Trang 9 trong 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456789
kết quả từ 161 tới 176 trên 176

Ðề tài: Lời Phật dạy

  1. #161

    Mặc định

    Chương 18

    Ý Niệm Và Mọi Thứ Vốn Là Không

    Ðức Phật dạy: " Pháp của Ta là nghĩ, nghĩ mà không nghĩ; là làm, làm mà không làm; là nói, nói mà không nói; là tu, tu mà không tu. Kẻ biết thì gần, người mê thì xa; đường ngôn ngữ đứt hết, chẳng bị vật gì ràng buộc; sai đi một ly ắt mất trong khoảnh khắc."

    Trích Tứ Thập Nhị Chương Kinh
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  2. #162

    Mặc định

    Chương 20

    Suy Ra Cái "Ta" Vốn Là Không

    Ðức Phật dạy: "Nên nghĩ đến tứ đại trong thân, mỗi thứ tự nó có tên, không có cái nào là 'ta' cả. Cái 'ta' đã không có thì nó chỉ như huyễn như hóa mà thôi."

    Trích Tứ Thập Nhị Chương Kinh
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  3. #163
    Nhị Đẳng Avatar của Ma ba tuần
    Gia nhập
    Sep 2011
    Nơi cư ngụ
    Nhà của Ta
    Bài gởi
    2,145

    Mặc định

    quá hay oh yeah
    Người đi trong mộng....

  4. #164
    Nhị Đẳng Avatar của Ma ba tuần
    Gia nhập
    Sep 2011
    Nơi cư ngụ
    Nhà của Ta
    Bài gởi
    2,145

    Mặc định

    thank sangtha+do tuan+cloud
    Người đi trong mộng....

  5. #165

    Mặc định

    Lời Phật dạy:

    - Phật dạy: các đệ tử! Các ngươi nên bỏ những lời vô nghĩa, thường tự giữ gìn lời nói; nói phải biết thời, nói phải thuận pháp. Những lời nói ngoài việc lợi ích cho người, dù là nói chơi cũng không nên nói. Kinh Hoa Nghiêm

    - Những người thế gian, khi còn sống, lưỡi tự nhiên sanh ra cái búa sắt nghĩa là cái miệng nói những lời độc ác, rồi quay lại hại thân mình. Kinh Khởi Thế Nhơn Bổn

    - Chẳng đặng nói dối bằng chứng cho người, khiến họ phạm pháp; chẳng đặng truyền nói lời dữ, khiến họ cùng nhau cãi cọ tranh giành; chẳng đặng nói lời làm hại ý người; đừng chẳng nghe nói nghe, chẳng thấy nói thấy.

    Kinh A Hàm Chánh Hạnh

    - Đức Phật bảo A Nan: Người sanh thế gian, tai họa sanh từ miệng, nên phải giữ miệng lắm hơn đề phòng lửa dữ; lửa dữ đốt cháy của thế gian, miệng dữ đốt cháy của bảy bậc thánh. Tất cả chúng sanh họa từ miệng sanh ra, nên biết miệng là dao búa giết thân vậy. Kinh Báo Ân
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  6. #166

    Mặc định

    Bồ tát ngoài việc giác ngộ tự tâm thì chẳng còn ngộ gì nữa. Tại sao thế? Vì giác ngộ tự tâm tức là đã giác ngộ tâm của tất cả chúng sanh vậy. Nếu tâm mình được thanh tịnh thì tất cả tâm của chúng sanh cũng đều được thanh tịnh; vì thể tánh của tâm mình tức là thể tánh của tâm tất cả chúng sanh vậy. Cho nên tự tâm mình xa lìa nhơ bẩn: tham, sân, si thời tâm của tất cả chúng sanh cũng đều được xa lìa nhơ bẩn: tham, sân, si vậy. Được như thế mới gọi là kẻ nhất thế trí giác.

    Kinh Đại Trang Nghiêm Pháp Môn
    Giận dữ là cội gốc làm mất các pháp lành, là nhơn đọa ác đạo, là kẻ oan gia của pháp vui, là đứa giặc cướp của lòng lành vậy.
    Luận Trí Độ

  7. #167

    Mặc định

    Tội lỗi rất lớn đối với đạo pháp chính là giận dữ. Các Bồ tát đến với các Bồ tát khác, nêu khởi lòng giận dữ, tức là đã mở xong trăm vạn cửa ngăn che. Đã có chỗ gọi: ngăn che chẳng cho thấy đạo Bồ đề, ngăn che chẳng cho nghe chánh pháp, ngăn che cho sanh về thế giới bất tịnh, ngăn che cho sanh về các ác thú, ngăn che bị nhiều tật bịnh, ngăn che bị nhiều hủy báng, ngăn che ôm lòng mất chánh niệm, ngăn che thiếu khuyết trí huệ, ngăn che gần ác tri thức, ngăn che ưa học tiểu thừa pháp, ngăn che chẳng đặng tin kính kẻ đại oai đức, ngăn che chẳng muốn cùng ở với người chánh kiến, và ngăn che chẳng đặng trừ sạch các nghiệp tội lỗi.

    Kinh Hoa Nghiêm

    Lòng giận dữ độc hại hơn lửa dữ, thường phải đề phòng chớ cho nổi lên. Kẻ giặc cướp của công đức, chẳng ai bằng giận dữ.

    Kinh Di Giáo

    Một niệm khởi lửa giận, có thể đốt cháy gốc lành nhiều vô lượng kiếp.

    Kinh Đại Nhựt

    Thà sanh khởi trăm ngàn lòng tham, chớ khởi một cơn giận dữ; vì cái mà làm tổn hại lòng đại từ chẳng gì hơn bằng giận dữ.

    Kinh Quyết Định Tì Ni
    Giận dữ là cội gốc làm mất các pháp lành, là nhơn đọa ác đạo, là kẻ oan gia của pháp vui, là đứa giặc cướp của lòng lành vậy.
    Luận Trí Độ

  8. #168

    Mặc định

    Phật dạy: Các đệ tử ! các ngươi nên bỏ những lời vô nghĩa, thường tự giữ gìn lời nói; nói phải biết thời, nói phải thuận pháp. Những lời nói ngoài việc lợi ích cho người, dù là nói chơi cũng không nên nói.
    KINH HOA NGHIÊM
    Trong vũ trụ, năm đường phân minh, thiện ác báo ứng họa phước đành rành, thân tự chịu lấy không ai thay được. Người thiện làm lành thì từ cảnh sướng đến cõi sướng, từ sáng vào sáng. Người ác làm ác từ cảnh khổ vào cõi khổ, từ tối vào chỗ tối.

  9. #169

    Mặc định

    Bồ tát bị mắng nhiếc lâu trăm ngàn kiếp, chẳng sinh lòng giận dữ, hay được khen ngợi trăm ngàn đời, cũng chẳng đặng sanh tâm vui mừng, ấy là vì đã liễu đạt lời nói người đời là lẻ sinh diệt của tiếng tăm, như chiêm bao, như tiếng vang.
    LUẬN TRÍ ĐỘ
    Trong vũ trụ, năm đường phân minh, thiện ác báo ứng họa phước đành rành, thân tự chịu lấy không ai thay được. Người thiện làm lành thì từ cảnh sướng đến cõi sướng, từ sáng vào sáng. Người ác làm ác từ cảnh khổ vào cõi khổ, từ tối vào chỗ tối.

  10. #170

    Mặc định

    Nói phô những lời giả dối, làm nảo hại tất cả chúng sinh, kẻ ấy thường như bị giam trong tối tăm, tuy còn sống mà đồng như người chết.
    KINH CHÁNH PHÁP NIỆM XỨ
    Trong vũ trụ, năm đường phân minh, thiện ác báo ứng họa phước đành rành, thân tự chịu lấy không ai thay được. Người thiện làm lành thì từ cảnh sướng đến cõi sướng, từ sáng vào sáng. Người ác làm ác từ cảnh khổ vào cõi khổ, từ tối vào chỗ tối.

  11. #171

    Mặc định

    Kinh Văn Thù Bát Nhã nói:
    "Không quán tướng mạo, chuyên xưng danh hiệu là thực hành Nhất hạnh Tam muội. Muốn mau được thành Phật cũng nên thực hành nhất hạnh tam muội này. Muốn đủ Nhất Thế Chủng Trí cũng nên thực hành Nhất hạnh Tam muội này. Muốn được thấy Phật cũng nên thực hành nhất hạnh tam muội này. Muốn được sanh Tịnh Độ cũng nên thực hạnh nhất hạnh tam muội này." Đây chính Kinh Văn Thù Bát Nhã chỉ Pháp niệm Phật vãng sanh.
    Trong vũ trụ, năm đường phân minh, thiện ác báo ứng họa phước đành rành, thân tự chịu lấy không ai thay được. Người thiện làm lành thì từ cảnh sướng đến cõi sướng, từ sáng vào sáng. Người ác làm ác từ cảnh khổ vào cõi khổ, từ tối vào chỗ tối.

  12. #172

    Mặc định

    Lời Phật dạy: ĐỨC TIN
    Khi nói về đức tin, Ðức Phật đã dạy về 10 cơ sở của đức tin chân chánh:
    1) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
    2) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
    3) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
    4) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong sách vở hay kinh điển.
    5) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là lý luận siêu hình.
    6) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
    7) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
    8) Chớ vội tin điều gì, khi điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
    9) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
    10) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  13. #173

    Mặc định

    Này các tỳ kheo, ta tuyên bố rằng sự chủ ý là nghiệp. Do có sự chủ ý, con người thể hiện hành động qua thân thể, lời nói và suy tư."

    -Lời dạy của Đức Phật.
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  14. #174

    Mặc định

    “Này Bhaggava, Ta nói như sau: ‘Khi một ai đạt đến thanh tịnh, giải thoát, khi ấy vị ấy biết thế giới là thanh tịnh’...”

    (Trường Bộ Kinh, Digha Nikaya -- Kinh Ba-lê, Pàtika Sutta; Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt)
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  15. #175

    Mặc định

    Bốn Hạng Người Sai Khác
    Kinh Tăng Chi Bộ

    Có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn ?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phạm chúng thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.

    Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quang âm Thiên. Hai kiếp này, này các Tỷ-kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở Quang Âm Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Đây là sự đặc thu, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.

    Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba, vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Biến tịnh Thiên. Bốn kiếp, này các Tỷ-kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở Biến tịnh Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỷ-kheo, Đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.

    Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Quảng quả Thiên. Năm kiếp, này các Tỷ-kheo, là tuổi thọ vô lượng các chư Thiên ở Quảng quả Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.

    Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.

    Chuyển dịch từ Pali: HT Thích Minh Châu

    http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tie...v1.htm#chuong1
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  16. #176

    Mặc định

    Nam mô A Di Đà Phật
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •