kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Tứ Niệm Xứ.

  1. #1

    Mặc định Tứ Niệm Xứ.

    Thiền tứ niệm xứ là Thân,thọ,tâm,pháp.Có thân biết có thân,có Thọ biết có thọ, có thân dĩ nhiên là có nóng,lạnh,đau,thoải mái... Gọi là Thọ. Tâm biết vui,buồn,sướng,khổ... Nhận biết được Thân, Thọ, Tâm thì biết Pháp vui, buồn, khổ sướng. Cứ duyệt Thân, thọ, Tâm, pháp thì biết vui sướng,buồn,khổ, an nhiên tự tại... Cứ năm này qua tháng nọ vẫn thiền duyệt Tứ niệm xứ Thân,thọ,tâm,pháp thì thân,thọ,tâm,pháp không có biến chuyển nhiều,tuy vẫn an nhiên vui sướng nhưng hạt giống Bồ đề không chịu lớn. Phật hay quở như hạt giống thối không này hoa đơm trái.
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  2. #2

    Mặc định

    Muốn hạt giống Bồ đề tăng trưởng thì cần hành Lục Độ Bà la mật nhiều hay ít tùy duyên. Đó là Bố thí,trì giới,nhẫn nhục,tinh tấn,thiền định,trí tuệ. Có hành Lục độ Ba La mật ít nhiều tùy thế thì hạt giống Bồ đề tăng trưởng, tuy hành tứ niệm xứ qua năm này tháng khác nhưng Đạo Bồ đề tăng trưởng chứ không phải là hạt giống hư,không đơm họa,trổ trái...
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiên Việt Xem Bài Gởi
    Thiền tứ niệm xứ là Thân,thọ,tâm,pháp.Có thân biết có thân,có Thọ biết có thọ, có thân dĩ nhiên là có nóng,lạnh,đau,thoải mái... Gọi là Thọ. Tâm biết vui,buồn,sướng,khổ... Nhận biết được Thân, Thọ, Tâm thì biết Pháp vui, buồn, khổ sướng.
    Tứ niệm xứ mà lại đơn giản thô sơ đến mức này ah?

  4. #4

    Mặc định

    Có thân biết có thân, có thọ biết có thọ,có tâm biết có tâm,dĩ nhiên có thân thọ tâm thì biết pháp, pháp này là buồn khổ sướng vui... Tùy từng vị. Dĩ nhiên thiền đạt pháp thì sướng khổ buồn vui của họ chẳng nói cho ai và họ thưởng duyệt lại và qua năm này tháng khác với sư Tiểu thừa nam tông vậy là đủ, chẳng khá hơn vì vậy phật hay quở trách là các ông như hạt giống thúi chẳng ra cây,đơm trái. Bạn đừng tưởng có thân là biết có thân, dĩ nhiên có thân thì Thọ tâm pháp có thể duyệt được nhưng thọ hay Tâm không biết thì cần phải thiền duyệt... Bạn cho là đơn giản kỳ thực chẳng hề đơn giản như kẻ có thân mà chẳng biết có thân vậy.
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiên Việt Xem Bài Gởi
    vì vậy phật hay quở trách là các ông như hạt giống thúi chẳng ra cây,đơm trái.
    Xin hỏi, Phật đã nói câu này khi nào? trong đoạn kinh hay bài kinh nào vậy?

  6. #6
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,225

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiên Việt Xem Bài Gởi
    Có thân biết có thân, có thọ biết có thọ,có tâm biết có tâm,dĩ nhiên có thân thọ tâm thì biết pháp, pháp này là buồn khổ sướng vui... Tùy từng vị. Dĩ nhiên thiền đạt pháp thì sướng khổ buồn vui của họ chẳng nói cho ai và họ thưởng duyệt lại và qua năm này tháng khác với sư Tiểu thừa nam tông vậy là đủ, chẳng khá hơn vì vậy phật hay quở trách là các ông như hạt giống thúi chẳng ra cây,đơm trái. Bạn đừng tưởng có thân là biết có thân, dĩ nhiên có thân thì Thọ tâm pháp có thể duyệt được nhưng thọ hay Tâm không biết thì cần phải thiền duyệt... Bạn cho là đơn giản kỳ thực chẳng hề đơn giản như kẻ có thân mà chẳng biết có thân vậy.
    - Này @Thiên Việt, Lục Độ Ba-La-Mật mà ông nhắc tới chính là sự chia nhỏ các chi trong Bát-Chánh-Đạo của Thanh-Văn, và tạo thành pháp tu mới biến thành của Bồ-tát thì có gì đặc biệt mà so sánh "hạt thối" (với hạt tốt). Đã thừa rồi mà còn sót ("Đại Thừa" Sót). Này nhé...

    1. Bố thí: thí pháp thắng mọi thí, căn bổn của bất thiện là tham, sân, si và bất thiện thể hiện qua 10 ác nghiệp, căn bổn của thiện là không tham, không sân, không si và thiện được thể hiện qua 10 thiện nghiệp. Phật dạy điều này trong pháp Tứ-Chánh-Cần thuộc 37 phẩm trợ đạo, thuộc chân lý thứ 4 là Đạo-Thánh-đế, ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện.
    2. Trì giới: giới gồm có giới Hạnh (cụ túc tiểu trung đại), giới đức (10 đức), giới hành (37 phương tiện trợ giúp thoát khổ), giới tuệ (tri kiến giải thoát). Giữ giới hạnh để sanh thiện pháp, phá giới hạnh là ác pháp sanh, giữ giới đức để tăng trưởng thiện tâm dù hoàn cảnh nào cũng đừng phá giới đức, giữ giới hành để tăng trưởng định tâm, đừng phá bỏ giới hành sẽ mất đi thượng thủ (bàn đạp tối thượng), giữ giới tuệ để sáng suốt chánh tà, đừng phá giới tuệ vì đó là hạt giống đoạn tận vô minh.
    3. Nhẫn nhục: là thuộc giới đức. Đức nhẫn nhục.
    4. Tinh tấn: là chi phần thứ 6 trong Bát-Chánh-đạo. Ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện.
    5. Thiền định: là Chánh-định, chi phần thứ 8 trong Bát-Chánh-đạo.
    6. Trí tuệ: là Chánh-kiến, Chánh-tư-duy trong Bát-Chánh-đạo.

    Ví dụ về Bố thí Pháp (pháp thí thắng mọi thí) đi, mà không có Chánh-kiến, Chánh-tư-duy thì biết khỉ gì mà Bố-thí? Còn về Thiền-định, ngoại đạo cũng có những thứ định như Sơ-thiền, Nhị-thiền, Tam-thiền, Tứ-thiền, Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi phi tưởng xứ, nhưng không có Diệt-tận-định. Chỉ những người tu theo con đường Thánh-Đạo-Tám-Nhánh, sắp chứng A-la-hán mới đi tới Diệt-tận-định, đưa đến thể nhập Niết-bàn, Vô sanh, Giải thoát sanh tử.

    Còn cái luận cứ mà tôi cứ thấy ra rả nào giờ: "Thanh-Văn nhập Niết-bàn, ngang đó nghỉ vĩnh viễn không độ sanh thì mang tinh thần Tiểu-thừa. Còn Bồ-tát ngộ được pháp-thân rồi, lăn lộn trong đời để độ chúng sanh không cùng, thì mang tinh thần Đại thừa"... thì những hạng người này càng lại không hiểu rõ mục đích của Phạm-hạnh này là gì... không hiểu lý duyên sanh... không hiểu một người giải thoát do yểm ly, ly tham, đoạn diệt Sắc... đoạn diệt Thọ... đoạn diệt Tưởng... đoạn diệt các Hành... đoạn diệt Thức, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành sẽ không bao giờ trở lui trạng thái này nữa.

    => Ví như Tôn Ngộ Không vậy, lí giải bày vẽ xem ra thì cao siêu, hay ho đó, nhưng vẫn nằm trong lòng bàn tay của Phật-tổ. Cũng vậy, cố gắng đánh đồng, xuyên tạc, bịa đặt... về Tứ Thánh Đế, về các bậc Thánh Thanh-văn A-la-hán chỉ tổ làm người đó mất thời gian tiến bước trên con đường giải thoát mà thôi. Cẩn trọng với những luận điệu, luận cứ cố gắng tỏ ra "hay hơn Phật" của các bậc Thầy/Tổ đi trước. Thầy/Tổ cũng có năm ba thứ chứ không phải vị nào cũng đi đúng con đường đức Phật đã chỉ dạy!

    Trong các dấu chân của loài thú rừng, dấu chân voi là lớn nhất. Tương tự, giáo lý Tứ-Thánh-đế là giáo lý nền tảng, hàm chứa tất cả thiện pháp. Nói khác đi, các giáo lý khác của Phật giáo chỉ là triển khai Thánh đế qua các cách khác nhau, giới thiệu nhiều khía cạnh khác nhau, bằng ngôn ngữ, thi thiết khác nhau mà thôi.

    Trân trọng!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •