kết quả từ 1 tới 17 trên 17

Ðề tài: Tôi luôn luôn "Biết"

  1. #1

    Mặc định Tôi luôn luôn "Biết"

    Pvhunghung thấy cuốn sách Tánh Biết của Rupert Spira được dịch bởi tác giả Minh ĐỖ trình bày về " Tánh Biết" rất dễ hiểu theo văn phong của người Tây Phương.

    Giúp cho người đọc dễ dàng nhận ra Tánh Biết hay Bản chất chân thật của ta là gì...,.

    Hi vọng cuốn sách sẽ đem lại lợi lạc cho những ai đang trên đường tìm về bản chất chân thật của mình. A Di Đà Phật

    Link Sách PDF

    https://thuvienhoasen.org/a39141/tan...20%C4%91%C3%B3

    Sách nói:

    https://www.youtube.com/watch?v=yo06...wsruqFI-kGdk8y


    Last edited by pvhunghung; 15-06-2024 at 01:39 PM.

  2. #2

    Mặc định

    Tốt nhất là không nên biết thứ gì để tu hành cho đến một ngày cái gì cũng biết... Bởi vì bất cứ thứ gì đã lập thành văn tự thì nó đã không còn là nó nữa rồi...

    TÁNH BIẾT nghĩa là tôi biết rằng tôi chẵng biết gì cả?

  3. #3

    Mặc định

    Xin trích lại: "Giác ngộ chính là sự nhận ra, thấy ra được chính cái bản chất của tâm trí này. Không có gì quen thuộc hơn là kinh nghiệm biết đơn giản. Không có gì được rõ biết hơn là kinh nghiệm biết đơn giản."

    "Do đó, dạng thiền cao nhất không phải là hoạt động được làm bởi tâm trí, mà là thư giãn, rơi ngược trở lại hay để tâm trí chìm vào cội nguồn hay cốt lõi của cái biết thuần khiết từ đó nó đã khởi sanh lên."

    Cái màn hình Tivi Trong sách "Tánh Biết" của Rupert Spira chỉ là ví dụ đơn Giản dễ hiểu, Có lẽ Đạo phải là tập hợp nhiều cái màn hình Tivi như vậy lại, của tôi, của anh.... của mọi người, và màn hình Tivi là loại đặc biệt

  4. #4

    Mặc định

    Những kinh nghiệm (Tôi đói, tôi khát, tôi mệt, tôi lái xe, tôi đi bộ, tôi vui vẻ, tôi ganh tị, tôi cô đơn, tôi cảm thấy có con gì đang bò trên tay, tôi đang xem ti vi.tôi nghe tiếng nhạc.. ) làm sao biết được kinh nghiệm này , có lẽ nói chính xác là " tôi "biết" tôi đói, tôi
    "biết" tôi mệt, tôi "biết" tôi lái xe, tôi "biết" tôi đi bộ, tôi "biêt" tôi vui vẻ , tôi "biết" tôi ganh tị, tôi "biết" tôi cô đơn, tôi "biết" có con gì đang bò trên tay, tôi "biết" tôi đang xem ti vi...) rõ ràng chúng ta luôn luôn "biết" mà. Tất cả kinh nghiệm này đều thay đổi (hữu vi) nhưng cái "biết" này 10 năm trước bạn cũng vẫn "biết" như thế, 5 năm trước bạn cũng vẫn "biết" như thế mà..hoặc 20 năm sau bạn vẫn "biết" những kinh nghiệm này. trích sách" Không cần phải có những điều kiện tiên quyết nào để chúng ta có thể nhận ra việc biết hay nhận biết này. Để nhận ra kinh nghiệm biết hay nhận biết không đòi hỏi một phẩm chất đặc biệt nào hay trình độ thông minh nào. Không cần đến bất cứ nỗ lực nào để nhận ra kinh nghiệm biết hay nhận biết. Tâm trí hữu hạn tưởng tượng rằng cái biết biến mất trong những giấc ngủ sâu, nhưng trong kinh nghiệm của cái biết thì chính tâm trí đã biến mất trong giấc ngủ sâu, để cho cái biết hoàn toàn còn lại một mình. Giấc ngủ sâu không phải là sự vắng mặt của cái biết; mà là sự nhận biết về cái vắng mặt.
    Nếu ai đó hỏi chúng ta: “Bạn có đang nhận biết không?”, chúng ta nhất định sẽ trả lời “Có” với sự chắc chắn tuyệt đối. Mặt khác, nếu có ai đó hỏi: “Tâm có hiện hữu không?” hay “Tánh Giác, Tánh Biết là gì?”, chúng ta có khả năng khựng lại, phân vân không hiểu
    chính xác rằng những từ ngữ này muốn ám chỉ cái gì."
    Last edited by pvhunghung; 24-06-2024 at 07:03 AM.

  5. #5

    Mặc định

    Tâm con người bị giam cầm trong cái biết ở 6 căn... nếu ai đóng hết mọi cái biết từ 6 căn thì đó chính là NIẾT BÀN

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi congiolamientay Xem Bài Gởi
    Tâm con người bị giam cầm trong cái biết ở 6 căn... nếu ai đóng hết mọi cái biết từ 6 căn thì đó chính là NIẾT BÀN
    Nếu có thể thì CGLMT chỉ dẫn giúp mọi người cách thoát khỏi sự giam cầm 6 căn đển chứng niết bàn, A Di Đà Phật

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi pvhunghung Xem Bài Gởi
    Nếu có thể thì CGLMT chỉ dẫn giúp mọi người cách thoát khỏi sự giam cầm 6 căn đển chứng niết bàn, A Di Đà Phật
    Kinh sách Đức phật để lại đầy đủ và còn dư nữa, vì căn cơ khác nhau...

    Muốn đóng 6 căn thì phải thiền, muốn định thì cần phải giữ giới.... Giữ giới thì sẽ Định, Định thì sẽ sanh Tuệ.... Tuệ quay lại quán chiếu Giới và định... Đến một ngày đủ duyên đủ phước sẽ vào Đại định.... Đóng mọi cái biết có trên đời này lại thì NIẾT BÀN sẽ hiện ra...

    GIỚI - ĐỊNH - TUỆ

    Mọi pháp hành nào dẫn đến đoạn diệt tham sân si hỷ nộ ái ố.... thì cứ học. Không phân biệt tông phái nào cả. Không khoác lên mình chiếc áo thầy tu, tu mà ko ai biết mình tu thì đó gọi là Ba la mật... sớm thành tựu.

  8. #8

    Mặc định

    Nếu không có cái Biết này thì lấy cái gì để nhận biết cái gọi là kinh nghiệm "Đói", "Khát", "Mệt Mỏi:...hoặc là cái gọi là" an lạc", "thanh tịnh" khi ngồi thiền, Trích dẫn " Dù bị trầm cảm, cô đơn, buồn bã, vui vẻ, an lạc, đang yêu, lo âu, chán chường, ganh tị, phấn khích hào hứng hay hạnh phúc… chúng ta đều nhận biết. Dù đang suy nghĩ, đang ăn, đang bước đi, đang lái xe, đang khiêu vũ, đang học, đang mơ hay đang hoang tưởng, chúng ta đều nhận biết. Bất cứ chúng ta suy nghĩ gì, cảm xúc gì, tri giác hay làm gì … chúng ta đều nhận biết. Chúng ta nhận biết bất cứ những gì đang được biết hay đang được kinh nghiệm, bất chấp nội dung của hiểu biết hay kinh nghiệm ấy là gì".
    Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đều dùng cái Biết này dù có nhận ra hay không . Cái Biết này là thực tại vĩnh hằng không sinh không diệt (không có thời gian), bản chất là an lạc, nó không thuộc về con người (vô ngã) , vạn vật nhờ có nó mà tồn tại (6 cõi( động vật cũng "Biết", cây cối cũng"Biết", cõi Trời cũng "Biết", cõi ngạ quỷ cũng "Biết"....) Trích sách" Cái Biết không thể được khám Phá, nó chỉ có thể được nhận ra " Vì nó vốn là cái không sinh không diệt nó luôn hiện hữu cho nên tất cả các pháp tu cho chứng có đắc (pháp có điều kiện) để "chứng" được cái "Biết" là không chính xác (không thể nói cần ngồi thiền 7 ngày để nhận ra tôi "Biết" tôi "đói""khát"..), Giáo Pháp cốt lõi của Đức Phật cũng chỉ nói đến nhận ra "Tánh Biêt" này và an trú trong nó (An trú %100 là AlaHan, ít hơn là Anaham...) , cách an trú trong tánh Biết được thể hiện qua các bộ Kinh Tứ niệm xứ, Kinh Bahia... Trong Trong kinh Pali, Cái Biết được nói đến này vô cùng rõ ràng với những đặc tính sau Sanditthiko (hiện hữu ở đây và bây giờ), Akāliko (không thuộc thời gian), Ehipassiko (đến để thấy, đi vào để nhận ra, Opaneyyiko (hướng vào bên trong, có khả năng thoát khổ ). hay trong kinh Pháp Bảo Đàn "“Nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh, Nào ngờ tự tánh vốn không sanh diệt, Nào ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ, Nào ngờ tự tánh vốn không dao động, Nào ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp.” . Khi ngài Lục Tổ đối đáp với Huệ Minh " Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là Bản lai diện mục của Thượng tọa Minh" rõ ràng Thượng Tọa Minh vẫn luôn luôn " Biết" mà, "Phật nói hãy nương tựa chính Mình" là nói Nương Tựa cái "Biết" này vì cái Biết này chính là Bản Chất thật sự của Chúng ta chứ không phải thân xác hoặc như câu nói "Phật với chúng sanh đồng một Tâm này"., "Phật tại Tâm".... Có lẽ ngày xưa khi Phật gặp những Người có duyên Phật chỉ nói mấy câu mà những Người đó an trú luôn trong tánh Biết và chứng quả luôn ...
    Last edited by pvhunghung; 25-06-2024 at 09:27 PM.

  9. #9

    Mặc định

    Kinh sách vốn dĩ là đầy đủ và không thiếu gì cả? tuy nhiên người đọc hiểu như thế nào và hiểu để làm gì là chuyện khác.

    Tự Tánh bao gồm: NGHE, THẤY, BIẾT... nó vốn dĩ là tự tánh không sanh không diệt, tuy nhiên chúng ta đọc để làm cái gì? mục đích gì?

    Giống như NIẾT BÀN là gì? nó như thế nào?... thực sự là không cần biết nó như thế nào hết, bởi vì khi ta biết trước thì NIẾT BÀN giả sẽ hiện ra.

    Tự tánh là gì? là Tánh vốn có sẵn, ta không cần phải học... chỉ cần diệt cái Tham sân si... của mình thì tự tánh tự nhiên hiển lộ mà thôi.

    Kinh sách thì bao la và đúng đắn, tuy nhiên ta đọc kinh là để tìm cách diệt cái tham sân si của mình chứ ko phải đọc để nâng cao cái ngã mạn...

    Ví như diễn đàn này có một số người tự cho mình là phật tử, thuộc kinh thuộc sách, thuộc giáo lý... tuy nhiên dùng cái thuộc ấy để thể hiện tầm cao tu học của mình thì đó là hiểu sai kinh sách. Tu như vậy thì đến bao giờ thành tựu... Thành tựu không có nghĩa là ta được cái gì? mà là ta mất dc cái gì? cái tham, cái sân, cái si mê... nó mất dc cái nào rồi????

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi congiolamientay Xem Bài Gởi
    Kinh sách vốn dĩ là đầy đủ và không thiếu gì cả? tuy nhiên người đọc hiểu như thế nào và hiểu để làm gì là chuyện khác.

    Tự Tánh bao gồm: NGHE, THẤY, BIẾT... nó vốn dĩ là tự tánh không sanh không diệt, tuy nhiên chúng ta đọc để làm cái gì? mục đích gì?

    Giống như NIẾT BÀN là gì? nó như thế nào?... thực sự là không cần biết nó như thế nào hết, bởi vì khi ta biết trước thì NIẾT BÀN giả sẽ hiện ra.

    Tự tánh là gì? là Tánh vốn có sẵn, ta không cần phải học... chỉ cần diệt cái Tham sân si... của mình thì tự tánh tự nhiên hiển lộ mà thôi.

    Kinh sách thì bao la và đúng đắn, tuy nhiên ta đọc kinh là để tìm cách diệt cái tham sân si của mình chứ ko phải đọc để nâng cao cái ngã mạn...

    Ví như diễn đàn này có một số người tự cho mình là phật tử, thuộc kinh thuộc sách, thuộc giáo lý... tuy nhiên dùng cái thuộc ấy để thể hiện tầm cao tu học của mình thì đó là hiểu sai kinh sách. Tu như vậy thì đến bao giờ thành tựu... Thành tựu không có nghĩa là ta được cái gì? mà là ta mất dc cái gì? cái tham, cái sân, cái si mê... nó mất dc cái nào rồi????
    Rất là cám ơn CGLMT, Pvhunghung cứ mỗi lần gặp sách vở gì liên quan đến Tánh Biết là tự nhiên thấy hào hứng thích thú, nghe các Thầy giảng pháp cũng nhiều nhưng vẫn thấy chưa rõ ràng và mơ hồ nên vô tình gặp cuốn sách " Tánh Biết " này làm Pvhunghung cảm thấy "sáng ra" một chút nhưng cũng không biết có đúng không nên dùng ý hiểu nông cạn viết ra mong có sự chỉ dạy của các đạo hữu khác. Nam Mô A Di Đà Phật.
    Last edited by pvhunghung; 25-06-2024 at 09:16 PM.

  11. #11

    Mặc định

    TĨNH LẶNG - THỰC TẠI TUYỆT ĐỐI
    Giáo lý tối thượng trên thế gian này là Yên Lặng.
    Không có gì cao hơn điều này.
    Yên Lặng là Thực Tại Tuyệt Đối.
    Vạn hữu trên đời này tồn tại qua Yên Lặng.
    Yên Lặng thực sự là đi sâu vào bên trong chính mình đến một nơi không có gì xảy ra, vượt qua cả thời gian lẫn không gian.
    Bạn đi vào một chiều Không hoàn toàn mới.
    Đó là nơi tất cả sức mạnh hiện hữu.
    Đó là ngôi nhà thực sự của chúng ta.
    Đó là nơi bạn thực sự thuộc về.
    Trong Lặng Yên sâu thẳm, không còn tốt xấu, chẳng có ai đang cố đạt được điều gì.
    Chỉ có hiện hữu, Hiện Hữu Thuần Khiết.
    ROBERT ADAMS

  12. #12

    Mặc định

    MÌNH THỰC SỰ LÀ AI?
    Rupert Spira
    ----------------------------
    Có thời điểm, một câu hỏi tự nhiên nảy ra trong đầu tôi: Tôi thực sự là ai? Tôi có phải là những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác mà tôi nhận thức được hay tôi là người nhận thức được chúng?
    Rõ ràng là bất cứ điều gì biết được suy nghĩ và hình ảnh của chúng ta thì tự nó không phải là ý nghĩ hay hình ảnh. Cái đó là cái gì?
    Bất cứ điều gì nhận biết được cảm giác và cảm xúc của chúng ta thì tự nó không phải là cảm giác hay cảm xúc. Cái đó là cái gì?
    Bất cứ điều gì nhận thức được thế giới thì tự nó không phải là cảnh sắc, âm thanh, mùi vị, cấu trúc xúc chạm hay hương vị. Cái đó là cái gì?
    Nó chỉ đơn giản là cái đang biết hoặc đang nhận biết. Nó là bản thể của chúng ta. Nó chính là Tánh Biết (Awareness) hay Tâm (Consciousness).
    Cho đến khi nhận ra điều này, tôi đã tự coi mình là một con người cụ thể, một cơ thể, một tập hợp của những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác. Dường như tôi là người nhận thức thế giới. Vì vậy, tôi coi nhận biết là một thuộc tính của cơ thể - tâm trí, một khả năng mà tôi trong tư cách là một người đang sở hữu.
    Bây giờ tôi nhận ra rằng con người mà trước đây tôi tưởng chỉ là một cái gì đó mà tôi nhận thức được, cũng cùng một thứ với mọi trải nghiệm khác của tôi về thế giới.
    Tôi nhận ra rằng về cơ bản tôi chính là cái đang biết hoặc nhận thức được toàn bộ những nội dung phát sinh từ trải nghiệm, bao gồm những suy nghĩ, hình ảnh, ký ức, cảm giác và cảm xúc cấu thành nên tâm trí và cơ thể.
    Tôi nhận ra rằng bản thân mình không phải là một con người đang nhận thức thế giới, mà là bản thân mình là sự nhận biết đang nhận biết được con người và thế giới.
    Việc chuyển đổi từ niềm tin rằng chúng ta là một người có khả năng nhận thức sang hiểu rằng bản thân chúng ta chính là sự nhận biết có vẻ như là một bước nhỏ, nhưng nó có ý nghĩa to lớn đối với bất kỳ cá nhân nào và đối với sự tiến hóa của nhân loại nói chung. Thật vậy, tôi cho rằng đó là bước tiến hóa tiếp theo, và sự tồn vong của nhân loại, như chúng ta biết, đang phụ thuộc vào bước tiến hóa này.
    Tuệ giác ‘Tôi chính là sự nhận biết’ là tuệ giác quan trọng đầu tiên.
    Đây không phải là một sự nhận ra phi thường hoặc một cái gì khó tiếp cận. Trên thực tế, nó được thể hiện trong cách nói thông thường. Chúng ta nói: "Tôi biết suy nghĩ và hình ảnh của mình", "Tôi nhận biết được cảm xúc và cảm giác" và "Tôi nhận thức được thế giới".
    Trong mỗi phát biểu này, chúng ta thừa nhận mình chính là yếu tố biết, nhận biết hoặc nhận thức, còn suy nghĩ, hình ảnh, cảm giác, cảm xúc và tri giác là các đối tượng mà chúng ta biết, nhận biết hoặc nhận thức được.
    Nói cách khác, về bản chất, chúng ta không phải là những suy nghĩ, hình ảnh, ký ức hay câu chuyện về cuộc sống của ta; chúng ta là cái đang biết về chúng. Chúng ta không phải là cảm giác hay cảm xúc của chúng ta; chúng ta là cái đang nhận thức được chúng.
    Chúng ta không phải là những cảnh sắc, những âm thanh, mùi vị, cấu trúc xúc chạm và hương thơm tạo thành kinh nghiệm của chúng ta về thế giới; chúng ta là cái nhận thức về chúng.
    Chúng ta không là thứ được trải nghiệm; chúng ta chính là cái đang trải nghiệm.
    Về bản chất, chúng ta không phải là bất cứ thứ gì mà chúng ta nhận biết được; chúng ta chỉ đơn giản là việc biết, sự nhận biết hay chính là tánh biết
    Last edited by pvhunghung; 26-06-2024 at 12:53 PM.

  13. #13

    Mặc định

    CÁCH DUY NHẤT ĐỂ GIÁC NGỘ
    Rupert Spira
    ------------------------------------
    Chỉ có một cách duy nhất để giác ngộ. Chỉ duy nhất một cách – đó là Cái Biết Tự Biết Chính Nó.
    Trước khi Cái Biết tự biết chính nó, chúng ta có thể có nhiều con đường, nhiều phương pháp căn bản khởi đầu để thực hành.
    Điều này giải thích cho việc có nhiều con đường khác nhau, Bạn có thể bắt đầu như một người Thiên Chúa giáo, dâng hiến đời mình cho Chúa ở đâu đó ngoài kia, bạn có thể bắt đầu như một người theo đạo Sufi, hay như một người theo Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, hay Phật giáo.
    Trên mỗi con đường này, bạn thực hành một số phương pháp nào đó nhưng cách thức cuối cùng trên mỗi con đường thì giống như nhau: Nhận Biết Sự Nhận Biết. Bởi vì chỉ có Cái Biết mới có sự nhận biết, Cái Biết không thể được biết bởi một tâm trí Phật giáo hay Công giáo, hay một tâm trí Do Thái giáo, Ấn Độ giáo hay một tâm trí vô thần. Đó là Cái Biết nhận biết Cái Biết.
    Giác ngộ là Sự nhận ra của Cái Biết về chính nó. Kinh nghiệm đó luôn luôn giống nhau dù cho bạn là một người Công giáo, Do Thái giáo, một người vô thần, một người theo đạo Sufi hay Phật giáo. Giác ngộ chẳng liên quan gì đến chuyện bạn là Phật tử hay vô thần, hay tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào. Giác ngộ là sự hiểu biết của Cái Biết về chính nó

  14. #14

    Mặc định

    Ngày xưa khi mới tiếp xúc với kinh Pali cùng với những chú giải, mình có gặp ý này khi nói về thiền siêu thế (thiền quán). "TÂM LẤY NIẾT BÀN LÀM ĐỐI TƯỢNG", khác với thiền hiệp thế là lấy một đề mục hình tướng làm đối tượng. Bây giờ thì hiểu Niết bàn cũng chính khái niệm đồng nghĩa với
    Tâm (Tâm Vô Vi), Chân Tâm hay Bản Tâm. Thì ra đây là ý "TÂM LẤY CHÍNH NÓ LÀM ĐỐI TƯỢNG" hay "TÂM NHẬN BIẾT CHÍNH NÓ".
    Tâm là gì? Là Biết, nên nói "BIẾT NHẬN BIẾT CHÍNH NÓ" hay "BIẾT NHẬN BIẾT VIỆC NHẬN BIÊT" cũng là cách mô tả rõ ràng ý "Tâm lấy Niết bàn làm đối tượng" mà khi xửa vẫn còn
    mù mờ khi học về con đường dẫn đến đạo quả xuất thế gian. Tác Giả Minh Đỗ

    "Hãy loại bỏ ý tưởng rằng bạn có thể tu tập theo một cách nào đó để đạt được Giác Ngộ- Chính Ý tưởng này là một cái bẫy nó củng cố cảm giác Mình là Một con người của Bạn" by MooJi


    Last edited by pvhunghung; 26-06-2024 at 01:36 PM.

  15. #15

    Mặc định

    Tôi lấy một ví dụ nhé:

    Khi mới 3 tuổi thì ta biết mình là một đứa trẻ.

    Đến khi 30 tuổi thì là biết mình là trung niên.

    Đến khi 70 tuổi thì ta biết mình là một lão già.

    Vậy thì cuối cùng Ta là ai? là đứa trẻ? là trung niên? hay là một lão già?

    Vậy nếu như tôi nói rằng Tâm thức của đứa trẻ, trung niên, lão già... nó đã có sẵn trong vũ trụ rồi, Khi cái ta trụ vào cái nào thì ta chính là cái ấy? Ta biết mình như thế ấy. Như vậy có được không?

    Bạn nói rằng cái biết là không sanh không diệt? vậy thì khi bạn ngủ, cái Biết nó ở đâu?
    Last edited by congiolamientay; 26-06-2024 at 08:07 PM.

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi congiolamientay Xem Bài Gởi
    Tôi lấy một ví dụ nhé:

    Khi mới 3 tuổi thì ta biết mình là một đứa trẻ.

    Đến khi 30 tuổi thì là biết mình là trung niên.

    Đến khi 70 tuổi thì ta biết mình là một lão già.

    Vậy thì cuối cùng Ta là ai? là đứa trẻ? là trung niên? hay là một lão già?

    Vậy nếu như tôi nói rằng Tâm thức của đứa trẻ, trung niên, lão già... nó đã có sẵn trong vũ trụ rồi, Khi cái ta trụ vào cái nào thì ta chính là cái ấy? Ta biết mình như thế ấy. Như vậy có được không?

    Bạn nói rằng cái biết là không sanh không diệt? vậy thì khi bạn ngủ, cái Biết nó ở đâu?
    Trong một số bài nói chuyện, Rupert Spira có mô tả về cái Biết này đại loại lấy ví dụ về cái tivi và màn hình, hoặc dễ hiểu hơn là kính thực tế ảo, khi đeo kính vào bạn sẽ chìm đắm trong các trải nghiệm về thế giới ảo, trong đó bạn sẽ là một nhân vật nào đó (có thể là loài người, hoặc bất cứ cái gì ...) có các trải nghiệm cuộc sống, có thấy thế giới sinh trụ hoại diệt có thời gian, không gian... có lẽ do đeo kính lâu quá hoặc do quá đắm chìm trong thế giới ảo nên bạn đã cho rằng bạn là nhân vật đó rồi bạn tương tác với xung quanh mà tạo ra những hậu quả (nhân quả) theo luật chơi, mong cầu hạnh phúc bằng các thu vui vật chất hoặc tinh thần nhưng vẫn không hoàn toàn thỏa mãn... , rồi sinh tử luôn hồi...cho đến một lúc nào đó bạn gặp nhân duyên thôi thúc để tìm về chính bản thân mình và bạn sẽ đi tầm "Đạo" tu hành các pháp môn này , pháp môn kia với mong muốn tìm ra cái bản chất thật sự của mình là gì...Bạn vẫn ở đó ngoài đời thật nhưng trong thế giới ảo đã là vô lượng kiếp, và Bạn cũng vẫn cảm nhận được mọi cảm xúc, mọi kinh nghiệm của nhân vật trong thế giới ảo...

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi pvhunghung Xem Bài Gởi
    Trong một số bài nói chuyện, Rupert Spira có mô tả về cái Biết này đại loại lấy ví dụ về cái tivi và màn hình, hoặc dễ hiểu hơn là kính thực tế ảo, khi đeo kính vào bạn sẽ chìm đắm trong các trải nghiệm về thế giới ảo, trong đó bạn sẽ là một nhân vật nào đó (có thể là loài người, hoặc bất cứ cái gì ...) có các trải nghiệm cuộc sống, có thấy thế giới sinh trụ hoại diệt có thời gian, không gian... có lẽ do đeo kính lâu quá hoặc do quá đắm chìm trong thế giới ảo nên bạn đã cho rằng bạn là nhân vật đó rồi bạn tương tác với xung quanh mà tạo ra những hậu quả (nhân quả) theo luật chơi, mong cầu hạnh phúc bằng các thu vui vật chất hoặc tinh thần nhưng vẫn không hoàn toàn thỏa mãn... , rồi sinh tử luôn hồi...cho đến một lúc nào đó bạn gặp nhân duyên thôi thúc để tìm về chính bản thân mình và bạn sẽ đi tầm "Đạo" tu hành các pháp môn này , pháp môn kia với mong muốn tìm ra cái bản chất thật sự của mình là gì...Bạn vẫn ở đó ngoài đời thật nhưng trong thế giới ảo đã là vô lượng kiếp, và Bạn cũng vẫn cảm nhận được mọi cảm xúc, mọi kinh nghiệm của nhân vật trong thế giới ảo...
    Nếu theo đoạn trích bên trên thì có ý nghĩa gì cho việc mô tả CÁI BIẾT?

    Thế giới ảo vẫn biết, ngoài đời vẫn biết... thế thì nó có gì là đặc biệt?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 23-02-2019, 10:28 AM
  2. "Yoga" hay " Thiền Công "
    By Bin571 in forum Luân xa, Nhân điện, Cảm Xạ, Yoga, Thôi miên học.
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 06-04-2013, 08:40 AM
  3. "Tâm linh sẽ hết" Kết - "Kỷ Nguyên" !!!
    By HanhDuc in forum Đạo Việt Nam
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 18-10-2011, 04:29 PM
  4. Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 28-01-2008, 03:46 PM
  5. "Bài hát tử thần" Gloomy Sunday (by Rezso Secess)
    By GiGi2 in forum Âm nhạc, Media
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 13-01-2008, 10:21 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •