái xấu và tốt.
    Khái niệm về sự cân bằng động là quan trọng để hiểu được tính thống nhất giữa các mặt đối lập trong đạo học phương Đông. Tính đó không hề tĩnh tại, nó là một sự tương tác năng động của hai cực. Khía cạnh này được nhấn mạnh rõ nhất thông qua đồ hình âm - dương của thánh nhân Trung Quốc. Họ xem cái nhất thể đứng sau âm - dương là Đạo và xem Đạo là gốc của sự tương tác:
    Cái đã sinh ra sáng ra tối, cái đó là Đạo.
    Sự nhất thể năng động của hai cực nhị nguyên có thể được biểu diẽn bằng một thí dụ đơn giản với một chuyển động vòng tròn và hình chiếu của nó. Hãy cho một trái bóng quay vòng tròn. Nếu vận động này được chiếu lên màn thì ta thấy nó như chuyển động tuần hoàn giữa hai cực. Để làm sáng tỏ sự tương tự với tư tưởng Trung Quốc, tôi gọi vòng tròn là “Đạo” và hai cực là “Âm” và “Dương”. Trái bóng quay với vận tốc đều, nhưng trên hình chiếu thì nó đi chậm lại khi đến các biên, quay đầu, đi nhanh hẳn rồi lại đi chậm lại và cứ thế ở trong một sự tuần hoàn vô tận.
    Trong hình chiếu thì vận động vòng tròn hiện ra như một vận động tuần hoàn giữa hai cực đối lập nhau, nhưng trong sự vận động thực sự thì chúng thống nhất liên lạc với nhau. Hình ảnh này của một sự thống nhất động đã được các nhà tư tưởng Trung Quốc nói đến, thí dụ Trang Tử.
    Một trong những cặp đối lập căn bản trong cuộc sống là dương tính và âm tính của tính chất con người. Như cặp tốt - xấu và sống - chết chúng ta dễ thiên lệch với cặp đối lập âm - dương trong chính ta và thường được nghiêng về một trong hai bên.
    Xã hội phương Tây có truyền thống coi trọng dương tính hơn âm tính. Thay vì nhận thức rằng tính cách của mỗi người đàn ông hay đàn bà là kết quả của sự tương tác của hai yếu tố âm dương thì xã hội lại đặt ra một quan niệm tĩnh tại là tất cả đàn ông phải là dương tính và tất cả đàn bà là âm tính và cho người đàn ông một vai trò lãnh đạo cũng như phần lớn những đặc quyền xã hội. Quan niệm này sinh ra một sự nhấn mạnh quá mức tất cả khía cạnh dương tính của tính chất con người: chủ động, tư duy lý luận, đấu tranh sống còn, hiếu chiến v.v… Dạng âm tính của ý thức, xuất hiện trong trực giác, tôn giáo, huyền bí, tâm linh, tâm lý… luôn luôn bị thua thiệt trong xã hội thiên về dương tính.
    Trong nền đạo học phương Đông thì mặt âm tính được phát triển hơn và người ta tìm kiếm sự thống nhất giữa hai khía cạnh của tính chất con người. Một người phát triển toàn diện theo Lão Tử phải là: “Tri kỳ hùng; Thủ kỳ thư (Biết như con trống; Giữ như con mái)”. Trong nhiều trường phái đạo học phương Đông, giữ sự cân bằng năng động giữa dạng âm dương của ý thức là mục đích chính của thiền định và thường được trình bày trong các tác phẩm nghệ thuật. Một bức tượng tuyệt vời của thần Shiva trong đền thờ Ấn Độ giáo ở Elephanta cho thấy ba khuôn mặt của đấng sáng tạo: phía mặt diễn tả khía cạnh dương tính đầy sức mạnh và ý chí, phía trái mặt âm tính mềm dịu, hấp dẫn, quyến rũ và ở giữa là sự thống nhất hoàn toàn ở hai khía cạnh trong tượng bán thân của Shiva Mahesvara, vị đại thiên tràn đầy tĩnh lặng và sự cao quí. Trong đền này người ta cũng thấy Shiva được biểu diễn bằng hai dạng, nửa nam, nửa nữ, và dáng điệu mềm mại của một thân thể thần tiên và khuôn mặt rực sáng thanh thoát biểu diễn sự thống nhất năng động của hai yếu tố âm dương.
    Trong Phật giáo Tantra, hai cực âm dương thường được biểu diễn bằng hình tượng nhục tính. Tuệ giác được xem là yếu tố âm, thụ động của tự tính con người. Từ bi là dương tính và sự thống nhất hai yếu tố này trên tiến trình giác ngộ được diễn tả bằng sự giao phối nhục dục của nam thần và nữ thần. Nhà đạo học phương Đông cho rằng sự thống nhất hai mặt âm dương chỉ được chứng thực trên bình diện ý thức cao cấp, nơi mà lĩnh vực của ngôn ngữ và tư tưởng được chuyển hoá và trong đó mọi tính chất nhị nguyên đối lập hiện ra thành nhất thể năng động.
    Như đã nói, nền vật lý hiện đại đã đạt tới một bình diện tương tự. Sự nghiên cứu thế giới hạ nguyên tử đã phát hiện ra một thực tế, thực tế đó luôn luôn vượt trên ngôn ngữ và lý luận logic và sự thống nhất những khái niệm vốn từ xưa đến nay đối nghịch nhau, loại trừ lẫn nhau, sự thống nhất đó đã tự chứng tỏ là một trong những nét xuất sắc nhất của thực tế mới mẻ này.”



    Và bạn sẽ hỏi: Vậy nếu không dùng các giác quan và tư duy để cảm nhận thì chúng ta cảm nhận bằng gì?

    Khi đó Tâm ta sau khi đã rũ bỏ Vô Minh (do Ngũ uẩn tạo ra) sẽ cảm nhận thế giới bằng trực giác của mình, do đó sẽ "nhìn thấy" một thực tế Tuyệt đối, Chân thật.


    Để dễ hiểu hơn nữa tôi lấy ví dụ về so sánh cái nhìn của chúng ta và cái nhìn của con ong. Do ong có thể cảm nhận được các bước sóng tử ngoại nên bức tranh về thực tại của Ong sẽ khác xa của con người. Màu sắc cũng sẽ khác. Cái gọi là màu Tím của ta khác xa màu Tím của Ong. Nhưng thực tại chỉ có một mà thôi. Rõ ràng cả ta và Ong chỉ nhìn thấy một phần của thực tại bằng các giác quan của mình.

    Để nhìn thấy toàn bộ thực tại ta cần dẹp bỏ các giác quan và tư duy để Tâm có thể cảm nhận được thực tại (bằng trực giác).


    Chúc bạn an lạc!
    Last edited by aptruong; 05-12-2010 at 03:17 AM.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  16. #16

    Mặc định

    Nếu nói như Bác aptruong vậy thì..."Con Vẹt chính là trực giác, trực giác chính là con Vẹt". Ôi cao siêu quá, thật là em vẫn chưa hiểu được. Mong các cao nhân chỉ thêm cho em "Sắc tức thị không, không tức thị sắc"
    Last edited by nguoi_mu; 05-12-2010 at 11:38 AM.

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nguoi_mu Xem Bài Gởi
    Nếu nói như Bác aptruong vậy thì..."Con Vẹt chính là trực giác, trực giác chính là con Vẹt". Ôi cao siêu quá, thật là em vẫn chưa hiểu được. Mong các cao nhân chỉ thêm cho em "Sắc tức thị không, không tức thị sắc"
    Sắc Tức thị không là nhìn tướng mới đó mà tan rã, ví dụ như 1 bông hoa đẹp mới đó đã tàn.
    Không Tức thị sắc, tuy không đó nhưng vẫn có hình sắc, ví dụ như bông hoa đẹp tuy có ngày tàn nhưng cái tàn đó là sau này, cái tàn trước mắt là tàn đi cái ý niệm của ý niệm.
    Không Không Sắc Sắc cứ vậy mà khởi lên vô cùng, nên cần phải thấy sắc của tính không ở bổn tâm thì mới hiểu:p

  18. #18

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi conrongsat13 Xem Bài Gởi
    Sắc Tức thị không là nhìn tướng mới đó mà tan rã, ví dụ như 1 bông hoa đẹp mới đó đã tàn.
    Không Tức thị sắc, tuy không đó nhưng vẫn có hình sắc, ví dụ như bông hoa đẹp tuy có ngày tàn nhưng cái tàn đó là sau này, cái tàn trước mắt là tàn đi cái ý niệm của ý niệm.
    Không Không Sắc Sắc cứ vậy mà khởi lên vô cùng, nên cần phải thấy sắc của tính không ở bổn tâm thì mới hiểu:p
    Cao siêu quá...em vẫn chưa hiểu...Hình như Bác đã chứng bát nhã rồi nhỉ, Bác thương em chỉ cặn kẽ vào, chứ sắc sắc không không thế khác nào đánh đố em :(

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nguoi_mu Xem Bài Gởi
    Nếu nói như Bác aptruong vậy thì..."Con Vẹt chính là trực giác, trực giác chính là con Vẹt". Ôi cao siêu quá, thật là em vẫn chưa hiểu được. Mong các cao nhân chỉ thêm cho em "Sắc tức thị không, không tức thị sắc"
    Trực giác nghĩa là cảm nhận (giác) bằng cách trực tiếp (trực) không thông qua các giác quan. (tôi không thấy trực giác có liên quan gì tới vẹt cả).

    Triết học Phương Đông khác hoàn toàn với triết Phương Tây là không xây dựng trên những khái niệm được định nghĩa rõ ràng mà được xây dựng trên các khái niệm rất trừu tượng không có định nghĩa rõ ràng. Các khái niệm đó sẽ ngày càng được người học đạo làm rõ dần trong quá trình tu tập, thực chứng. Do vậy việc dùng chữ để diễn tả cụ thể là không thể.

    Cách tốt nhất để nguoi_mu hiểu rõ là bạn nên tu tập một môn nào đó để có thực chứng riêng của mình rồi lúc đó các khái niệm sẽ sáng tỏ thôi.

    Chúc bạn an lạc.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  20. #20

    Talking hi

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nguoi_mu Xem Bài Gởi
    Cao siêu quá...em vẫn chưa hiểu...Hình như Bác đã chứng bát nhã rồi nhỉ, Bác thương em chỉ cặn kẽ vào, chứ sắc sắc không không thế khác nào đánh đố em :(
    Chứng gì mà Chứng, đừng nghĩ lung tung nữa
    Để mình ví dụ cái này cho bạn dễ hiễu nhé
    Ví dụ như 1 cái nhà được cấu tạo bằng đất đá, bùn, cây gỗ, si măng, cốt thép v,v,,,,, tất cả điều đó đều cấu tạo nên cái nhà.Đó tạm gọi là sắc
    Sau này động đất hay là duyên gì đó, cái nhà tan ra hết, bùn cát si măng gì đó lòi ra hết, tất cả trả lại nguyên vẹn cho cái ban đầu gọi là không.
    Cho nên đức Quán Tự Tại quán chiếu mọi pháp vốn không cũng trên điều kiện hợp tan của sự vật, cái gì cũng có sinh diệt ko ngừng, nhưng trong đó mọi vật vốn y nhiên như vậy tự nó vậy nhưng tâm ta cứ phối hợp với trần cảnh nên gọi là sắc, nhưng khi hiểu ra sự giả tạo của sắc vốn ko bền chắc thì ta sẽ nhận nó là không, tuy biết nó là không bền vững vô thường, nhưng vẫn bám trụ vào sắc mà tuỳ cơ ứng biến mà tu hành nhưng ko dính mắc.
    Sắc Tức là Không, Không Tức là Sắc Hi vọng bạn hiểu nhiều hơn
    A Di Đà Phật

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. 48 Pháp Niệm Phật
    By Bin571 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 31-01-2011, 08:35 AM
  2. Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 11-01-2011, 12:39 PM
  3. Ðường đi của Phật
    By Copykinhsach in forum Mật Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 20-10-2010, 12:34 PM
  4. Niệm Phật Pháp Môn Giải Thoát
    By txuan in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 02-09-2010, 03:48 AM
  5. Giác Minh Diệu hạnh Bồ tát khuyến phát niệm Phật
    By luckyboy624 in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 24-08-2010, 07:35 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •